You are on page 1of 2

d.

Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học:


*Khái niệm:
Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học là khả năng tổ chức và điều khiển hoạt
động nhận thức của học sinh qua bài giảng. Nắm vững kỹ thuật dạy học mới là
giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh giúp học sinh lĩnh hội tri
thức thông qua hoạt động tích cực độc lập của bản thân.
*Biểu hiện:
- Giáo viên tạo cho học sinh ở vị trí người “khám phá” trong quá trình dạy
học.
+ Lúc này xem tri thức như là kho báu bị cất giấu, giáo viên ở vị thế là người
vẽ ra tấm bản đồ sẽ dẫn dắt học sinh là những thủy thủ đoàn trẻ tuổi tới nơi chôn
giấu để đoạt lấy kho báu cũng tức là khám phá, chinh phục những kiến thức khoa
học vĩ đại của nhân loại.
+Ví dụ: Giáo viên sẽ giao cho học sinh làm các bài nhóm, thuyết trình trước
lớp. Những bạn khác ngồi dưới sẽ đặt ra câu hỏi để các bạn thuyết trình trả lời, từ
đó các em sẽ có cái nhìn sâu sắc, khách quan hơn về vấn đề đó.
- Giáo viên phải truyền đạt tài liệu một cách rõ ràng, dễ hiệu và làm cho nó
trở nên vừa sức với học sinh.
+ Giáo viên là những người đã được đào tạo có chuyên môn bài bản nên sẽ
có kinh nghiệm trong việc truyền đạt lại những tri thức khoa học ấy. Từ đó tạo ra
nguồn tài liệu phù hợp, phục vụ cho việc dạy học.
+ Ví dụ: Giáo viên dùng các bài kiểm tra giấy để đánh giá năng lực học sinh
một cách khách quan nhất để làm ra các bài kiểm trở nên vừa sức hơn với học
sinh, biết học sinh sẽ thiếu sót kiến thức nào để kịp thời khắc phục.
- Phải tạo ra hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ một cách độc lập tích
cực.
+ Giáo viên khi đứng lớp phải tạo bầu không khí vui tươi nhộn nhịp, tạo ra
hứng thú với các môn học. Nếu không môn học đó sẽ trở nên khô khan, khó nuốt.
+ Ví dụ: khi giáo viên đưa ra một bài toán khó thì nên tạo cho học sinh một
hướng dẫn giải và cũng yêu cầu học sinh về nhà có thể tìm ra một cách giải hay
hơn, tránh việc học sinh tìm đến lời giải sau cùng tạo ra sự phụ thuộc vào những
cuốn sách giải, ảnh hưởng xấu đến tư duy sau này.
- Phải tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập.
+ Giáo viên hướng dẫn các em phương pháp học hiệu quả đối với các môn
học khác nhau. Tránh việc nhồi nhét cùng một lúc quá nhiều tri thức làm cho học
sinh bị “mắc nghẹn”.
+ Ví dụ: tổ chức hình thức học vui nhộn, nhẹ nhàng như trả lời câu hỏi trắc
nghiệm, điền khuyết, đố vui có thưởng,… Những hình thức này sẽ rất hiệu quả
giúp các em vận dụng kiến thức linh hoạt hơn, nhắc lại kiến thức đã học. Sử dụng
những bản đồ tư duy để gói gọn những kiến thức đã học.
*Kết luận:
- Để có năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học cho tốt đòi hỏi ở người giáo
viên phải có quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện kỹ năng sư phạm.

You might also like