You are on page 1of 5

1.

Tính tích cực


- Tính tích cực là một phẩm chất rất quan trọng của con người, được hình thành
từ rất nhiều lĩnh vực, nhiều nhân tố, có quan hệ với rất nhiều phẩm chất khác của
nhân cách và với môi trường, điều kiện mà chủ thể hoạt động và tồn tại.
- Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách có quan hệ và chịu ảnh hưởng
của rất nhiều nhân tố:
+ Nhu cầu - tích cực nhằm thoả mãn những nhu cầu nào đó.
+ Động cơ - tích cực vì hướng tới những động cơ nhất định.
+ Hứng thú - do bị lôi cuốn bởi những sự say mê vì muốn biến đổi, cải tạo một
hiện tượng nào đó.
- Tính tích cực là các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ
thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri
thức để nâng cao hiệu quả học tập.
2. Tính tích cực học tập
- Tính tích cực học tập thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát
vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức.
- Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động
cơ học tập:
+ Động cơ đúng tạo ra hứng thú.
+ Hứng thú là tiền đề của sự tự giác.
+ Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực.
+ Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập
+ Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo.
+ Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo sẽ phát triển sự tự
giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
- Tính tích cực học tập biểu hiện:
+ Hăng hái trả lời các câu hỏi của Gv
+ Bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề
nêu ra.
+ Nêu ra thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ.
+ Chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới.
+ Tập trung chú ý vào vấn đề đang học.
+ Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
- Sự phát triển tính tích cực học tập có thể chia làm 3 mức độ:
+ Tính tích cực tái hiện: Đây là mức độ thấp của tính tích cực học tập, chủ yếu
dựa vào trí nhớ để tái hiện những điều đã được học. Tích cực mô phỏng, bắt
chước cũng là một dạng tích cực tái hiện. Đây là hình thức biểu hiện tính tích
cực sớm nhất, đơn giản và phổ biến nhất. Điều này diễn ra rất tự nhiên, nhưng rất
cần thiết cho sự phát triển. Qua mô phỏng, bắt chước, tái hiện mà Hs tích luỹ
được kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ trước.
+ Tính tích cực vận dụng: Đây là sự phát triển tính tích cực học tập ở mức độ cao
hơn. Qua việc vận dụng các phương pháp, kiến thức, kỹ năng… để giải quyết
một nhiệm vụ học tập nào đó Hs phải phân tích, suy nghĩ tìm tòi để tự lực đưa ra
những phương án khác nhau, nhờ đó mà nhu cầu, hứng thú nhận thức và óc sáng
tạo phát triển.
+ Tính tích cực sáng tạo: Đây là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực học
tập. Nó được đặc trưng bằng sự khẳng định con đường suy nghĩ riêng của mình,
vượt ra khỏi khuôn mẫu, máy móc nhằm tạo ra cái mới, cái bất ngờ, có giá trị.
Tính tích cực sáng tạo tạo điều kiện cho sự phát triển các khả năng và tiềm năng
sáng tạo của cá nhân. Nó hướng đến việc ứng dụng những thủ thuật mới để giải
quyết vấn đề, tìm tòi những phương pháp khắc phục khó khăn, đưa những phát
minh mới vào cuộc sống. Nó biểu thị khả năng tự mình tìm kiếm những nhiệm
vụ mới, những phương pháp giải quyết mới, khả năng sử dụng những kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo trong những tình huống, hoàn cảnh mới. Như vậy, tính tích cực
sáng tạo không phải là một nét riêng của tí
nh cách cá nhân, mà là một tập hợp những dấu hiệu đặc trưng của một con
người. 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực học tập của học sinh
tiểu học
a) Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập
của các em bằng cách nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của
vấn đề nghiên cứu.
- Hs chỉ có thể học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo khi ý thức được:
+ Học để làm gì?
+ Học cho ai?
+ Học như thế nào? Từ đó Hs có được động cơ và thái độ học tập đúng đắn, ý
thức được thành quả học tập của bản thân.
- Ví dụ: Hs tự mình vật lộn, vất vả trong học tập và tự mình giải quyết được một
bài toán khó thì sẽ cảm thấy vui sướng, phấn khởi hơn nhiều so với việc được
thầy giáo giải hộ mười bài.
b) Kích thích hứng thú qua nội dung bài học.
- Đây là biện pháp hay được thầy cô sử dụng nhất. Tuỳ thế mạnh của từng môn
học mà cách kích thích hứng thú sẽ khác nhau.
- Thí dụ: môn Toán tuy khó và khô khan nhưng vẫn được nhiều người ưa thích vì
logic chặt chẽ, tính rõ ràng cân đối và hàm súc của nội dung.
- Muốn kích thích được hứng thú của Hs thì nội dung phải mới, cái mới phải liên
hệ và phát triển từ cái cũ, phát triển những kiến thức và kinh nghiệm mà các em
đã có, phải gắn liền với cuộc sống hiện tại và sự phát triển tương lai của các em.
Nội dung bài học phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hằng
ngày, phải thoã mãn nhu cầu nhận thức và thực tiễn của Hs.
c) Kích thích hứng thú qua PPDH.
- Cùng một nội dung như nhau nhưng bài học diễn ra có hứng thú không, có để
lại ấn tượng trong tâm hồn các em hay không thì tuỳ thuộc rất lớn vào PPDH, sự
nhảy cảm và tài năng sư phạm của người Gv.
- Để tích cực hoá hoạt động nhận thức của Hs phải dùng nhiều phương pháp đa
dạng phối với nhau.
- Để các biện pháp có thể đi vào cuộc sống thì các nhà khoa học, người Gv cần
phải biên soạn những tài liệu hết sức cụ thể, thiết thực. - Hệ thống kiến thức phải
được trình bày trong dạng vận động, phát triển và mâu thuẫn với nhau. Những
vấn đề quan trọng, các hiện tượng then chốt phải trình bày sao cho diễn ra một
cách đột ngột, bất ngờ mới tạo ra hứng thú.
- Ví dụ: GV có thể thực hiện tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng” để HS thực hiện
bài 2 trong bài Phép trừ trong phạm vi 10, sách Toán 1 Cánh diều để tạo không khí
vui vẻ, mới mẻ cho HS trong giờ học, giúp các em tập trung hơn

d) Sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương tiện kỹ thuật dạy học
hiện đại.
- Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực của Hs và
giúp nhà trường đưa chất lượng dạy học lên một tầm cao mới.
- Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sử dụng giáo án điện tử thì kết quả học tập lại
thấp hơn khi dạy học truyền thống. Điều đó cho thấy việc sáng tạo và sử dụng
các giáo án điện tử không phù hợp với quy luật nhận thức và đã vi phạm những
nguyên tắc sư phạm nào đấy.
- Việc sáng tạo và sử dụng các phương tiện dạy học trong điều kiện hiện tại đòi
hỏi phải thấm đượm tinh thần phát huy tính tích cực, sáng tạo của Hs.
e) Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể lớp;
làm việc trong vườn trường, phòng thí nghiệm… tổ chức tham quan các hoạt
động nội khoá, ngoại khoá đa dạng.
- Việc tổ chức cho các em xâm nhập thực tế, tham gia vào các hoạt động xã hội
là hết sức quan trọng, có tác dụng rất tốt trong việc tạo nên những động lực học
tập lành mạnh và tính tích cực sáng tạo.
- Tích cực hoá hoạt động học tập Hs qua nhiều biện pháp:
+ Gv, bạn bè động viên, khen thưởng khi có thành tích học tập tốt.
+ Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa Gv và Hs.
+ Phát triển kinh nghiệm sống của Hs trong học tập.
- Tuy nhiên, những biện pháp trên không có giá trị như nhau. Tuỳ từng trường
hợp, từng điều kiện cụ thể mà xác định biện pháp nào là quan trọng nhất.
4. Phương pháp dạy học tích cực:
- Dùng để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học
- PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức
của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ
không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy
học theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo
phương pháp thụ động
- Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự
phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công
5. Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học tích cực với dạy học lấy học sinh là
trung tâm
Trong quá trình dạy học, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là
chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy,
người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái
độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học
không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu
quả của việc dạy rất hạn chế. Như vậy, khi đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò
của người học thì đương nhiên phải có cách dạy thích hợp để phát huy tính tích cực
chủ động của người học. Vì vậy PPDH tích cực là PPDH nhằm thực hiện tư tưởng
dạy học lấy HS làm trung tâm
*Ví dụ về mối quan hệ giữa phương pháp dạy học tích cực với dạy học lấy học
sinh làm trung tâm:
Trong bài học về phân số, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích cực
và lấy học sinh làm trung tâm bằng cách:
- Chia lớp học thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm một hoạt động khác
nhau liên quan đến phân số. Ví dụ, một nhóm có thể sử dụng các hình ảnh để biểu
diễn các phân số, một nhóm có thể chơi trò chơi so sánh các phân số, và một nhóm
có thể giải quyết các bài toán phân số.
- Khi mỗi nhóm hoàn thành hoạt động của mình, các nhóm sẽ trình bày kết quả
cho cả lớp. Điều này giúp học sinh chia sẻ kiến thức và học hỏi lẫn nhau.
- Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi để khuyến khích học sinh suy nghĩ phản
biện về các khái niệm toán học. Ví dụ, giáo viên có thể hỏi học sinh: "Tại sao bạn
nghĩ rằng phân số này lớn hơn phân số kia?" hoặc "Bạn có thể sử dụng phân số để
giải quyết vấn đề gì trong cuộc sống thực?"

You might also like