You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM


---o0o---

CÁC CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN


NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG TRIẾT HỌC MÁC –
LÊNIN

Môn học: Triết học


Giáo viên : TS Nguyễn Thanh Hải
Lớp: CLC48E

Sinh viên thực hiện:


1. Phạm Hoàng Ân
2. Nguyễn Minh Tuấn
3. Nguyễn Minh Hiếu
4. Mai Minh Khuê

1
MỤC LỤC
CÁC CẶP PHÀM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài……….4
2 Mục tiêu nghiên cứu ……….4
3 Phương pháp nghiên cứu………..5

PHẦN BÀI LÀM


I. CÁC CẶP PHÀM TRÙ TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
1.Khái niệm cặp phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên……….5
2.Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên……….6
2.1 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con
người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật……….6

2.2 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới
dạng thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy………..6

2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau……….8

3. Ý Nghĩa Của Phương Pháp Luận Đối Với Hoạt Động Nhận Thức Và Thực Tiễn
Của Cặp Phạm Trù Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên……….9

4. Kết Luận……….12

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG TRIẾT HỌC MÁC LENIN

PHẦM MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài……….12

2 Mục tiêu nghiên cứu……….12

3 Phương pháp nghiên cứu………..13

PHẦN BÀI LÀM


2
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG TRIẾT HỌC MÁC

LENIN

1 Khái niệm nội dung và hình thức……….13

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức……….13


2.1 Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức……….14

2.2 Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức……….14
2.3 Hình thức tác động trở lại nội dung……….14
3. Ý Nghĩa Của Phương Pháp Luận Đối Với Hoạt Động Nhận Thức Và Thực Tiễn
Của Cặp Phạm Trù Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên……15
4. Kết Luận………..18

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn
Thanh Hải ( Tiến Sĩ ). Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Triết Học, em đã
nhận được sự hướng dẫn rất tận tình và đầy tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp em
tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn bao quát, sâu sắc và hoàn thiện hơn
trong đời sống xã hội lẫn đời sống tinh thần. Từ những kiến thức mà thầy truyền tải
chúng em đã trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống thông qua những Tư tưởng
Triết học Mác-Lênin. Thông qua bài tiểu luận này chúng em xin trình bày lại
những gì mình đã tìm hiểu về các cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và
hình thức đến thầy.

Kiến thức luôn là vô hạn mà khả năng tiếp thu, hiểu biết của mỗi người lại có giới
hạn và hạn chế nhất định. Do đó, trong bài tiểu luận của nhóm chúng em sẽ tồn tại
rất nhiều thiếu sót và lỗi sai. Nhóm em thật sự rất mong nhận được góp ý đến từ
thầy để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp lẫn
đường đời

3
I. LÝ LUẬN VỀ PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN NGẪU
NHIÊN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tất nhiên- ngẫu nhiên là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản trong phép duy vật biện
chứng thể hiện thuộc tính mối liên hệ của sự vật cơ bản, tất nhiên và ngẫu nhiên là
hai mặt đối lập nhưng luôn nằm trong một thể thống nhất. Trong khi cái tất nhiên
vạch ra một con đường đi thẳng đến kết quả không thể khác được thì cái ngẫu nhiên
lại là một sự hoặc cản trở hoặc thúc đẩy quá trình của cái tất nhiên dẫn đến một kết
quả khác không thể đoán trước. Tất nhiên và ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng
trong sự vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng bên cạnh đó chúng luôn
song hành cùng nhau làm cho các sự vật, hiện tượng vận động không theo một trật
tự hay quy tắc nào không thể đoán trước được. Bên cạnh đó chúng còn có thể
chuyển hoá cho nhau trong những hoàn cảnh nhất định và ranh giới giữa tính tất
nhiên- ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần phải
căn cứ vào cái tất nhiên nhưng không được bỏ qua cái ngẫu nhiên. Để nhận thức
được cái tất nhiên cần thông qua cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên luôn biểu lộ thông
qua cái ngẫu nhiên( tính thống nhất của tất nhiên và ngẫu nhiên). Do tất nhiên và
ngẫu nhiên có thể chuyển hoá lẫn nhau vì vậy cần tạo ra những điều kiện nhất định
để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá của chúng theo mục đích nhất định.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
- Hiểu được những kiến thức cơ bản khái niệm phạm trù tất nhiên- ngẫu nhiên trong
phép biện chứng duy vật
- Nắm được những nội dung cơ bản về mối quan hệ và ý nghĩa của phạm trù tất
nhiên-
ngẫu nhiên
- Phân biệt được cái tất nhiên- ngẫu nhiên
3.Phương pháp nghiên cứu:
4
-Đọc tham khảo tài liệu,bài báo
- Đọc và nghiên cứu giáo trình

PHẦN BÀI LÀM

1. Khái niệm cặp phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên

Các mối liên hệ giữa các sự vật,hiện tượng hay giữa các bộ phận trong chúng xuất
hiện không giống nhau .Có mối liên hệ do bản chất của sự vật ,hiện tượng quy
định,từ đó sinh ra phạm trù tất nhiên .Có mối liên hệ do sự gặp nhau của những điều
kiện ,hoàn cảnh bên ngoài quyết định ,vì vậy chúng có thể xuất hiện và cũng có thể
không xuất hiện,từ đó sinh ra phạm trù ngẫu nhiên. Do đó, Khi phản ánh hiện thực
khách quan, con người nhận thức được tính không một nghĩa, không ngang giá trị
của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng nên phân loại chúng
thành nhóm các mối liên hệ nhất định phải xảy ra như thế (tất nhiên) và nhóm các
mối liên hệ có thể xảy ra, có thể không xảy ra, xảy ra thế này hay xảy ra thế khác
(ngẫu nhiên).
-Tất nhiên: Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản
bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng
như thế chứ không thể khác.
-Ngẫu nhiên: là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu
vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không
xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi.
Ví dụ 1: Gieo một một đồng xu thì sẽ có một mặt sấp hoặc một mặt ngửa là tất
nhiên, nhưng mặt nào sấp, mặt nào ngửa ở mỗi lần tung lại không phải là cái tất
nhiên mà là cái ngẫu nhiên.

Ví dụ 2: Gieo hạt ngô thì phải mọc lên cây ngô; không thể mọc lên cây khác, là tất
nhiên. Còn cây ngô tốt hay xấu là ngẫu nhiên do điều kiện đất, thời tiết, độ ẩm, …
quy định.

5
Ví dụ 3: sinh, lão, bệnh, tử là “tất nhiên” đối với mỗi người. Song sinh, lão, bệnh, tử
vào lúc nào, như thế nào, trong hoàn cảnh nào, lại mang tính “ngẫu nhiên” đối với
họ.

Ví dụ 4: Ném một vật lên cao thì nhất định rơi xuống. Đó là tất nhiên.

Nhưng nó rơi xuống chỗ nào? Có thể chỗ này hay ở chỗ khác. Đó là ngẫu nhiên

Ví dụ 6: một bạn học sinh chăm chỉ ôn luyện bài vở trước kỳ thi=> bạn đó làm bài
thi tốt, đạt được điểm số cao( tất nhiên).Tuy nhiên bạn này bị bệnh đúng vào ngày
làm bài thi=> không thể tập trung hoàn thành tốt bài thi, bị điểm thấp( ngẫu nhiên)

2.Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên


2.1 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển
của sự vật

Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai
trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất
nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng
làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm kết quả tốt hay xấu

VD:Cây cam đang phát triển thì tất nhiên sẽ cho ra quả cam(đây là điều tất
nhiên),nhưng có một con chim bay ngang tặng cho cây cam một ít phân,cây cam
phát triển nhanh hơn cho ra quả nhanh hơn(ngẫu nhiên tích cực),ngược lại giả sử có
sâu hại hoặc điều kiện thời tiết xấu(mưa giông,bão tố...) sẽ làm cây cam phát triển
chậm hoặc sẽ chết cây(ngầu nhiên tiêu cực)

2.2 Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn
tại biệt lập dưới dạng thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên
thuần túy

6
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất
hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình
thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái
tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên .Như vậy ở đây cái tất yếu như
là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần
túy, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng
không tồn tại thuần túy mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái
ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.

Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên.

Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, là cái bổ sung cho cái tất
nhiên. Điều đó có nghĩa là cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát
triển và mỗi khi tự bộc lộ mình thỉ khuynh hướng ấy bộc lộ ra những ngẫu nhiên
nào đó. Còn tất cả những ngẫu nhiên tồn tại đều không phải là thuần túy mà là
những ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên. Cái tất nhiên chỉ có thể tạo nên từ
những cái ngẫu nhiên. Đằng sau cái ngẫu nhiên bao giờ cũng ẩn nấp cái tất nhiên,
sự thật là như vậy, vì cuộc sống đan xen chằng chịt với nhau, có cái trực tiếp có cái
gián tiếp, ngẫu nhiên là sự việc tình cờ xảy ra nhưng không tình cờ gì cả vì nguyên
nhân xảy ra việc như vậy nó bị đan xen với cái khác hay bị quên mất theo thời gian
mà chúng ta không trực tiếp nhận ra thôi.

+ Ví dụ 1: Một người đi hội thảo của ngành giáo dục, ngẫu nhiên gặp lại
bạn gái hồi còn học lớp 12, nay cũng là giáo viên ở quê, hai người mừng rỡ ôn lại
chuyện xưa và cho đó là ngẫu nhiên hội ngộ, nhưng sự thật thì đó là sự tất nhiên,
nếu như hai người không cùng học một trường không là bạn với nhau và không
cùng giáo viên như nhau thì bây giờ có ngồi bên nhau trong hội thảo cũng không có
những điều quá khứ để ôn lại .Vậy đó là trong cái ngẫu nhiên ẩn dấu cái tất nhiên.

+ Ví dụ 2: Nhu cầu lịch sử đòi hỏi phải có những nhân vật xuất sắc xuất
hiện, như Mác-Lênin – Hồ chủ tịch đã xuất hiện trong lịch sử. Nhu cầu đòi hỏi… là
tất nhiên. Nhưng ai là người giữ vai trò ấy? Đó là ngẫu nhiên. Sự thống nhất ở đây
là cùng trong một phong trào nào đó.

7
+ Ví dụ 3: Bọn cướp dàn cảnh đụng xe để giựt giỏ đựng tiền, dây chuyền…
Sự đụng xe tưởng như là ngẫu nhiên nhưng không phải là ngẫu nhiên thuần túy;
đằng sau đó là cướp giựt.

+ Ví dụ 4: Sự bột phát nào đó của cá tính một người nào đó là ngẫu nhiên
nhưng là sự bộc lộ của cái tất nhiên – nóng tính.

VD5: Tai nạn GT xảy ra tại 1 đoạn đường nào đó(ngẫu nhiên),nhưng nếu đoạn
đường đó liên tiếp xảy ra tai nạn(đằng sau vô số cái ngẫu nhiên đó) ẩn dấu 1 cái tất
nhiên nào đó có thể do đường hẹp,bị che khuất hoặc không có biển báo... thì tất
nhiên sẽ dẫn đến tai nạn--->cái tất nhiên đc bộc lộ qua vô số những tai nạn ngẫu
nhiên

2.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.

– Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự
thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hóa
thành ngẫu nhiên và ngược lại.

Ví dụ: Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thủy lúc đầu
chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản
xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự
phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích lũy. Con
người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó
sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất
nhiên của xã hội.

– Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét
trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu
nhiên, nhưng khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật,
hiện tượng đó lại là cái tất yếu. Như vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ
có ý nghĩa tương đối. Do vậy không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.

+ Ví dụ: Các nhân vật của lịch sử ở những thời điểm khác nhau xuất hiện là
ai thì đó là ngẫu nhiên. [Xét mối quan hệ giữa cá nhân, với điều kiện lịch sử ].
8
Nhưng khi vĩ nhân xuất hiện như Mác – Ăngghen, Lênin, Bác Hồ… lại là tất nhiên,
vì xem xét đến quá trình phấn đấu của con người đó trên các mặt phẩm chất cá
nhân, sự rèn luyện…

+ Ví dụ: Phát động phong trào thi đua cũng thế, nhất định có người xuất
sắc, nổi bật. Ai? Đó là ngẫu nhiên. Khi bình xét người nào đó thì người đạt danh
hiệu thi đua là tất nhiên; vì quá trình phấn đấu của người đó tốt, đáp ứng các tiêu
chuẩn thi đua.

3. Ý Nghĩa Của Phương Pháp Luận Đối Với Hoạt Động Nhận Thức
Và Thực Tiễn Của Cặp Phạm Trù Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên:

1.Trong thực tiễn , phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không cái ngẫu nhiên vì tất
nhiên là thứ gắn liền với bản chất của sự vật , là điều chắc chắn sẽ xảy ra theo quy
luật của sự vật đó , còn cái ngẫu nhiên thì không gắn liền với bản chất hay quy luật
của sự vật , nó hoàn toàn có thể xảy ra hoặc không và đôi khi cái ngẫu nhiên còn
dựa trên những yếu tố bên ngoài mới có thể xuất hiện.Cái tất nhiên hay ngẫu nhiên
đều có vai trò , vị trí quan trọng đối với sự vật , hiện tượng.Nhưng cái tất nhiên
thường đóng vai trò chi phối sự vận động và trong một sự vật thì chỉ có một cái tất
nhiên nhưng lại có vô số cái ngẫu nhiên có thể xảy ra. Vì vậy trong thực tiễn con
người nên dựa vào cái tất nhiên để phát triển.

-Chẳng hạn như việc ta sử dụng các loại chất cấm ( heroin , ma túy , … ) thì việc cơ
thể của ta ngày càng kiệt quệ , kiệt sức thì đó là việc tất nhiên.

-Thứ nhất , vì bản chất của các loại chất cấm đã là có hại và việc ta sử dụng chất
cấm như là hành động làm cho cái tất nhiên sẽ xảy ra theo đúng quy luật của sự vật.

-Thứ hai , việc ta có thay đổi phương thức để sử dụng chất cấm thì vẫn là như thế
cái tất nhiên ( có hại cho cơ thể ) vẫn xảy ra vì đó đã chính là bản chất của sự vật.

2.Tuy nhiên ta cũng không nên bỏ qua cái ngẫu nhiên , vì cái ngẫu nhiên là những
thứ hoàn toàn có thể xảy ra nên đôi khi nó cũng có thể ảnh hưởng sự phát triển của
sự vật một cách đáng kể , có thể làm cho sự vật phát triển diễn ra nhanh hay chậm.

9
- Chẳng hạn như việc ta đậu đại học , lúc ta đậu đâu ai nghĩ tới việc ta sẽ được xếp
vào lớp nào , như rằng đây là một việc ngẫu nhiên và ta cho rằng nó là điều không
cần thiết , nhưng có thể nó lại cần thiết cho sự phát triển của ta sau này trong việc
học lẫn đời sống xã hội.

-Thứ nhất , việc xếp ta vào cố định một lớp đã chứng minh được rằng ta đã đậu đại
học có nghĩa là bản chất của sự vật vẫn không thay đổi.

-Thứ hai , khi ta được xếp vào chung một lớp thì môi trường học tập cộng đồng của
ta đã được thu hẹp phần nào. Ta cũng có nhiều cơ hội để làm quen với bạn mới , tạo
nên nhiều mối quan hệ hơn , từ đó giúp ta có một không gian học tập thoải mái
hơn , việc tiếp thu kiến thức cũng sẽ diễn ra một cách dễ dàng hơn. Đó chính là việc
cái ngẫu nhiên tác động đến sự phát triển của sự vật , ảnh hưởng sâu sắc đến sự vật.

Kết luận: Phương pháp luận này đã cung cấp cho ta một phương pháp tiếp cận
vấn đề một cách chủ động hơn , giúp ta nhìn nhận một sự vật qua nhiều phía. Muốn
nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua sự khái quát của nhiều cái ngẫu nhiên,
từ đó chú ý những cái tiêu biểu nhất là tất nhiên. Do đó khi ta làm một việc gì thì ta
cần phải xem xét cái tất nhiên và ngẫu nhiên trong đó để có thể đạt được mục tiêu
ban đầu hướng tới.Vì cái tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau nên
trong hoạt động thực tiễn ngoài những phương pháp đã đề ra thì ta nên có những
phương pháp để ngăn chặn hoặc kích thích sự chuyển hóa của cái ngẫu nhiên để
phù hợp với mục đích của con người.

Ví Dụ Liên Hệ:

Ví dụ: Tuần trước trên đèo Bảo Lộc xảy ra một vụ tai nạn xe, đó là một chuyện
ngẫu nhiên. Nhưng nếu ta xem xét lại thì ta sẽ thấy rằng trước đó đèo Bảo Lộc cũng
đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn y hệt. Nếu vậy thì đằng sau cái ngẫu nhiên này chắc
chắn có ẩn chứa cái tất nhiên, có thể do đoạn đường này xây quá hẹp, đường đi lên
quá dốc, vướng nhiều cây cối, hay việc hay bị chặn tầm nhìn do kết cấu của đoạn
đường. Chính cái địa hình đặc biệt đó đã khiến việc tai nạn trên con đường này trở

10
nên tất nhiên, nhưng cái tất nhiên này không thể tự bộc lộ, mà chỉ có thể bộc lộ
thông qua cái ngẫu nhiên, chính là việc tai nạn xe xảy ra. Từ ví dụ ta có thể thấy
được rằng không chỉ cái tất nhiên mới có thể làm bộc lộ cái ngẫu nhiên mà cái ngẫu
nhiên cũng có thể làm bộc lộ cái tất nhiên, và cũng không tồn tại cái tất nhiên thuần
túy hay là ngẫu nhiên thuần túy. Cái ngẫu nhiên và tất nhiên có thể cùng nhau tồn
tại trong sự thống nhất, cái tất nhiên vạch cho mình đường đi trong vô số cái ngẫu
nhiên, còn cái ngẫu nhiên thì lại bổ sung cho cái tất nhiên.

-Ví dụ 2: Việc ta được sinh ra, sống và trưởng thành đến khi già đi rồi chết thì đó là
điều tất nhiên nhưng đây cũng là ngẫu nhiên vì khi ba mẹ ta lấy nhau thì lại là điều
ngẫu nhiên nhưng theo quy luật thì ta được sinh ra sẽ mang theo GEN và hình dáng
của ba mẹ. Nhưng ông trời lại ngẫu nhiên chọn ta là con của ba mẹ và ta hoàn toàn
có thể nhận thức được điều đó, việc ta tìm được ai đó yêu ta, yêu hình dáng con
người của ta và ta cũng yêu người đó là ngẫu nhiên. Và trùng hợp hoàn cảnh, khi cả
hai đều đã đủ tuổi để có thể kết hôn và việc hôn lễ được diễn ra là điều tất nhiên
nhưng vì một lí do nào đó hôn lễ phải bị hoãn lại thì đó là điều ngẫu nhiên không ai
muốn. Đây chính là sự chuyển hóa qua lại của cái tất nhiên và ngẫu nhiên. Như vậy
tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại vĩnh viễn mà luôn chuyển hóa qua lại lẫn
nhau và mang tính tương đối.

-Ví dụ 3 : Ta sẽ nói về đại dịch Covid , trước đại dịch con người đã và đang tồn tại ,
kéo theo nhiều sự phát triển khác nhau về đời sống xã hội , thu nhập con người tăng
cao -> mức sống tăng -> nhu cầu của con người cũng tăng , tuổi thọ loài người cũng
được kéo dài do sự phát triển của y tế -> gây ra gia tăng dân số , từ hai yếu tố trên
gây ra áp lực do cơ sở hạ tầng của xã hội : Thiếu việc làm, thiếu thức ăn, nước sạch,
dịch vụ y tế không đủ để đáp ứng, ô nhiễm môi trường, … Từ những yếu tố trên
biến dịch bệnh Covid thành điều tất nhiên sẽ xảy ra chứ không phải ngẫu nhiên..
Việc đại dịch Covid diễn ra đã ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống con người, nếu
không có đại dịch thì phải chẳng cuộc sống của con người vẫn sẽ diễn ra theo “ cái
tất nhiên “ mà không bị kìm lại, đã không có việc cái em cấp 1, 2 , 3 phải học online
hay sẽ không có những người ra đi vì dịch bệnh. Từ đó ta thấy được việc yếu tố tất
nhiên và ngẫu nhiên đã tồn tại độc lập với ý thức của con người, chúng đóng vai trò

11
quan trọng trong sự phát triển của sự vật, hiện tượng, và cái tất nhiên chính là yếu tố
đóng vai trò quyết định, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cái ngẫu nhiên một
cách đáng kể.

4. Kết luận Bất kỳ hiện tượng nào xảy ra đều có nguyên nhân của nó và mối liên
hệ giữa hiện tượng với nguyên nhân cũng là điều quan trọng, tất yếu và cái tất nhiên
thì luôn liên kết với những nguyên nhân cơ bản, ổn định, bên trong còn cái ngẫu
nhiên thì lại liên kết với những nguyên nhân không ổn định, không cơ bản, bên
ngoài.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG TRIẾT HỌC

MÁC-LÊNIN

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật và là một
trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để nhằm mục
đích có thể chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung cũng chính là phạm trù chỉ
tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật và hình
thức là phạm trù được dùng để có thể chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự
vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

 Hiểu được khái niệm phạm trù nội dung- hình thức

 Hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

3. Phương pháp nghiên cứu:


Đọc tham khảo tài liệu, bài báo
Đọc và nghiên cứu giáo trình

12
PHẦN BÀI LÀM
1. Khái niệm nội dung và hình thức
Nội dung:
Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể các mặt, bộ phận, yếu tố hợp thành sự vật, những
quá trình tương tác và biến đổi bên trong sự vật.
Nội dung không chỉ bao gồm các bộ phận và sự tương tác giữa chúng với nhau, tức
là những tương tác bên trong, mà còn quy định cả những tương tác của chúng đối
với những đối tượng bên ngoài khác.
Nội dung chính là cơ sở để xây dựng nên các sự vật, hiện tượng. Vậy nên, nội dung
được xem là mặt bên trong của sự vật, được hình thức biểu hiện ra bên ngoài.
Ví dụ: Nội dung của một cuốn sách là câu chuyện, ý nghĩa, thông điệp của tác giả
thể hiện trong tác phẩm.
Hình thức:
Hình thức là phạm trù chỉ cách thức tổ chức, phát triển và thể hiện ra bên ngoài của
sự vật; đồng thời là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên nội dung
của sự vật. Hình thức không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện
cấu trúc bên trong của sự vật.
“Hình thức là toàn thể nói chung những gì làm thành bề ngoài của sự vật, cái chứa
đựng hoặc biểu hiện của nội dung. Hình thức là cách thể hiện, cách tiến hành một
hoạt động. Hình thức bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.”
Ví dụ: Hình thức của một cuốn sách được thể hiện thông qua cách sắp xếp trình tự
các chương, mục, cách diễn đạt, hình dáng, màu sắc trang trí,...
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Triết học duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại, vận động và phát triển của các sự
vật đều bao hàm sự thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau giữa nội dung và hình
thức.
2.1 Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
Mỗi sự vật đều tồn tại hai mặt gắn bó với nhau: Nội dung và hình thức. Không có
sự vật nào chỉ tồn tại có một mặt. Mỗi nội dung đều gắn liền với một hình thức nhất

13
định và mỗi hình thức đều chứa đựng một nội dung nhất định. Nên nội dung và hình
thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất.
Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng nội dung và hình thức
không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau. Một nội dung có thể có nhiều hình thức
thể hiện hay một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau
2.2 Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức
Hình thức là mối liên hệ giữa những bộ phận cấu thành nên nội dung, nên hình thức
chịu sự quy định của nội dung.
Hình thức phải phù hợp với nội dung, tuy nhiên, sự phù hợp giữa hình thức và nội
dung không cứng nhắc. Cùng một nội dung nhưng trong những điều kiện tồn tại
khác nhau có thể có những hình thức khác nhau.
Trong một sự vật, nội dung là yếu tố động và luôn thay đổi còn hình thức là yếu tố
ổn định. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật luôn bắt nguồn từ nội dung, sự
biến đổi của hình thức thì chậm hơn nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội
dung.
2.3 Hình thức tác động trở lại nội dung
Hình thức có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại nội dung. Nếu hình
thức phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện cho nội dung phát triển.
Ngược lại, nếu hình thức không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ cản trở sự
phát triển của nội dung
Ở thời kỳ đầu tồn tại, hình thức của sự vật phù hợp với nội dung và nhờ vậy có vai
trò tích cực trong sự phát triển của nó. Với sự hỗ trợ tích cực của hình thức, nội
dung phát triển càng ngày càng xa, còn hình thức vẫn giữ nguyên không đổi. Thời
gian qua đi và khuôn khổ chật hẹp của hình thức cũ bắt đầu cản trở nội dung đang
biến đổi. Hình thức không còn phù hợp với nội dung nữa, trở nên kìm hãm sự phát
triển của nội dung. Sự không tương thích ngày càng lớn dẫn, giữa chúng xảy ra
xung đột. Và cuối cùng nội dung đã đi xa về phía trước vứt bỏ hình thức quá cũ kĩ,
thủ tiêu nó. Nhưng thời điểm thủ tiêu hình thức đồng thời cũng là thời điểm biến
đổi của nội dung. Sự thủ tiêu những mối liên hệ bền vững đòi hỏi sự biến đổi mạnh
các bộ phận của nó và chấm dứt những tương tác lẫn nhau đã tồn tại trước đó. Như

14
vậy, sự phù hợp hình thức và nội dung, sự thống nhất của chúng, cũng như thống
nhất chất và lượng, là ranh giới tồn tại của đối tượng.

3. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Đối Với Hoạt Động Nhận Thức Và
Thực Tiễn Của Cặp Phạm Trù Nội Dung Và Hình Thức:

Thứ nhất: Không tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai
mặt.Do nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động
nên trong hoạt động thực tiễn ta không được tách rời một trong hai ra khỏi nhau. Có
hai mặt cần được lưu ý né tránh trong thực tiễn và cả trong hoạt động nhận thức:

+Tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung, ví dụ: trong cuộc sống ta chỉ coi
trọng vẻ bề ngoài hòa nhoáng xa hoa,vật chất, mà không để tâm tới nội tâm, tính
cách, tâm hồn bên trong của một con người.

+Tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức, ví dụ: trong cuộc sống ta chỉ coi
trọng việc mài dũa nhân cách, tâm hồn mà bỏ quên đi vật chất cơ bản cần thiết của
cuộc sống, bỏ bê vẻ bề ngoài làm cho ta trở bên bê tha.

Thứ hai: Ta cần dựa trên nội dung trước tiên để có thể suy xét, dự đoán một sự
vật.Do hiện tượng hay hình thức của sự vật là do nội dung của nó quyết định, là kết
quả của những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó, thì sự thay
đổi của hình thức phải phù hợp với những thay đổi thích hợp của nội dung, vì thế
muốn biến đổi một sự vật hiện tượng nào đó thì trước hết ta phải thay đổi nội dung
của nó trước.

Ví dụ: Nội dung của một cuốn sách như thế nào thì sẽ quyết định bìa của nó. Nếu
nội dung của cuốn sách là về luật pháp mà bìa sách lại để những hình ảnh nóng
bỏng như bìa tạp chí 18+ thì sẽ rất kì quái, phản cảm, và hầu hết đọc giả sẽ chọn
không đọc quyển sách đấy.

Thứ ba: Chú ý mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Vì hình thức sẽ thúc đẩy
nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên để giúp thúc đẩy sự vật hay
hiện tượng phát triển nhanh thì ta nên giữ cho mối quan hệ giữa hình thức và nội
15
dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi nội dung với hình thức xuất sự
những cái không phù hợp thì ta phải can thiệp vào hình thức để phù hợp với nội
dung đã và đang phát triển, từ đó giúp nội dung phát triển thêm nữa, không bị kìm
hãm.

Ví dụ: ta cần thay đổi trang bìa của một cuốn sách cho thật phù hợp với nội dung
bên trong để giúp những đọc giả có ý muốn đọc về nội dung đó có thể tìm tới cuốn
sách đó, vì hầu hết chúng ta đều xem qua trang bìa mới xem tới nội dung bên trong,
và trang bìa phù hợp cũng sẽ giúp nội dung của quyển sách trở nên sâu sắc và để lại
nhiều dấu ấn trong lòng đọc giả hơn.

Thứ tư: Luôn sáng tạo, lựa chọn nhiều hình thức khác nhau cho một sự vật.Một nội
dung có thể do nhiều hình thức thể hiện và ngược lại vì thế ta nên sử dung mọi hình
thức có thể, kể cả mới lẫn cũ, cải tiến những hình thức vốn có. Lấy hình thức này bổ
sung cho hình thức kia, thay thế hình thức này với hình thức kia để làm cho bất kỳ
hình thức phù hợp nào cũng có thể trở thành công cụ phục vụ cho nội dung mới.

Ví dụ: Lòng yêu nước (nội dung) cũng có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức
khác nhau, chẳng hạn như: đóng góp tiền vào quỹ bảo vệ biển đảo tổ quốc, gia nhập
quân đội khi xảy ra chiến tranh, tôn trọng các di tích lịch sử nước nhà, …

VÍ dụ liên hệ của cặp phạm trù nội dung và hình thức:

Ta sẽ lấy ví dụ về đời sống sinh viên. Sinh viên là những tầng lớp tương lai của đất
nước, là những người đang phát triển về mặt tri thức lẫn tâm hồn, nhân cách để trở
thành lực lượng lao động trong tương lai. Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh
viên không chỉ nên trau dồi về hình thức ( diện mạo ) mà còn nên phát triển về mặt
nội dung ( kiến thức, nhân cách, tâm hồn ), đây là hai nội dung sonh hành không thể
tách rời. Chẳng hạn như việc:

+ Không nên dành hết thời gian để học lý thuyết suông mà còn nên áp dụng những
điều ấy vào thực tế, biết trau dồi, rèn luyện những kĩ năng mềm cho cuộc sống như
tư duy phản biện, khả năng giao tiếp, thuyết trình, … và nên chắc chắn là nắm được
bản chất của những kĩ năng đó sẽ giúp bản thân ta trở nên hoàn thiện hơn. Khi ta so
16
sánh một người chỉ biết nói lý thuyết suông, toàn nói lời sáo rỗng do không nắm
hiểu được bản chất của sự việc thì chắc chắn là không thể bằng một người nắm rõ lý
thuyết, nội dung và biết cách thể hiện nó ra ngoài, tạo những giá trị thực tế cho nội
dung của họ.

+ Ta luôn cần sự tồn tại cân bằng giữa nội dung và hình thức nhưng hiện nay vẫn có
nhiều người mắc phải căn bệnh “ hình thức “ , nói nôm na đó là những người chỉ
chú trọng đến vẻ hòa nhoáng, sáng loáng bên ngoài để che đi nội dung nghèo nàn
bên trong hoặc thậm chí là chẳng có gì bên trong. Căn bệnh hình thức này tạo ra
nhiều sự bất cập, là sự đối ngược so với thông tin được bày ra bên ngoài, tạo ra
những thông tin giả, giá trị ảo, phẩm chất ảo để đánh lừa mọi người xung quanh. Vì
vậy ta nên bồi dưỡng cả hai yếu tố là nội dung và hình thức để tạo ra những sự vật
có giá trị.

->Hình thức là điều cần thiết nhưng phải phù hợp với nội dung, vì thế ta nên phát
triển cả hai thật đều đặn để từ đó có thể giúp ta phát triển nhiều lĩnh vực trong xã
hội và phát triển bản thân.

4. Kết luận: Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa. Mác-Lenin và là một trong những nội dung của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng.

THAM KHẢO:

DANH MỤC THAM KHẢO

17
1. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi/triet-hoc-mac-le-nin/
tat-nhien-ngau-nhien-cap-pham-tru-tat-nhien-ngau-nhien-trong-triet-hoc-mac-lenin/
19460452

2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_gi%E1%BB%AFa_t%E1%BA
%A5t_nhi%C3%AAn_v%C3%A0_ng%E1%BA%ABu_nhi%C3%AAn

3. https://www.youtube.com/watch?v=MqaCs9i67hY

https://accgroup.vn/quan-he-giua-tat-nhien-va-ngau-nhien

4. Nguồn:
https://lytuong.net/cap-pham-tru-noi-dung-hinh-thuc/?
fbclid=IwAR1efDFt6ZV01XXs0-
KNCX1uUwatro0TxYSyh8khSKQfmvi41a4JSVXeEGo https://accgroup.vn/noi-
dung-va-hinh-thuc?fbclid=IwAR3hEsKARVwk4dKhO70Y-
xYABMGpj5u4JpIITAml917qiizCVxs2I8TdC1Q
https://luatminhkhue.vn/pham-tru-triet-hoc-la-gi.aspx#24-noi-dung-hinh-thuc

5. NGUỒN : +Nội dung và Hình Thức : Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và
kết quả? Cho ví dụ và phân tích ý nghĩa (luatminhkhue.vn)

Ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên (luatduonggia.vn)

https://luatminhkhue.vn/pham-tru-triet-hoc-la-gi.aspx#24-noi-dung-hinh-thuc

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-pho-ho-
chi-minh/triet/moi-quan-he-bien-chung-noi-dung-va-hinh-thuc-y-nghia-phuong-
phap-luan-lien-he-voi-qua-trinh-hoc-tap-va-ren-luyen-cua-sinh-vien/21495527

+Tất Nhiên và Ngẫu Nhiên : https://123docz.net/document/12692470-pham-tru-tat-


nhien-va-ngau-nhien-co-vi-du-minh-hoa.htmhttps://luatminhkhue.vn/pham-tru-
triet-hoc-la-gi.aspx#24-noi-dung-hinh-thuc

18

You might also like