You are on page 1of 11

PHẦN NỘI DUNG

TẤT NHIÊN - NGẪU NHIÊN


A. Khái niệm, mối quan hệ biện chứng , ý nghĩa giữa tất nhiên và ngẫu
nhiên
I. Khái niệm phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Phạm trù của tất nhiên
2. Phạm trù của ngẫu nhiên

II. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, đều có
vai trò nhất định đối với sự vật hiện tượng
2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau

III.Ý nghĩa phương pháp luận

1. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào tất nhiên chứ không
thể dựa vào ngẫu nhiên
2. Trong hoạt động nhận thức phải nghiên cứu cái tất nhiên thông
qua ngẫu nhiên
3. Không được xem nhẹ ngẫu nhiên vì ngẫu nhiên có thể chuyển
hóa thành tất nhiên

B. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất
nhiên và ngẫu vào quá trình học tập của sinh viên Đại học
I. Xét về khái niệm cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất
nhiên và ngẫu vào quá trình học tập của sinh viên Đại học
1. Tất nhiên không tách rời ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn
2. Khi cái ngẫu nhiên xảy ra phải có phương án dự phòng
3. Không được xem nhẹ cái ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn
III.Ý nghĩa phương pháp luận trong tư duy và thực tiễn với quá trình học tập.
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
A.

2
B. Khái niệm và mối quan hệ biện chứng , ý nghĩa giữa tất nhiên và ngẫu
nhiên
I. Khái niệm phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Phạm trù của tất nhiên
- Là phạm trù triết học dùng để chỉ mỗi liên hệ bản chất do
nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng do bản chất của sự
vật. hiện tượng qui định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng
như thế chứ không thể khác.
VD :
- Con người ai cũng phải sinh ra và chết đi.
- Học giỏi lên lớp là điều tất nhiên
- Giống tốt, hạt khoẻ, nước và phân bón đủ tất nhiên cây sẽ lớn
nhanh, cho năng suất cao.
2. Phạm trù của ngẫu nhiên
- Là phạm trù triết học dùng để chỉ mỗi liên hệ không bản chất,
do nguyên nhân hoàn cảnh bên ngoài quy định, do sự ngẫu hợp của
điều kiện bên ngoài nên có thể xuất luận hoặc không xuất luận, có
thể xuất hiện thế này hoặc thế khác.
VD :
- Con người sinh ra ngày nào, tháng nào, giờ nào là điều ngẫu
nhiên
- Đi học thì học môn gì, phòng nào, thời gian nào...
- Ra đường ta đi con đường nào, quận nào..

II. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, đều có vai trò
nhất định đối với sự vật hiện tượng .
- Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu
nhiên luôn tồn tại và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của
sự vật, hiện tượng.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có
vai trò quan trọng:
+Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.
+Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật,
có thể làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.
3
- Sự phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu
nhiên, kể cả những cái ngẫu nhiên rất nhỏ.
- Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi xuyên qua vô số cái ngẫu
nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức của tất nhiên, đồng thời là cái
bổ sung của tất nhiên, làm cho cái tất nhiên được bộc lộ một cách sinh
động, cụ thể.
Ví dụ: Cá tính của người lúc đầu lãnh đạo phong trào cách mạng
là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng phát triển
của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát
triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được
như thế nào
2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập
- Tuy cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không bao
giờ tồn tại biệt lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn
tại trong sự thống nhất hữu cơ.
- Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:
+Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số
cái ngẫu nhiên.
+Cái nghẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời
bổ sung cho cái tất nhiên.
- Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển.
Khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra
dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung.
- Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu
nhiên. Còn tất cả những gì ta thấy trong hiện thực và cho là
ngẫu nhiên thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy, mà là những
ngẫu nhiên đã bao hàm cái tất nhiên, đã che giấu cái tất nhiên.

Ví dụ: Sự phát triển của cây xanh, khi ta gieo hạt trong điều kiện
bình thường thì cây sẽ nảy mầm và phát triển ( là tất nhiên) nhưng
quá trình cây phát triển như thế nào, nhanh hay chậm thì còn tuỳ
thuộc vào thời tiết, cáchchăm sóc,...( những yếu tố ngẫu nhiên)

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau

4
- Trong hiện thực, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn
ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện
nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Tức là, tất nhiên biến thành
ngẫu nhiên và ngược lại.
Ví dụ:
+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật này (lúa…)
lấy một vật khác (thịt…) là ngẫu nhiên. Vì khi ấy sức sản xuất của
công xãchỉ đủ riêng cho mình dùng.
+ Sau này, khi sự phân công lao động đã rộng rãi, năng lực sản
xuất đã lớn, có nhiều sản phẩm dư thừa. Khi đó, sự trao đổi sản
phẩm tất yếu phải diễn ra để làm cho cuộc sống của con người
ngày càng đầy đủ hơn.
+ Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay không, thì việc việc
quả trứng bị vỡ là tất nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị
rơi, bị đập ra hay khi gà con đạp vỡ, thì việc bị vỡ là ngẫu nhiên.

- Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối. Thông
qua những mặt này, hay trong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tất
nhiên, nhưng qua những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại là ngẫu
nhiên; và ngược lại.

III. Ý nghĩa phương pháp luận:

1. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào
ngẫu nhiên

Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa
vào cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất
định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không
gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không. Tuy vậy
cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên vì cái ngẫu nhiên tuy
không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát
triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc.

Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính (phương án 1),
người ta thấy có phương án hành động dự phòng (phương án 2) để chủ
động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.

5
2. Trong hoạt động nhận thức phải nghiên cứu cái tất nhiên thông qua ngẫu
nhiên
Muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân
tích so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên vì cái tất nhiên không tồn tại thuần túy
mà bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên và vì không phải cái chung nào cũng
là cái tất yếu, nên khi nghiên cứu cái ngẫu nhiên không chỉ dừng lại ở việc
tìm ra cái chung, mà cần phải tiến sâu hơn nữa mới tìm ra cái chung tất
yếu.

3. Không được xem nhẹ ngẫu nhiên vì ngẫu nhiên có thể chuyển hóa thành tất
nhiên
Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, không được xem
nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên, mặc dù nó không quyết định xu hướng phát
triển của sự vật vì cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển
hóa thành cái tất nhiên.
Ăng-ghen nhận định rằng: Việc quy định tất cả mọi hiện tượng về tất
nhiên, phủ nhận sự tồn tại khách quan của ngẫu nhiên về thực chất không
phải là nâng ngẫu nhiên lên trình độ tất nhiên mà là hạ tất nhiên xuống trình
độ ngẫu nhiên. Ông cũng phê phát chủ nghĩa siêu hình và cho rằng: Đối với
các nhà duy vật này (DV Siêu hình), một vật nào đó chỉ có thể hoặc là tất
nhiên, hoặc là ngẫu nhiên chứ không thể vừa cái này, vừa cái kia. Vậy là tất
nhiên và ngẫu nhiên chỉ tồn tại bên cạnh nhau trong tự nhiên mà thôi

6
B. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất
nhiên và ngẫu nhiên vào quá trình học tập của sinh viên Đại học

I. Xét về khái niệm cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

- Xét về khái niệm phạm trù tất nhiên: Sinh viên đi học thì phải kiểm
tra, đó là điều tất nhiên.

- Xét về khái niệm phạm trù ngẫu nhiên: Kiểm tra kiến thức nào, nội
dung ra sao thì đó là điều ngẫu nhiên, sinh viên rớt môn là một ngẫu
nhiên.

II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù tất nhiên và ngẫu vào quá trình học tập của sinh viên Đại học

1. Tất nhiên không tách rời ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn

Trong hoạt động thực tiễn ta phải dựa vào cái tất nhiên. Tuy nhiên,
không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên ra khỏi ngẫu
nhiên
Sinh viên rớt môn là một ngẫu nhiên. Nhưng nếu sinh viên đó cứ rớt liên
tiếp nhiều môn, vậy thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên ấy ẩn giấu 1 cái tất
nhiên nào đấy. Có thể do sinh viên ấy không chú tâm nghe giảng, thường
xuyên không làm bài, không đi học đầy đủ, không chú tâm việc học nên dẫn
đến nợ môn là 1 điều tất nhiên. Nhưng cái tất nhiên không thể tồn tại thuần
tuý mà nó được bộc lộ thông qua từng trường hợp nợ môn cụ thể, ngẫu
nhiên, xảy ra thường xuyên.
Đi học là một điều tất nhiên nhưng sau 4 năm học chương trình đào tạo
chính quy thì tốt nghiệp được hay không là điều ngẫu nhiên. Có nhiều sinh
viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, đủ tín chỉ thì chắc chắn được tốt
nghiệp. Vậy sau 4 năm học, lý do vì sao lại chưa tốt nghiệp? Sinh viên còn
nợ nhiều học phần, chưa đủ tín chỉ hay có bạn học ngôn ngữ nhưng chưa thi
lấy bằng đánh giá năng lực ngoại ngữ đúng như yêu cầu của trường; và còn
tình trạng khá phổ biến đó là hoàn thành hết tất cả học phần, đủ tín chỉ
nhưng không đủ điểm rèn luyện, không có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ,
công nghệ thông tin và kỹ năng mềm.
7
Ta thấy rằng mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên rất chặt
chẽ, quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, xã hội và trong vấn đề này,
sinh viên là đối tượng nghiên cứu thực tiễn.

2. Khi cái ngẫu nhiên xảy ra phải có phương án dự phòng

Do cái ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật. Cho nên,
trong hoạt động thực tiễn, ngoài những phương án chính chúng ta phải có
phương án dự phòng để chủ động khi cái ngẫu nhiên xảy ra.
Khi quá trình học tập, tiếp thu kiến thức thì chúng ta phải kiểm tra để
đánh giá năng lực học tập của sinh viên (tất nhiên). Nói về kiểm tra, sinh
viên là người được kiểm tra không biết trước nội dung kiểm tra là gì (ngẫu
nhiên).
Để tránh lúc kiểm tra gặp tình trạng đề khó hay đề hỏi câu hỏi mở rộng, có
kiến thức liên hệ bên ngoài, sinh viên phải có phương án dự phòng trước để
ứng phó kịp thời cái ngẫu nhiên mới xuất hiện bằng cách: Trong quá trình
học tập, luôn chú ý nghe giảng, ghi chép những kiến thức mở rộng, chuyên
sâu mà thầy cô chia sẻ. Việc chăm chú nghe giảng trên lớp được xem như
hơn cả một lần nghe giảng bình thường, học bài ngay tại lớp. Khi về nhà, chỉ
cần ôn tập lại, hồi tưởng lại các kiến thức ở trên lớp. Các môn có bài tập
thực hành, luyện tập, có toán học như Thống kê ứng dụng, Kinh tế vĩ mô,...
thì cần làm thường xuyên, nắm chắc các phép tính, công thức, phương pháp.
Đến gần ngày kiểm tra, sinh viên chỉ cần ôn lại các bài tập đã làm, những
điều ghi chép trong sách vở, có thể tham khảo thêm các tài liệu có kiến thức
liên hệ thực tiễn là đến ngày kiểm tra, dẫu đề bài có gài bẫy, khó khăn đến
đâu cũng có thể tự tin làm tốt được. Việc ôn tập trước khi kiểm tra là một
điều rất quan trọng.

3. Không được xem nhẹ cái ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn

Do cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa thành
cái tất nhiên. Cho nên, trong nhận thức của hoạt động thực tiễn không được
xem nhẹ cái ngẫu nhiên.
Sinh viên đi học khác với học sinh đi học ở chỗ: học sinh kiểm tra
điểm thấp thì đánh giá học lực yếu, trung bình, còn sinh viên kiểm tra điểm
thấp, không đạt đủ điểm qua môn thì phải thi lại môn đó, nếu thi lại môn đó
vẫn không cải thiện được điểm thì bị rớt môn, đóng tiền đi học lại, tốn tiền.
8
Sinh viên xem việc đi học là tất nhiên còn việc rớt môn là một điều
ngẫu nhiên. Nhưng điều ngẫu nhiên ấy bắt đầu xảy ra nhiều hơn, đáng sợ
hơn nữa là sinh viên xem việc rớt môn là điều bình thường, xem nhẹ nó. Đó
chẳng phải là một tư duy tích cực mà đó chỉ là sự ngụy biện cho sự lười
biếng, bao che lỗi lầm của bản thân. Nguyên nhân của việc rớt môn là rất
nhiều, kết quả của việc rớt môn không chỉ nhiều mà còn mang hệ lụy, hậu
quả khó lường như tốn tiền ba mẹ, tốn thời gian của bản thân, ảnh hưởng
đến chất lượng học tập của học kì sau, điều tồi tệ nhất là có bạn còn mang tư
tưởng đã từng học qua môn này rồi, cứ chủ quan, không làm bài tập, không
làm việc nhóm tốt, tiếp tục mắc sai lầm thêm lần nữa.
Học là việc tất nhiên nhưng học như thế nào, áp dụng phương pháp học tập
ra sao thì là điều ngẫu nhiên. Có bạn đối với những môn đại cương thì chọn
cách học vẹt, học tủ, học đủ để lấy điểm qua môn chứ không cần điểm cao.
Có bạn muốn đạt được kết quả cao, giành được học bổng nhưng lại học theo
lối mòn, không thay đổi cách học, chỉ học để biết nhưng không nhớ lâu,
không thể áp dụng thực tế được. Phương pháp học tập của mỗi người là
riêng biệt, khác nhau nhưng không thể xem học vẹt, học tủ là cách chống
chế được. Bản thân mỗi người phải đề ra một phương pháp học tập cụ thể và
cố gắng hoàn thành tốt. Có như vậy thì không khó để học tập những kiến
thức mới được.

IV. Ý nghĩa phương pháp luận trong tư duy và thực tiễn với quá trình
học tập.

- Không được xem nhẹ việc rớt môn là ngẫu nhiên trong quá trình học
tập.
- Không được chủ quan trong việc học tập.
- Phải có những phương pháp học tập cụ thể , hợp lí .
- Các bạn sinh viên phải thay đổi nhận thức, bản thân, học hỏi và
trải nghiệm từng ngày, không ngừng cố gắng vươn lên để tạo môi
trường học tập vui vẻ, thoải mái, tràn đầy tinh thần tuổi trẻ, để là người
dẫn đường cho thế hệ tiếp bước mai sau.
PHẦN KẾT LUẬN

Tất nhiên và ngẫu nhiên hay hiểu theo nghĩa khác là cái tất yếu và cái có
9
thể là một cặp phạm trù trong triết học, là một trong những nội dung nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến.
Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên mang tính khách
quan, tính phi thuần túy và chuyển hóa lẫn nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa
chúng là một sự gắn kết bền vững, tác động và ảnh hưởng qua lại.
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên vào quá
trình học tập của sinh viên Đại học là một điểm mới, khác lạ so với
những cặp phạm trù khác như nguyên nhân – kết quả, lượng – chất, nội dung –
hình thức... Với thực trạng sinh viên hiện nay còn nhiều tình trạng đáng buồn
làm giảm đi tính sáng tạo, giảm sự nhiệt huyết học hỏi của các bạn. Tất nhiên và
ngẫu nhiên cho thấy được nhiều mặt của một vấn đề, những nguyên nhân cũng
như hậu quả mà các bạn sinh viên đang gặp phải. Từ đó, đưa ra những phương
pháp tích cực để sinh viên nhận thức được giá trị bản thân, tầm vai trò quan
trọng của một cá nhân trong một cộng đồng là rất lớn.
Các bạn sinh viên phải thay đổi nhận thức, bản thân, học hỏi và trải
nghiệm từng ngày, không ngừng cố gắng vươn lên để tạo môi trường học tập
vui vẻ, thoải mái, tràn đầy tinh thần tuổi trẻ, để là người dẫn đường cho thế hệ
tiếp bước mai sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2021
10
Đọc từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_gi%E1%BB%AFa_t
%E1%BA%A5t_nhi%C3%AAn_v%C3%A0_ng%E1%BA%ABu_nhi
%C3%AAn#:~:text=%C3%9D%20ngh%C4%A9a%20ph%C6%B0%C6%A1ng
%20ph%C3%A1p%20lu%E1%BA%ADn,-Tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB
%8Dc%20M%C3%A1c&text=Trong%20ho%E1%BA%A1t
%20%C4%91%E1%BB%99ng%20th%E1%BB%B1c%20ti%E1%BB%85n,x
%E1%BA%A3y%20ra%2C%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20kh
%C3%B4ng.
Hết

11

You might also like