You are on page 1of 2

2.

Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết


học
Trong hoạt động nhận thức

Hoạt động nhận thức phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan hay phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức, cụ thể :

- Chống thái độ chủ quan duy ý chí, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan, không đếm
xỉa đến điều kiện vật chất khách quan, tuỳ tiện, phiến diện, lấy ý muốn, nguyện vọng, cảm
tính làm xuất phát điểm cho chủ trương chính sách; hậu quả là đường lối không hiện thực,
không tưởng và tất yếu sẽ đi đến thất bại trong hoạt động thực tiễn.

Mục tiêu học bổng có xuất phát từ thực tế khách quan không, có từ năng lực tố chất, xem
các bạn, bên ngoài, môi trường phạm vi khoa.

- Cần khái quát, tổng kết hoạt động thực tiễn để thường xuyên nâng cao năng lực nhận
thức, năng lực chỉ đạo thực tiễn, chống tư tưởng thụ động ngồi chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh,
vào điều kiện vật chất.

Nhận thức xuất phát từ thực tế không chỉ là mơ tưởng hão huyền

-> Góp phần xây dựng năng lực tư duy biện chứng
- Cùng với các nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử; nguyên tắc
khách quan tạo cơ sở cho việc xây dựng một phương pháp tư duy biện chứng khoa học và
hiệu quả. Trong Bút ký triết học, V.I.Lênin chỉ ra rằng, "tính khách quan của sự xem xét
không phải thí dụ, không phải dài dòng, mà bản thân sự vật tự nó".
- Bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan không tồn tại cô lập, tách rời,
mà tồn tại trong những mối liên hệ hữu cơ với nhau. Hơn nữa, những mối liên hệ ấy lại vô
cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, bao gồm cả những mối liên hệ bản chất và
không bản chất, tất nhiên và ngẫu nhiên, chủ yếu và thứ yếu. Vì thế, khi nhận thức thế giới
khách quan, tư duy biện chứng đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện. V.I.Lênin viết:
"Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất
cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều
đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho
chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc". Muốn nhận thức được khách quan thì
cần phải xem xét vấn đề đặt ra một cách toàn diện. Qua đó mới đánh giá đối tượng một
cách chính xác, đầy đủ, toàn vẹn; xem xét đối tượng như một chỉnh thể, hệ thống; tránh
được lối tư duy phiến diện, chiết trung, ngụy biện.
Không thể đánh giá một bạn tính cách của 1 bạn học sinh thì phải đánh giá trên mối quan
hệ với hs khác, với gia đình, với thầy cô.
- Phát huy tính năng động sáng tạo và tích cực của ý thức, của nhân tố con người để cải tạo
thế giới khách quan và tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm tới
đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy dân chủ rộng rãi.

Đặt ra đường lối chính sách, quan điểm, tri thức, hoài bão, mơ ước

Nhận thức là như vậy nhưng hành động theo nguyên tắc khách quan

You might also like