You are on page 1of 2

Thực tiễn

⁃ Là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người
nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
⁃ Có 3 hình thức thực tiễn: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội,
hoạt động, thực nghiệm khoa học
⁃ Các hình thức của thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. Nhưng
trong đó hoạt động sản xuất vật chất là quan trọng nhất.
Nhận thức
⁃ Là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ
óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách
quan.
⁃ Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình trong đó có nhiều
giai đoạn, trình độ và hình thức khác nhau; nhưng cơ bản là có nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính.
1. Nhận thức cảm tính
• Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Nó được thể hiển dưới 3 hình thức
là cảm giác, tri giác và biểu tượng
Cảm giác Tri giác Biểu tượng
- Là hình thức đầu tiên của - Là sự tổng hợp nhiều - Là hình ảnh của sự vật
quá trình nhận thức và là cảm giác, nó đem lại hình được giữ lại trong trí nhớ
nguồn gốc của mọi hiểu ảnh hoàn chỉnh hơn về sự và nó thường được hiện ra
biết của con người. Ví dụ vật. Ví dụ khi muối ăn tác khi có những tác động
khi trời mưa thì con người động vào các cơ quan cảm đến trí nhớ con người. Ví
sẽ có cảm giác lạnh giác thì mắt sẽ cho ta biết dụ ta sống trong một căn
muối có màu trắng, da sẽ nhà từ nhỏ đến lớn rồi khi
cho ta biết muối cứng và chuyển đi nơi khác và khi
lưỡi sẽ cho ta biết muối nhắc đến thì trong trí nhớ
có vị mặn. của bạn vẫn sẽ có hình
ảnh của ngôi nhà đó.
2. Nhận thức lý tính
• Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên
cơ sở nhận thức cảm tính. Nhận thức lý tính sẽ được thể hiện ở các hình thức như là khái
niệm, phán đoán và suy lý. Bên cạnh đó chúng ta còn có trình độ nhận thức kinh nghiệm-
trình độ nhận thức lý luận, trình độ nhận thức thông thường- trình độ nhận thức khoa học.

Vai trò của thực tiễn đối vớ nhận thức


Có hai vai trò đó là : cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và Tiêu chuẩn của
chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức
1. Vai trò thứ nhất
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc
lộ những thuộc tính, những quy luật để cho con người nhận thức chúng.
- Vd: Con người nguyên thuỷ qua các hoạt động thực tiễn như săn bắt hái lượm thì
con người dần hiểu biết hơn, từ đó người ta biết đến nuôi trồng, chăn nuôi, cải tiến
công cụ lao động,...
Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Hiện thực khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp với tiến trình hiện thực
phải thông qua thực tiễn. Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người
phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc về thế
giới.
- Vd: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đo
lường sức chứa của cái bình từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí,... mà
toán học đã ra đời và phát triển.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực
sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn.
- Vd: Từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y mà các nhà nghiên cứu đã khám
phá và giải mã ra bộ gen ở người. Hay để bảo vệ môi trường mà con người đã
nghiên cứu ra các vật liệu thân thiện với môi trường.
2. Vai trò thứ hai
Tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức
- Điều này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức. Chỉ có đem
những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra,
kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.
- Vd:

You might also like