You are on page 1of 3

Dàn bài chi tiết về “Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Quản ngục trong

tác phẩm “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân”

I. Mở bài
– Giới thiệu tập truyện ngắn Vang bóng một thời.
– Giới thiệu truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
– Giới thiệu nhân vật Quản ngục- vẻ đẹp của một thanh âm trong trẻo.
II. Thân bài
– Giới thiệu qua về tác phẩm, nhân vật.
– Giới thiệu tình huống truyện làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.
1. Quản Ngục- một thanh âm trong trẻo, con người bị đặt nhầm chỗ.
– Cách xuất hiện:
+. Quản Ngục được giới thiệu ngay ở phần đầu tác phẩm trong cuộc trò chuyện
với thầy thơ lại. Cái tên HC xuất hiện trong phiến trát khiến Quản Ngục ngờ
ngợ, ông hỏi thầy thơ lại về HC với thái độ quan tâm, mến mộ một cách kín
đáo.
” Chỉ một chi tiết nhưng cũng đủ để người đọc có những ấn tượng đầu tiên về
nhân vật. Sự quan tâm đặc biệt dành cho HC và nhất là cái tài viết chữ “nhanh
và đẹp” của kẻ tử tù như một sự chuẩn bị trước của nhà văn để gây ấn tượng về
nhân vật.
– Từ cách giới thiệu ban đầu đó, nhà văn đã giúp ta hiểu rõ hơn về nhân vật này.
Trong đêm đầu tiên hình ảnh Quản Ngục được khắc hoạ với dáng ngồi tư lự
“khuôn mặt băn khoăn ngồi bóp thái dương…”. Có lẽ trong lòng viên quản
ngục có một tâm sự kín đáo. Quản Ngục băn khoăn bởi sự xuất hiện của HC
trong nhà ngục cũng có nghĩa là một kẻ tài hoa sắp phải chịu án tử hình. Một
nỗi tiếc nuối mơ hồ trước một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ trụ. Một khao
khát thầm kín “Có ông HC trong tay…chữ”.
– Chỉ đến khi nghĩ là sẽ đối đãi để Huấn Cao đỡ cực trong những ngày còn lại
khuôn mặt Quản Ngục mới giãn ra “như mặt nước ao …”.
” Quản Ngục là một con người kín đáo, điềm tĩnh và ẩn chứa một nỗi niềm khó
nói.
– Sống nơi nhà ngục tăm tối ở chỗ người ta thường đối xử với nhau bằng lừa
lọc, tàn nhẫn thế mà Quản Ngục lại là một “tính cách dịu dàng…”, lại biết đọc
“vỡ nghĩa sách thánh hiền từ ngày còn bé”. Quản Ngục thực sự là một kẻ bị đặt
nhầm chỗ “một thanh âm …”.
2. Sự xuất hiện của Huấn Cao trong nhà ngục tỉnh Sơn là điều kiện để làm nổi
bật bản chất tốt đẹp của con người này mà bấy lâu nay hoàn cảnh làm cho khuất
lấp
– Cái đáng quý nhất ở Quản Ngục chính là sự nâng niu trân trọng cái đẹp và tấm
lòng biệt nhỡn liên tài:
+/. Sự nâng niu trân trọng cái đẹp: Huấn Cao xuất hiện đã làm thức dậy niềm
khao khát bấy lâu của Quản Ngục là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do
chính tay Huấn Cao viết. Khao khát có được chữ của Huấn Cao khiến Quản
Ngục dám làm những điều có thể nguy hại tới tính mạng.
” Sở nguyện cao quý của Quản Ngục giúp ta hiểu hơn con người Quản Ngục.
Con người biết qúy trọng nâng niu cái đẹp hẳn không phải là một người xấu.
+/. Tấm lòng biệt nhỡn liên tài:
• Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng không che giấu “Tôi nghe …rất đẹp
đó không?”
• Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu
…vũ trụ”.
• Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao để Huấn Cao đỡ khổ hơn trong những ngày cuối
cùng còn lại ngay cả khi bị Huấn Cao coi thường, khinh bỉ.
” Đọc CNTT không chỉ thấy thái độ không biết sợ của Huấn Cao đẹp mà thái độ
biết sợ của Quản Ngục cũng đẹp không kém. Thái độ không biết sợ của Huấn
Cao là cái đẹp của khí phách anh hùng. Thái độ biết sợ của Quản Ngục là cái
đẹp của thiên lương trong sáng.
3. Sự gặp gỡ của viên Quản Ngục với Huấn Cao chính là sự gặp gỡ của những
nhân cách cao đẹp khiến cho cảnh cho chữ càng giàu ý nghĩa
– Cảnh cho chữ lại diễn ra trong một nơi nhà ngục “đêm hôm đó trong trại giam
tỉnh Sơn, ở một không gian chật hẹp, ẩm tối: “tường đầy mạng nhện…”. Nhưng
giữa không gian chật hẹp đó với bút pháp tương phản nhà văn đã gây ấn tượng
cho người đọc với hình ảnh tráng lệ, nổi lên giữa không gian tăm tối là bó đuốc
tẩm dầu …là tấm lụa trắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ…và mùi thơm của chậu
mực. Ánh sáng từ ngọn đuốc, ngọn lửa như xua đi khung cảnh tăm tối ảm đạm
chốn lao tù.
– Những nét vẽ như khắc như chạm đã vẽ lên một hình ảnh hào hùng “Một
người tù…” cạnh đó là thầy thơ lại và Quản Ngục. Sự khúm núm, run run
không phải là biểu hiện của sự hèn nhát mà là thái độ ngưỡng vọng trước cái
đẹp, cái tài.
– Động tác của họ ăn ý nhịp nhàng “Huấn Cao…” thể hiện sự thấu hiểu tận đáy
lòng.
” Không còn nhà ngục, không còn kẻ tử tù, không còn viên quan coi ngục nắm
quyền sinh quyền sát trong tay, chỉ còn lại những dòng chữ tươi tắn.
– Những lời khuyên chân thành và thái độ ân cần của Huấn Cao đã làm cho
Quản Ngục bừng tỉnh, vái lạy người tù. Có cái vái lạy làm cho con người ta trở
nên thấp hèn, nhưng cũng có cái vái lẫy khiến tầm vóc con người lớn lao hơn.
Và cái vái lạy của Quản Ngục trước Huấn Cao là một cái vái lạy tôn cao nhân
cách. Đó là cái vái lạy trước cái đẹp.
“Quan niệm nghệ thuật của nhà văn: trong mỗi con người đều có một người
nghệ sĩ, đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Không phải ai cũng xấu hết,
bên cạnh phần ác quỷ vẫn có “thiên lương”.
Cái đẹp tồn tại cả trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà
nó lụi tàn mà nó càng mạnh mẽ và bền bỉ như hoa sen giữa đầm lầy.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính.
– Thủ pháp tương phản đối lập.
– Vốn văn hoá cổ và ngôn ngữ điêu luyện tạp nên sự hấp dẫn và net riêng cho
nhân vật.
III. Kết bài
– Đáng giá thành công của tác phẩm, tài năng của nhà văn.
– Vẻ đẹp, ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

You might also like