You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH




BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA
TRIẾT HỌC MÁC

LỚP 01 NHÓM 06 HK 231


NGÀY NỘP 23/10/2023
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Xếp Điểm
Học viên thực hiện MSID Nhiệm vụ Ký tên
loại số

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC I
MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
Phương pháp nghiên cứu 1
Kết cấu của đề tài 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC 2
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, khoa học nước Đức thế kỉ XIX 2
1.2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức 2
1.3. Thành tựu và hạn chế của triết học cổ điển Đức 2
1.3.1. Thành tựu 2
1.3.2. Hạn chế 2
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 2
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC 3
2.1. Bản thể luận triết học cổ điển Đức 3
2.2. Nhận thức luận của triết học cổ điển Đức 3
2.3. Nhân bản luận triết học cổ điển Đức 3
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 3
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC ĐẾN TRIẾT
HỌC MÁC 4
3.1. Ảnh hưởng của bản thể luận triết học cổ điển Đức đến triết học Mác…. 4
3.2. Ảnh hưởng của nhận thức luận triết học cổ điển Đức đến triết học Mác….
4
3.3. Ảnh hưởng của nhân bản luận triết học cổ điển Đức đến triết học Mác…. 4
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 4
KẾT LUẬN 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

I
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết cấu của đề tài

1
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC


1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, khoa học nước Đức thế kỉ XIX
1.2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức
1.3. Thành tựu và hạn chế của triết học cổ điển Đức

1.3.1. Thành tựu

1.3.2. Hạn chế

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

2
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
2.1. Bản thể luận triết học cổ điển Đức

Bản thể luận hay thế giới quan trong triết học cổ điển Đức được Cantơ lần đầu
tiên sử dụng và được ông định nghĩa là thế giới trong sự cảm nhận của con người và
sau đó được bổ sung thêm rằng bên trong thế giới quan luôn sẵn có một sơ đồ xác định
về thế giới mà không cần tới một sự giải thích lý thuyết nào.

Trong triết học Mác, bản thể luận được định nghĩa là khái niệm triết học chỉ hệ
thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về
vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế
giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt
động thực tiễn của con người.

Như vậy, có thể hiểu bản thể luận là hệ thống quan điểm, quan niệm, tư tưởng
của con người về thế giới, về cuộc đời và vị trí của con người trong thế giới đó.

Như đã đề cập ở chương 1, nước Đức vào khoảng thời điểm thế kỉ XVIII đến nửa
đầu thế kỉ XIX chịu ảnh hưởng lớn từ những điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị
đương thời. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp chậm phát triển, triều đình
vua Phổ thì tăng cường quyển lực nhằm củng cố chế độ quân chủ phong kiến cản trở
nước Đức phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thời kì này bị Ăngghen đánh
giá là một trong những thời kì hèn kém nhất trong lịch sử nước Đức.

Trong khi các nước láng giềng như Pháp tiến hành cuộc cách mạng tư sản, Anh
thực hiện các cuộc cách mạng công nghiệp thì nước Đức vẫn còn là một quốc gia
phong kiến lạc hậu về kinh tế và chính trị. Vì giai cấp tư sản Đức yếu kém, không đủ
khả năng nắm chính quyền, nên các nhà lý luận của giai cấp này là những nhà triết học
duy tâm, sáng lập ra các hệ thống triết học rất trừu tượng, tách khỏi đời sống thực tiễn.
Các nhà triết học duy tâm Đức, bắt đầu từ Cantơ trở đi đã xây dựng bản thể luận triết
học trong tư duy, ý thức của chủ thể, đặc biệt đề cao tính năng động và tính duy lý của
chủ thể.

Cantơ

3
Tư tưởng triết học của Cantơ được chia ra thành thời kỳ tiền phê phán trong
khoảng thời gian từ năm 1746 và thời kỳ phê phán bắt đầu từ năm 1781.

Trong thời kì tiền phê phán, ông tập trung về tiên đoán sự hình thành tự nhiên
của vũ trụ, về tính toàn vẹn của cấu trúc thế giới, về sự tác đông hỗ tương giữa các lực
trong tự nhiên và được thể hiện trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên tổng quát và thuyết
bầu trời”. Giá trị chủ yếu tư tưởng Cantơ thời kỳ này là: trong thời đại thống trị của
chủ nghĩa máy móc ông là một trong những người đầu tiên cố gắng xác lập bức tranh
về một thế giới vận động, sống động, luôn tiến hóa.

Tiếp tới thời kì phê phán, Cantơ chuyển hướng từ kế thừa truyền thống đến thực
hiện “bước ngoặc Copernic”. Khác hẳn với các nhà triết học Anh, Pháp, Cantơ không
chỉ bàn đến lĩnh vực bản thể luận, nhận thức luận mà còn bàn đến con người với tính
cách là một chủ thể hoạt động. Trong tác phẩm “Phê phán lý tính thực tiễn” Cantơ đã
đưa ra quan điểm như sau: Con người là chủ thể hoạt động là nền tảng và là điểm xuất
phát của mọi vấn đề triết học. Con người vừa là chủ thể, đồng thời là kết quả quá trình
hoạt động của chính mình. Bản thân lịch sử là phương thức tồn tại của con người. Mỗi
cá nhân hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình và tự ý thức về mình. Bên cạnh quan
điểm tiến bộ đó, Cantơ cùng bộc lộ hạn chế ở chỗ, đề cao sự mạnh trí tuệ của con
người tới mức cực đoan: sáng tạo ra các quy luật của thế giới. Thần thánh hóa con
người tới mức coi bản thân thế giới tự nhiên phải hoạt động theo ý chí con người.

Về lĩnh vực nhận thức con người, khi nghiên cứu triết học Cantơ, người ta cũng
có thể thấy rất rõ thái độ trân trọng của ông đối với con người và lý trí con người. Chỉ
có điều, là một nhà triết học độc đáo nên việc đề cao con người ở Cantơ cũng rất khác
biệt so với các nhà tư tưởng khác. Theo Cantơ, “thế giới vật tự nó” là thế giới dành
cho cảm giác.

Do vậy, thế giới đó đóng kín đối với lý tính và đối với khoa học. Tuy thế, theo
cách giải thích của Cantơ, đối với “thế giới vật tự nó”, con người không phải là tuyệt
nhiên không thể vươn tới được. Bởi lẽ, con người, trong quan niệm của Cantơ, luôn
sống trong cả hai thế giới - thế giới mà cảm giác có thể đạt tới và thế giới mà trí tuệ có
thể đạt tới (còn gọi là thế giới khả giác và thế giới khả niệm). Thế giới mà cảm giác có
thể đạt tới, theo Cantơ, đó là giới tự nhiên. Còn thế giới mà trí tuệ đạt tới - đó là thế

4
giới của tự do. Tự do trong quan niệm của Cantơ là một trạng thái mà ở đó, con người
hoàn toàn không bị lệ thuộc vào những nguyên nhân tiền định nào đó vốn có trong thế
giới có thể cảm giác được. Tự do là khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giác tính
con người hoạt động độc lập với các quy luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện
tượng luận, nó tồn tại một cách tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận. Trong biên
giới của tự do, hành động và hành vi của con người không bị chi phối bởi lý tính lý
luận mà bị chi phối bởi tính thực tiễn. Lý tính được gọi là thực tiễn, theo Cantơ, là lý
tính mà ý nghĩa chủ yếu của nó là điều chỉnh hành vi con người. Động lực của lý tính
thực tiễn không phải là tư duy, mà là ý chí của con người. Cantơ gọi ý chí của con
người là vương quốc của sự tự trị. ở đây, ý chí của con người được quy định không
phải bởi các nguyên nhân bên ngoài, tức là những nguyên nhân thuộc về tính tất yếu
của giới tự nhiên hoặc những nguyên nhân thuộc về Thượng đế. Theo Cantơ, ý chí của
con người được quy định bởi những quy luật, luật lệ vốn có của riêng nó. Đó là những
quy luật, luật lệ mà ý chí tự đặt ra cho bản thân mình.

Như đã nói ở trên, chính Cantơ chứ không phải ai khác, là người đầu tiên đã đề
xuất và “bảo vệ một cách quyết liệt nhất” việc phân chia nhân học thành một khoa học
độc lập. Trong so sánh với các lĩnh vực tri thức đã được xác lập, Cantơ coi nhân học,
mà trước hết là nhân học triết học (philosophical anthropology) là một ngành có đối
tượng riêng của mình, có phương thức nghiên cứu riêng của mình. Với Cantơ, nhận
thức con người cũng có nghĩa là nhận thức thế giới; chỉ có thông qua con người, các
vấn đề của nhận thức thế giới, xã hội mới được giải quyết. Cantơ viết: “Mục tiêu của
tất cả những thành tựu văn hoá mà con người học được là ứng dụng những tri thức và
những kinh nghiệm đã thu nhận được vào thế giới. Nhưng đối tượng quan trọng nhất
trong thế giới mà những tri thức này có thể ứng dụng được - đó là con người, chừng
nào con người còn là mục đích tự thân cuối cùng”[1]. Khi xác định nhiệm vụ cho triết
học, Cantơ tự đặt cho riêng mình 4 câu hỏi mà về sau người ta hiểu đó là 4 nội dung cơ
bản của toàn bộ nhận thức con người:

1. Tôi có thể biết gì?

2. Tôi có thể làm gì?

3. Tôi có thể hy vọng gì?

5
4. Con người là gì?

Theo Cantơ, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận. Câu hỏi
thứ hai dành cho đạo đức học. Câu hỏi thứ ba dành cho tôn giáo và thần học, đòi hỏi
tôn giáo phải cắt nghĩa những hy vọng thực tế và phi thực tế của con người. Và cuối
cùng, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ tư thuộc về nhân học - nhân học, mà ngay trong
cách đặt vấn đề của Cantơ cũng đã được phân biệt rạch ròi với nhận thức luận, với đạo
đức học và với tôn giáo. Rõ ràng, đây là một kiểu phân loại hết sức độc đáo mà trước
đó, khoa học, tôn giáo và triết học thường có thái độ loại trừ nhau, không thừa nhận
tiếng nói và vị thế của nhau trong đời sống tinh thần con người. Cách phân loại của
Cantơ đặt lại vấn đề về ý nghĩa của sự tồn tại người trong chính nhận thức. Hơn thế
nữa, Cantơ còn chỉ rõ thực chất của sự nhận thức thế giới nói chung đối với con người,
hoá ra lại chính là, nhận thức con người; Cantơ viết: “Về thực chất, toàn bộ điều đó (4
câu hỏi và sứ mệnh trả lời 4 câu hỏi ấy) có thể quy giản về nhân học. Bởi vì, ba vấn đề
đầu tiên thuộc về vấn đề cuối cùng”[1].

Kể từ Cantơ, nhân học triết học nói riêng và đặc biệt, các ngành nhân học thực
nghiệm khác đã có những bước tiến rất dài trong nhận thức về con người và đời sống
con người. Ngày nay, nhắc đến nhân học người ta rất ít nói về Cantơ, nhưng quả thực
công lao của ông đối với ngành khoa học này thì khó có thể phủ nhận.

Quan niệm về đạo đức: Để trả lời câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?” Cantơ đã xây
dựng một số quan niệm về đạo đức, những quan niệm đó chứa đựng trong tác phẩm
“Phê phán lý tính thực tiễn”. Ông cho rằng, trong xã hội cần phải có các quy tắc đạo
đức. Các quy tắc đó không thể xuất phát từ yếu tố cảm tính nhất thời mà phải xuất phát
từ lý tính. “Lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lý và chuẩn mực đạo
đức”[1] bởi vì các khát vọng cảm tính chỉ đưa con người tới ích kỷ, phi đạo đức.

Cantơ đưa ra nguyên lý cơ bản của đạo đức, gọi là mệnh lệnh tuyệt đối. Mệnh
lệnh đòi hỏi mọi người sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình, tôn trọng người
khác, sống theo lẽ phải, tôn trọng sự thật, sống bình đẳng trong cộng đồng. Người này
có quyền nào đó, thì mọi người khác phải có quyền như thế, tạo điều kiện để họ thực
hiện được quyền đó. Mọi người cần phải ngăn chặn những hành động trái với mệnh
lệnh tuyệt đối.

6
Ông còn cho rằng: Tự do là phạm trù trung tâm của đạo đức, là lý tưởng cao cả
nhất của nhân loại, là cái cao quý nhất trên trần gian.

Quan điểm đạo đức tuy có nhiều điểm không tưởng phi lịch sử, phi giai cấp,
thiếu cơ sở hiện thực nhưng chứa đựng nhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc vì nó góp
phần xóa bỏ quan niệm ích kỷ hẹp hòi, giải phóng tư tưởng con người khỏi gông cùm
của ý thức hệ phong kiến.

Ngoài ra, Cantơ đã phát triển Học thuyết về mâu thuẫn (Antinomi), đã góp phần
quan trọng trong sự phát triển phép biện chứng với tư cách là lôgíc và phương pháp
luận. Ông cho rằng lý tính của con người có khát vọng xâm nhập vào lĩnh vực “vật tự
nó” để đạt tới tri thức tuyệt đối vượt ra ngoài giới hạn của kinh nghiệm cảm tính. Điều
đó dẫn tới nảy sinh những mâu thuẫn (Antinomia). Cantơ đã nêu lên bốn mâu thuẫn,
mỗi mâu thuẫn được cấu tạo từ hai luận đề đối lập nhau.

Hêghen

Hêghen là bộ óc bách khoa của nền triết học Đức, đã xây dựng một hệ thống triết
học đồ sộ với ba phần chính là Lôgíc học (tìm hiểu các quy luật của tư duy trong dạng
thuần túy, “nguyên chất” của nó); Triết học tự nhiên (tư duy khách quan hóa, hướng
đến tự nhiên, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên); Triết
học tinh thần (sự thống nhất các mặt đối lập, chủ quan và khách quan, thể hiện trong
hoạt động của con người). Trật tự hệ thống triết học Hêghen có thể hình dung như sau:
lôgíc (tư duy) - tự nhiên - tinh thần (xã hội). Có thể sắp xếp theo cáhc khác (tự nhiên-
xã hội- tư duy chẳng hạn), song trình tự đầu tiên đã được xác định trong “Bách khoa
tòan thư các khoa học trếit học” - tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Hêghen.

Hêghen giải thích cách trình bày của mình:

1. Tự nhiên thế giới các sự vật tự bản thân chúng không tư duy về chính mình;
chỉ có con người mới có năng lực tư duy về tự nhiên, thế giới các sự vật, và quy định ý
nghĩa tồn tại của chúng; nói khác đi, tư duy quyết định thế giới đang tồn tại, chứ không
ngược lại.

2. Để có thể nhận biết và đánh giá thế giới, con người cần được trang bị những
nguyên tắc tư duy khởi đầu, căn bản, và xem những nguyên tắc ấy như chìa khóa mở

7
vào thế giới. Theo Hêghen việc tìm hiểu các quy luật tư duy (lôgíc học) là cơ sở để tìm
hiểu, giải thích các quy luật của thế giới. Chính vì vậy xuất phát điểm của hệ thống là
lôgíc học, khoa học về tư duy theo nghĩa rộng nhất của từ đó.

Lôgíc học

Khoa học lôgíc là bộ phận cấu thành và đồng thời là hạt nhân của toàn hệ thống,
nơi mà phép biện chứng được trình bày rõ ràng nhất và thể hiện chân thực, đầy đủ của
thế giới quan triết học Hêghen. Hêghen đã chia nhỏ khoa học lôgíc thành 3 phần tử ở
cấp độ nhỏ hơn đó là tồn tại, bản chất, khái niệm.

Ở cấp độ thể nền đơn giản (tồn tại, hay nói như Hêghen, “tồn tại hiện có”) có
những tính quy định cho phép phân biệt tồn tại của vật này với tồn tại của vật khác,
hay so sánh của vật cùng loại. Chúng là chất (tính quy định cơ bản, đồng nhất với tồn
tại của vật) và lượng (tính quy định không cơ bản). Vật với chất và lượng tương ứng
được giới hạn bởi “độ”. Nếu độ (tức giới hạn của tồn tại) bị phá vỡ, chất này biến
thành chất khác. Sự thay đổi về chất được xem như bước nhảy (thay đổi hẳn, triệt để ở
trạng thái sự vật). Bước nhảy là kết quả của quá trình biến đổi về lượng đưa đến những
biến đổi về chất.

Thực ra ở cấp độ thể nền cơ chế biến đổi của sự vật vẫn chưa được phân tích sâu
sắc. Không nên chỉ hiểu sự vật ở bề mặt do tri giác mang đến, mà cần lột tả cái sống
động bên trong, tức “chất gốc” của nó (bản chất).

Bản chất không phải là một thế giới khép kín theo kiểu “vật tự nó”, mà thể hiện
ra với những sắc thái khác nhau (hiện tượng). Toàn bộ thực tiễn sinh động chính là
quan hệ (thống nhất, triển khai, chuyển hóa), của các mặt đối lập (mâu thuẫn). Mối
quan hệ này có thể được xem xét ở những bình diện hết sức phong phú: nội dung -
hình thức, nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên, khả năng - hiện thực v. v.

Ở cấp độ khái niệm những vấn đề vừa nêu trên được đúc kết lại và đạt tới trình
độ “chủ quan”, trừu tượng hóa. Toàn bộ khoa học lôgíc được kết thúc bằng sự phân
tích ý niệm, tức chân lý, sự thống nhất cái chủ quan và cái khách quan. Con đường đi
từ trừu tượng (tồn tại trừu tượng) đến cụ thể (chân lý) đã hoàn thành, như “vòng khâu”
tất yếu của nhận thức.

8
Trong khoa học lôgíc của mình, Hêghen đã phát triển phép biện chứng từ tản
mạn thành hệ thống, từ trình độ chất phát, sơ khai (cổ đại) thành khoa học về mối liên
hệ và sự phát triển. Các quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng đã
được đề cập trong quá trình phân tích sự vận động, chuyển hóa của các khái niệm.
Hêghen đã dự đoán tài tình biện chứng của thế giới, giới tự nhiên, thực tiễn trong biện
chứng của các khái niệm.

Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì được xây dựng trên
cơ sở thế giới quan duy tâm. Tư duy, ý niệm được “bản thể hóa”, biến thành thực tại,
tự thiết lập cho mình quá trình vận động, là, cơ sở cho sự nhận thức thế giới, cái
“khách quan hóa” của ý niệm trong dạng “nguyên chất” của nó. Tính sáng tạo của hoạt
động tư duy biến thành huyền thoại về tư duy, tách khỏi mảnh đất thực tiễn (chủ nghĩa
duy tâm khách quan).

Triết học tự nhiên

Nếu khoa học lôgíc là “khoa học về ý niệm tự nó và cho nó”, thì triết học tự
nhiên là “khoa học về ý niệm trong tồn tại khác của nó”, ra khỏi mình (tha hóa), thành
cái khác mình, cứng đờ và thiếu sinh khí (đôi khi Hêghen thậm chí xem tự nhiên là thứ
“tinh thần hóa đá”).

Trong triết học tự nhiên Hêghen xem xét những vấn đề truyền thống như vật
chất, vận động, không gian, thời gian, các nấc thang sự sống (khóang vật, thực vật,
động vật). Nấc thang sự sống cao nhất, đạt tới trình độ “chủ quan” trong tự nhiên là
động vật, với ba tố chất chủ yếu: cảm xúc, kích thích, tự tái tạo. Vượt qua giới hạn đó
sẽ xâm nhập vào môi trường tinh thần của con người. Như vậy sự phát triển theo thời
gian đã không được Hêghen đặt ra trong tự nhiên (thiếu vắng con người tự nhiên, sinh
học).

Triết học tinh thần

“Triết học tinh thần” thực chất là học thuyết về xã hội, nhưng được Hêghen xem
xét từ bình diện lịch sử vận động và hoàn thiện không ngừng của “tinh thần”, vươn tới
tầm mức “tinh thần thế giới”. Quá trình này mang tính quy luật, nghĩa là “lý trí”, trật
tự, kế thừa.

9
Triết học tinh thần thể hiện sự hòan thiện của tinh thần thế giới, quá trình vươn
tới tự do, được trình bày trong tam đọan thức “tinh thần chủ quan - tinh thần khách
quan - tinh thần tuyệt đối”.

Tinh thần chủ quan, hay lĩnh vực ý thức của con người, triển khai ra thuyết nhân
bản, hiện tượng học và tâm lý học.

Tinh thần khách quan, hay lĩnh vực họat động, “khách quan hóa” tinh thần của
con người trong pháp quyền, đạo đức, phong hóa. Nếu pháp quyền là sự thể hiện ý chí
trong các quan hệ xã hôi, nhất là quan hệ sở hữu, thì đạo đức là sự thể hiện ý chí ở thế
giới của mỗi cá nhân, qua hành vi xử thế, sự cân bằng giữa ước muốn cá nhân và tính
quy định xã hội. Tính quy định xã hội được hoàn thiện dần trong phong hóa,từ gia
đình đến xã hội công dân và nhà nước. Sự phân chia xã hội ra các đẳng cấp do phân
công lao động và “năng lực tinh thần phổ biến” quy định, vì vậy bất bình đẳng là hiện
tượng phổ biến, không thể khắc phục trong điều kiện nhà nước, dù đó là nhà nước lý
tưởng. Nhà nước là sự phát triển cao nhất của tinh thần khách quan, sự thực hiện “tinh
thần nhân dân”, cuộc hành trình của Thượng Đế trong thế giới.

Tinh thần tuyệt đối, hay “tinh thần đạt tới mục tiêu của lý trí thế giới”, nhận biết
mình trong nghệ thuật, tôn giáo, triết học. Chỉ đến nấc thang cao nhất ấy (tinh thần
tuyệt đối) lý trí, tinh thần mới giải phóng khỏi mọi ràng buộc và thể hiện tính hoàn
thiện của thời đại, các hình thức sáng tạo từ trực quan cảm tính (nghệ thuật), biểu
tượng (tôn giáo), đến tư duy trong khái niệm (triết học). Triết học là đỉnh cao của tinh
thần tuyệt đối, bởi lẽ tại đây tinh thần được diễn đạt dưới hình thức khái niệm chặt chẽ
nhất. Do đó triết học là thứ tư duy đặc thù về tư duy, bản tổng kết chung nhất về hiện
thực, tri thức căn bản nhất về thế giới.

Hêghen chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng của Cantơ, một phần từ các tác phẩm
của Heraclitus và Spinoza. Ông triển khai di sản triết học của Cantơ và hình thành nên
thuyết duy tâm siêu hình học của mình.

Ông đề cập về con người và khả năng lớn lao của lý trí con người. Hêghen đã
thiết lập mệnh đề tổng quát rằng “cái gì có lý tính là hiện thực và cái gì hiện thực là lý
tính”, từ mệnh đề này ông đi đến kết luận rằng bất cứ cái gì tồn tại đều có thể hiểu
được. Điều này ông đi ngược lại với những gì mà Cantơ đã đề cấp đến nhưng cho là
10
không thể giải quyết được trong nhận thức của lý trí thuần tuý như: Vấn đề Thượng
Đế, Bản Ngã và Vũ trụ. Bằng tổng hợp triết học đồ sộ của mình, Hêghen tin lý trí con
người có thể lý giải tất cả mọi vấn đề của thực tại.

Riêng vấn đề con người, khác với Cantơ, Hêghen cho rằng các phạm trù không
phải như là những quá trình của tinh thần mà như là những thực tại khách quan có sự
tồn tại độc lập với cá thể tư duy. Ông xem xét những chủ đề về sự tha hóa của con
người khỏi Thượng Đế và sự phục hồi của sự duy nhất bị đánh mất giữa cái hữu hạn
và cái vô hạn, sự vô hạn này là đời sống sáng tạo vốn ôm ấp mọi tư tưởng trong một
vũ trụ duy nhất và đó chính là Thượng Đế hay Toàn Thể hoặc là Thực tại như là một
toàn thế.

Trong tác phẩm chính đầu tiên của ông là Hiện tượng luận về tinh thần
(Phenomenology of the Spirit), Hêghen đề cập đến khả năng biện chứng của con
người, “khởi đi với những mức độ thấp nhất của ý thức và công trình của con người
một cách biện chứng hướng đến mức độ mà ở đó tâm trí con người đạt tới quan điểm
tuyệt đối”[2].

Phoiơbắc

Vốn là người có tư tưởng cách tân, Phoiơbắc mơ tới việc thiết kế những đồ án
cho việc cải cách triết học và ông thực sự đã làm như vậy trong 2 tác phẩm: Những
luận điểm dự thảo cho cuộc cải cách triết học (1842), Những luận đề cơ bản của triết
học tương lai (1843). Trong các tác phẩm đó ông đã khai mở một hướng đi mới cho
các nhà triết học hậu thế, đó là truy tìm bí mật của triết học ngay trong giới tự nhiên và
con người: “Hãy quan sát giới tự nhiên và con người, bạn sẽ thấy trong đó những bí
mật của triết học”[3]. Quan điểm của ông được biểu đạt trong hai từ: “Giới tự nhiên và
con người”. Với cách đặt vấn đề như vậy, người thiết kế đồ án triết học mới này đi sâu
vào việc nghiên cứu bản chất con người bắt đầu từ việc truy tìm:

1. Mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên.

2. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.

3. Mối quan hệ giữa người và người.

4. Mối quan hệ giữa người và thần.

11
Tiếp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên trên nền tảng của chủ nghĩa duy
vật nhân bản, Phoiơbắc cho rằng, con người không phải là sản phẩm của thượng đế
như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt
đối như Hêghen nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: “Giới tự nhiên là ánh
sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi vì
con người là một thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức”[3]. Như vậy, sự phát sinh
và tồn tại của con người cũng giống như sự phát sinh và tồn tại của của các hiện tượng
tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự
nhiên, là một sinh vật bậc cao, có tính vượt trội so với các loài động vật khác ở đời
sống tinh thần của nó: “Sự khác biệt căn bản giữa loài người và loài vật là gì? Câu trả
lời chung rất đơn giản là: đó là sự khác nhau trong ý thức đúng với nghĩa chân chính
của từ này ... Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở chỗ, khi chủ thể có khả năng
nhận thức được loài của mình, bản chất của mình. Động vật nhận thức mình như một
cá thể, nó chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác mà thôi, chứ không phải như một
loài ... Bởi vậy, động vật sống đơn giản một mình, còn con người sống có bạn. Đời
sống nội tâm của con vật hoà đồng với thế giới bên ngoài, còn con người sống với cả
hai chiều: nội tâm và thế giới bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan
mật thiết với loài và bản chất của nó. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với chính
mình”[3].

Toàn bộ mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người phản ánh mối quan hệ giữa
thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, phản ánh tiến trình tiến hoá của sự sống, theo nghĩa
thế giới vô cơ là tiền đề, là cơ sở nền tảng của mọi sự sống nói chung, của đời sống
con người nói riêng. Con người chỉ có thể tồn tại trong giới tự nhiên, trong sự tiếp xúc
với thế giới khách quan bên ngoài nó, và cũng chính thế giới này quy định sự tồn tại
và phát triển của các giác quan con người chứ không phải ngược lại như chủ nghĩa duy
tâm chủ quan khẳng định. Ánh sáng tồn tại không phải để cho con mắt nhìn, mà con
mắt tồn tại bởi vì có ánh sáng, tương tự như vậy, không khí tồn tại không phải để cho
con người hít thở mà con người hít thở bởi vì có không khí, bởi vì, nếu không có
không khí thì sẽ không có sự sống. Tồn tại một mối quan hệ tất yếu giữa thế giới vô cơ
và thế giới hữu cơ. Mối quan hệ qua lại này chính là cơ sở, là bản chất của sự sống.
Bởi vậy, chúng ta không có căn cứ nào để giả định rằng, nếu như con người có nhiều
12
cảm giác hay nhiều cơ quan thì nó sẽ hiểu biết được nhiều thuộc tính hay nhiều sự vật
của tự nhiên hơn ... con người có vừa đủ những giác quan cần thiết để cảm nhận thế
giới trong tính toàn vẹn và tính tổng thể của nó.

Từ việc quan sát hình thể bên ngoài của con người, cho đến mọi hoạt động lao
động sản xuất cũng như hoạt động tinh thần của nó, Phoiơbắc cho rằng, con người là
một sinh vật có hình thể vật lý - sinh lý ở trong không gian và thời gian, nhờ vậy nó có
năng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội so với các loài sinh vật khác. Bản chất con
người là một cái gì đó thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và
tinh thần (tư duy). Sự thống nhất toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và
phát triển như một sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có.Và sai
lầm của chủ óc, nghĩa duy tầm là sự toan tính thủ tiêu sự thống nhất toàn vẹn đó của
con người, tách rời tư duy con người khỏi tồn tại của nó, biến tư duy thành một thực
thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới vật chất. Còn sai lầm của chủ nghĩa
nhị nguyên là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như những thực thể tồn tại độc
lập bên cạnh nhau đó là một sụ khẳng định vòng vo, là lối nói nửa vời, tách đôi trái
ngược.

Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tầm và chủ nghĩa nhị
nguyên trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy, Phoiơbắc đã thừa
nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là tồn tại - chủ
thể, tư duy - thuộc tính. Tư duy xuất phát từ tồn tại, chứ không phải tồn tại xuất phát từ
tư duy… cơ sở của tồn tại nằm ngay trong tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý trí
tuệ là sự tất yếu và chân lý ... bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bản
chất của giới tự nhiên. Tại sao tồn tại là chủ thể, còn tư duy là thuộc tính (của chính
chủ thể đó)? Để trả lời câu hỏi này, theo Phoiơbắc, chúng ta cần đến từ đâu đến, bộ óc
từ đâu đến, cơ quan cơ thể từ đâu đến, thì tinh thần cũng đến từ đấy ngay cả hoạt động
tinh thần cũng là việc làm của cơ thể, của đầu óc con người, hoạt động đó khác với các
hoạt động khác ở chỗ, nó là hoạt động của đầu óc.

Không phải là người nghiên cứu sâu về sinh lý học, song Phoiơbắc cũng nhận
thấy rằng, mỗi con người cụ thể bằng xương bằng thịt đang sống và hoạt động là
những bằng chứng sinh động về sự thống nhất giữa thể xác và tinh thần, giữa phương

13
diện vật lý và phương diện tâm lý. Sự thống nhất này phản ánh sự thống nhất giữa cấu
trúc và chức năng, giữa giải phẫu học và sinh lý học. Và cũng từ đó ông dễ dàng rút ra
một kết luận triết học duy vật rằng, tư duy, ý thức của con người không là cái gì khác
như là thuộc tính vốn có của một dạng vật chất có tổ chức cao - bộ óc con người.
Chính ở đây, ông đã phần nào phỏng đoán được nội dung vấn đề cơ bản của triết học,
điều mà sau này Ăngghen đã phát biểu một cách rõ ràng hơn trong tác phẩm Lutvich
Phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức.

Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc
tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Phoiơbắc đi đến việc tìm hiểu sâu hơn
bản chất tự nhiên - sinh học của con người. “Bản chất chung của con người là gì?
Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim. Con
người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm. Năng lực
tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của
tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu ... Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn
chứa đựng bản chất tối cao, tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó ... con
người tồn tại để nhận thức, yêu thương và mong muốn. Nhưng mục đích của lý tính,
của ý chí, của tình yêu là gì? Là để làm cho con người trở thành người tự do. Qua
những lời lẽ đó, nhà triết học cổ điển Đức muốn chứng minh rằng, bản chất chung của
con người là tổng hoà mọi khát vọng chính trị, mọi năng lực nhận thức và nhu cầu tự
nhiên - sinh học đã trầm tích trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của nó.

2.2. Nhận thức luận của triết học cổ điển Đức

2.3. Nhân bản luận triết học cổ điển Đức

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

14
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC ĐẾN TRIẾT
HỌC MÁC

3.1. Ảnh hưởng của bản thể luận triết học cổ điển Đức đến triết học Mác

Cantơ

Cantơ là người mở đầu, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức, người đã
nêu ra vấn đề về nguồn gốc của những khái niệm, những phạm trù và về vai trò của
chúng trong tư duy khoa học, về vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình nhận
thức.

Với giả thuyết vân tinh nổi tiếng về sự hình thành vũ trụ và cách nhìn mới về con
người, Cantơ, theo nhận xét của Ph. Ăngghen, là người chọc lỗ thủng đầu tiên vào
quan niệm siêu hình về tự nhiên thống trị trong khoa học và triết học suốt thế kỉ XVI –
XVII. Ý nghĩa cách mạng của thuyết vân tinh không chỉ ở chỗ nó chứa đựng nhiều tư
tưởng duy vật và hoàn chỉnh so với các học thuyết vũ trụ trước đó, mà còn ở chỗ đem
lại một cách nhìn mới – cách nhìn phát triển lịch sử về thế giối. Nó khẳng định, không
chỉ Trái Đất, mà cả vũ trụ chúng ta là kết quả của toàn bộ quá trình phát triển và tiến
hóa lâu dài của vũ trụ, đánh tan quan niệm siêu hình thống trị thời đó cho rắng, một
khi thế giới chúng ta đã tồn tại thì nó vẫn cứ mãi mãi như thế từ xưa đến nay. Nhờ vậy,
“vấn đề cái hích đầu tiên đã bị loại bỏ; Trái Đất và tất cả hệ thống Mặt Trời hiện ra
như là một cái gì đã hình thành trong thời gian”. Với giả thuyết này, Cantơ đã bước
đầu xây dựng nền tảng cho quan niệm phát triền biện chứng về tự nhiên.

Hêghen

Hêghen là người đã có công lao to lớn trong việc phát triển phép biện chứng,
mặc dù nền tảng của nó là duy tâm. Ông đã phá hiện ra những quy luật và các phạm
trù cơ bản của phép biện chứng, xây dựng nó trở thành một khoa học về phát triển của
tất thảy mọi sự vật và tư tưởng. Ông khẳng định triết học là đỉnh cao của tinh thần
tuyệt đối, bởi lẽ tại đây tinh thần được diễn đạt dưới hình thức khái niệm chặt chẽ nhất.
Do đó triết học là thứ tư duy đặc thù về tư duy, bản tổng kết chung nhất về hiện thực,
tri thức căn bản nhất về thế giới. Con đường vận động của triết học thể hiện con đường
vận động của lịch sử nhân loại, và mang những tính quy luật.

15
Phoiơbắc

Phoiơbắc là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, đã đem đến sự kết thúc
vinh quang cho tòan bộ nền triết học tư sản cổ điển. Quan niệm về triết học như “khoa
học của các khoa học” đã đạt tới điểm hoàn mỹ của nó trong hệ thống Hêghen, đồng
thời dự báo cách hiểu hiện đại về triết học.

Việc kết hợp thuyết nhân bản với chủ nghĩa duy vật ở triết học Feuerbach đã
khắc phục phần nào tính chất phiến diện của chủ nghĩa duy vật thế kỷ trước trong quan
niệm về con người (“con người - cỗ máy”). Hình ảnh con người sống động, bằng
xương bằng thịt do Phoiơbắc xây dựng là con người nhân loại, con người nói chung,
thiếu những tính quy định xã hội, và chưa được đặt trong những điều kiện lịch sử cụ
thể, nói cách khác, vẫn là con người trừu tượng, phi lịch sử, in đậm dấu ấn của những
đặc điểm tự nhiên, sinh học.

Phoiơbắc góp phần xứng đáng vào sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, đã khôi
phục những nội dung cơ bản của nó trong bối cẢnh chủ nghĩa duy tâm và thần bí đang
còn khá phổ biến tại Đức. Trong quá trình đó Phoiơbắc phê phán chủ nghĩa duy tâm,
nhất là chủ nghĩa duy tâm Hegel (Phoiơbắc từng là học trò và môn đệ của Hêghen),
vạch ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Tuy nhiên Phoiơbắc đã không
hiểu được hạt nhân hợp lý của phép biện chứng Hêghen, vì vậy sự phê phán của ông tỏ
ra không sâu sắc và thiếu sức thuyết phục. Thêm nữa, mặc dù nội dung của triết học
Phoiơbắc về cơ bản là duy vật (đặc biệt trong triết học tự nhiên và ly luận nhận thức),
nhưng ông tránh sử dụng thuật ngữ đó.

Trong quan niệm về tự nhiên của Phoiơbắc chứa đựng một số cái mới, tích cực
(phân tích thuộc tính cố hữu và phương thức tồn tại của vật chất, quá trình tíến hóa của
tự nhiên, vấn đề phát triển …), ảnh hưởng đến sự ra đời của triết học Mác. Tuy nhiên
xét chung cuộc Phoiơbắc chưa vượt khỏi khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Lược khảo biện chứng của quá trình nhận thức ở triết học Cantơ, khái quát đóng
góp của Hêghen vào sự phát triển của phép biện chứng và triết học duy vật nhân bản
của Phoiơbắc: đưa ra cách hiểu mới (hiện đại) về phép biện chứng; hình thành những
nguyên lý cơ bản của phép biện chứng, đào sâu vấn đề biện chứng của quá trình nhận
thức, đi đến tư tưởng về thống nhất phép biện chứng với lý luận nhận thức và lôgíc
16
học, vận dụng phép biện chứng để lý giải các vấn đề của tri thức khoa học; chứng
minh cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm trong giới tự nhiên mà không phụ phuộc vào
bất kỳ học thuyết triết học nào, …

Song phép biện chứng trong triết học cổ điển là phép biện chứng duy tâm (vì
được xác lập trên cơ sở thế giới quan duy tâm) và không triệt để (phản ánh bản chất
của giai cấp tư sản Đức).

3.2. Ảnh hưởng của nhận thức luận triết học cổ điển Đức đến triết học Mác

3.3. Ảnh hưởng của nhân bản luận triết học cổ điển Đức đến triết học Mác

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

17
KẾT LUẬN

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương tây, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Đỗ Minh Hợp (1998), Lịch sử phép biện chứng, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia–
Sự thật, Hà Nội.
[3] Phriđơrich Ăngghen (1977), Lút-Vích Phoi-Ơ-Bắc và sự cáo trạng chung của
triết học cổ điển Đức, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[4] Nguyễn Ngọc Thu, & Bùi Văn Mưa (2003), Giáo trình đại cương lịch sử triết
học, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb.
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội.
[7] Hoàng Lê Khánh Linh (2021), Bình luận và phân tích về triết học cổ điển ở
Đức.
Truy cập từ https://luatminhkhue.vn/binh-luan-va-phan-tich-ve-triet-hoc-co-
dien-o-duc.aspx
[8] Nguyễn Văn Dương (2023), Điều kiện ra đời, phát triển và nội dung của triết
học cổ điển Đức.
Truy cập từ https://luatduonggia.vn/dieu-kien-ra-doi-phat-trien-va-noi-dung-
cua-triet-hoc-co-dien-duc/

19

You might also like