You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM


TÀI LIỆU GIẢNG DẠY


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Biên soạn: ThS. Bùi Anh Tuấn

Cần Thơ, 01/2020


MỤC LỤC

Trang
Kế hoạch giảng dạy ............................................................................................ 1
Vấn đề nghiên cứu khoa học.............................................................................. 5
Cách đặt câu hỏi bằng kỹ thuật 5W1H ............................................................. 9
Thiết kế Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert ............................................. 11
Bảng câu hỏi mẫu.............................................................................................. 14
Báo cáo mẫu .....................................................................................................18
Thuyết minh đề tài Giải Nhất Euréka 2019 ..................................................... 27
Thuyết minh đề tài Giải Nhì cấp Trường 2017 ................................................ 40
Chuẩn APA .......................................................................................................52
Bài báo trên tạp chí của Đại học Oxford ......................................................... 68
Phụ lục các bài báo trích từ Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Tạp chí Giáo dục
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
(SYLLABUS)

* Thông tin học phần


Mã số: SG439.
Số tín chỉ: 2.
Thời điểm giảng dạy: Học kỳ Thu, năm 2021.
* Thông tin giảng viên
Giảng viên: BÙI ANH TUẤN.
Học vị: Thạc sĩ Didactic Toán.
Đơn vị: Bộ môn Sư phạm Toán, Khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ.
Email: batuan@ctu.edu.vn.

1
1. Nội dung học phần
Học phần này trình bày các vấn đề liên quan đến cách thức tiến hành một đề tài nghiên
cứu trong lĩnh vực giáo dục và quy trình xây dựng một đề cương nghiên cứu giáo dục.
Giáo trình còn đề cập đến một số khái niệm phổ biến và các phương pháp nghiên cứu
thường dùng trong nghiên cứu giáo dục.

2. Mục tiêu học phần


1) Hiểu được bản chất của nghiên cứu khoa học;
2) Nắm được và biết vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường
dùng trong Giáo dục và Xã hội;
3) Biết xây dựng một đề cương cho một đề tài nghiên cứu khoa học;
4) Biết thiết kế Bảng câu hỏi và xử lý số liệu điều tra;
5) Biết trình bày một công trình khoa học đúng qui định hiện hành.

3. Kế hoạch giảng dạy

Bài đọc và các


Tuần Chủ đề Các hoạt động
tài liệu khác
1 + Làm quen lớp, giới thiệu + Giáo trình tr. 3 – 10. + Kể chuyện.
môn học. + Tài liệu tr. 4 – 9. + Chọn nhóm.
+ Tổng quan về khoa học + Thảo luận vấn đề
và nghiên cứu khoa học. nghiên cứu.
+ Vấn đề và câu hỏi nghiên + Đặt câu hỏi nghiên
cứu. cứu.
2 + Nghiên cứu lý luận. + Giáo trình tr. 11 – 25. + Phân tích tên các
+ Phương pháp Quan sát. đề tài.

+ Phương pháp Điều tra. + Cách lập phiếu


quan sát.
+ So sánh quan sát và
điều tra.
3 + Thiết kế Bảng câu hỏi + Tài liệu tr. 10 – 17. + Thử thiết kế Bảng
theo thang đo Likert. + Giáo trình tr. 25 – 32. câu hỏi sử dụng
+ Phương pháp Tổng kết thang đo Likert.
kinh nghiệm.
+ Phương pháp Thực
nghiệm.
4 + Xử lý số liệu. + Giáo trình tr.32 – 37. + Trả lời Bảng câu
+ Hai bài thu hoạch hỏi điều tra trong 10
cuối kỳ mẫu phút.

2
+ Thu 10 phiếu, xử lý
số liệu định lượng,
định tính, phân tích
số liệu.
5 + Đề cương nghiên cứu. + Tài liệu tr. 18 – 20. + Phân tích đề cương
+ Các hình thức trình bày + Hai đề cương mẫu. mẫu.
công trình nghiên cứu khoa + Giáo trình tr. 38 – 56. + Phân tích cấu trúc
học. bài báo khoa học.
+ Tài liệu: phần phụ lục.
+ Chỉ ra cấu trúc cơ
bản của luận văn,
khóa luận, tiểu luận.

4. Đánh giá
Học phần này không tổ chức thi cuối kỳ, sinh viên chỉ nộp hai bài thu hoạch:
(1) Thuyết minh đề tài khoa học (làm theo nhóm) xem như bài thu hoạch giữa
kỳ;
(2) Báo cáo khoa học (làm cá nhân).
4.1. Thuyết minh đề tài khoa học
Mỗi nhóm (từ 2 – 3 sinh viên) làm chung một Thuyết minh đề tài khoa học, theo mẫu
Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp trường. Đề cương được nộp 1 tuần sau
thời điểm kết thúc môn học.
4.2. Bài thu hoạch cuối kỳ
Bài thu hoạch này gồm:
1) Bảng câu hỏi cá nhân tự thiết kế. Bảng này gồm 5 câu, trong đó có 3 câu
hỏi đóng, 1 câu hỏi mở, 1 câu hỏi kiểm tra. Yêu cầu: 3 câu hỏi đóng phải thiết
kế theo thang đo Likert và cả 5 câu hỏi phải liên quan đến đề tài trong đề cương
nghiên cứu của nhóm.
2) Bài phân tích các phiếu trả lời, bao gồm:
+ Định lượng: đo tỉ lệ %, chỉ số trung bình, độ lệch chuẩn;
+ Định tính: phân tích các cách trả lời của câu hỏi mở;
+ Dựa vào các phân tích định lượng, định tính, đánh giá, rút ra các kết luận.
Ghi chú: Có thể tiến hành làm bài thu hoạch cuối kỳ theo ba bước sau
1) Dựa vào tên đề tài trong đề cương nghiên cứu của nhóm, thiết kế Bảng câu
hỏi dưới dạng phiếu điều tra;
2) Photo phiếu thành 30 – 40 bản, gởi cho đối tượng điều tra;
3) Thu lại phiếu, xử lý số liệu, viết bài phân tích.
4.3. Tiêu chuẩn đánh giá
+ Chất lượng của các sản phẩm của nhóm;

3
+ Tinh thần chuẩn bị;
+ Sự hợp tác;
+ Thái độ học tập (có mặt đầy đủ, tích cực thảo luận…).
4.4. Biểu điểm
Thuyết minh đề tài: 50 điểm.
Bảng câu hỏi: 10 điểm.
Bài phân tích: 40 điểm (mỗi câu hỏi phân tích được tối đa 8 điểm)
Tổng cộng: 100 điểm
Bảng quy điểm

Điểm A Điểm B Điểm C Điểm D Điểm F


90 - 100 80 - 89 65 - 79 50 - 64 0 - 49

5. Tài liệu tham khảo


[1] Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Lê (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ,
TP. HCM.
[3] Lê Phước Lộc (2000), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Đại học
Cần Thơ, Cần Thơ.
[4] Nguyễn Tấn Phước (2000), Phương pháp thực hiện luận văn tốt nghiệp và tiểu
luận báo cáo thực tập, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.
[5] Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[6] Anderson, G. (1993), Fundamental of educational research, Buckingham -
Phidadelphi, Open University.
[7] Gay, L.R. & Airasian, P. (2000), Educational Research, Prentice-Hall, Inc.,
New Jersey.

4
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, ThS. Nguyễn Huy Tài


Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

(Bài viết trích từ http://www.vocw.edu.vn/content/m10149/latest/)

1. Bản chất của quan sát

Trước đây, con người dựa vào niềm tin để giải thích những gì thấy được xảy ra trong
thế giới xung quanh mà không có kiểm chứng hay thực nghiệm để chứng minh tính
vững chắc của những quan niệm, tư tưởng, học thuyết mà họ đưa ra. Ngoài ra, con
người cũng không sử dụng phương pháp khoa học để có câu trả lời cho câu hỏi. Thí dụ
ở thời đại của Aristotle (thế kỷ IV trước công nguyên), con người (kể cả một số nhà
khoa học) tin rằng: các sinh vật đang sống có thể tự xuất hiện, các vật thể trơ (không có
sự sống) có thể biến đổi thành vật thể hay sinh vật sống, và cho rằng con trùn, bọ, ếch
nhái,… xuất hiện từ bùn lầy, bụi đất khi ngập lũ xảy ra.

Ngày nay, các nhà khoa học không ngừng quan sát, theo dõi sự vật, hiện tượng, qui
luật của sự vận động, mối quan hệ, … trong thế giới xung quanh và dựa vào kiến thức,
kinh nghiệm hay các nghiên cứu có trước để khám phá, tìm ra kiến thức mới, giải thích
các qui luật vận động, mối quan hệ giữa các sự vật một cách khoa học. Bản chất của
quan sát là cảm giác được cảm nhận nhờ giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác,
khướu giác và vị giác. Các giác quan nầy giúp cho nhà nghiên cứu phát hiện hay tìm ra
“vấn đề” nghiên cứu khoa học (NCKH). Khi quan sát phải khách quan, không được
chủ quan, vì quan sát chủ quan thường dựa trên các ý kiến cá nhân và niềm tin thì
không thuộc lĩnh vực khoa học.

Tóm lại, quan sát hiện tượng, sự vật là quá trình mà ý nghĩ hay suy nghĩ phát sinh
trước cho bước đầu làm NCKH. Việc quan sát kết hợp với kiến thức có trước của nhà
nghiên cứu là cơ sở cho việc hình thành câu hỏi và đặt ra giả thuyết để nghiên cứu.

5
2. “Vấn đề” nghiên cứu khoa học

2.1 Đặt câu hỏi

Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra “vấn đề” nghiên cứu
cho nhà khoa học và người nghiên cứu. Câu hỏi đặt ra phải đơn giản, cụ thể, rõ ràng
(xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu) và làm sao có thể thực hiện thí nghiệm để
kiểm chứng, trả lời. Thí dụ, câu hỏi: “Có bao nhiêu học sinh đến trường hôm nay?”.
Câu trả lời được thực hiện đơn giản bằng cách đếm số lượng học sinh hiện diện ở
trường. Nhưng một câu hỏi khác đặt ra: “Tại sao bạn đến trường hôm nay?”. Rõ ràng
cho thấy rằng, trả lời câu hỏi này thực sự hơi khó thực hiện, thí nghiệm khá phức tạp vì
phải tiến hành điều tra học sinh.

Cách đặt câu hỏi thường bắt đầu như sau: Làm thế nào, bao nhiêu, xảy ra ở đâu, nơi
nào, khi nào, ai, tại sao, cái gì, …? Đặt câu hỏi hay đặt “vấn đề” nghiên cứu là cơ sở
giúp nhà khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp. Sau khi chọn chủ đề
nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp nghiên cứu là thu thập tài
liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác
nhau).

2.2 Phân loại “vấn đề” nghiên cứu khoa học

Sau khi đặt câu hỏi và “vấn đề” nghiên cứu khoa học đã được xác định, công việc tiếp
theo cần biết là “vấn đề” đó thuộc loại câu hỏi nào. Nhìn chung, “vấn đề” được thể
hiện trong 3 loại câu hỏi như sau:

1) Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm;

2) Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức;

3) Câu hỏi thuộc loại đánh giá.

a) Câu hỏi thuộc loại thực nghiệm

Đây là những câu hỏi có liên quan tới các sự kiện đã xảy ra hoặc các quá trình có mối
quan hệ nhân-quả về thế giới của chúng ta. Để trả lời câu hỏi loại nầy, chúng ta cần
phải tiến hành quan sát hoặc làm thí nghiệm; hoặc hỏi các chuyên gia, hay nhờ người
làm chuyên môn giúp đỡ. Câu hỏi thuộc loại nầy có trong các lãnh vực như sinh học,

6
vật lý, hóa học, kinh tế, lịch sử,… Thí dụ: Cây lúa cần bao nhiêu phân N để phát triển
tốt? Một số câu hỏi có thể không có câu trả lời nếu như không tiến hành thực nghiệm.
Thí dụ, loài người có tiến hóa từ các động vật khác hay không? Câu hỏi này có thể
được trả lời từ các NCKH nhưng phải hết sức cẩn thận, và chúng ta không có đủ cơ sở
và hiểu biết để trả lời câu hỏi nầy. Tất cả các kết luận phải dựa trên độ tin cậy của số
liệu thu thập trong quan sát và thí nghiệm. Những suy nghĩ đơn giản, nhận thức không
thể trả lời câu hỏi thuộc loại thực nghiệm nầy mà chỉ trả lời cho các câu hỏi thuộc về
loại quan niệm.

b) Câu hỏi thuộc loại quan niệm hay nhận thức

Loại câu hỏi này có thể được trả lời bằng những nhận thức một cách logic, hoặc chỉ là
những suy nghĩ đơn giản cũng đủ để trả lời mà không cần tiến hành thực nghiệm hay
quan sát. Thí dụ “Tại sao cây trồng cần ánh sáng?”. Suy nghĩ đơn giản ở đây được hiểu
là có sự phân tích nhận thức và lý lẽ hay lý do, nghĩa là sử dụng các nguyên tắc, qui
luật, pháp lý trong xã hội và những cơ sở khoa học có trước. Cần chú ý sử dụng các qui
luật, luật lệ trong xã hội đã được áp dụng một cách ổn định và phù hợp với “vấn đề”
nghiên cứu.

c) Câu hỏi thuộc loại đánh giá

Câu hỏi thuộc lọai đánh giá là câu hỏi thể hiện giá trị và tiêu chuẩn. Câu hỏi này có
liên quan tới việc đánh giá các giá trị về đạo đức hoặc giá trị thẩm mỹ. Để trả lời các
câu hỏi loại nầy, cần hiểu biết nét đặc trưng giữa giá trị thực chất và giá trị sử dụng.
Giá trị thực chất là giá trị hiện hữu riêng của sự vật mà không lệ thuộc vào cách sử
dụng. Giá trị sử dụng là sự vật chỉ có giá trị khi nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng và
nó bị đánh giá không còn giá trị khi nó không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nữa.
Thí dụ: “Thế nào là hạt gạo có chất lượng cao?”.

2.3 Cách phát hiện “vấn đề” nghiên cứu khoa học

Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau:

* Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát
hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn
đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ

7
trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống quan trọng
nhất để xác định “vấn đề” nghiên cứu.

* Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, … đôi khi có những bất
đồng, tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được
những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải và từ đó người nghiên cứu nhận
định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu.

* Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt
động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, …
làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm
phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã
đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn
đề” cần nghiên cứu.

* “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói
phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải
thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó.

* Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các
hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày.

* Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề”
nghiên cứu.

8
CÁCH ĐẶT CÂU HỎI BẰNG KỸ THUẬT 5W1H

CENTEA
Trung tâm Hỗ trợ Giáo viên

(Bài viết này được trích từ


http://www.giaovien.net/bai-viet/bai-viet-ve-ky-nang/gioi-thieu-ky-thuat-tu-duy-5w1h.html)

5W1H viết tắt từ các từ sau:

What? (Cái gì?)


Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
Who? (Ai?)
How? (Như thế nào?)

Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu
một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:

WHAT? (Cái gì?)

- Cái đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
- Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
- Bài học này trình bày vấn đề gì?
- E-learning là gì?
- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?...

WHERE (Ở đâu?)

- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?


- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
- Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
- Bài báo này đăng trên tạp chí nào?
- Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu?
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...

9
WHEN (Khi nào?)

- Sự kiện này xảy ra khi nào?


- Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
- Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
- Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ được thực hiện
theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?...

WHY (Tại sao?)

- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?


- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
- Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net?
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật
vật về kinh tế?...

HOW (Như thế nào?)

- Chiếc máy này hoạt động như thế nào?


- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
- Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và
người? (How many)
- Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?

WHO (Ai?)

- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?


- Ai phụ trách dự án này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
- Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?
- Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?

Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử
dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh.

10
THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI SỬ DỤNG
THANG ĐO LIKERT

ThS. Bùi Anh Tuấn


Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ

TÊN ĐỀ TÀI
“Thái độ của sinh viên Khoa Sư phạm và Khoa Khoa học Xã hội – Nhân văn, Trường
Đại học Cần Thơ đối với môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
(PPNCKHGD)”.

BẢNG CÂU HỎI


Câu 1: Bạn có thích môn PPNCKHGD hay không?
a. Không thích b. Không ý kiến c. Thích
Câu 2: Bạn thấy môn PPNCKHGD có cần thiết cho chuyên ngành của bạn hay
không?
a. Hoàn toàn không cần thiết
b. Không cần thiết
c. Không ý kiến
d. Cần thiết
e. Rất cần thiết
Câu 3: Bạn có đồng ý rằng môn PPNCKHGD hữu ích cho nghề nghiệp tương lai của
bạn?
a. Hoàn toàn không đồng ý
b. Không đồng ý
c. Không ý kiến
d. Đồng ý
e. Hoàn toàn đồng ý
Câu 4: Các câu chuyện, vấn đề thảo luận trong môn PPNCKHGD khá hấp dẫn đối
với bạn?
a. Sai b. Bình thường c. Đúng
Câu 5: Cách đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của môn PPNCKHGD là
a. Quá dễ b. Dễ c. Tương đối d. Khó e. Quá khó

11
Câu 6: Bạn hãy lựa chọn từ một đến hai điều tâm đắc nhất trong môn PPNCKHGD.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 7: Theo bạn, những vấn đề nào cần cải tiến trong môn PPNCKHGD?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 8: Dựa trên những điều được học từ môn PPNCKHGD, bạn có kế hoạch gì sắp
tới?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 9: Có nhận định cho rằng: “Việc học môn PPNCKHGD của sinh viên các ngành
sư phạm và khoa học xã hội – nhân văn là thừa”. Ý kiến của bạn thế nào?
a. Hoàn toàn tán thành với nhận định trên
b. Đồng ý với nhận định trên
c. Không ý kiến
d. Nhận định trên là sai lầm
e. Nhận định trên hoàn toàn sai lầm
Câu 10: Một bạn sinh viên phát biểu rằng: «Giờ học môn PPNCKHGD khá nhạt
nhẽo». Bạn có đồng ý với phát biểu trên?
a. Hoàn toàn đồng ý
b. Tương đối đồng ý
c. Không ý kiến
d. Không đồng ý
e. Hoàn toàn không đồng ý

12
Likert scale
From Wikipedia, the free encyclopedia

A Likert scale (pronounced /’lɪkərt/, also /’lаɪkərt/) is a psychometric scale


commonly used in questionnaires, and is the most widely used scale in survey
research, such that the term is often used interchangably with rating scale even though
the two are not synonomous. When responding to a Likert questionnaire item,
respondents specify their level of agreement to a statement. The scale is named after
its inventor, psychologist Rensis Likert.

Sample question presented using a five-point Likert item

An important distinction must be made between a Likert scale and a Likert item. The
Likert scale is the sum of responses on several Likert items. Because Likert items are
often accompanied by a visual analog scale (e.g., a horizontal line, on which a subject
indicates his or her response by circling or checking tick-marks), the items are
sometimes called scales themselves. This is the source of much confusion; it is better,
therefore, to reserve the term Likert scale to apply to the summated scale, and Likert
item to refer to an individual item.

A Likert item is simply a statement which the respondent is asked to evaluate


according to any kind of subjective or objective criteria; generally the level of
agreement or disagreement is measured. Often five ordered response levels are used,
although many psychometricians advocate using seven or nine levels; a recent
empirical study[3] found that a 5- or 7- point scale may produce slightly higher mean
scores relative to the highest possible attainable score, compared to those produced
from a 10-point scale, and this difference was statistically significant. In terms of the
other data characteristics, there was very little difference among the scale formats in
terms of variation about the mean, skewness or kurtosis.

The format of a typical five-level Likert item is:

1. Strongly disagree
2. Disagree
3. Neither agree nor disagree
4. Agree
5. Strongly agree

Likert scaling is a bipolar scaling method, measuring either positive or negative


response to a statement. Sometimes a four-point scale is used; this is a forced choice
method [citation needed] since the middle option of "Neither agree nor disagree" is not
available.

13
Likert scales may be subject to distortion from several causes. Respondents may avoid
using extreme response categories (central tendency bias); agree with statements as
presented (acquiescence bias); or try to portray themselves or their organization in a
more favorable light (social desirability bias). Designing a scale with balanced keying
(an equal number of positive and negative statements) can obviate the problem of
acquiescence bias, since acquiescence on positively keyed items will balance
acquiescence on negatively keyed items, but central tendency and social desirability
are somewhat more problematic.

Rensis Likert (pronounced 'Lick-urt') (1903–1981) was an American educator


and organizational psychologist best known for his research on management styles. He
developed his eponymous Likert Scale and the linking pin model.

Rensis Likert was a founder of the University of Michigan's Institute for Social
Research and was the director from its inception in 1946 until 1970, when he retired
and founded Rensis Likert Associates to consult for numerous corporations. He also
helped found what is now known as the Institute for Corporate Productivity (i4cp).
During his tenure, Rensis Likert devoted particular attention to research on
organizations. During the 1960s and 1970s, his books on management theory were
extremely popular in Japan and their impact can be seen across modern Japanese
organizations. He did research on major corporations around the world, and his studies
have accurately predicted the subsequent performance of the corporations.

14
Sau đây là một bảng câu hỏi mẫu về nghiên cứu khoa học xã hội được trích từ
buitruclam.googlepages.com/Q4KQ2_N4_BngCuHi.doc.

B ẢNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


Xin chào anh (chị), chúng tôi là Sinh viên Đại học Mở Tp.HCM. Hiện chúng tôi đang
thực hiện một đề tài nghiên cứu Marketing: “Nhu Cầu Sử Dụng vòng Đeo Tay PNJ
Silver Với Giới Trẻ”. Chúng tôi rât hân hạnh mời anh (chị) tham gia một cuộc phỏng
vấn nhỏ bằng cách vui lòng đánh dấu ( X ) vào các câu trả lời.

1. Anh (Chị) đã từng sử dụng những loại trang sức nào?


(Có thể có nhiều lựa chọn)
 Nhẫn (1.1-1)
 Lắc tay (1.1-2)
 Vòng tay (1.1-3)
 Bông tai (1.1-4)
 Dây chuyền (1.1-5)

2. Anh (Chị) đang sử dụng trang sức từ chất liệu gì?


(Có thể có nhiều lựa chọn)
 Vàng (2.1-1)
 Bạc (2.2-2)
 Đá quý (2.3-3)
 Gỗ (2.4-4)
 Ngọc trai (2.5-5)
 Khác……

3. Trang sức gần đây nhất Anh (Chị) mua là khi nào?
 < 1 tháng (1)
 Từ 1 tháng  2 tháng (2)
 Từ 2 tháng  3 tháng (3)
 Từ 3 tháng  4 tháng (4)
 > 4 tháng (5)

4. Anh (Chị) có biết hay đã từng sử dụng các nhãn hiệu nào sau
(Có thể có nhiều lựa chọn)
 SJC (4.1-1)
 PNJ (4.2-2)
 ESSE (4.3-3)
 Kim nguyên (4.4-4)
 Khác ……… (4.5-5)

5. Khi mua trang sức mới, Anh (Chị) thường đi với ai?
(Có thể có nhiều lựa chọn)
 Một mình (5.1-1)
 Nhóm bạn (5.2-2)
 Người thân (5.3-3)
 Khác …….. (5.4-4)

15
6. Nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua trang sức của Anh (Chị):
(Có thể có nhiều lựa chọn)
 Nhân viên bán hàng (6.1-1)
 Bạn bè (6.2-2)
 Người thân (6.3-3)
 Chính bản thân (6.4-4)

7. Anh (Chị) thường cập nhật mẫu mã PNJ Sliver từ nguồn thông tin
nào?
(Có thể có nhiều lựa chọn)
 Bạn bè (7.1-1)
 Đi ngắm nghía(không mua) (7.2-2)
 Tạp chí trong nước (7.3-3)
 Tự tìm hiểu (7.4-4)
 Hội chợ triển lãm (7.5-5)
 Qua cách sử dụng của người nổi tiếng (7.6-6)
 Những người xung quanh (7.7-7)
 Internet (7.8-8)
 Người thân (7.9-9)
 Không cập nhật (7.10-10)
 Khác……… (7.11-11)

8. Mức độ yêu thích của Anh (Chị) đối với các sản phẩm sau của PNJ
Silver:

Rất không Không thích Bình thường Thích Rất thích


thích (2) (3)
(1) (4) (5)
8.1 Lắc Tay
8.2 Vòng
Tay
8.3 Nhẫn
8.4 Lắc chân
8.5 Dây
chuyền
8.6 Mặt dây
chuyền
8.7 Bông tai

16
9. Xin cho biết đánh giá của Anh (Chị) đối với vòng tay PNJ Silver?

Rất Không hài Bình Hài lòng Rất hài


không Lòng thường lòng
hài lòng (2) (3) (4) (5)
(1)
9.1 Kiểu dáng

9.2 Phong cách riêng

9.3 Dịch vụ chăm sóc


khách hàng
9.4 Chất lượng

9.5 Giá cả

9.6 Ý nghĩa
của sản phẩm

10. Lý do anh (chị) chọn mua vòng tay PNJ Sliver là ?


 Làm đẹp (10.1-1)
 Làm quà tặng (10.2-2)
 Ảnh hưởng từ bạn bè (10.3-3)
 Ảnh hưởng từ thần tượng (10.4-4)

11. Anh (Chị) thích mua các sản phẩm PNJ Sliver ở những đâu?

Rất Không
Thích Rất thích
không thích Bình
thích thường
(3) (4)
(1) (2)
11.1 Công ty mẹ
11.2 Cửa hàng
Bán lẻ
11.3 Trung tâm
thương mại
11.4 Siêu thị

11.5 Chợ
11.6 Nhà sách
11.7 Mạng
Internet

17
12. Theo Anh (Chị) mức giá vòng tay PNJ Silver nào sẽ phù hợp hơn với
túi tiền của giới trẻ?
 < 150.000đ (1)
 150.000đ – 300.000đ (2)
 300.000đ – 450.000đ (3)
 450.000đ – 600.000đ (4)
 > 600.000đ (5)

Thông tin cá nhân:


Giới tính:  Nam
 Nữ

Tuổi:  < 18
 18  25
 > 25

Xin cảm ơn Anh (Chị)!

18
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
(do Sinh viên thực hiện)

TÊN ĐỀ TÀI: (chữ IN ĐẬM)…………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………...
………..………………………………………………………………………………………….
MÃ SỐ ĐỀ TÀI:
CẤP QUẢN LÝ: Trường Đại học Cần Thơ
I. THÔNG TIN VỀ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên:………………………………………………
MSSV:………………………………….. Chuyên ngành:…………………
Khoa/Viện:……………............................ Khoá
học:.......................................................
Địa chỉ nơi ở:…………………………………………………………………………...
Điện thoại: ........................……………. Email:..................................................
Người phối hợp chính
Họ và tên Đơn vị Nhiệm vụ được giao Ký tên

Đối với SV ghi tên,


MSSV, khoá, chuyên
ngành
Đối với CB ghi đơn vị
đang công tác
Cán bộ hướng dẫn
Họ và tên Đơn vị Nhiệm vụ được giao Ký tên

Hỗ trợ thực hiện và lập


dự toán đề tài

II. CƠ QUAN CHỦ TRÌ


Trường Đại học Cần Thơ
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
........tháng, từ tháng……năm 20… đến tháng……năm 20…

19
IV. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
.......................................................................................................................................................
V. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
VI. THUYẾT MINH SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (tính thời sự, sự cần thiết.....)
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
VII. KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
VIII. TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Nội dung nghiên cứu
........................................................................................................................................
 Phương pháp nghiên cứu
........................................................................................................................................
IX. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP
1. Về khoa học và đào tạo
.......................................................................................................................................................
2. Về phát triển kinh tế
.......................................................................................................................................................
3. Về xã hội
.......................................................................................................................................................
X. DẠNG SẢN PHẨM VÀ KẾT QUẢ TẠO RA
TT Tên sản phẩm Giá trị Khoa học và Kinh tế
1.
2.

XI. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Thời gian
TT Nội dung các bước thực hiện Kết quả đạt được
thực hiện
1.
2.

20
XII. DỰ TOÁN KINH PHÍ
Tổng kinh phí:
Nhu cầu kinh phí từng đợt:
- Tháng…..../20 : .......................... đồng.
- Tháng…..../20 : .......................... đồng.
Ngày tháng năm 20…
Duyệt Cán bộ hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
Khoa, Viện, Trung tâm

Phòng Quản lý Khoa học Phòng Đào Tạo

Hiệu Trưởng Trường Đại học Cần Thơ

21
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
(do sinh viên thực hiện)
1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Kết nối mô hình Giáo dục STEM trong đào tạo giáo viên toán TSV2018-93
ở thời đại công nghiệp 4.0

Lĩnh vực ưu tiên


Lĩnh vực 1. Ứng dụng công nghệ cao trong nông
nghiệp, thủy sản và môi trường
Lĩnh vực 2. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Lĩnh vực 3. Công nghệ và công nghệ thông tin – truyền thông
X Lĩnh vực 4. Khoa học Giáo dục, Luật và Xã hội Nhân văn

Lĩnh vực 5. Phát triển kinh tế, Thị trường


3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 4. LOẠI HÌNH NGHIÊN
Khoa học X Khoa học Kỹ thuật và CỨU
Tự nhiên Công nghệ Cơ Ứng Triển
Khoa học Khoa học Nông bản dụng khai
Y, dược nghiệp
Khoa học
Khoa học Nhân văn x
Xã hội
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN 06 tháng
06/2018 – 11/2018
6. ĐƠN VỊ CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Tên đơn vị: Khoa Sư Phạm
Điện thoại: (84 – 02923)3830261
E-mail: ksp@ctu.edu.vn
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Họ và tên thủ trưởng đơn vị: PGs. Ts Nguyễn Văn Nở
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: LÂM MINH HUY MSSV: Lớp: Sư phạm Toán học 02
Ngày tháng năm sinh: 23-06-1997 Khóa: 41
Điện thoại di động: 01252252004
E-mail: huyb1500739@student.ctu.edu.vn
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

22
MSSV,
TT Họ và tên Lớp, Khóa Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao Chữ ký

01 Lâm Minh Huy B1500739, - Nghiên cứu tổng quan về sự gắn kết giữa
(Chủ nhiệm đề tài) Sư phạm công nghiệp 4.0 và giáo dục toán học ở Việt
Toán học Nam, trên thế giới. Nghiên cứu Mô hình
02, K41 STEM, Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại
học Cần Thơ.
- Xây dựng một mô hình nghiên cứu về việc
kết hợp STEM trong môn Tập giảng cho sinh
viên khóa 41 nghành Sư phạm Toán học.
- Thực nghiệm mô hình đào tạo giáo viên toán
trong bối cảnh công nghiệp 4.0 cho sinh viên
khóa 41 ngành Sư phạm Toán học tại trường
Đại học Cần Thơ.
- Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và
lập trình Scratch.
- Viết báo cáo tổng kết
2 Phạm Vương B1500745, - Nghiên cứu tổng quan về sự gắn kết giữa
Đăng Linh Sư phạm công nghiệp 4.0 và giáo dục toán học ở Việt
(Thành viên chính) Toán học Nam, trên thế giới. Nghiên cứu Mô hình
02, K41 STEM, Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại
học Cần Thơ.
- Xây dựng một mô hình nghiên cứu về việc
kết hợp STEM trong môn Tập giảng cho sinh
viên khóa 41 nghành Sư phạm Toán học.
- Thực nghiệm mô hình đào tạo giáo viên toán
trong bối cảnh công nghiệp 4.0 cho sinh viên
khóa 41 ngành Sư phạm Toán học tại trường
Đại học Cần Thơ.
- Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và
lập trình Scratch.
03 Nguyễn Đại B1500734, - Nghiên cứu tổng quan về sự gắn kết giữa
Dương Sư phạm công nghiệp 4.0 và giáo dục toán học ở Việt
(Thành viên chính) Toán học Nam, trên thế giới. Nghiên cứu Mô hình
02, K41 STEM, Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại
học Cần Thơ.
- Thực nghiệm mô hình đào tạo giáo viên toán
trong bối cảnh công nghiệp 4.0 cho sinh viên
khóa 41 ngành Sư phạm Toán học tại trường
Đại học Cần Thơ.
- Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và
lập trình Scratch.

23
04 Nguyễn Thị Minh B1600011, - Nghiên cứu tổng quan về sự gắn kết giữa
Anh Sư phạm công nghiệp 4.0 và giáo dục toán học ở Việt
Toán học, Nam, trên thế giới. Nghiên cứu Mô hình
(Thành viên chính)
K42 STEM, Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại
học Cần Thơ.
- Xây dựng một mô hình nghiên cứu về việc
kết hợp STEM trong môn Tập giảng cho sinh
viên khóa 41 nghành Sư phạm Toán học.
- Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và
lập trình Scratch.
Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài
Đơn vị công
tác và lĩnh
Họ và tên, MSCB Nhiệm vụ Chữ ký
vực chuyên
môn
Bùi Anh Tuấn, 001725 Khoa Sư Hướng dẫn nội dung khoa học và Hướng dẫn
phạm lập dự toán kinh phí đề tài
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH: Trung tâm bồi dưỡng và phát triển nghiệp vụ sư phạm.
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
10.1. Trong nước
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang từng bước tiếp cận với Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0
hay còn gọi là cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 được mô tả là sự ra đời của một loạt các công nghệ
mới, kết hợp tất cả các kiến thức vật lý, kĩ thuật, toán học. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự
thay đổi vô cùng lớn, tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, kinh tế xã hội. Cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 ra đời đòi hỏi phải có nền giáo dục 4.0 để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của xã
hội.
Trong giáo dục thời đại công nghiệp 4.0, mô hình giáo dục STEM ngày càng trở nên phổ biến. Thuật
ngữ STEM là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của bốn chữ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kỹ thuật), và Mathematics (Toán). Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ
(National Science Teachers Association – NSTA) được thành lập năm 1944, đã đề xuất ra khái niệm giáo
dục STEM (STEM education) với cách định nghĩa ban đầu như sau:
“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật
mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các
kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa
trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh
vực STEM và cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế mới”
Theo định nghĩa trên, có 3 đặc điểm quan trọng khi nói về giáo dục STEM:
- Các tiếp cận liên ngành
- Lồng ghép với các bài học trong thế giới thực

24
- Kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức toàn cầu
Theo Đỗ Hoàng Sơn – đại diện Liên minh STEM Việt Nam, giáo dục STEM về bản chất được hiểu
là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học,
công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ này cần được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho
nhau, giúp người học không chỉ hiểu về nguyên lí mà còn ứng dụng để thực hành tạo ra sản phẩm có giá
trị trong cuộc sống. Đây thật sự là một mô hình giáo dục đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng
Công nghiệp 4.0.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, từ 2 năm trở lại đây, giáo dục STEM
đã được đưa vào nhiệm vụ năm học của các sở giáo dục. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết hợp với
Hội đồng Anh thí điểm giáo dục STEM trong chương trình chính khóa ở gần 16 trường tiểu học và
trung học cơ sở.
Khi đề cập đến Mô hình giáo dục STEM trong dạy toán ở bậc đại học, Bùi Anh Tuấn và Trương
Quốc Tuấn (2017) đã đề xuất quy trình gồm 3 bước:
- Xây dựng và giải bài toán tổng quát.
- Thiết kế giải thuật và viết chương trình bằng một ngôn ngữ thích hợp.
- Mang chương trình ra sử dụng và hiệu chỉnh (nếu cần).
Bên cạnh đó, tác giả đã tiếp cận mô hình Webquest của Dixon trong việc dạy toán theo định hướng
STEM dưới sự hỗ trợ của Scratch và Okmindmap. Theo đó, sinh viên được tiếp cận với phương pháp
khoa học máy tính một cách tự nhiên, suy nghĩ sáng tạo hơn, thẩm mỹ hơn, rèn luyện tư duy logic, tư
duy phản biện, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp.
Ở góc độ tiếp cận với công nghệ thông tin trong giáo dục STEM, mô hình Webquest 2.0 đã được Bùi
Lê Diễm (2017) thực nghiệm tại lớp học phần Phương pháp dạy học toán, từ đó đã rút ra kết luận mô
hình WebQuest với các công cụ Scratch và Okmindmap có thể hỗ trợ rèn luyện tư duy phản biện, sáng
tạo, phát triển những kĩ năng quan trọng cần thiết để người học đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 trong thế kỉ 21.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
[1] Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Tổng luận về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
[2] Bùi Lê Diễm, Kim Yong Gi, Ho Won, Hồ Thị Thu Hồ, Phạm Nguyên Khang, Hướng tới mô hình
Webquest 2.0 trong giáo dục STEM ở đồng bằng Sông Cửu Long, Giáo dục đại học STEM cho phát triển
Đồng bằng Sông Cửu Long. Pp 132.
[3] Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng (2012), Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn nghịêp vụ cho giáo
viên, sinh viên Sư phạm thông qua mô hình “Nghiên cứu bài học”, Tạp chí Giáo dục, số 293, Pp 38-39.
[4]Nguyễn Thanh Hải (2017), Trong lớp học STEM: Khi học trò được luyện để “cãi thầy”, Tuổi trẻ
cuối tuần, 23/07/2017, Pp 9-10.
[5] Nguyễn Văn Hạnh (2016), Dạy học qua nghiên cứu bài học nhằm phát triển kĩ năng thiết kế bài
học cho sinh viên Đại học Sư phạm Kĩ thuật, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập
32, Số 2 (2016) 1-8.
[6] Đào Phong Lâm (2017), Đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học đối với các ngành
STEM tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Giáo dục đại học STEM cho phát triển Đồng bằng Sông Cửu
Long. Pp 101.
[7] Nguyễn Hoài Nam và Vũ Thái Giang(2017), Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kĩ năng

25
CNTT cho sinh viên sư phạm, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 43+44 tháng 4+5/2017.
[8] Bùi Anh Tuấn, Trương Quốc Tuấn (2017), Tiếp cận mô hình giáo dục STEM trong dạy toán ở bậc
học: Trường hợp bài toán “Chậu cá”, Giáo dục đại học STEM cho phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long.
Pp 91
[9] Hoa Ánh Tường (2014), Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho
học sinh trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Su pham Thành phố Hồ Chí
Minh.
[10] Hà Bình, Dạy và học toán: phải thay đổi!, https://tuoitre.vn/day-va-hoc-toan-phai-thay-doi-
1277129.htm
[11] Minh Phong (2017), Giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-duc-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-
3905145.html
[12] Thành Thủy (2017), Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0,
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Giao-duc-Viet-Nam-truoc-yeu-cau-cua-cach-mang-cong-
nghiep-40/308970.vgp
[13] Nguyễn Thành Hải (2017), hiểu sao cho đúng về giáo dục stem?,
https://hocvienkhampha.edu.vn/hieu-sao-cho-dung-ve-giao-duc-stem/
10.2. Ngoài nước
Cụm từ Công nghiệp 4.0 được đề cập lần đầu tiên vào năm 2011 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền
kinh tế chính trị dựa trên nền tảng công nghệ cao. Sau đó, “Công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi ở
Châu Âu, đặc biệt là công nghiệp chế tạo ở Đức. Ở Mỹ và Anh, “ Công nghiệp 4.0” còn được gọi là “
Vạn vật Internet” hay “Công nghiệp Internet”. Công nghiệp 4.0 dựa trên công nghệ số và tất cả các thành
tựu công nghệ thông minh. Cách mạng Công nghiệp 4.0 sử dụng hệ thống kết nối thực - ảo (Cyber
Physical Systems). Hệ thống kết nối thực - ảo là công nghệ có khả năng kết nối giữa thế giới thực và thế
giới ảo, tạo ra môi trường tương tác và giao tiếp giữa các thiết bị thông minh, làm cơ sở hình thành “ nhà
máy thông minh”, “nhà thông minh”, “thành phố thông minh”.
Trong thời đại hiện nay, đào tạo theo mô hình STEM là giải pháp tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được
yêu cầu công việc của thời đại Công nghiệp 4.0, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Theo Judith Hallinen, phong trào STEM xuất hiện vào những năm 1990, khi mà nhiều hội đồng giáo
dục tại Hoa Kỳ, đơn cử như Hội đồng tiêu chuẩn giáo dục quốc gia và Hội đồng quốc gia giáo viên dạy
toán, đã giúp hướng dẫn các hoạt động trên lớp học thông qua các tiêu chuẩn và chỉ dẫn giúp định hình
chương trình học hỗ trợ người học ở các bậc học phổ thông tốt hơn về lãnh vực STEM.
Năm 2011 Hoa Kỳ đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn giáo dục khoa học thế hệ mới (Next Generation Science
Standards - NGSS) tạo điều kiện cho các trường phổ thông trong toàn quốc tiếp cận giáo dục khoa học
hướng tích hợp STEM, theo một hướng chuẩn hóa và đáp ứng chuẩn đầu ra tốt hơn
Science (Khoa học) cung cấp các kiến thức về quy luật tự nhiên, bao gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học,…
Science bao gồm cả tiến trình nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức theo thời gian. Technology (Công
nghệ) là quá trình đổi mới, cải tạo tự nhiên của con người, tạo ra các hệ thống, thiết bị cụ thể để giải
quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của con người và mở rộng tiềm năng con người. Engineering (Kĩ thuật) là
quá trình vận dụng Toán học và Khoa học để tạo ra các sản phẩm công nghệ mới. Mathematics (Toán
học) là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho Khoa học, Kĩ thuật và Công nghệ.
Theo tác phẩm STEM sprouts, Science, Technology, Engineering & Math Teaching Guide, mô hình
giáo dục STEM rèn luyện cho người học cách suy nghĩ khoa học, biết sử dụng kiến thức, kĩ năng, công
nghệ để xác định và giải quyết vấn đề, tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống.

26
STEM tác động phổ biến đến các lĩnh vực: kỹ thuật hàng không, vật lý thiên văn, thiên văn học, hóa
sinh, sinh học, hóa học, hóa học, kỹ thuật dân dụng, khoa học máy tính, toán học sinh học, công nghệ
nano, thần kinh học, vật lý hạt nhân, và người máy,…
Theo National Science Foundation: “Trong thế kỷ 21, đổi mới khoa học và công nghệ ngày càng trở
nên quan trọng khi chúng ta đối mặt với những lợi ích và thách thức của cả nền kinh tế toàn cầu hóa lẫn
nền kinh tế tri thức. Để thành công trong xã hội dựa trên thông tin và công nghệ cao này, sinh viên cần
phát triển khả năng của mình trong STEM đến những mức độ vượt xa những gì được coi là chấp nhận
được trong quá khứ.”
Giáo dục STEM là cụm từ để chỉ việc dạy và học theo hướng tiếp cận tích hợp các lĩnh vực Khoa học,
Kĩ thuật, Công nghệ. Giáo dục STEM được đón nhận tích cực tại nhiều quốc gia trên Thế giới. Đơn cử
như tại Canada nơi các giáo viên áp dụng Tiến trình Thiết kế Jamerson qua đó giúp trẻ em tham gia các
trải nghiệm học tập có chất lượng cao.Tại Mỹ, cựu Tổng Thống Obama đã nhận định: “Ngày nay, duy trì
một công dân tốt, thành thạo trong lĩnh vực STEM là một phần chìa khóa trong nền giáo dục công chúng
ở Mỹ”. Ở Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Pichet Durongkaveroj cho rằng Giáo dục
STEM rất quan trọng cho lực lượng lao động Thái Lan để chính phủ có thể đạt mục tiêu tăng trưởng công
nghiệp và năng suất lao động 4% mỗi năm.
Theo nhóm Đánh giá toàn diện giáo dục STEM được thiết lập vào tháng 11, năm 2013 tại Ireland, giáo
dục STEM giúp người học phát triển kiến thức về Sinh học, Vật lí, Hóa học, Toán học, Kĩ thuật, Công
nghệ, phát triển kĩ năng về giải quyết vấn đề, mô hình hóa, thiết kế, kĩ năng IT, …, phát triển thói quen tư
duy suy luận hợp lí, logic. Trong tác phẩm Stem Education In The Irish School Systemcủa mình,nhóm
cũng đã khẳng định Toán học là lĩnh vực nền tảng vì nó củng cố các lĩnh vực khác của STEM.
Cũng trong tác phẩm Stem Education In The Irish School System, nhóm tác giả đã chỉ ra trọng tâm
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục STEM là chất lượng giáo viên, “Chất lượng của một hệ thống
giáo dục có thể không bao giờ vượt quá chất lượng giáo viên của nó”.
Tuy nhiên, giáo viên Khoa học và giáo viên Toán thiếu kiến thức sư phạm và thiếu hiệu quả trong nền
giáo dục STEM (theo H. El-Deghaidy). Theo nghiên cứu của H. El-Deghaidy, các giáo viên tham gia
nghiên cứu đều thừa nhận rằng giáo dục STEM có thể giúp học sinh nâng cao kỹ năng của thế kỷ 21 bao
gồm kỹ năng tư duy, hợp tác, giải quyết vấn đề, và kỹ năng nghiên cứu tuy nhiên tất cả giáo viên đều
thừa nhận rằng mình thiếu sự chuẩn bị cho STEM, trong đó việc tiếp cận các công nghệ được xem là rào
cản lớn nhất.
Theo kết quả khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và OECD, trong năm 2016 vừa qua,
Trung Quốc dẫn đầu việc đào tạo giáo dục đại học STEM với 4,7 triệu sinh viên tốt nghiệp các chương
trình giáo dục đại học STEM, nhiều hơn tổng số sinh viên tương ứng của 6 quốc gia khác xếp từ thứ 2
đến thứ 7 trong khảo sát này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Tiếng Việt
[1] Đào Phong Lâm (2017), Đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học đối với các ngành STEM
tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Giáo dục đại học STEM cho phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long. Pp
101.
[2] Tống Hoa (2016), Phương pháp dạy Toán đặc biệt ở Singapore, https://news.zing.vn/phuong-phap-
day-toan-dac-biet-o-singapore-post702390.html

27
- Tiếng Anh
[3] Ali Selamat (2017), Higher Education 4.0 : Current Status and Readiness in Meeting the Fourth
Industrial Revolution Challenges.
[4] Aregamalage Sujeewa Vijayanthi Polgampala, Hong Shen, Fang Huang (2017), STEM Teacher
Education and Professional Development and Training: Challenges and Trends,American Journal of
Applied Psychology.
[5] Deloitte (2015), Industry 4.0 – Challenges and solutions for the digital transformation and use of
exponential technologies, The Creative Studio. Pp 3 - 8
[6] Edward M. Reeve (2015), Science, Technology, Engineering and Mathematics (STEM) Education is
here to stay.
[7] Germany Trade and Invest (2014) INDUSTRIE 4.0 Smart Manufacturing for the Future. Pp 6.
[8] Helen Meyer and Howard Jackson (2016), Transforming STEM Education through Teacher Training.
[9] H. El-Deghaidy, N. Mansour, Science Teachers’ Perceptions of STEM Education: Possibilities and
Challenges, International Journal of Learning and Teaching Vol. 1, No. 1, June 2015.
[10] Institute of technology assessment (2015), Effects of Industry 4.0 on vocational education and
training.
[11] Markéta Janicová, Petra Kowaliková, A. Abdelrazeq, A. Richert, S. Jeschke (2017), Technical
education in the context of the Fourth Industrial Revolution, Open Online Journal for Research and
Education.
[12] Matthew D. Kirchner (2017), Teaching the Industrial Internet of Things Preparing Students and
Learners for Industry 4.0.
[13] Nathan Bean, Joshua Weese, Russell Feldhaused (2015), Starting From Scratch Developing a Pre-
Service Teacher Training Program in Computational Thinking.
[14] US Department of Education (2017), Science, Technology, Engineering and Math: Education for
Global Leadershp.
[15] The Boston Consulting Group (2016), WINNING THE INDUSTRY 4.0 RACE – How ready are
danish manufacturers. Pp 8
[16] The STEM Education Review Group (2016).STEM EDUCATION IN THE IRISH SCHOOL
SYSTEM,
[17] The UK needs a revolution in the way maths is taught. Here's why…,
https://www.theguardian.com/education/2014/feb/23/maths-teaching-revolution-needed-conrad-
wolfram?zdlink=Uo9fRtCYEdiYSsDePMrbNtLoR28w8dfXR6yjD30vCJ8uCZWtEbmlN2yYB29XS71f
P28w8ZGmEJ4oE38uDo9zVG
[18] Teaching STEM, https://teach.com/become/what-can-i-teach/stem/
[19] Science, Technology, Engineering, and Math (STEM) Education Programs, https://uihc.org/science-
technology-engineering-and-math-stem-education-programs
[20] Why is STEM Education so important, http://engineeringforkids.com/article/02-02-
2016_importanceofstem

28
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên
tham gia nghiên cứu
a) Của chủ nhiệm đề tài: không
b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu: không
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nước trên thế giới đang chuẩn bị nguồn nhân lực để đáp ứng
nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp này. GS Gottfried Vossen, ĐH Munster (CHLB Đức) khẳng
định: “Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa, gắn kết các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát
triển vượt trội các thành tựu khoa học-công nghệ”. PGS. TS Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH
(Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó
có giáo dục”.
Nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là cần chuẩn bị cho học sinh những kĩ năng và kiến thức theo
chuẩn toàn cầu để bắt kịp với thời đại công nhiệp 4.0. Vì thế, Giáo dục STEM sẽ cung cấp các kiến thức
và kĩ năng cần thiết cho học sinh thế kỉ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai của thế giới.
Do vậy, giáo dục STEM rất cần sự quan tâm và nhận thức của toàn xã hội.
Giáo dục STEM bắt nguồn từ nước Mỹ cách đây gần hai thập kỉ, các môn học Khoa học, Công nghệ,
Kĩ thuật, Toán được sử dụng để đưa các kĩ năng tính toán cơ bản, vật lý, lập trình, chế tạo robot vào ở bậc
mầm non và trung học. Giáo viên trong hệ thống giáo dục Đại học Indiana, Hoa Kỳ, họ đều quản lý các
công nghệ, phương tiện có sẵn để dạy học hiệu suất - phòng thí nghiệm ảo, nguồn lực điện toán từ
Chương trình quốc gia học tập theo công nghệ tiên tiến (NPTEL) với sứ mệnh quốc gia về Giáo dục bằng
ICT (NME-ICT), nguồn lực giáo dục mở, giáo dục qua mobile, …
Ở Việt Nam Giáo dục STEM xuất hiện trong vài năm trở lại đây, hiện nay mới đang ở bước truyền
thông và mang tính thử nghiệm, chưa thực sự trở thành một hoạt động giáo dục chính thức trong trường
phổ thông.
Theo chỉ thị số 16/CT-TTg ban hành 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực
tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cần “thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương
pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản
xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
(STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”,cần “thúc đẩy triển khai giáo dục về
khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; nâng cao
năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng,
kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4”.
Việt Nam cần phải có sự quan tâm đúng đắn và kịp thời trong công tác đào tạo giáo viên nhằm thích
nghi với sự chuyển mình mạnh mẽ của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Để làm được điều đó thì cần
tìm ra một mô hình giáo dục phù hợp nhất để đào tạo ra đội ngũ sinh viên sư phạm chất lượng cao, năng
động, sáng tạo và thích nghi tốt với thời đại Công nghiệp 4.0.
Hiện nay ở Việt Nam việc vận dụng cơ sở lí luận của giáo dục STEM và kết nối mô hình STEM vào
dạy học còn hạn chế, đặc biệt là trong chương trình đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên dạy toán nói
riêng. Khung chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường
Đại học Sư phạm Huế, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Cần Thơ còn

29
tương đối rời rạc, ít chú trọng tính liên môn hay ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế,
hình thành sản phẩm phục vụ đời sống.
Trong thời đại công nghiệp 4.0, người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Toán nói riêng cần có đầu
óc sáng tạo, tư duy độc lập, thành thạo công nghệ thông tin và quan trọng nhất là kĩ năng giải quyết vấn
đề. Toán học là một trong những môn học mũi nhọn đưa giáo dục Việt Nam tiến gần đến nền giáo dục
4.0. Bản thân môn Toán học là một thành tố trong STEM, do đó việc kết nối mô hình STEM trong đào
tạo giáo viên toán ở thời đại công nghiệp 4.0 là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với định hướng đổi mới
căn bản giáo dục Việt Nam.
Với những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Kết nối mô hình STEM trong đào tạo giáo viên toán
ở thời đại công nghiệp 4.0”

Danh mục tài liệu tham khảo:


- Tiếng Việt
[1] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017, Về việc tăng cường
năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
[2] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2016), Báo cáo tổng hợp Cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư: một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
[3] Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận
án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Thành Thủy (2017), Giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0,
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Giao-duc-Viet-Nam-truoc-yeu-cau-cua-cach-mang-cong-
nghiep-40/308970.vgp.
[5] Đại học Sư phạm Hà Nội, Khung chương trình chuyên ngành Sư phạm Toán,
http://hnue.edu.vn/Daotao/Khungchuongtrinh/tabid/426/frame/42/Default.aspx26/02/2018
[6]Đại học Sư phạm Huế, (2017), Khung chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ngành Sư phạm
Toán học,http://www.dhsphue.edu.vn/cd_cmk.aspx?cd=38&id=0, 26/02/2018
[7] Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Chương trình giáo dục đại học Sư phạm Toán học
hệ chính quy.
[8] Đại học Cần Thơ, Chương trình đào tạo từ khóa 40 ngành Sư phạm Toán
học,https://www.ctu.edu.vn/program.php?mn=5&pr=dh, 26/02/2018
[9] Hữu Thành (2017), Mô hình giáo dục STEM: Thời thượng hay xu thế?,https://baomoi.com/mo-hinh-
giao-duc-stem-thoi-thuong-hay-xu-the/c/23708996.epi
- Tiếng Anh
[9] D. Janssen, C. Tummel, Teacher 4.0: Requirements of the teacher of the future in context of the fourth
industrial revolution, https://library.iated.org/view/ABDELRAZEQ2016TEA

12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


+ Xây dựng Mô hình kết nối STEM vào việc đào tạo giáo viên dạy toán trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0.
+ Thực nghiệm Mô hình trong môn Tập giảng cho sinh viên Sư phạm Toán học, Đại học Cần Thơ.
+ Phân tích, đánh giá kết quả và cải tiến mô hình (nếu cần).

30
+ Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và lập trình Scratch
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Mô hình giáo dục STEM và các phần mềm hỗ trợ Scratch, Dr. Scratch.
+ Các sinh viên ngành sư phạm toán học trường Đại học Cần Thơ.
13.2. Phạm vi nghiên cứu: Chương trình đào tạo giáo viên toán tại Đại học Cần Thơ.
14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
Dựa vào các tài liệu tham khảo và bài báo của Bùi Anh Tuấn, Trương Quốc Tuấn (2017), Tiếp cận mô
hình giáo dục STEM trong dạy toán ở bậc đại học: Trường hợp bài toán “Chậu cá”, Giáo dục đại học
STEM cho phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long và mô hình đã thực nghiệm trên K41, Đại học Cần Thơ
cùng các nghiên cứu trước đó, nhóm tiếp cận quan điểm điểm giáo dục STEM, sau đó xây dựng và thực
nghiệm mô hình kết nối mô hình giáo dục STEM trong đào tạo giáo viên toán ở bậc đại học. Tiếp đến là
cải tiến bài giảng nhằm hoàn thiện mô hình.
14.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Mô hình Giáo dục STEM.
+ Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại học Cần Thơ
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Xây dựng mô hình kết nối Mô hình STEM trong môn Tập giảng ngành Sư phạm Toán, Đại học Cần
Thơ.
+ Thực nghiệm Mô hình cho sinh viên khóa 41 ngành Sư phạm Toán.
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu
1/ Nghiên cứu tổng quan về: Sự gắn kết giữa công nghiệp 4.0 và giáo dục toán học ở Việt Nam, trên thế
giới. Nghiên cứu Mô hình Giáo dục STEM và Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại học Cần Thơ.
- Mục tiêu
+ Hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động của nó đến nền giáo dục ở Việt Nam, thế giới.
+ Hiểu về Mô hình STEM, Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại học Cần Thơ và hiệu quả của nó.
+ Xác định hướng tiếp cận đề tài.
+ Trang bị cho nhóm thực hiện kiến thức nhất định về vấn đề đang nghiên cứu.
- Cách thức nghiên cứu
+ Đọc các tài liệu về cách mạng công nghiệp 4.0, các bài viết về các mô hình giáo dục hiện đại, mô
hình STEM, Mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại học Cần Thơ.
+ Phân tích sự gắn kết giữa cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục cũng như tính hiệu quả của các mô

31
hình STEM .
- Kết quả nghiên cứu tổng quan
+ Tư liệu về công nghiệp 4.0 và các mô hình giáo dục STEM và mô hình đào tạo giáo viên toán tại Đại
học Cần Thơ.
+ Định hình hướng phát triển và mục tiêu của đề tài.
2/ Nội dung chuyên môn thứ nhất: Xây dựng một mô hình nghiên cứu về việc kết hợp STEM trong
môn Tập giảng cho sinh viên khóa 41 ngành Sư phạm Toán học.
- Mục tiêu:
+ Phân tích mặt tích cực, hạn chế của mô hình STEM và các phần mềm hỗ trợ Scratch, Dr. Scratch
trong việc đào tạo giáo viên dạy toán.
+ Xây dựng mô hình đào tạo giáo viên dạy Toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
- Cách thức thực hiện:
+ Đọc bài báo của Bùi Anh Tuấn và cộng sự về ứng dụng mô hình STEM với công cụ hỗ trợ Scratch,
Dr. Scratch trong việc đào tạo giáo viên dạy toán ở Việt Nam.
+ Phân tích mặt tích cực và hạn chế của mô hình STEM và các phần mềm hỗ trợ Scratch, Dr. Scratch
trong việc đào tạo giáo viên dạy toán ở Việt Nam.
+ Tìm hiểu quy trình và xây dựng mô hình đào tạo giáo viên dạy Toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
+ Phân tích tính khả thi và cấp thiết của đề tài.
- Kết quả:
+ Mặt tích cực và hạn chế của Mô hình STEM với công cụ hỗ trợ Scratch, Dr. Scratch trong việc đào
tạo giáo viên dạy toán ở Việt Nam.
+ Mô hình đào tạo giáo viên dạy Toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0.
3/ Nội dung chuyên môn thứ hai: Thực nghiệm mô hình đào tạo giáo viên toán trong bối cảnh công
nghiệp 4.0 cho sinh viên khóa 41 ngành Sư phạm Toán học tại trường Đại học Cần Thơ.
- Mục tiêu: Thu nhập số liệu, đánh giá chất lượng mô hình đã xây dựng, cải tiến mô hình cho phù hợp.
- Cách thức tiến hành: Thực nghiệm mô hình đào tạo giáo viên toán trong một môn Tập giảng đối với
sinh viên khóa 41 ngành Sư phạm Toán học tại trường Đại học Cần Thơ.
- Kết quả: Số liệu thực nghiệm, 6 giáo án minh họa việc kết nối mô hình giáo dục STEM trong đào tạo
giáo viên toán ở Việt Nam.
4/ Nội dung chuyên môn thứ ba: Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và lập trình Scratch.
- Mục tiêu: Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và lập trình Scratch.
- Cách thức thực hiện: Xây dựng Chuyên đề về giáo dục STEM và lập trình Scratch.
- Kết quả: Chuyên đề về giáo dục STEM và lập trình Scratch.
5/ Viết báo cáo tổng kết.
15.2. Tiến độ thực hiện

32
Thời gian
STT Các nội dung, công việc Người thực hiện và
Sản phẩm (bắt đầu-
thực hiện số ngày thực hiện
kết thúc)

1. Nghiên cứu tổng quan về: Sự gắn kết Tư liệu về công 6/2018 Lâm Minh Huy: 04
giữa công nghiệp 4.0 và giáo dục toán học nghiệp 4.0 và ngày
ở Việt Nam, trên thế giới. Nghiên cứu Mô các mô hình Phạm Vương Đăng
hình STEM, Mô hình đào tạo giáo viên giáo dục STEM Linh: 03 ngày
toán tại Đại học Cần Thơ. và mô hình đào
tạo giáo viên Nguyễn Đại
toán tại Đại học Dương: 03 ngày
Cần Thơ. Nguyễn Thị Minh
Anh: 03 ngày

2. Nội dung chuyên môn thứ nhất: Xây Mô hình đào tạo 7/2018 Lâm Minh Huy: 02
dựng một mô hình nghiên cứu về việc kết giáo viên dạy ngày
hợp STEM trong môn Tập giảng cho sinh Toán trong bối
Phạm Vương Đăng
viên khóa 41 nghành Sư phạm Toán học. cảnh công Linh: 02 ngày
nghiệp 4.0.
Nguyễn Thị Minh
Anh: 02 ngày
3. Nội dung chuyên môn thứ hai: Thực Số liệu thực 8/2018- Lâm Minh Huy: 02
nghiệm mô hình đào tạo giáo viên toán nghiệm. 9/2018 ngày
trong bối cảnh công nghiệp 4.0 cho sinh
Phạm Vương Đăng
viên khóa 41 ngành Sư phạm Toán học tại
Linh: 02 ngày
trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Đại
Dương: 02 ngày
4. Nội dung chuyên môn thứ ba: Xây dựng Chuyên đề về 10/2018 Lâm Minh Huy: 02
Chuyên đề về giáo dục STEM và lập trình giáo dục STEM ngày
Scratch. và lập trình Phạm Vương Đăng
Scratch. Linh: 02 ngày
Nguyễn Đại
Dương: 02 ngày
Nguyễn Thị Minh
Anh: 02 ngày
5. Viết báo cáo tổng kết 1 báo cáo 11/2018 Lâm Minh Huy: 04
ngày
tổng kết

33
16. SẢN PHẨM
Số Yêu cầu chất lượng sản phẩm
STT Tên sản phẩm
lượng
I Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa học...): Không
II Sản phẩm đào tạo (Đại học): Không
III Sản phẩm ứng dụng
Chuyên đề về Giáo dục STEM và lập trình Đảm bảo tính khoa học, có tính ứng dụng
01
Scratch. cao.
06 giáo án minh họa việc kết nối mô hình
Giáo án minh họa 06
STEM trong việc dạy toán.
Ít nhất 20 dự án Scratch xây dựng dựa trên
Thư viện các dự án Scratch 01
các bài toán phục vụ giảng dạy.
17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
17.1. Phương thức chuyển giao
Cung cấp tư liệu cho sinh viên Sư phạm Toán học sử dụng trong việc nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
17.2. Địa chỉ ứng dụng
Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ.
18. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
18.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
+ Đề xuất mô hình hướng dẫn sinh viên Sư phạm Toán học xây dựng giáo án dạy toán trong bối cảnh
công nghiệp 4.0.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng lập trình, rèn luyện tư duy logic cho sinh viên Sư phạm
Toán học.
18.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
+ Khẳng định tính khả thi và cấp thiết trong việc đào tạo giáo viên dạy toán trong bối cảnh Công nghiệp
4.0.
+ Cung cấp nguồn tài liệu phong phú, hữu ích cho việc đào tạo giáo viên dạy toán thời hiện đại.
+ Thể hiện tác động Công nghiêp 4.0 vào giáo dục, đặc biệt là giáo dục Toán học.
18.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội
Cung cấp nguồn tài liệu đào tạo nguồn nhân lức đáp ứng yêu cầu xã hội trước tác động cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
18.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong việc đào tạo giáo viên.
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện đề tài: 12.500.000 đồng.

34
Trong đó:
Kinh phí trường cấp: 12.500.000 đồng.
Các nguồn khác: 0 đồng.
Đơn vị tính: đồng
Nguồn kinh phí
Stt Tổng kinh
Khoản chi, nội dung chi Kinh phí Các nguồn
phí
trường cấp khác
1 Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu 0 0 0
2 Chi tiền công lao động trực tiếp 9.150.000 9.150.000 0
3 Chi văn phòng, phẩm, thông tin liên lạc, in ấn 0 0 0
4 Chi họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu 2.725.000 2.725.000 0
5 Chi quản lý chung (5%) 625.000 625.000 0
Tổng cộng 12.500.000 12.500.000 0

Ngày 01 tháng 6 năm 2018


KHOA SƯ PHẠM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

35

You might also like