You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


----֎----

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ BÀI
Bằng những kiến thức đã học từ học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại UEH, anh, chị hãy trả
lời các vấn đề sau:
1. Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một
số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị
tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hãy trình bày những bài học kinh nghiệm và các quan điểm về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội này xác định. (4đ)
2. Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Trong các quan
điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy phân tích một quan điểm
theo anh, chị là quan trọng nhất? Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân trong bối cảnh
Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (6đ)

Họ và tên: Hoàng Thụy Thúy Vy


MSSV: 31211020858
Mã lớp HP: 23D1HIS51002605
Tên HP: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (HIS510026)
GV giảng dạy: Cô Nguyễn Thùy Dương

_____
1. Tại Đại hội nào Đảng ta khẳng định: “Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường
đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản
hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Hãy trình bày những bài học kinh nghiệm và các quan điểm
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đại hội này xác định.
- Đại hội Đảng lần thứ VIII tiến hành vào tháng 6 năm 1996 đã khẳng định những
nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản;
“Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững
chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho
công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới: đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” [1]
- Đại hội nêu ra 6 bài học chủ yếu qua 10 năm đổi mới: Một là, giữ vững mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới. Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay
từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng
thời từng bước đổi mới chính trị. Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân phát huy sức mạnh của cả dân tộc. Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh
thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh thời đại. Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt.[2]
- Quan điểm về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới gồm: 1) Giữ vững độc lập, tự chủ,
đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài;
2) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; 3) Lấy việc phát huy nguồn lực con
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; 4) Khoa học và công nghệ
là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với
công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định; 5) Lấy
hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án
đầu tư và công nghệ; 6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.[2]
2. Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Trong các quan
điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy phân tích một quan
điểm theo anh, chị là quan trọng nhất? Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân
trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
 Vì sao Việt Nam phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
- Lí do thứ nhất: Lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ biến
của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải dù ở các quốc gia
phát triển sớm hay các quốc gia đi sau[3]. Theo quy luật phát triển tất yếu, nền kinh tế
nông nghiệp sẽ phát triển thành kinh tế công nghiệp, và để làm được điều đó thì cần có
quá trình công nghiệp hóa. Trong nền kinh tế công nghiệp, năng suất lao động được
nâng cao hơn, tạo ra nhiều của cải hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
của con người. Nhưng nếu chỉ tập trung riêng công nghiệp hóa thì vẫn chưa đủ. Công
nghiệp hóa phải cần kết hợp với hiện đại hóa. Nếu hiểu công nghiệp hóa được hiểu
đơn giản là đưa máy móc vào nền nông nghiệp làm tăng năng suất, của cải, thì hiện đại
hóa sẽ giúp cho việc tạo ra của cải dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn từ đó làm tăng quy
mô sản xuất và giúp năng suất đạt hiệu quả cao hơn. Hay nói cách khác, công nghiệp
hóa là đưa máy móc vào nền nông nghiệp thì khi kết hợp với hiện đại hóa, các thiết bị
máy móc đưa vào sẽ là loại tối tân, trang bị tốt nhất để rút ngắn quá trình sản xuất và
tiết kiệm cả thời gian, sức người. Vào thời kỳ đổi mới của nước ta, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là hướng đi đúng đắn
-Lý do thứ hai: Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi
bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng
cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ
lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, trên cơ sở đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội.[4] Trong giai
đoạn từ 1960 đến 1986, đất nước bị chia cắt hai miền và cuộc kháng chiến chống Mỹ
vẫn đang tiếp diễn, Đảng ta đã nhận thấy sự quan trọng của công nghiệp hóa. Cụ thể,
tại thời điểm đó, rất nhiều quốc gia đã thực hiện công nghiệp hóa thành công và từ đó
thế giới có ba mô hình công nghiệp hóa: mô hình cổ điển, mô hình kiểu Liên Xô, mô
hình của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới(NICs). Đảng ta đã chọn mô hình
kiểu Liên Xô để vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và vừa kháng chiến chống
Mỹ ở miền Nam lúc bấy giờ. Và đến thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
vãn được quan tâm với vai trò tạo ra cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
- Lí do thứ ba: Để không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn
nước ta đang kháng chiến chống Mỹ thì đã nhiều quốc gia trên thế giới và thậm chí là
nhiều quốc gia trong khu vực lân cận nước ta hoàn thành quá trình công nghiệp hóa.
Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hóa càng về sau của các nước trong thời kỳ hội
nhập quốc tế thì thời gian hoàn thành càng ngắn. Theo nghiên cứu của GS. Siwook
Lee (2013), Đại học Myongji, Đan Mạch, Ireland mất 114 năm, Pháp mất 104 năm,
Đức mất 68 năm, Mỹ mất 54 năm... để hoàn thành công nghiệp hóa, thì quá trình này
diễn ra ở Hàn Quốc chỉ trong vòng 19 năm[5]. Do đó để không bị tụt hậu trong thời kỳ
phát triển này, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu. Hơn nữa, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa không chỉ áp dụng cho kinh tế mà còn áp dụng cho an ninh quốc phòng
(nhiều phương tiện chiến tranh ngày càng tinh vi: máy bay không người lái, các loại xe
tăng chống được cả bom đạn, vũ khí sinh học, vũ khí hạt nhân…) và nhiều vấn đề liên
quan. Chính vì thế, tầm quan trọng của công nghiệp hóa không chỉ tồn tại riêng tại lĩnh
vực kinh tế, mà nó còn có thể liên quan đến vận mệnh và độc lập của một quốc gia.
=> Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác,
phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao dần tính
độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành,
các vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân
công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
được thực hiện cũng sẽ tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc phòng, góp phần nâng
cao sức mạnh của an ninh, quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần để
xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN[4].
 Trong các quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ở trên, hãy
phân tích một quan điểm theo anh, chị là quan trọng nhất?
- Theo tôi, quan điểm quan trọng nhất là lấy việc phát huy nguồn lực con người là
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn xác định, con người là trung tâm của mọi chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội.[6] Đảng ta luôn luôn thể hiện sự quan tâm, coi con người là vốn
quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế
độ ta. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã luôn trở thành tư tưởng xuyên
suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta[6]. Khi Đảng thực hiện các chính
sách về công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại đại hội VIII, thế giới đang đi đến hồi kết của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự trỗi dậy của máy tính và các động cơ tự
động. Đây là cách lĩnh vực cần đủ vốn kiến thức và trình độ để có thể tiếp cận và phát
triển. Tuy động cơ tự động có thể thay thế sức người, nhưng vẫn cần có con người
điều khiển và quản lý các quá trình.
Ở Đại hội VIII (năm 1996), Đảng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta là một quá trình phát triển mang tính cách mạng sâu sắc trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không phải do bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào mang
lại mà là sự nghiệp của quảng đại quần chúng với tư cách là nguồn lực quyết định.
Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày
một cao mới có thể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa to lớn này:
“Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.[7]
Gần đây chúng ta đã bước vào buổi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
trong đó nó khác nhau về tốc độ, quy mô và độ phức tạp. và sức mạnh chuyển hóa so
với các cuộc cách mạng trước. Chúng tạo ra hiệu ứng gợn sóng đối với xã hội, thể chế
và nền kinh tế. Chúng sẽ biến đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với nhau.
Hiểu được những công nghệ mới này và tiềm năng đột phá của chúng là rất quan trọng
đối với tất cả các quốc gia và đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong thời đại công
nghiệp thứ tư, thách thức hiện nay là làm thế nào các công ty có thể thúc đẩy những
người lao động tri thức của họ phát huy tiềm năng con người của họ[8]. Có thể thấy,
trong nhiều bài nghiên cứu liên quan cũng chỉ ra vai trò của nguồn lực con người với
sự phát triển nói chung trong thời đại ngày nay.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn cấp cao và triển lãm
quốc tế về công nghiệp 40 - Industry 40 Summit 2018 - với chủ đề Tầm nhìn và chiến
lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Hà Nội,
7/2018): “Công nghiệp 4.0 là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một
phần trong đó. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là lựa chọn nắm bắt cơ hội, sớm lên đoàn
tàu 4.0 hay để trôi qua? Câu trả lời cũng hết sức rõ ràng, với quyết tâm của cả hệ thống
chính trị và ý chí của người Việt Nam, chúng ta sẵn sàng vượt qua thách thức để nắm
lấy cơ hội, nhanh chóng bước lên con tàu 4.0.” Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư có thể ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau( Prisecaru
2016). Phần lớn mọi người trên thế giới có khả năng sử dụng các nền tảng truyền
thông xã hội để kết nối, tìm hiểu và thay đổi thông tin.[8]
Do đó, việc đầu tư phát triển con người cần đặc biệt chú trọng và quan tâm. Mỗi con
người, trong mỗi nguồn lực, tại mỗi ngành nghề đều cần được tạo điều kiện phát triển.
Sự phát triển nguồn lực con người có thể tạo ra các giá trị lâu dài ở tương lai với nhiều
phát hiện mới, sáng kiến và phát minh mới đi song song với thời đại. Trong khi máy
móc hay thiết bị chỉ tạo ra giá trị hiện tại và sẽ tụt lại khi thời đại bước qua một trang
mới.
 Hãy trình bày trách nhiệm của bản thân trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
-Trách nhiệm với tư cách là một công dân: Không ngừng tìm tòi, học hỏi, trau dồi
bản thân. Là một công dân trẻ trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 đang bùng nổ, trước tiên, bản thân tôi cần phải ý thức hơn về điều kiện cần để có
thể gia nhập vào thời đại này. Đó là việc nâng cao năng lực công nghệ của bản thân và
tích cực hơn trong việc hội nhập quốc tế. Chưa nói đến những điều kiện đủ để có thể
đóng góp cho quốc gia, điều cần làm trước mắt là trau dồi kiến thức trong khi còn là
sinh viên ngồi trên giảng đường của nhà trường. Tận dụng các môn học có các kỹ năng
liên quan về công nghệ thông tin hay các môn học tham khảo nhiều từ nguồn tri thức
quốc tế để phát triển bản thân. Tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu với các
sinh viên quốc tế do nhà trường hoặc chủ động tìm kiếm tại khu vực nơi làm việc.
-Những việc đã làm được đối với trách nhiệm: Hiện tại, tôi là sinh viên năm hai của
ngành Bất động sản khoa Kinh tế. Nhận thấy tín chỉ IC3-chứng chỉ tin học quốc
tế không chỉ là điều kiện chuẩn đầu ra theo yêu cầu của nhà trường, mà nó còn có thể
áp dụng nhiều trong cuộc sống và nhiều môn học khác và cần thiết để bản thân không
quá lạc hậu trong một môi trường năng động và hiện đại như trường đại học UEH. Tôi
đã tranh thủ thời gian dịch để học và lấy bằng ngay trong năm nhất. Sau đó, tôi đã tự
học những kiến thức liên quan đến MOS để thi nhận bằng chứng chỉ tin học với kỹ
năng và trình độ chuyên sâu hơn. Về hội nhập quốc tế, tôi cũng đã đầu tư vào học
tiếng Anh và lấy được bằng TOEIC. Trong đầu tháng 3 năm nay, tôi đã đăng ký tham
gia chuỗi giao lưu và hỗ trợ nghiên cứu với các sinh viên trường Đại học Loyola
Chicago (Hoa Kỳ) . Hoạt động này giúp tôi nhận ra rằng từ những ứng dụng trên điện
thoại đến cách thiết kế môn học, kỹ thuật xử lý dữ liệu của các bạn sinh viên trao đổi
có rất nhiều điểm khác so với tôi. Tuy hoạt động chỉ kéo dài chưa đến 1 tuần nhưng
cũng qua đó mà tôi có thêm nhiều động lực với những hoạt động học hỏi, trao đổi với
sinh viên quốc tế. Mặc dù những việc đã là chưa thể hoàn thành hết trách nhiệm của
tôi như đã nói trên, nhưng nó phần nào giúp tôi nhận ra được vị trí hiện tại của bản
thân, những thiếu sót cần khắc phục để tiếp tục cố gắng. Tôi cảm thấy để thực hiện
được trách nhiệm này, trước hết cần phải đầu tư phát triển tốt kỹ năng và với hiểu biết
của mình và đặc biệt hơn phải tin vào chỉ thị, đường lối và tận dụng sự hỗ trợ, ưu đãi
của Đảng trong thời kỳ này.

HẾT
Tài liệu tham khảo
[1] Tổng cục thống kế (10/2020). Tình hình kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2001,
<https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-10-
nam-1991-2000/>, xem 15/03/2023.

[2] Bộ GD&DT(2019). Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, tr.69.

[3] Bộ GD&DT(2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, tr.156.

[4] Bộ GD&DT(2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, tr.157.

[5] TS. Nguyễn Đức Kiên(2014). Kinh nghiệm quốc tế về công nghiệp hóa và tiêu chí
về nước công nghiệp (Kỳ 1),
<http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208067>, xem
16/03/2023

[6] Nguyễn Hoài anh(2018). Phát huy nhân tố con người Việt Nam theo quan điểm
của Đảng, <http://mattran.org.vn/hoi-dong-tu-van/phat-huy-nhan-to-con-nguoi-viet-
nam-theo-quan-diem-cua-dang-13327.html>, xem ngày 17/3/2023

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1991, tr. 13.

[8] Min Xu , Jeanne M. David & Suk Hi Kim(2018), The Fourth Industrial Revolution:
Opportunities and Challenges, Sciedu Press, tr. 90

You might also like