You are on page 1of 3

QUESTIONS:

1. In your opinion, what are the key positive and negative effects of FDI inflows in
Vietnam? (5 marks)

2. Will FDI leave Vietnam due to Covid-19? (5 marks)

1. In your opinion, what are the key positive and negative effects of FDI inflows in
Vietnam?
 Tác động tích cực :
FDI ngày càng có những đóng góp trực tiếp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam như sau:
- Dòng vốn FDI vào Việt Nam không chỉ làm tăng về số lượng mà còn giúp Việt
Nam xuất hiện nhiều dự án chất lượng cao hướng đến xu hướng xanh, sử dụng
năng lượng tái tạo và thêm các xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam.
- Không chỉ tăng vốn đầu tư dự án mới, nhiều tập đoàn lớn đã và đang mở rộng dự
án tại Việt Nam sau khi đạt được nhiều thành công về kinh doanh.
Giúp tăng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đồng thời góp phần hình thành một số
ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như:
- thăm dò và khai thác chế biến dầu khí
- sản xuất các sản phẩm điện tử
- sản xuất thép, xi măng ...
Những đóng góp này ngày càng được nâng cao:
- FDI giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại của
Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP.
- FDI cũng đã giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở lớn hội nhập và cải
cách môi trường kinh doanh.
Những yếu tố trên đã tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu,
qua đó Việt Nam từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu đồng
thời giúp Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài
hơn nữa.

 Tác động tiêu cực:


- Nền kinh tế bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn FDI: Nguồn vốn FDI tuy đóng
vai trò quan trọng nhưng không thể để quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào FDI. Vì
FDI là nguồn vốn nước ngoài khó có thể kiểm soát và có thể rời quốc gia đầu tư
nếu có biến cố chính trị. Khi đó nền kinh tế quốc gia sẽ lâm nguy đe dọa tới an
ninh của đất nước.
- Gây cạnh tranh với sản xuất trong nước: Nguồn vốn FDI đầu tư vào nước ta đã
lafm tăng cạnh với sản xuất trong nước như:
- Nhiều dự án ảnh hưởng tới môi trường:
 Một số dự án FDI vào Việt Nam để khai thác tài nguyên môi trường hoặc
không khai thác tài nguyên nhưng vẫn làm tiêu hao năng lượng và tài
nguyên ảnh hưởng đến môi trường như sản suất hoá chất, sắt thép, phá dỡ
tàu biển, bột giấy,…
 Vì một số doanh nghiệp FDI đến từ khu vực Châu Á mang đến Việt Nam
những loại máy móc và công nghệ cũ, lạc hậu, không thân thiện với môi
trường đã tạo ra nhiều khí thải độc hại.
- Thực trạng quá tải ở các thành phố lớn về: cơ sở hạ tầng, hao mòn quỹ đất cho
thuê, thiếu lao động,… Vì FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ tập trung ở một số khu
vực và trong một số ngành nhất định, gây ra những hệ luỵ về mặt xã hội.

2. Will FDI leave Vietnam due to Covid-19?


Theo em trong bối cảnh Covid-19 như bây giờ FDI sẽ không rời bỏ Việt Nam. Vì những
lợi thế như sau:
- Việt Nam có môi trường ổn định, nền kinh tế năng động và thị trường tiêu thụ
ngày càng mở rộng với nguồn cung dồi dào
- Tình hình chính trị ổn định, đảm bảo sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh
tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Việt Nam còn là thành viên của nhiều hiệp định thương mại quan trọng, đây là cơ
sở vững chắc về mặt pháp lý cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới
và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Lực lượng lao động của Việt Nam trẻ, dồi dào và được đánh giá cao nhờ sự chăm
chỉ và trình độ học vấn cao.
- Vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài, thuận lợi cho việc giao thương hàng
hóa quốc tế bằng đường biển.
- Các điều kiện nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh và Việt Nam đã tự tạo cho
mình một vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong những năm gần đây thông
qua một loạt hiệp định tự do thương mại.
- Với lượng dự trữ ngoại hối tăng cao cộng thêm tiền tệ ổn định, lạm phát vẫn trong
tầm kiểm soát, dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
sản xuất, Việt Nam có tâm thế hoàn toàn sẵn sàng đón nhận tương lai.

You might also like