You are on page 1of 1

Vai trò của vốn FDI đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư

 Với các nước đi đầu tư:


- Thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí
sản xuất thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí
vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Cho phép công ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm được sản xuất ra.
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên
vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ.
- Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh
hưởng của mình trên thị trường thế giới
 Với các nước nhận đầu tư (Các nước sở tại):
- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội.
- Chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng phát
triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trogn nước, tạo khả năng
khai thác tiềm năng của đất nước.
- Không đẩy các nước tiếp nhận vào tình trạng nợ nần, không chịu những
ràng buộc về kinh tế, chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn riêng:

- Với các nước đi đầu tư thi nếu môi trường đầu tư bất ổn về kinh
tế, chính trị thì nhà đầu tư đễ bị mất vốn. Còn đối với các nước sở tại
thì nếu không quy hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả thì dễ dẫn đến tình
trạng tài chuyên bị khai thác cạn kiệt và ô nhiễm môi trường

You might also like