You are on page 1of 16

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


1. Những vấn đề chung
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu
tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức
lao động hay trí tuệ.
Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản
tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.
George Soros
Warren Buffet
$8.3 B, 2019
$88.9 B, 2019
Đầu tư quốc tế là một hoạt động kinh tế trong đó
các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá
nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào
vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ
nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh
tế - xã hội nhất định.
Phân loại đầu tư
 Theo thời hạn:
 Đầu tư ngắn hạn
 Đầu tư trung hạn
 Đầu tư dài hạn
 Theo mục đích đầu tư:
 Đầu tư phát triển kinh tế, tăng ngân sách
 Đầu tư giải quyết vấn đề xã hội
 Theo lĩnh vực kinh tế:
 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 Đầu tư sản xuất công nghiệp
 Đầu tư khai khoán, khai thác tài nguyên
 Đầu tư sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
 Đầu tư vào hoạt động thương mại, dịch vụ
 Đầu tư vào lĩnh vực tài chính
 Theo nguồn vốn đầu tư:
 Đầu tư bằng ngân sách nhà nước
 Đầu tư bằng vốn tư nhân
 Đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp
 Theo hình thức đầu tư
Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế
 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
M.Kemp (1964) cho rằng sự khác nhau về năng suất cận biên
(số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được
do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa
các nước là yếu tố thúc đẩy đầu tư quốc tế.
Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn.
Một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư
thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Các yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế
 Khai thác nguồn lực lao động, tài nguyên và công nghệ
Các công ty đa quốc gia tại các nước phát triển đầu tư sang các
quốc gia đang phát triển để khai thác tài nguyên thiên nhiên,
nguồn lao động.
Các công ty đa quốc gia đang phát triển cũng đầu tư ra nước
ngoài để tiếp thu các bí quyết công nghệ của các quốc gia phát
triển.
Phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư
D.Salvatore (1993) cho rằng để tránh tình trạng
mất trắng vốn các nhà đầu tư không muốn bỏ hết
vốn vào thị trường nội địa mà phân bổ vốn đầu tư
của họ ra các thị trường ở những quốc gia khác
nhau.
Chu kỳ sống của sản phẩm
Raymon Vernon (1966) cho rằng chu kỳ sống của
sản phẩm thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế.
Chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn:
 Giai đoạn giới thiệu
 Giai đoạn phát triển
 Giai đoạn bão hòa
 Giai đoạn suy thoái
Trong 15 phút, các nhóm thảo luận trình bày
những mặt tích cực và các mặt hạn chế của hoạt
động đầu tư nước ngoài đối với nước tiếp nhận
vốn đầu tư.
2. Môi trường đầu tư nước ngoài
Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố bên trong và
bên ngoài của một quốc gia tác động đến việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào quốc gia này..
Các yếu tố cơ bản thu hút FDI của 1 quốc gia
Mức độ thu hút FDI của các quốc gia trên thế giới 2018 - 2019
3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một
số quốc gia
FDI Inflow in China 1985 -2018
Các nhóm thảo luận và trình bày chính sách giúp
Trung Quốc thu hút FDI.

You might also like