You are on page 1of 29

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 6.
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Ts NGUYỄN THẠC HOÁT


I.CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
1.Mô hình tổ chức

CÔNG TY CHỨNG
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CHUYÊN
KHOÁN ĐA NĂNG
DOANH

ĐA NĂNG
ĐA NGHIỆP VỤ
MỘT PHẦN

ĐA NĂNG
ĐƠN NGHIỆP VỤ
HOÀN TOÀN
I.CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN(Tiếp)
2.Ưu nhươc điểm các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán (CTCK)
2.1.Mô hình CTCK Đa năng
-Ưu:
+Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ,phân tán rủi ro
+Phát huy được lợi thế về sử dụng các nguồn vốn; hệ thống phân phối,khách
hàng,cơ sở vật chất,kỷ thuậtà giảm chi phí,nâng cao năng suất,hiệu quả.
-Hạn chế:
+Tính chuyên môn hóa không sâu;không tập trung vào các sản phẩm dịch vụ CK
+Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và quản trị rủi ro kém sẽ dẫn đến rủi ro
rất lớn cho hệ thống ngân hàng,có thể gây ra sụp đổ dây chuyền hệ thống tài chính
quốc gia.
2.2.Mô hình CTCK chuyên doanh
-Ưu:
+Tách bạch với hệ thống NHTM,không gây ra rủi ro đổ vỡ Ngân hàng
+Tập trung và Chuyên sâu sản phẩm,dịch vụ CKàrủi ro kinh doanh thấp hơn;phát
triển bền vững hơn;
-Hạn chế:Nguồn vốn hạn hẹp;hệ thống khách hàng không nhiều;hệ thống phân
phối hẹp;
2.3.Xu thế phát triển:Tập đoàn tài chính đa năng Ngân hàng,bảo hiểm,chứng khoán
II.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
2.1.Khái niệm:
-Tổ chức tài chính trung gian
-Kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến chứng khoán
2.2.Phân loại CTCK:

CTy MÔI GIỚI


CHỨNG KHOÁN
CTy BẢO LÃNH PHÁT
HÀNH CK
CTy TỰ DOANH CK

CTy KD TRÁI PHIẾU


Cty KINH DOANH CK
OTC
Cty KINH DOANH TẤT
CẢ NGHIỆP VỤ CK
2.3.CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

CÁC HÌNH THỨC PHÁP LÝ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Cty
CTY
TRÁCH NHIỆM Cty CỔ PHẦN
HỢP DOANH
HỮU HẠN
2.4.ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP
-Điều kiện:
+Vốn;
+ Nhân lực;
+Cơ sở vật chất;
+Phương án,kế hoach kinh doanh khả
thi.
-Thủ tục thành lập:
+Hồ sơ xin thành lâp:Đơn;phương án hoạt động;phương án nhân sự;điều
lệ;chứng minh vốn chủ sở hữu đầy đủ;các quy định khác;
+Trình Ủy ban chứng khoán Nhà nước
+Ủy ban CKNN cấp giấy phép hoạt động
+Sở Kế hoạch cấp đăng ký kinh doanh
+Công bố thông tin
+Khai trương
Quy định về vốn pháp định tại tổ chức kinh doanh chứng khoán (Nghị định
số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật chứng khoán)

1. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại
Việt Nam là:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
2. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh,
vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề
nghị cấp phép.
3. Vốn pháp định của công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty
quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng Việt Nam.
2.5.NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

NGUYÊN TẮC
HOẠT ĐỘNG

NHÓM NGUYÊN NHÓM NGUYÊN


TẮC TÀI CHÍNH TẮC ĐẠO ĐỨC
2.5.1.NHÓM NGUYÊN TẮC VỀ ĐẠO ĐỨC
-Trung thực và công bằng
-Kỷ năng,tận tụy,trách nhiệm
-Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty
-Bảo mật
-Tư vấn:đầy đủ thông tin;phân tích rủi ro;không được khẳng định lợi nhuận
-Thù lao:Không được nhận bất kỳ khoản thù lao nào ngoài quy định trong hợp
đồng.
-Cấm các giao dịch nội gián.
-Không được tiến hành các hoạt động làm cho khách hàng hiểu nhầm về:Giá
cả,giá trị,bản chất của chứng khoán và gây các thiệt hại cho khách hàng.
2.5.2.NHÓM NGUYÊN TẮC VỀ TÀI CHÍNH

-Bảo đảm quy định của pháp luật về vốn,cơ cấu vốn,nguyên tắc hạch toán,báo
cáo

-Công ty không được dùng tiền của khách hàng để làm nguồn vốn kinh doanh
Của Cty

-Tách bạch tiền,chứng khoán của khách hàng và của công ty

-Công ty không được dùng Chứng khoán của khách hàng để thế chấp,cầm cố vay
vốn cho công ty

-Các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật
2.5.3.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

BỘ MÁY QUẢN TRỊ


VÀ ĐIỀU HÀNH

BỘ MÁY KIỂM
SOAT/KIỂM TOÁN

KHỐI KHÁCH
KHỐI NGHIỆP VỤ ( KHỐI PHỤ
HÀNG (FRONT
MIDDLE OFFICE) TRỢ(BACK OFFICE)
OFFICE)
3 Sơ đồ tổ chức CTCK theo hình thức TNHH

Sơ đồ tổ chức công ty
chứng khoán ACB
3 Sơ đồ tổ chức CTCK theo hình thức cổ phần

ĐẠI HĐ CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ


BAN (TỔNG) GIÁM ĐỐC
BAN CHIÊN LƯỢC P. KH CÁ NHÂN

BAN THẨM ĐỊNH P. KHÁCH HÀNG VIP

KHỐI MÔI GIỚI


P. KH TỔ CHỨC & NĐT NN
P. HC NS

P. LƯU KÝ & QL CỔ ĐÔNG


P. KiỂM SOÁT NỘI BỘ

KHỐI HỖ TRỢ P. TƯ VẤN


P. CN THÔNG TIN
KHỐI NGÂN HÀNG
P. ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ
P. MARKETING

P.PHÂN TÍCH & BLPH

P. KẾ TOÁN

CHI NHÁNH HCM KHỐI TÀI CHÍNH P. QLÝ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH

P. KD NGUỒN
2.5.4.CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

-Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến
những người sử dụng vốn ( thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh )

-Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch ( thông qua hệ thống khớp giá hoặc
khớp lệnh)

-Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán ( hoán chuyển từ chứng khoán ra
tiền mặt và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng )

-Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường ( thông qua hoạt động tự doanh
hoặc vai trò tạo lập thị trường )
2.5.5. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
-Đối với tổ chức phát hành .
+ Đại lý phát hành,bảo lãnh và phân phối chứng khoán
+Trung gian mua bán giữa nhà đầu tư và nhà phát hành.
-Đối với các nhà đầu tư .
+Môi giới , tư vấn đầu tư , quản lý danh mục đầu tư , công ty chứng khoán
+Trung gian tài chính có tính chuyên nghiệp cao có giảm rủi ro, chi phí và
thời gian giao dịch , do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư .
-Đối với thị trường chứng khoán .
+Góp phần tạo lập giá cả , điều tiết trên thị trường .
+ Góp phần làm tăng tính thanh khoản của tài sản tài chính
+Đối với các cơ quan quản lý thị trường .
+Cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường
để thực hiện mục tiêu quản lý.
III.CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

MÔI GIỚI

TỰ DOANH

BẢO LÃNH PHÁT HÀNH

TƯ VẤN ĐẦU TƯ CK

Giao dịch ký quỹ (Margin


Trading)
3.1.NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI
-Khái niệm:MGCK là việc làm trung gian thực hiện mua, bán CK cho khách hàng với
mục tiêu thu phí.
-Nội dung nghiệp vụ:
1.Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng
2.Mở tài khoản,theo dõi quản lý tiền trên tài khoản:số dư,phát sinh,thanh toán,
3.Cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản và chứng khoán cho khách hàng
4.Tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ giao dịch,mua bán,đặt lệnh,thanh toán
5.Nhận lệnh,thực hiện lệnh,báo cáo kết quả khớp lệnh cho khách hàng.
6.Quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng

-Quản lý nghiệp vụ môi giới:


+Tuân thủ quy định pháp luật về môi giới
+Xây dựng quy chế,quy trình nghiệp vụ nội bộ về môi giới.
Nội dung Quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng
( So sánh các điểm khác với quản lý tiền gửi của NHTM )
-Quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền
của khách hàng với tiền của CTCK:
+Khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại
do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.
+CTCK mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao
dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng này chỉ phục vụ cho giao
dịch của khách hàng,
-Không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách
hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
-CTCK không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức.

- Cty CK phải ký hợp đồng 3 bên : NHTM,công ty CK và khách hàng về xác nhận số
dư,phong tỏa tiền và thanh toán giữa các bên
3.2.NGHIỆP VỤ TỰ DOANH.
-Khái niệm:
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng
khoán cho chính mình với mục tiêu lợi nhuận.
-Điều kiện thực hiện:
+Được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong đăng ký
kinh doanh.
+Nguồn vốn tự doanh: chủ sở hữu,vay vốn các NHTM, các Cty Chứng khoán,..
+Bộ máy nhân sự tự doanh: Có trình độ chuyên môn được cấp chứng chỉ hành
nghề,trình độ cao và kinh nghiệm thực tế
-Hàng hóa mua bán:Chứng khoán OTC,Niêm yết.
-Nội dung nghiệp vụ
+Nghiên cứu phân tích cơ bản,phân tích thị trường
+Lập phương án đầu tư,mua bán
+Thẩm định phương án:chuyên viên,phòng,hội đồng thẩm định,
+Quyết định đầu tư,mua bán.
+Tổ chức thực hiện: Giải ngân,mua,bán,
-Quản lý nghiệp vụ Tự doanh:
+Tuân thủ các quy định của pháp luật về những điều cấm,hạn chế trong tự doanh
+Xây dựng quy chế nội bộ của công ty về quản lý rủi ro,chính sách tự doanh,quy
trình nghiệp vụ.
3.3.NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

§ Khái niệm Bảo lãnh phát hành chứng khoán (BLPHCK):

BLPH CK là việc Cty Chứng khoán cam kết với tổ chức phát hành để :
• Nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại
hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết;
• Hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát
hành.
§ Các hình thức BLPH CK:
- Cam kết chắc chắn: là hình thức mà tổ chức bảo lãnh phát hành nhận mua
toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng
khoán còn lại chưa được phân phối hết;

-Cố gắng tối đa: là hình thức mà tổ chức bảo lãnh phát hành hỗ trợ tổ chức
phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng
và hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng;

-Các hình thức khác: trên cơ sở hợp đồng giữa tổ chức phát hành và tổ chức
bảo lãnh phát hành.
§ Điều kiện được thực hiện BLPHCK
- Được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện nghiệp vụ BLPH

-Nguồn vốn chủ sở hữu của Cty CK tối thiểu phải đáp ứng theo quy đinh của Luật về

-Số lượng cán bộ có chứng chỉ hành nghề BLCK tối thiểu theo quy định của cơ quan
quản lý Nhà nước ( UBCK hoặc Bộ TC )
Điều kiện để được bảo lãnh phát hành Chứng khoán(Thông
tư số 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn về thành lập và
hoạt động công ty chứng khoán)

Điều 54. Điều kiện bảo lãnh phát hành


Công ty chứng khoán được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết
chắc chắn khi đảm bảo các điều kiện sau:
1. Được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
2. Tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, tổng giá trị của tất cả các
hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn còn hiệu
lực phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không được lớn hơn một trăm phần trăm (100%) vốn chủ sở hữu tính theo
báo cáo tài chính quý gần nhất;
b) Không được vượt quá mười lăm (15) lần hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và
nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
3. Không bị đặt vào tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt trong ba (03)
tháng liền trước thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh phát hành.
3.3.NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN (Tiếp theo)
Nội dung nghiệp vụ BLPHCK
-Tìm kiếm khách hàng
-Ký hợp đồng tư vấn bảo lãnh phát hành/Hoặc hợp đồng nguyên tắc về BLPH
-Tư vấn tài chính:
• Khảo sát,đánh giá,xác định giá trị của doanh nghiệp
• Xác định mức giá nhận bảo lãnh phát hành
-Tư vấn hồ sơ pháp lý cho việc phát hành:
-Ký hợp đồng bảo lãnh phát hành /Hoặc Hợp đồng BLPH chính thức
-Tìm kiếm,giới thiệu,xúc tiến bán CK cho các nhà đầu tư mua CK của tổ chức phát
hành
-Phân phối chứng khoán cho người mua
-Thực hiện các cam kết bảo lãnh,nếu không bán được .

Quản lý nghiệp vụ BLPH:


-Tuân thủ các quy định của pháp luật về những điều cấm,hạn chế đối với BLPH
-Xây dựng quy chế,quy trình nghiệp vụ nội bộ về BLPH
3.4.NGHIỆP VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN(TV ĐTCK)
-Khái niệm:Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết
quả phân tích, báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến việc mua,bán,nắm giữ
chứng khoán.
-Nội dung:
+Tìm kiếm khách hàng
+Ký hợp đồng tư vấn
+Các sản phẩm tư vấn gửi cho khách hàng:
• Báo cáo phân tích cơ bản từng loại chứng khoán
• Báo cáo phân tích và dự báo về xu hướng biến động thị trường chứng khoán
• Khuyến nghị đầu tư: mua, bán,nắm giữ;
-Quản lý nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:
+Tuân thủ các quy định pháp luật về nghiệp vụ tư vấn đầu tư CK(Cấm:quyết
định đầu tư thay khách hàng,thỏa thuận chia sẽ lợi nhuận với khách hàng,cung
cấp thông tin sai sự thật,dụ dỗ mời chào mua CK,..
+Xây dựng quy chế,quy trình nghiệp vụ nội bộ về tư vấn đầu tư CK.
3.5. NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN

§ Giao dịch ký quỹ (Margin Trading) là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử
dụng hạn mức tín dụng do Công ty Chứng khoán cấp. Nó được đảm bảo
bằng khoản ứng trước bằng tiền và thế chấp bằng chính cổ phiếu được
mua. Vì vậy, thông thường những nhà đầu tư nào dự đoán giá tăng sẽ thực
hiện giao dịch ký quỹ.
§ Ví dụ:
ü Nhà đầu tư A dự đoán giá của cổ phiếu VCB tăng trong tương lai và muốn
mua 3.000 cổ phiếu VCB với giá 50.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền cần
có để mua là 150 triệu VND.
ü Nhà đầu tư phải đặt cọc vào tài khoản tiền gửi giao dịch của mình tại công
ty chứng khoán số tiền là 75 triệu đồng, bằng 50% nhu cầu vốn để mua
50.000 cổ phiếu nói trên : 75 tr gọi là số tiền ký quỹ tối thiểu để đặt cọc
ü Công ty chứng khoán sẽ cho Nhà đầu tư A vay thêm số tiền còn thiếu là
75 triệu (50% nhu cầu vốn).
ü Nhà đầu tư phải thế chấp toàn bộ 3.000 cổ phiếu sau khi mua được cho
công ty chứng khoán cho vay.
ü Toàn bộ nghiệp vụ nói trên gọi là nghiệp vụ giao dịch ký quỹ.
3.6. NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN
§ Nội dung nghiệp vụ để thực hiện giao dịch ký quỹ như sau:
- Nhà đầu tư cần mở một tài khoản ký quỹ riêng.
- Ký hợp đồng mở tài khoản ký quỹ giữa nhà đầu tư và CTCK
- Nhà đầu tư phải nộp vào tài khoản số tiền đặt cọc ban đầu, gọi là số dư ký quỹ tối
thiểu (minimum margin).
- Mỗi lần giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể vay từ 50-70% giá trị mua cổ phiếu. Số
tiền 30-50% giá trị còn lại mà nhà đầu tư phải nộp vào tài khoản được gọi là ký
quỹ ban đầu (initial margin).
- Chứng khoán mua bằng tài khoản ký quỹ được gọi là chứng khoán thế chấp.
§ Giao dịch ký quỹ có một số lợi ích nổi bật như:
- Đối với nhà đầu tư: Có cơ hội để tăng lợi nhuận.
- Đối với CtyCK: Tăng khối lượng giao dịch, tăng hoa hồng.
- Đối với TTCK: Tăng tính thanh khoản, khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư và
doanh nghiệp tham gia thị trường, tiến gần hơn tới TTCK thế giới.
3.6. NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN
§ RỦI RO ĐỐI VỚI GIAO DỊCH KÝ QUỸ.
• Rủi ro đối với nhà đầu tư:
Nếu cổ phiếu đứng giá hoặc giảm giá thì nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ .
Nếu giá thị trường của cổ phiếu này sụt giảm càng mạnh thì khoản lỗ này của nhà
đầu tư càng lớn.
Nếu số lỗ lớn hơn số vốn tự có ký quỹ sẽ dẫn đến mất khả năng trả nợ vay .
• Rủi ro đối với công ty chứng khoán:
Giá cổ phiếu tụt giảm > tỷ lệ vốn ký quỹ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán,
công ty chứng khoán không thu được nợ cho vay, dẫn đến thua lỗ,phá sản.
• Để giảm thiểu rủi ro đối với cty CK :
ü Quy định không phải tất cả các cổ phiếu đều có thể được giao dịch ký quỹ:
không cho ký quỹ các cổ phiếu có tính thanh khoản thấp,cổ phiếu đầu cơ,cổ
phiếu có mức tín nhiệm thấp.
ü Quy định tỷ lệ ký quỹ có giới hạn đối với từng loại cổ phiếu (Tuỳ theo tính
thanh khoản và mức biến động giá của cổ phiếu )
ü Quy định Tỷ lệ an toàn vốn sử dụng cho vay ký quỹ của công ty chứng khoán:
Tổng mức dư nợ cho vay ký quỹ của một công ty chứng khoán phải nhỏ hơn (<)
tổng vốn chủ sở hữu của công ty CK.
IV.MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM
(Theo quy định thông tư 210/2012/TT-BTC,ngày 30/11/2012)
-Mô hình tổ chức
+Hình thức pháp lý: theo Luật doanh nghiêp VN
+Điều kiện cấp giấy phép thành lập:
• Có trụ sở và văn phòng làm việc theo quy định
• Có vốn điều lệ là vốn thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định
• Nguồn nhân lực: Tổng giám đốc phải đủ điều kiện theo quy định về chuyên
môn,kinh nghiệm nghề nghiệp và chứng chỉ hành nghề phân tích CK hoặc
quản lý quỹ;Mỗi nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép phải có tối thiểu 03
người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
-Các nghiệp vụ:
1.Môi giới 5.Lưu ký Chứng khoán
2.Tự doanh 6.Tư vấn tài chính
3.Bảo lãnh phát hành 7.Ủy thác quản lý tài sản giao dịch CK
4.Tư vấn đầu tư CK của nhà đầu tư cá nhân.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1.Trình bày khái niệm các nghiệp vụ của công ty chứng khoán (Môi
giới,tự doanh,bảo lãnh phát hành,tư vấn đầu tư và nghiệp vụ ký quỹ)
2. Phân tích các rủi ro của các nghiệp vụ Tự doanh, Bảo Lãnh phát
hành và nghiệp vụ ký quỹ của công ty chứng khoán.

You might also like