You are on page 1of 8

DẪN LUẬN

Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng và nhân dân ta giai đoạn 1965-1968
Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá
sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ
và quân các nước trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước trên cả nước.
chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc "Chiến tranh cục bộ" với quy mô lớn;
đồng thời dùng không quân, hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát động
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc
Trước hành động gây "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, tiến hành chiến tranh
phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng
3-1965) và lần thứ 12 (tháng 12-1965) đã tập

NỘI DUNG
Phần 1: Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng và nhân dân ta
giai đoạn 1965-1968
1.1 Cuộc kháng chiến chống mỹ của đảng.
1.1.1 Các nhận định, quyết tâm mục tiêu và chiến lược của đảng.
a) Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược:
Trung ương Đảng cho rằng, cuộc "Chiến tranh cục bộ" mà Mỹ đang tiến hành ở miền
Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế
thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Từ
sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đàng quyết định phát động cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ
thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.
b)Quyết tâm và mục tiêu chiến lược:
Nêu cao khẩu hiệu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "kiên quyết đánh bại
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ
miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà".
c)Phương châm chỉ đạo chiến lược:
Tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở
miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân đân chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh
càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền để mở
những cuộc tiến công lớn. tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian
tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
1.1.2 Tư tưởng của dảng và nhiệm vụ của đảng
a) Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam:

Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến ông và liên tục tiến công: "Tiếp
tục kiên trì phương châm đẩu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để
vận dụng ba mũi giáp công", đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Trong giai đoạn
hiện nay, đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị tri ngày
càng quan trọng.
b) Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc:
Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về
kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội
chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến
tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch
trong trường hợp chúng liều mình mở rộng "Chiến tranh cục bộ" ra cả nước.
c) Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền:
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn,
miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc
"Xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chién tranh chống Mỹ. Phải
đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường
lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằm bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam càng
đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó
nhau. Khẩu hiệu chung của nhân đân cả nước lúc này là "Tất cả để đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược”.

1.1.3 Các chuyển hướng và tư tưởng của đảng.


Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ những vấn đề sau:

- Sự chuyển biến của tình hình, miền Bắc không còn ở trong thời kỳ xây dựng hoà
bình nữa, mà đã bắt đầu ở vào thời chiến.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch. Nhấn mạnh những thuận lợi của ta và thất bại
nghiêm trọng của Mỹ, cho nên ta nhất định sẽ thắng, Mỹ nhất định sẽ thất bại hoàn
toàn.
- Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước và cả nước đều
phải tham gia đánh giặc. Cần phải xác định rõ “Miền Bắc dù có bị ném bom bắn phá
đến đâu cũng phải vì giải phóng miền Nam mà không chút nao núng, nâng cao chí khí
căm thù và quyết tâm thắng địch”(3). Phải đẩy mạnh phong trào “ba sẵn sàng” với nội
dung và yêu cầu mới. Cần phải xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương của thời
chiến.

1.1.3 Các mục tiêu của sự chuyển hướng và giải thích nhiệm vụ đó

Phải ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và tin tưởng, quyết chiến quyết thắng đế
quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu và công tác ở bất cứ nơi nào theo
tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc; tư tưởng sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh
nào của địch, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu lâu dài
chống Mỹ với tinh thần tự lực cánh sinh cao; chống tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch
quá cao, hoặc chủ quan khinh địch; tư tưởng hoang mang, dao động, cầu an; tư tưởng
muốn đàm phán khi chưa có điều kiện có lợi, muốn kết thúc chiến tranh với bất cứ giá
nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngoài và không tin vào sức mình.

Như vậy, “chuyển hướng tư tưởng” ở đây có thể hiểu một cách ngắn gọn là: chuyển từ
nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời bình sang nội dung và phương pháp tư
tưởng ở thời chiến, trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là đế quốc Mỹ dù có
mạnh đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng; miền Bắc dù có bị bắn phá đến đâu
cũng phải quyết tâm cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cốt lõi của vấn
đề chuyển hướng tư tưởng là làm cho nhân dân miền Bắc thấy rõ tình hình mới của
đất nước, từ đó có sự đồng thuận tuyệt đối với Đảng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược trong bất kỳ tình huống nào.

1.1.4 Chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” của Hội nghị Trung ương 11 được
tiếp tục khẳng định và bổ sung ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-
1965). Và Hội nghị xác định nhiệm vụ của công tác tư tưởng là:

- Giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ nhiệm vụ lịch sử vô cùng vẻ vang của
nhân dân ta là chiến đấu chống một kẻ thù mạnh nhất và nguy hiểm nhất của loài
người là đế quốc Mỹ, làm cho mọi người tin tưởng vững chắc rằng với đường lối đúng
đắn của Đảng, với tinh thần dũng cảm chiến đấu của quân và dân ta, chúng ta có thể
đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của đế quốc Mỹ.

- Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho nhân dân, nhất là cho bộ đội và thế hệ
thanh niên, làm cho mọi người sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, chiến đấu anh dũng với bất cứ kẻ
thù nào, đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch.

- Làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân ta ở miền Bắc là phải tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam,
phục vụ không điều kiện cho tiền tuyến miền Nam và hết sức giúp đỡ cách mạng Lào,
làm cho mọi người hăng hái dốc sức ra làm tròn bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng và
chính phủ giao phó.
1.2 Nhân dân ta tuân thủ theo đường lối của đảng và
tấm lòng yếu nước.
1.2.1 Thực hiện những nghị quyết của Đảng và theo Lời kêu gọi của Hồ Chí
Minh

Quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ, cứu nước, vưà sản xuất, vừa
chiến đấu, với niềm tin tưởng và quyết tâm cao độ. Thanh niên có phong trào “Ba sẵn
sàng”, phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”, nông dân có phong trào “Tay cày tay
súng”, công nhân có phong trào “Tay búa, tay súng”, trong chiến đấu có “Nhắm thẳng
quân thù mà bắn”, trong chi viện tiền tuyến có “Thóc không thiếu một cân, quân
không thiếu một người”, trong bảo đảm giao thông vận tải có “Xe chưa qua, nhà
không tiếc”,... Đó thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại hào hùng, sáng tạo với tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Tất
cả vì miền Nam ruột thịt”.

1.2.2 Chiến tranh cục bộ của dân ta

Theo đường lối kháng chiến của Đảng và được hậu phương miền Bắc ra sức chi viện,
quân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu chống lại cuộc “Chiến tranh cục bộ” của
Mỹ và tay sai. Năm 1965, quân dân ta tập trung tìm hiểu đối phương, tìm cách đánh
Mỹ. Quân và dân miền Nam đã đánh thắng quân chiến đấu Mỹ ở Núi Thành (5-1965),
Vạn Tường (8-1965), Plâyme (11-1965)..., bẻ gẫy cuộc phản công chiến lược mùa khô
1965-1966, làm thất bại kế hoạch tìm và diệt, bình định nhằm giành quyền chủ động
trên chiến trường của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn. Miền Bắc bước đầu đánh thắng
chiến tranh phá hoại, đảm bảo giao thông thông suốt, chi viện cho chiến trường ngày
càng nhiều và hiệu quả.

1.2.3 Tấm lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Từ cách tiếp cận trên, giúp chúng ta lý giải, nhận thức đầy đủ, sâu sắc sức mạnh
truyền thống yêu nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên
các mặt chủ yếu:

Một là, truyền thống yêu nước Việt Nam là nhân tố cơ bản, tạo nên sức mạnh chính
trị-tinh thần, thực chất là sức mạnh nhân tố con người trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.

Yêu nước của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là yêu
nước truyền thống, song đã được nâng lên tầm cao mới, do được tiếp thêm sinh lực và
được định hướng bởi mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân. Vì vậy, yêu nước đã
được phát huy đến mức cao nhất, thể hiện ở tinh thần, ý chí: “Không có gì quý hơn
độc lập, tự do”, “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc
lập”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; bằng hành động
cách mạng qua các phong trào: “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”,
“Tay cày, tay súng”, “Tay búa, tay súng”; “Thóc không thiếu một cân, quân không
thiếu một người”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước...”. Yêu nước đó đã trở thành
nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh chính trị-tinh thần, thực chất là sức mạnh nhân tố
con người, đã giúp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi gian khổ, hy sinh
trong suốt quá trình kháng chiến lâu dài, gian khổ, kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công
nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc đến đích thắng lợi cuối cùng. Nghị quyết Ðại
hội lần thứ IV (12-1976) của Ðảng đã khẳng định: “Ðó là thắng lợi của cuộc chiến đấu
đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường và bền bỉ, anh dũng và thông minh, của nhân dân
và quân đội cả nước, đặc biệt là các đảng bộ miền Nam, các cán bộ và chiến sĩ công
tác ở miền Nam và hàng chục triệu đồng bào yêu nước chiến đấu trên tuyến đầu Tổ
quốc đã luôn nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất hơn 30 năm dưới ách quân
xâm lược. Ðó là thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thắng lợi của đồng bào
miền Bắc vừa tự xây dựng, vừa chiến đấu để bảo vệ hậu phương lớn của cả nước,
đồng thời động viên ngày càng nhiều sức người, sức của để đánh Mỹ, cứu nước ở tiền
tuyến lớn miền Nam, một lòng một dạ vì miền Nam ruột thịt”.(3) Maicơn Mắc Lia,
nhà sử học người Mỹ, trong cuốn “Việt Nam-cuộc chiến tranh mười nghìn ngày” đã
nhận xét: “Lịch sử phải đánh giá họ (người Việt Nam-miền Nam cũng như miền Bắc)
cao nhất về sức chiến đấu ngoan cường và dũng cảm của con người”.

Hai là, truyền thống yêu nước Việt Nam là cơ sở cơ bản để xây dựng và phát huy sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Yêu nước của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện
khát vọng lớn lao và lợi ích cơ bản, chính đáng của tuyệt đại đa số người Việt Nam là
độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó chính là “mẫu số chung” để Đảng ta hoạch định
đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện xây
dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hình thành “thế trận lòng dân” vững
chắc; động viên, tập hợp được đông đảo và rộng rãi nhất mọi tầng lớp nhân dân cống
hiến sức người, sức của, tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nói về điều này, Đại tướng Văn Tiến Dũng
trong một cuộc trả lời phỏng vấn các nhà báo và học giả phương Tây, đã nhấn mạnh:
“Một lần nữa tôi muốn nói rõ rằng nguồn gốc mọi thắng lợi của chúng tôi là sức mạnh
của cả một dân tộc vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình trong thời
đại ngày nay. Và Ban lãnh đạo chúng tôi biết khai thác, biết phát huy tất cả những sức
mạnh đó để chiến thắng”.

Ba là, truyền thống yêu nước Việt Nam là một nhân tố tạo cơ sở thực hiện kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Giá trị yêu nước truyền thống Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
được nâng lên tầm cao mới, là giá trị mang tính công lý được cả nhân loại tiến bộ thừa
nhận. Đó là yêu nước vì quyền tự do, độc lập, tự quyết của dân tộc; yêu nước vì quyền
sống, quyền được hưởng hòa bình, hạnh phúc của con người… Do đó, nó là sự nghiệp
chính nghĩa. Tính chính nghĩa và công lý chính ấy chính là cơ sở để vận động các lực
lượng quốc tế yêu chuộng hòa bình ủng hộ cuộc kháng chiến vì nền độc lập của Việt
Nam. Trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định “nhân dân Việt Nam chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn và vì sự tôn
trọng sự thực và công lý”.

Phần 2: Làm rõ vai trò của hậu phương miền Bắc trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ?
2.1 Vai trò hậu phương miền Bắc
2.1.1 Giới thiệu vai trò
Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (khóa III) đã xác định: “Miền Bắc có vai trò
quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà;
miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai, để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.
Cũng tại hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Miền Bắc là gốc” của sự nghiệp
cách mạng cả nước. Như vậy về mặt quan điểm và nguyên tắc, vai trò của miền Bắc
đã được xác định rõ từ đầu và rất sớm. Tuy nhiên, với quan điểm phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả nước, Đảng ta chủ trương vừa ra sức ổn định củng cố và xây dựng
miền Bắc theo hướng xã hội chủ nghĩa, vừa không ngừng đẩy mạnh cách mạng miền
Nam phù hợp với điều kiện trong nước ta và quốc tế hồi đó, để đưa sự nghiệp chống
Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
2.2.2 Nhiệm vụ

- Là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là khôi phục kinh tế, hàn gắn
vết thương chiến tranh; tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm
cho miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam và là căn
cứ địa cách mạng của cả nước.

- Miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đổ ách
thống trị của Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát
triển của cách mạng cả nước. Vai trò này được thể hiện ở các nội dung sau:
- Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến
lớn miền Nam: 

+Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán
bộ, chiến sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng cùng
hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men… Tính chung, trong 4
năm, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam tăng gấp 10
lần so với giai đoạn trước.

→ Nguồn chi viện cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của quân dân
miền Bắc đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc
chiến đấu đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ và giải phóng hoàn
toàn miền Nam.

- Miền Bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia,
thường xuyên chi viện sức người, sức của cho chiến trường hai nước bạn; góp phần
củng cố và tăng cường khối đoàn kết ba dân tộc ở Đông Dương trong cuộc chiến đấu
chống kẻ thù chung. Khối liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong cuộc
chiến đấu chống kẻ thù chung đã tạo ra một nhân tố quan trọng để đưa đến thắng lợi
của mỗi nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Không chỉ là hậu phương, miền Bắc còn là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ.
Quân dân miền Bắc đã chiến đấu, đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại bằng không
quân và hải quân của Mĩ, đặc biệt làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đập tan
cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972.
Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mĩ, góp phần đập tan ý chí xâm lược của Mĩ, buộc họ phải ngồi vào bàn đàm
phán và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

- Những thành tựu của miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
cùng với uy tín của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nguồn động viên về tinh
thần to lớn đối với nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Đầu năm 1961, Kenedy nhận chức tổng thống Mỹ và đề ra chiến lược toàn cầu phản
ứng linh hoạt theo chiến lược này Kenedy quyết định chọn Việt Nam làm nơi thí điểm
đầu tiên nhằm rút kinh nghiệm. Để đối phó với các cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc ở những khu vực khác. Tại Việt Nam cuối năm 1960 hình thức thống trị bằng
chính quyền tay sai Ngô Đình Nhiệm của Mỹ bị lung lay đến tận gốc bởi phong trào ‘‘
Đồng khởi’’. Vì vậy đế quốc Mỹ chuyển sang triến tranh xâm lược mới ‘Chiến tranh
đặc biệt’ Âm mưa cơ bản là dùng người Việt đánh người Việt. Để nhằm thực hiện
chiến lược này Mỹ đề ra kế hoạch STALEY TAYLOR nhằm bình định miền Nam
trong 18 tháng.

Ý nghĩa:
– Phản ánh ý chí nguyện vong và quyết tâm thống nhât tổ quốc.
– Giương cao ngọn cờ độc làm và CNXH.
– Tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược CM.
– Tạo nên sức mạnh to lớn để nhân dân ta đủ sức đánh thắng Mỹ.
– Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn diện lâu dài và dựa vào sức
mình là chính.

You might also like