You are on page 1of 7

Tổng thống Nixon:

Slide 1: Giới thiệu về thổng thống Nixon:

Giai đoạn thứ 4 của cuộc kháng chiến chống mĩ, nhân dân Việt Nam phải đối mặt
với chính sách thâm độc tàn nhẫn của vị tổng thống duy nhất từ chức của Hoa Kì,
tổng thổng N

- Tổng thống Mỹ Richard Milhous Nixon (Nhiệm kỳ: 1969-1974) Sinh


ngày 9 tháng Giêng 1913, tại Yorba Linda, California, và mất ngày 22
tháng 4, 1994, ) luật sư, đảng viên Đảng Cộng hòa. Nixon có danh tiếng
là một nhân vật chống Cộng hàng đầu,Sau 3 lần tranh cử, Năm 1968, ông
được đắc cử thành tổng thống thứ 37 của hợp chủng quốc hoa kỳ. Nixon
từng tham chiến trong Thế chiến II, và Chiến tranh TBD (1942–1946 và
1946–1966).
- Khi Nixon nhậm chức, có khoảng 300 quân nhân Hoa Kỳ tử chiến mỗi
tuần tại Việt Nam, và quần chúng Hoa Kỳ không hoan nghênh cuộc chiến
này, với các cuộc kháng nghị bạo lực nhằm phản chiến đang diễn
ra.. Trong ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ (20 tháng 1 năm 1969),
Nixon đã phải phát biểu: "Nước Mỹ đang có khủng hoảng về tinh thần,
mắc kẹt trong chiến tranh, cấu xé và chia rẽ nội bộ. Cuộc chiến tranh
Việt Nam đã gây ra căng thẳng gay gắt với nước Mỹ không riêng về mặt
kinh tế, quân sự mà cả xã hội cũng như chính trị. Sự bất đồng cay đắng
đã xé rách cơ cấu đời sống tinh thần nước Mỹ và bất kể kết quả chiến
tranh như thế nào, vết xé rách vẫn còn lâu mới lành".
- Để cứu vãn tình hình bi đát của quân Mỹ trên đất Việt, tổng thống Nixon
đưa ra 1 chiến lược xamm lăng khác ở việt nam, chính là chiến lược Việt
Nam hóa chiến tranh

- 10 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, cựu Tổng thống Richard
Nixon đã viết cuốn hồi ký "No More Vietnam" (Không có thêm Việt
Nam), thừa nhận những sai lầm và thất bại trong cuộc chiến. Trong cuốn
hồi ký, tổng thống đời thứ 37 của Mỹ đã thừa nhận, thuyết Domino là
"một sai lầm nghiêm trọng". Nó đẩy Mỹ vào những cuộc chinh phạt vô
ích trong thế kỷ 20. Nixon tin rằng, sai lầm lớn nhất của Mỹ là mở rộng
chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam. Trong khi đó, họ cũng thất
bại trong việc kiểm soát tình hình miền Nam. Điều đó kéo theo hàng loạt
thất bại trong các quyết định chiến lược. Khi trở thành tổng thống Mỹ
vào năm 1969, Nixon theo đuổi chính sách "rút lui trong danh dự" như
một cứu cánh cho siêu cường số một thế giới.
- Ông cho rằng, Hiệp định Paris năm 1973 là "một thắng lợi trong danh
dự" của nước Mỹ. Nhưng, hậu quả trực tiếp từ thất bại ở Việt Nam trở
thành nổi ám ảnh và thảm kịch đó đã đi cùng với những cuộc viễn chinh
trong thế kỷ 20.

- "Thất bại ở Việt Nam đã làm hoen ố lý tưởng của chúng ta, làm suy yếu
tinh thần và ý chí", cựu tổng thống đã viết.

Slide 2: Việt Nam Hóa Chiến Tranh:

Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì?

Việt Nam hóa chiến tranh là cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ nhằm xâm
lược Việt Nam. Được tiến hành chủ yếu bằng quân đội tay sai. Đây là cuộc
chiến tranh có lực lượng và quy mô vô cùng lớn, đầu tư về phương tiện chiến
tranh, có tính ác liệt.

 Chiến lược việt nam hóa chiến tranh ra đời bắt đầu do thất bại trong chiến
tranh cục bộ. Sau thất bại cuộc chiến tranh với Việt Nam, Mỹ đã bị khủng
hoảng về tinh thần, tình hình chính trị, kinh tế suy yếu, nội bộ chia rẽ.

 Năm 1969 để cứu vãn tình hình đó, Tổng thống Mỹ Nixon sau nửa năm cầm
quyền đã đề ra chiến lược quân sự toàn cầu răn đe thực tế. Chiến lược này
chính là một phần quan trọng trong chiến lược đó của Mỹ.

 Âm mưu của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

 Người Mỹ đã tiếp tục thực hiện chính sách tương tự với chiến lược “da vàng
hóa chiến tranh”, dùng người Việt trị người Việt . Nhằm bù đắp những tổn
thất về lực lượng cũng như để giảm tối thiểu xương máu của người Mỹ trên
chiến trường.
 Thực chất của cuộc chiến này chính là sự kết hợp của ba loại chiến tranh của
mỹ là chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt.
Chiến lược này nhằm xoa dịu dư luận của người dân Mỹ  và nhân dân thế
giới để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược.
 Thủ đoạn của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
 Mỹ đã tăng viện trợ cho quân Ngụy để cho quân Ngụy tự mình gánh vác
chiến tranh
 Mỹ đã tăng cường việc đầu tư thêm các kĩ thuật phát triển kinh tế miền
Nam. Nhằm tăng cường sức mạnh để bóc lột vừa giảm gánh nặng cho Mỹ.
 Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu,
do hậu cần Mỹ và do Mỹ chỉ huy.Với chiến lược này quân Mỹ đã rút dần
khỏi chiến tranh để giảm tổn thất về quân đội trên chiến trường. Thêm vào
đó là tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng quân đội
người Việt Nam, sử dụng âm mưu người Việt đánh người Việt.
 Với thủ đoạn ngoại giao bắt tay câu kết với các nước xã hội chủ nghĩa để
gây sức ép và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế, Mỹ đã lợi dụng mâu
thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc nên đã thỏa thuận với Trung Quốc và
hòa hoãn với Liên Xô để không cho các nước tăng viện trợ giúp đỡ Việt
Nam.
 Mở rộng đánh cả ba nước Đông Dương, cả Campuchia (1970) và Lào (1971)
mà lại sử dụng lực lượng chủ yếu là quân Ngụy. Đó là việc sử dụng âm mưu
dùng người Đông Dương đánh Đông Dương. => Đông Dương hóa chiến
tranh.

 Ngày 18 tháng 2 năm 1970, Nixon công bố nội dung chính sách Việt Nam
hóa chiến tranh là một chương trình 3 giai đoạn
 Giai đoạn 1: Giai đoạn này được dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa
năm 1972. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ từng bước chuyển giao nhiệm vụ
chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân chiến đấu trên bộ của
Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất với
3 bước chính như sau:

 Bước 1 (1969 – 1970): Mỹ sẽ bình định một số vùng đông dân quan trọng,
đồng thời sẽ xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng quân Giải phóng
kiểm soát. Ngoài ra, cũng rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến
trường Việt Nam, khống chế và đẩy lùi quân Giải phóng, làm cho quân Giải
phóng không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên.
 Bước 2 (1970 – 1971):  Giai đoạn này sẽ làm cho quân Giải phóng bị phân
tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ,
đồng thời rút phần lớn quân Mỹ về nước.
 Bước 3 (1971 – 1972): Lúc này sẽ bình định xong miền Nam. Lúc này thì
lực lượng vũ trang quân giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng
căn cứ trên biên giới Lào, Campuchia. Đồng thời quân lực Việt Nam Cộng
hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam. Ngoài ra cũng sẽ rút hết lực lượng chiến đấu trên
bộ của Mỹ về nước.

 Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân lực Việt Nam
Cộng hòa, trang bị cho quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với
lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt Nam và Đông Dương
trong vòng ảnh hưởng của Mỹ hay nói cách khác là trong quỹ đạo của Mỹ và
không rơi vào tay cộng sản.
 Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh. Củng
cố kết quả đã đạt được, quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp
tục chiến đấu và chiến tranh sẽ kết thúc, 2 miền Việt Nam sẽ trở thành 2
quốc gia riêng biệt.

 Trước âm mưu tàn độc của Mỹ, miền Bắc Việt NamTrong cuộc tổng tiến
công chiến lược làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc lên đến mức
cao nhất. Bộ Chính trị xác định: để bảo đảm giành toàn thắng cho trận quyết
chiến lịch sử này, cần động viên lực lượng cả nước, đáp ứng mọi yêu cầu
cho các chiến trường trọng điểm. Trung ương Đảng đã quyết định thành lập
Hội đồng chi viện chiến trường do đồng chí Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê
Thanh Nghị phụ trách. Trên đường Trường Sơn – “đại lộ Hồ Chí Minh” thời
chống Mỹ , dưới mưa bom bão đạn nhưng đại quân, đại pháo, đại xạ của
Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến vào Nam, hợp sức cùng quân giải
phóng và đồng bào trên tiền tuyến lớn
-Tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân.Ngày 6-4-1972,
Tổng thống Mỹ R.Nixon ra lệnh, huy động lực lượng không quân và hải quân tiến
hành Chiến dịch Linebacker I, tiếp tục chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô
lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn. Mỹ đã sử dụng máy bay B.52 đánh phá các
tỉnh miền Bắc như: Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng Điều mà các
tổng thống khác không bao giờ dám làm. 
Tổng thống Mỹ R.Nixon tuyên bố: “Chỉ dừng ném bom miền Bắc Việt Nam khi
Cộng sản chấm dứt tiến công ở miền Nam Việt Nam”. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng
định: “Không có mục tiêu công nghiệp nào ở miền Bắc được loại trừ”. Video chiến
dịch Điện Biên Phủ trên không
Trận chiến 12 ngày đêm “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” diễn ra thế nào?

Ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập
kích đường không chiến lược vào miền Bắc nước ta với tên gọi chiến dịch
“Linebacker II.”

Vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 17/12/1972, ngay khi Tổng thống Nixon ra lệnh mở
cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị
xã trên miền Bắc, quân và dân toàn miền Bắc đã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu,
quyết tâm đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ.

Đêm 18 rạng ngày 19/12: những trận đánh đầu tiên, hạ gục tại chỗ “Siêu pháo
đài bay B.52” - thần tượng của không lực Mỹ.

Suốt đêm 18 đến rạng ngày 19/12, quân Mỹ huy động 90 lần chiếc B.52 ném 3 đợt
bom xuống thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B.52 có 8 lần chiếc F.111
và 127 lần máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội ngoại, thành.

Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc
thủ đô Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom, làm chết 300 người. Quân và dân
ta đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 6 máy bay các loại, trong đó có 2 máy bay B.52
rơi tại chỗ.

Ngày 20/12: bằng 19 viên đạn 14,5 mm đã bắn rơi 1 máy báy F.111

Ngày 21/12: với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B.52

).

Ngày 23/12: Bộ đội phòng không Hải Phòng lập công xuất sắc

Trong trận đánh rạng sáng ngày 23-12, Bộ đội phòng không Hải Phòng lập công
xuất sắc, Tiểu đoàn 82 (Đoàn Hạ Long) ở trận địa An Lão bắn rơi 1 chiếc B.52.

Ngày 24/12: chiến công đầu của quân và dân Thái Nguyên
Ta bắn rơi 5 máy bay: 1 chiếc B.52, 2 chiếc F4, 2 chiếc A7. Trong đó, bắn rơi
“Siêu pháo đài bay B.52” vào đêm 24-12 là chiến công đầu của quân và dân Thái
Nguyên.
Chiến thắng ngày 26/12/1972 đã làm suy sụp hẳn tinh thần và ý chí của giới cầm
quyền và giặc lái Mỹ

Ngày 26/12: trận đánh then chốt

Cao điểm nhất là ngày 26/12, lúc 22 giờ 05 phút đến 23 giờ 20 phút, địch sử dụng
105 lần chiếc máy bay B.52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, đánh ồ
ạt, liên tục, đồng thời từ nhiều hướng và tập trung một đợt vào nhiều mục tiêu ở 3
khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên.

Lực lượng phòng không ba thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh
một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B.52 (riêng Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, trong
đó 4 chiếc rơi tại chỗ) và 10 máy bay chiến thuật khác. Trong trận này, lần đầu tiên
Quân khu Việt Bắc (Trung đoàn 256) bắn rơi 1 chiếc B.52 chỉ bằng pháo cao xạ
100mm. Đây là trận đánh then chốt, quyết định nhất, bắn rơi nhiều máy bay B.52
nhất trong 9 ngày chiến đấu. Chiến thắng này đã làm suy sụp hẳn tinh thần và ý chí
của giới cầm quyền và giặc lái Mỹ.

Ngày 27/12: máy bay Mig21 bắn rơi chiếc B.52 thứ 2.

Ngày 29/12: trận đánh kết thúc thắng lợi 12 ngày đêm
ười hai ngày đêm khói lửa trong trận chiến Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không với
chiến thắng vang dội bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó có 34 máy bay B52, đập
tan âm mưu của đế quốc Mỹ đưa Hà Nội về thời kỳ “đồ đá” đã viết nên bản tráng
ca bất tử gây chấn động thế giới.

Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải xuống thang, ngồi
vào bàn đàm phán để ký Hiệp địnhParis

Ngày 27/1/1973 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son với việc
“Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” đã được ký kết
tại Paris, Pháp. Theo hiệp định, Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt
Nam, tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dẫn đến
giải phóng miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước. 

You might also like