You are on page 1of 3

Lớp DCQ 2018 – Nhóm 25 – Bàn 3A

Buổi thực tập: Chiều thứ 2, ngày 29/03/2021


SV thực tập: Huỳnh Thanh Ngân – 511186236 BÁO CÁO THỰC TẬP
Lê Thị Kim Ngân – 511186237 TÁC ĐỘNG ĐỐI KHÁNG
Nguyễn Hồng Ngọc - 511186246

1. NGUYÊN TẮC: Hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của một trong hai dược phẩm đó làm
giảm hoặc tiêu hủy tác động của dược phẩm kia.

2. KẾT QUẢ THỰC TẬP:


2.1. Kết quả chung của các bàn

Bảng: Kết quả tác động đối kháng của atropin và pilocarpin trên con ngươi của mắt thỏ
Đường kính con ngươi thỏ (mm)

Bàn Bình Atropin 1% Pilocarpin 1%


thường 5' 10' 15' 20' 25' 5' 10' 15' 20' 25'
Mắt phải 6 6 7 8 8 8 7 7 6 6 6
1 Mắt trái
6 6 6 6 6 6 6 5 4 4 4
(Chứng)
Mắt phải 6.5 7 7.5 8 8.5 8.5 8 7.5 7 6.5 6.5
2A Mắt trái
6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6 6 5 4.5 4.5
(Chứng)
Mắt phải 6 7 7 7 7 7 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5
3A Mắt trái
6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
(Chứng)
Mắt phải 7 9 9 8.5 8.5 8 8 8 7.5 7 7
3B Mắt trái
8 8 8 8 8 8 8 7.5 7.5 7 7
(Chứng)
Mắt phải 6 6 7 8 8 8.5 7.5 7 7 6.5 6.5
4A Mắt trái 6 6 6 6 6 6 6 5 5 4.5 4.5
(Chứng)
Mắt phải 6 6 7 8 8 8 6 6 6 5.5 5
4B Mắt trái 5 5 5 5 5 5 5 5 4 4 3
(Chứng)
Mắt phải 7 7.5 8 8.5 8.5 8.5 8 7.5 7 7 7
5 Mắt trái 7 7 7 7 7 7 6.5 5.5 5 4.5 4.5
(Chứng)
Mắt phải 7 8 8 8.5 8.5 9 8 7.5 7.5 7.5 7
6 Mắt trái 7 7 7 7 7 7 6 5 4 4 4
(Chứng)
Mắt phải 6.44 7.06 7.56 8.06 8.13 8.19 7.38 7.13 6.81 6.56 6.44
TB
Mắt trái 6.44 6.44 6.44 6.44 6.44 6.44 6.19 5.63 5.06 4.81 4.69
NHẬN XÉT CHUNG:

Trên mắt phải của thỏ:


 Lúc đầu đường kính đồng tử của thỏ trung bình là 6.44mm sau đó khi nhỏ 4 giọt dd Atropin 1% sau
25 phút quan sát và đo đường kính đồng tử tại các thời điểm 5, 10, 15, 20 và 25 phút thì ta thấy kích
thước đồng tử tăng đáng kể từ 6.44mm đến 8.19mm (tăng 1.75mm).
 Sau đó tiếp tục nhỏ 4 giọt dung dịch Pilocarpin 1% ta cũng quan sát và đường kính đồng tử mắt thỏ
như trên khoảng 5 phút 1 lần trong 25 phút. Lúc này ta thấy đồng tử của mắt thỏ bắt đầu co lại, kích
thước lần đo cuối cùng là 6.44mm bằng với kích thước lúc ban đầu khi chưa cho dung dịch nào.
Trên mắt trái của thỏ:
 Nhỏ 4 giọt dd Pilocarpin 1% quan sát và đo kích thước đồng tử khoảng 5 phút 1 lần trong 25 phút.
Không có sự tương tranh với dung dịch Atropin 1% nên kích thước đồng tử mắt thỏ giảm mạnh hơn
từ kích thước bình thường là 6.44mm xuống còn 4.69mm giảm 1.75mm.
Kết luận: Kết quả thu được phù hợp với lý thuyết là Atropin và Pilocarpin là hai chất đối kháng cạnh tranh
trên thụ thể Muscarinic tại cơ vòng mống mắt thỏ.

2.2. Kết quả của bàn 3A


NHẬN XÉT VÀ BIỆN LUẬN KẾT QUẢ:

Trên mắt phải thỏ:


 Khi nhỏ 4 giọt dd Atropin 1% sau 5 phút đồng tử mắt thỏ giãn to ra là bởi vì theo ly thuyết, Atropin
là thuốc liệt đối giao cảm (kháng cholinergic), sau khi nhỏ dung dịch Atropin vào mắt thì nó cạnh
tranh với Acetylcholin trên thụ thể Muscarinic dẫn đến ức chế tác động của đối giao cảm, đồng thời
còn có tác động giãn cơ mi của mắt do đó làm giãn đồng tử. Sau 10 phút ta thấy đồng tử không giãn
thêm có thể do nồng độ thuốc không đủ để gây tác động ức chế nữa.
 Và tiếp tục nhỏ dd Pilocarpin 1% và quan sát thì ngay trong 5 phút đầu tiên sau khi nhỏ thuốc ta
nhận thấy ngay tác động giảm kích thước đồng tử. Do Pilocarpin là thuốc cường đối giao cảm tác
động trên thụ thể Muscarinic gây co cơ vòng mống mắt, làm co đồng tử nên khi ta nhỏ dd Pilocarpin
cùng nồng độ liều lượng nên hiệu lực giãn đồng tử sẽ bị hủy bởi Pilocarpin. Sau 10 phút thì không
còn thấy tác động gây co đồng tử nữa lúc này có thể là do nồng độ Pilocarpin không đủ lớn để đẩy
hết Atropin ra khỏi thụ thể hoặc là do các yếu tố khác ( kĩ thuật thao tác, yếu tố ngoại cảnh,..).
Trên mắt trái thỏ:
 Không thấy sự thay đổi kích thước đồng tử của mắt thỏ, nhưng ngay sau nhỏ dung dịch Pilocarpin
vào thì thỏ tiết rất nhiều nước mắt và trong quá trình quan sát còn kèm tiết dịch mũi. Điều này không
đúng với lý thuyết vì tác động của Pilocarpin là gây co đồng tử nhưng ở mắt trái này của thỏ không
thấy hiện tượng co đồng tử có thể là do nồng đồ thuốc không đủ lớn để gây tác động lên đồng tử mắt
thỏ ( nước mắt thỏ làm pha loãng nồng đồ thuốc, thuốc theo nước mắt thỏ tràn ra ngoài,…) hoặc do
lý do kĩ thuật (pipet pasteur không đều cho mỗi giọt, thao tác đo,…) hoặc là do yếu tố ngoại cảnh
khách quan ảnh hưởng đến thỏ (ánh sáng, tiếng ồn,...)

You might also like