You are on page 1of 25

1.

Kết quả khảo sát tách dịch bào:


a. Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ enzyme đến hiệu suất thu hồi sản phẩm:
Dùng enzyme Pectinex®Ultra SP – L có tác dụng phân giải pectin làm giảm độ nhớt,
tăng cường khả năng thu hồi dịch quả. Chúng tôi khảo sát tìm điều kiện tối ưu (nồng độ,
nhiệt độ, pH, thời gian hoạt động…) của enzyme này để chọn ra điều kiện thích hợp nhất
để tách dịch bào sao cho hiệu suất đạt được cao nhất.
Khảo sát nồng độ enzyme: trong 4 giờ, nhiệt độ 500 C

Độ Bx Nồng độ Enzyme

0% 0,1% 0,15% 0,2% 0,25% 0,3%

Trước 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6

Sau 12,6 12,8 13 13 13,2 13,2

Sau khi bổ sung enzyme, lớp thịt quả trong mẫu bị cắt nhỏ thành những sợi mảnh, dịch
quả giảm độ nhớt, trông lỏng hơn và trích ly ra nhiều dịch hơn, các bao hạt bị tách ra khỏi
hạt hoàntoàn, chỉ cần cho qua rây là tách riêng được phần hạt. Từ thí nghiệm ta thấy: Ta
thấy mẫu không có enzym (0%), sau một thời gian hầu như không thay đổi, có độ Bx thấp
nhất, bao hạt hầu như không bị tách khỏi. Bắt đầu từ nồng độ enzym 0,10% đến 0,3%, độ
Bx tăng dần, bao hạt bị tách ra rất nhiều, Trong đó, ở nồng độ enzym 0,25% và 0,3% là
đạt kết quả cao nhất và bằng nhau, bao hạt hầu như bị tách ra hoàn toàn, dịch quả trích ra
được nhiều nhất, thịt quả bị cắt nhỏ thành nhiều sợi mảnh, hạt lắng xuống đáy dễ dàng
tách bỏ qua rây, Do đó, vì hiệu quả kinh tế, chúng tôi chọn nồng độ enzyme cần sử dụng
là 0,25%.
Hình 1. 1 Dịch chanh dây thu được với nồng độ Enzyme 0,25%

b. Kết quả khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ:


Bảng: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến Pectinase ở nồng độ 0,25%

Nhiệt độ ( 0C) 0 30 35 40 45 50 55

Bx trước 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6

Bx sau 13 13,2 13,2 13,2 13,4 13,4 13,4

Ta thấy Pectinase UltraSP-L họat động tốt trong khoảng nhiệt độ từ 45 0 C đến 500 C.
Do đó, chúng tôi chọn nhiệt độ 450 C là nhiệt độ thích hợp nhất để chiết tách dịch quả.
c. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian:
Bảng: Ảnh hưởng của thời gian đến Pectinase ở nồng độ 0,25%, nhiệt độ 450 C

Thời gian 0 30 60 90 120 150 180 210 240


( phút)

Bx trước 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6 12,6

Bx sau 12,6 12,8 12,8 13 13 13,2 13,4 13,4 13,4

Với nồng độ enzyme 0,25%, nhiệt độ 45 0 C, khảo sát thời gian họat động của enzym
trong những khoảng thời gian khác nhau kết quả ở bảng 6 cho thấy thời gian xử lý
enzyme cần thiết là 180 phút.
Kết luận:
Chúng tôi chọn phương pháp tách dịch bào bằng enzym pectinase với các điều kiện
trích ly như sau: nhiệt độ 45 0 C, nồng độ enzyme 0,25%, trong thời gian là 3 giờ thì hiệu
suất thu dịch cao, hơn nữa dịch thu được không những có độ hòa tan cao hơn mà độ nhớt
dung dịch cũng giảm đi rất nhiều, rất thuận lợi cho các quá trình gia công cơ nhiệt khi
dùng dịch này sản xuất các sản phẩm thực phẩm nhất là ở quy mô sản xuất lớn trong công
nghiệp.
2. Phương pháp đánh giá cảm quan
Phép thử cho điểm thị hiếu
Mục đích: Để biết người tiêu dùng ưa thích loại trà nào dùng để phối chế với các
nguyên liệu trong công thức phối trộn sản phẩm.
Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị 4 mẫu trà gồm:
Mẫu 1- trà xanh: 150 ml nước nóng : 1,5g trà xanh : 5g bột chanh dây: 3g bột dưa
lưới : 13g đường. Thời gian ủ trà 4 phút.
Mẫu 2 - trà olong: 150 ml nước nóng : 1,5g trà olong : 4g bột chanh dây: 3g bột dưa
lưới : 13g đường. Thời gian ủ trà 4 phút.
Mẫu 3 - trà đen: 150 ml nước nóng : 1,5g đen : 4g bột chanh dây: 3g bột dưa lưới : 13g
đường. Thời gian ủ trà 4 phút.
Mẫu 4 - trà lài: 150 ml nước nóng : 1,5g trà : 5g bột chanh dây: 3g bột dưa lưới : 13g
đường. Thời gian ủ trà 4 phút.
+ Lập hội đồng gồm 60 người đánh giá mùi vị của sản phẩm và cho điểm theo mức độ
yêu thích của họ trên thang điểm 0 – 9.
+ Xử lý số liệu: Tính trung bình tổng điểm của 60 người đánh giá.
Màu sắc của 4 loại trà sau khi ủ
Bảng 1 Mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với các vị trà khác nhau
STT Trà xanh Trà olong Trà đen Trà nhài
1 4 7 6 7
2 3 8 5 8
3 5 9 5 8
4 4 6 4 7
5 6 5 6 7
6 7 5 4 7
7 3 6 5 6
8 4 7 5 6
9 5 8 6 7
10 5 8 7 7
11 5 9 7 8
12 6 9 7 7
13 6 8 5 8
14 6 7 4 8
15 8 8 6 6
16 5 7 7 8
17 6 7 6 8
18 5 8 6 7
19 7 8 7 9
20 7 7 7 8
21 8 6 6 7
22 6 3 6 7
23 5 8 6 8
24 6 9 7 9
25 8 8 7 8
26 7 7 8 8
27 7 6 8 7
28 7 7 7 7
29 6 7 6 9
30 8 8 7 8
31 6 7 6 8
32 5 6 6 7
33 5 6 7 9
34 5 7 7 8
35 6 6 8 7
36 7 8 7 5
37 6 6 8 7
38 8 7 5 7
39 7 6 6 7
40 4 6 6 7
41 7 7 6 6
42 5 6 6 8
43 6 6 8 8
44 5 7 8 8
45 7 6 6 8
46 5 6 6 7
47 6 5 6 6
48 7 7 8 8
49 7 8 7 7
50 5 8 8 8
51 6 6 7 5
52 5 6 6 8
53 6 7 8 9
54 8 8 8 7
55 5 7 4 7
56 6 8 5 7
57 5 9 6 6
58 5 6 6 8
59 6 8 5 8
60 6 6 4 7
Kết quả phân tích anova đối với điểm mức độ yêu thíchvới các vị trà khác nhau

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance


Trà xanh 60 352 5,866667 1,473446

Trà olong 60 418 6,966667 1,388701

Trà đen 60 377 6,283333 1,325141

Trà lài 60 443 7,383333 0,816667


ANOVA
Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
1,17E-
Between Groups 83,01667 3 27,67222 22,12028 12 2,642851
Within Groups 295,2333 236 1,250989

Total 378,25 239

Bảng 2 Ảnh hưởng của loại trà sử dụng đến cảm quan sản phẩm

STT Loại trà sử dụng Nhận xét của hội đồng

1 Trà xanh Loại trà này có vị đắng và chát khi đưa một lượng phối trộn
nhất định làm mất mùi và vị của chanh dây và dưa lưới
Màu sắc: vàng, trong, cho cảm quan tốt.

2 Trà olong Loại trà này có mùi đặc trưng của olong khi đưa một lượng
phối trộn nhất định làm lấn át vị của chanh dây, cho mùi vị
không tốt.
Màu sắc: trong, vàng đậm, cảm quan tốt.

3 Trà đen Loại trà này có mùi đặc trưng, ít chát và đắng khi đưa một
lượng phối trộn nhất định cho mùi và vị ổn, không nêu lên
được vị của chanh dây và dưa lưới
Màu sắc: nâu đục.

4 Trà lài Loại trà này có mùi đặc trưng của hoa nhài uớp vào trà xanh
cho mùi thơm, ít đắng, khi đưa một lượng phối trộn nhất định
cho mùi vị ổn, nhận được mùi vị từng thành phần, nêu lên
được mùi thơm của chanh dây, cho ra vị thanh nhẹ
Màu sắc: vàng, cảm quan tốt.

Dựa vào kết quả khảo sát thì nhóm chọn trà lài là loại trà sẽ được dùng để phối chế
trong công thức phối trộn của sản phẩm.
Phép thử cho điểm thị hiếu 2
Mục đích: Để biết người tiêu dùng ưa thích công thức phối trộn nào của sản phẩm hơn
Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị 4 mẫu trà gồm:

STT Tỷ lệ
Thời gian ủ trà
Nước Trà Đường Bột dưa lưới Bột chanh dây
(phút)
(ml) (g) (g) (g) (g)

1 150 1,5 13 3 4 4

2 150 1,5 15 3 5 4

3 150 2 13 3 4 4

4 150 2 15 3 5 4

+ Lập hội đồng gồm 60 người đánh giá mùi vị của sản phẩm và cho điểm theo mức độ
yêu thích của họ trên thang điểm 0 – 9.
+ Xử lý số liệu: Tính trung bình tổng điểm của 60 người đánh giá.
Hình 1 - 4 mẫu sản phẩm thử

MỨC ĐỘ YÊU THÍCH VỀ TỶ LỆ PHỐI TRỘN


STT CỐC 1 CỐC 2 CỐC 3 CỐC 4
1 5 7 8 5
2 6 8 7 5
3 6 8 7 7
4 6 9 6 7
5 8 7 8 6
6 7 9 6 6
7 9 7 7 6
8 8 8 7 6
9 8 7 8 6
10 7 8 8 9
11 6 7 7 5
12 7 8 7 6
13 7 8 9 6
14 9 7,5 8,5 8
15 6 9 6 5
16 7 9 6 6
17 9 7 7 6
18 8 8 7 6
19 7 8 9 6
20 9 7,5 8,5 8
21 6 9 6 5
22 5 7 8 5
23 6 8 7 5
24 6 8 7 7
25 6 8 6 7
26 8 7 8 6
27 7 8 9 6
28 9 7,5 8,5 8
29 6 9 6 5
30 5 7 8 5
31 9 7,5 8,5 8
32 6 9 6 5
33 7 9 6 6
34 9 7 7 6
35 8 8 7 6
36 6 8 7 7
37 6 7 6 7
38 8 7 8 6
39 7 9 6 6
40 9 7 7 6
41 5 7 8 5
42 6 8 7 5
43 6 8 7 7
44 6 7 6 7
45 8 7 8 6
46 7 8 9 6
47 6 4 6 7
48 8 7 8 6
49 7 9 6 6
50 9 7 7 6
51 8 8 7 6
52 8 7 8 6
53 7 8 8 9
54 6 7 7 5
55 7 8 7 6
56 7 8 9 6
57 9 7,5 8,5 8
58 6 9 6 5
59 6 8 7 7
60 6 4 6 7

Bảng 3 Ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn đến cảm quan sản phẩm

STT Tỷ lệ Nhận xét của hội đồng

1 150 ml nước : 1,5g trà : Sau khi uống, vị chát của trà vẫn giữ lại nơi cổ họng.
4g bột chanh dây: 3g Mùi: có nghe được mùi của dưa lưới, chanh dây và trà,
bột dưa lưới : 13g tuy nhiên vị của chanh dây ít nghe rõ hơn vị của dưa
đường. lưới.
Màu sắc: Màu vàng sẫm.
Độ ngọt: vừa phải (phù hợp khi không bỏ đá).

2 150 ml nước : 1,5g trà : Sau khi uống, vị chát của trà không giữ lại nơi cổ họng.
5g bột chanh dây: 3g Mùi: có nghe được mùi của dưa lưới, chanh dây và trà,
bột dưa lưới : 15g hương thơm hài hòa với nhau.
đường.
Màu sắc: Màu vàng sẫm.
Độ ngọt: vừa phải (phù hợp khi không bỏ đá).

3 150 ml nước : 2 g trà : Sau khi uống, vị chát của trà vẫn giữ lại nơi cổ họng.
4g bột chanh dây: 3g Mùi: có nghe được mùi của dưa lưới, chanh dây và trà,
bột dưa lưới : 13g tuy nhiên hương trà lấn át mùi hương của dưa lưới và
đường. chanh dây.
Màu sắc: Màu vàng sẫm.
Độ ngọt: vừa phải ( phù hợp khi không bỏ đá).

4 150 ml nước : 2 g trà : Sau khi uống, vị chát của trà vẫn giữ lại nơi cổ họng.
5g bột chanh dây: 3g Mùi: có nghe được mùi của dưa lưới, chanh dây và trà,
bột dưa lưới : 15g tuy nhiên hương trà lấn át mùi hương của dưa lưới và
đường. chanh dây.
Màu sắc: đục
Độ ngọt: vừa phải ( phù hợp khi không bỏ đá).

Kết quả phân tích Anova với mức độ ưa thích về công thức phối trộn

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance


7,03333
Mẫu 1 60 422 3 1,490395

Mẫu 2 60 460,5 7,675 0,981568


7,24166
Mẫu 3 60 434,5 7 0,961794
6,21666
Mẫu 4 60 373 7 1,020056

ANOVA
Source of P-
Variation SS df MS F value F crit
Between 67,3083 22,4361 20,1500 1,16E- 2,64285
Groups 3 3 1 2 11 1
Within 1,11345
Groups 262,775 236 3

330,083
Total 3 239

Kết luận:Nhóm chọn mẫu 2 (150 ml nước : 1,5g trà : 5g bột chanh dây: 3g bột dưa
lưới : 15g đường) làm tỷ lệ công thức phối trộn của sản phẩm khi đóng gói cũng như
hướng dẫn sử dụng.
Sơ đồ quy trình công nghệ hoàn chỉnh

3. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu nguyên liệu


3.1. Kết quả đo vitamin C của dịch quả chanh dây ban đầu

Mẫu 1 Mẫu 2

Vc (số ml dung dịch I2 0,01N chuẩn độ) 7,2 7

Vf (số ml dung dịch mẫu đem đi phân tích) 10 10

V (dung tích mẫu đem pha loãng) (ml) 50 50


G (số gam nguyên liệu đem phân tích) 2 2

X (hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu) (%)


V c . V .0,00088.100 X= 1,584 X = 1,54
X=
Vf .G

1,584+1 , 54
Vitamin C của dịch quả chanh dây = = 1,562
2

3.2. Kết quả đo vitamin C của bột chanh dây sau sấy thăng hoa

Mẫu 1 Mẫu 2

Vc (số ml dung dịch I2 0,01N chuẩn độ) 6,3 6,6

Vf (số ml dung dịch mẫu đem đi phân tích) 10 10

V (dung tích mẫu đem pha loãng) (ml) 50 50

G (số gam nguyên liệu đem phân tích) 2 2

X (hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu) (%)


V c . V .0,00088.100 X= 1,386 X = 1,452
X=
Vf .G

1,386+1,452
Vitamin C của bột chanh dây = = 1,419
2

3.3. Kết quả đo ẩm, tro của bột chanh dây sau khi sấy thăng hoa

Cốc 1 Cốc 2

m0: khối lượng cốc (g) 40,08 37,77

m1: khối lượng cốc và mẫu trà trước khi sấy (g) 45,73 42,25

m2: khối lượng cốc và mẫu trà khi sấy đến khối 44,91 41,61
lượng không đổi (g)
m1  m2 45 , 73−44 , 91
× 100 %=14 , 55
m
Độ ẩm (%) cốc 1 = 1  m0 x 100 = 45 , 73−40 , 08

m1  m2 42 , 25−41 ,61
×100 %=14 , 55
m
Độ ẩm (%) cốc 2 = 1  m0 x100 = 42 , 25−37 , 77

Nhận xét: độ ẩm của bột chanh dây còn khá cao so với trên thị trường. (ẩm 5%) có thể
do quá trình sau sấy tiến hành lấy sản phẩm thì bị hấp thụ ẩm.
4. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sản phẩm.
4.1. pH của sản phẩm
Sử dụng máy đo pH để bàn LAQUA, pH dung dịch = 3,54
Sử dụng máy đo pH cầm tay, pH = 3,4

4.2. Hàm lượng polyphenol của sản phẩm


4.3. Hàm lượng đường khử
4.4. Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong sản phẩm
4.5. E.coli
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BAO BÌ

4.1. Phân tích lựa chọn bao bì cho sản phẩm: “ Trà túi lọc vị dưa lưới
chanh dây dạng cốc”
4.1.1. Đặc tính của sản phẩm:
- Sản phẩm là sản phẩm dạng sấy khô nên có tính chất dễ xảy ra tính trạng hút
ẩm ngược
- Sử dụng loại bao bì có thể chống độ ẩm để các thành phần có thể bảo quản
tốt hơn và ít bị oxy hoá.
- Sản phẩm sau khi đóng gói có thể bảo quản ở nhiệt độ thường. Dùng nước
nóng để pha và sử dụng có thể dùng thêm đá hoặc không, chọn bao bì có thể
chịu được nhiệt và có thể sử dụng với sản phẩm lỏng
4.1.2. Đặc điểm liên quan đến bảo quản:
- Sản phẩm được sấy khô sau đó đem đi bao gói phù hợp với tính chất của các
thành phần sản phẩm nếu không thực hiện đúng sẽ xảy ra các hiện tượng sau:
 Trà và các thành phần khác có thể bị mốc do vi khuẩn và nấm mốc phát
triển trong sản phẩm khi được bảo quản ở điều kiện ẩm ướt hoặc không
được đóng gói kín
 Bị oxi hoá khi tiếp xúc với không khí. Điều này có thể dẫn đến mất
mùi, mất vị hoặc sản phẩm có mùi vị khác thường.
 Bị hư hỏng vỏ bọc do không đóng gói kín hoặc do vận chuyển và lưu
trữ không đúng cách.
4.1.3. Yêu cầu đặc tính của bao bì:
- Bao bì phải kín để có khả năng bảo quản tốt để sản phẩm bên trong tránh bị
oxy hoá làm biến màu sản phẩm không bị hỏng, gây thiệt hại cho doanh
nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ của
người tiêu dùng.
- Bao bì có thiết kế dễ dàng tháo mở để sử dụng và dễ mang đi
- Chịu nhiệt tốt.
- Khả năng chống thấm nước, khí và độ ẩm tốt.
- Sản phẩm bao bì có thể sử dụng trực tiếp từ bao bì
- Bảo vệ lớp in không bị trầy xước
- Ngăn chặn được một số tác nhân môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm
- Bảo đảm vệ sinh
- Bảo vệ tính nguyên vẹn của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm khi va chạm
4.2. Các bao bì phù hợp:
4.2.1. Bao bì cho thành phần trà:
- Sử dụng bao bì túi lọc
4.2.1.1. Phân loại túi lọc theo chất liệu tạo ra:
- Hiện nay trên thị trường có hai loại túi lọc được phân loại dựa trên chất liệu
tạo ra
a. Túi lọc trà làm bằng vải không dệt:
- Túi vải không dệt được tạo ra từ các hạt nhưa tổng hợp, loại này có tên hoá
học là Polypropylene

Ưu điểm Nhược điểm


Độ bền cao: nhờ được tạo ra bởi độ Vải không dệt có nhược điểm cực kỳ
nén cao của máy móc và các dung môi lớn hiện nay, là đang có nhiều luồng dư
kết dính chặt mà vải không dệt có độ luận trái chiều về việc túi lọc bằng vải
bền rất cao. không dệt sẽ giải phóng các hạt vi nhựa
Chịu lực tốt: Trọng lượng mà sản khi ngâm trong nước nóng, điều này làm
phẩm làm từ vải không dệt có thể chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử
được là từ 3kg- 10kg. dụng. Tuy nhiên, chưa có bất cứ khẳng
định khoa học chính thức nào cho ý kiến
Giá thành rẻ: Đây là những nguyên
này.
liệu có sẵn nhiều trong tự nhiên nên giá
thành nguyên liệu và chi phí sản xuất Bên cạnh đó, vì có nguồn gốc từ nhựa
của loại chất liệu này rất rẻ. nên việc xử lý sau khi sử dụng cũng khó
khăn hơn nhiều các loại vật liệu khác.

b. Túi lọc trà làm bằng giấy:


Túigiấy lọc là loại được sử dụng phổ biến để pha trà, làm cà phê túi lọc và
chủ yếu từ xơ của những cuống lá chuối để không tan trong nước nóng ở
nhiệt độ cao
Ưu điểm Nhược điểm
Thẩm thấu cực tốt, bởi các sợi lụa Giấy lọc không bền bằng vải không
siêu mảnh. Giúp các tinh chất sản dệt khi chịu tác động lực kéo (xé).
phẩm thẩm thấu hòa tan nhanh trong
môi trường nước nóng. Đồng thời độ bền trong nước kém
hơn rất nhiều, nếu ngâm quá lâu túi
Nhạy nhiệt tốt, giúp ép dính qua bằng vải lọc có thể bị rách, tan rã làm
nhiệt rất tốt để chứa đựng sản phẩm xác trà hoặc bã cà phê bên trong tràn
bên trong. Không thể tách ra khi đã ra ngoài khi người đùng đang sử
ép hoàn chỉnh. dụng sản phẩm.

An toàn cho sức khỏe người dùng


hơn so với vải không dệt.
Kết luận: dựa vào các ưu nhược điểm và định hướng mà nhóm đang hướng
đến là các sản phẩm tiện lợi nhưng vẫn thân thiện với môi trường, đảm bảo
được sức khoẻ của người tiêu dùng nhóm đang hướng đến việc sử dụng túi
lọc trà được làm bằng giấy
4.2.2. Bao bì cho thành phần bột hương vị
a. Bao bì plastic:
Bao bì Plastic thường không mùi, không vị, một số có thể trở nên mềm dẻo,
áp sát vào bề mặt thực phẩm nhờ áp dụng lực hút chân không cao trong
trường hợp cần bảo quản sản phẩm trong môi trường chân không.
Bao bì nhựa
Ưu điểm Nhược điểm
Bao bì nhựa có bề mặt mềm, trong Bao bì nhựa có khả năng bị hư hỏng
suốt, dẻo và sáng bóng. Bao bì nhựa cao do tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc dầu
cũng vô cùng tiện lợi, nhẹ và thích hợp thơm.
cho việc vận chuyển. Bao bì nhựa kém bền với khí N2, CO2,
Hiệu suất chống thấm nước và chống O2 và dầu nhớt
thấm nước tốt Không dùng để đóng gói sản phẩm
Bao bì chịu được mọi nhiệt độ từ cao tiệt trùng ở nhiệt độ cao.
đến thấp
Vì vậy, để bảo vệ môi trường và tiết
kiệm nhiên liệu, bao bì ni lông có thể
được tái chế nhiều lần.

b. Bao bì giấy tráng PE


Bao bì giấy Kraft tráng PE là một loại bao bì được tạo ra bằng cách kết hợp
giấy Kraft với lớp phủ Polyethylene (PE). Dạng bao bì này thường được sử
dụng để đóng gói các sản phẩm đòi hỏi tính chống thấm nước, chống ẩm và
chống dầu mỡ.

Bao bì giấy tráng PE


Ưu điểm Nhược điểm

Khả năng chống thấm nước và Lớp màng PE có độ dày nhất định,
chống thấm dầu từ lớp phủ PE do đó có thể cản trở quá trình in ấn
Có khả năng tái chế cao, giúp giảm Giá thành cao hơn bao bì giấy
lượng rác thải và có ảnh hưởng tích Kraft thông thường
cực đến môi trường
Cung cấp bề mặt in chất lượng cao,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp
dụng hình ảnh, thông điệp quảng cáo
và thông tin sản phẩm
Có độ bền cao, chịu được lực kéo,
nén và va đập
Lớp màng nhựa PE bảo vệ giấy
Kraft khỏi bị ẩm, mốc, rách và biến
dạng
c. Bao bì màng mềm MCPP

Bao bì snack cấu trúc OPP/MCPP

 Bao bì được thiết kế với nhiều lớp ghép lại với nhau, mang đến tổng thể bao bì
tốt và chất lượng cho người dùng.
 Bề mặt của bao bì màng mềm mịn, in ấn màu đẹp mắt và đa dạng hơn so với
những loại bao bì khác trên thị trường hiện nay.
 Bao bì màng ghép có khả năng ngăn cản các phản ứng hóa học không mong
muốn dẫn đến hư hỏng hàng hóa, thực phẩm ở bên trong.
 Bao bì màng ghép được ứng dụng rộng rãi để đựng một số hàng hóa sau: Hàng
đông lạnh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa mỹ phẩm, thực phẩm ăn liền,…
Ưu điểm Nhược điểm
Màng MCPP được mạ lớp kim loại Trong quá trình cán màng MCPP
mỏng, tính liên kết chặt chẽ ở phía trên dùng bằng mực kim loại sẽ dễ bị bong
bề mặt màng. Nhờ đó, khả năng chống tróc. Khi bạn chiếu tia tử ngoại trực tiếp
thấm của MCPP thường cao hơn so với vào màng dễ làm màu màng biến đổi,
màng CPP thường. Ngoài ra, lớp màng gây mất giá trị thẩm mĩ. Đặc biệt, mực
MCPP còn có khả năng chống thấm và in thường khó in được lên trên bề mặt
chống ẩm ướt cao hơn gấp 20 lần so với phủ màng.
màng CPP. Bên cạnh đó, màng MCPP
còn có tính ánh kim vô cùng bắt mắt nên
được sử dụng để in ấn bao bì màng mềm
sang trọng và đẳng cấp.

d. Bao bì nhôm
Bao bì nhôm thực phẩm hay còn gọi là túi màng nhôm, là loại bao bì được
ghép từ 2 lớp màng trở lên. Trong đó, phần màng nhôm bao bì được làm từ
nhôm nguyên chất, tuổi thọ của sản phẩm cao trên 3 năm và ứng dụng tốt
trong nhiều môi trường khác nhau.

Bao bì nhôm
Ưu điểm Nhược điểm
Bao bì màng nhôm có khả năng giữ Khó tái chế:
được mùi vị và mùi hương thực phẩm
Tác động đến môi trường
đựng bên trong tốt nhất. Chúng thường
được sử dụng để đựng túi cafe, túi chè, Khả năng chống thấm khí kém
… Khả năng chống ăn mòn:Nhôm có
Bao bì nhôm thực phẩm có khả năng thể bị ăn mòn bởi axit và kiềm, dẫn đến
chống nước, chống ăn mòn và chịu nhiệt rò rỉ và hư hỏng sản phẩm.
độ cao. Do đó, bao bì nhôm không phù hợp
Bao bì nhôm thực phẩm được thiết kế để sử dụng với các sản phẩm có tính axit
với vẻ bề ngoài bóng bẩy, nhờ đó sản hoặc kiềm cao.
phẩm khi nhìn vào trông đẹp và sang Chi phí: đắt tiền
trọng hơn.
Khó in ấn: phải sử đụng thêm một
Bao bì nhôm thực phẩm có công dụng lớp màng gây tốn chí phí
ngăn ánh nắng mặt trời tốt, phù hợp để
đựng các thực phẩm có thời hạn sử dụng
lâu dài.

Kết luận: dựa vào các ưu và nhược điểm để phù hợp với tính chất sản
phẩm nhóm đang hướng đến sử dụng loại bao bì màng mềm MCPP
4.2.3. Bao bì cốc bên ngoài
a. Bao bì ly giấy phân huỷ sinh học

Ly giấy phân huỷ sinh học


Ưu điểm Nhược điểm
Ly giấy dễ phân hủy sinh học Ly giấy dễ bị thấm nước
Ly giấy an toàn cho sức khỏe Ly giấy khó giữ nhiệt lâu
Ly giấy dễ tái chế và tái sử dụng Ly giấy dễ biến dạng khi chứa nhiều
chất lỏng

b. Bao bì ly nhựa
Ly nhựa

Ưu điểm Nhược điểm


Khả năng chịu lực cao Khó phân hủy, gây ô nhiễm môi
trường
Khả năng giữ nhiệt tốt
Không an toàn cho sức khỏe
Đa dạng mẫu mã và tùy chỉnh linh
hoạt Quá trình sản xuất và phân hủy ly
nhựa đều gây ra các hóa chất độc hại có
Nhờ công nghệ in ấn hiện đại, các
thể phát tán và thấm vào đồ uống của
loại ly nhựa có thể được tạo ra với nhiều
người dùng. Điển hình là BPA – một
kiểu dáng, hình in, màu sắc khác nhau.
chất có thể gây độc cho gan, thận và gây
ung thư.
Giá thành cao hơn ly giấy khoảng gấp
2-3 lần

c. Bao bì ly giấy Polystyrene:


Nhằm tăng cường khả năng giữ nhiệt và đảm bảo hương vị đồ uống được
thơm ngon, tròn vị người ta dùng loại ly 2 lớp, mang 1 túi khí ở giữa làm
nhiệm vụ cách nhiệt bổ sung thêm cho cốc giấy thông thường
Ly giấy polystyrene
Ưu điểm Nhược điểm
Cách nhiệt tốt: có khả năng giữ Khó phân hủy: Ly giấy
nhiệt tốt, giúp đồ uống nóng hoặc polystyrene có chứa một lớp nhựa
lạnh giữ được nhiệt độ lâu hơn so mỏng, do đó rất khó phân hủy
với ly giấy thông thường. trong môi trường tự nhiên, có thể
gây ô nhiễm môi trường.
Chống thấm nước: được tráng
một lớp nhựa mỏng bên trong
giúp chống thấm nước tốt, tránh
tình trạng ly bị mềm nhũn hoặc rò
rỉ khi đựng đồ uống nóng.

Cứng cáp và bền bỉ: cao hơn so


với ly giấy thông thường

In ấn đẹp mắt

Giá thành rẻ
Kết luận: dựa vào các ưu điểm nổi trội của loại bào bì, phù hợp với trạng
thái sản phẩm nhóm hướng đến sử dụng loại bao bì ly giấy polystyrene.
4.3. Lựa chọn bao bì:
- Về bao cốc bên ngoài: ly giấy polysstyrene
- Về túi lọc trà: túi lọc trà bằng giấy có sợi chỉ và tem giấy
- Về bao bì bột hương vị: bao bì màng mềm MCPP
4.4. Thiết kế bao bì:
4.4.1. Thông tin ghi nhãn sản phẩm:
- Khối lượng
- Mặt ngoài: Hình ảnh minh hoạ về hương vị trà trái cây
- Màu sắc: màu sắc bắt mắt ngừoi tiêu dùng- màu xanh lá của dưa lưói và trà
là chủ yếu
- Thông tin trên bao bì:
Theo nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ, qui
định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa
- Tên sản phẩm:Trà thanh xuân dạng cốc
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa: công ty sản
xuất thực phẩm NOVATEA, số 54, Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu, Đà Nẵng,
Việt Nam.
- Xuất xứ hàng hóa: Việt Nam - Khối lượng tịnh:
- Ngày sản xuất:
- Hạn sử dụng:
- Thành phần: Trà, bột chanh dây, bột dưa lưới, đường
- Bảo quản: sản phẩm bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
- Thông tin cảnh báo: không sử dụng sản phẩm nếu bao bì bị rách hoặc bị phồng.
- Hướng dẫn sử dụng:
o Mở nắp sản phẩm
o Ngâm túi lọc trà với định lượng nước sôi đã định mức và thời gian
theo hướng dẫn
o Lấy túi lọc trà ra và cho bột hương vị vào khấy đều
o Cho gói thạch dừa ăn kèm vào
o Có thể cho đá nếu uống lạnh
4.4.2. Hình ảnh thiết kế bao bì:

You might also like