You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1

Câu 1: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở
rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn
nữa là
A. thềm lục địa. B. tiếp giáp lãnh hải.
C. lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam?
A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích. B. Chủ yếu là địa hình núi cao.
C. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao. D. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 3: Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với nước nào sau
đây ?
A. Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Campuchia.
C. Thái Lan, Campuchia. D. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 4: Việt Nam vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương nào ?
A. Ấn Độ Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG
CỦA BẮC NINH, NĂM 2021
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
16,2 20,6 22,4 25,3 29,4 31,2 30,6 30,1 28,8 24,3 21,9 18,3
(0C)
Lượng mưa
0,3 73,5 68,1 95,4 83,0 144,1 240,2 212,7 122,6 304,0 11,5 0,6
(mm)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện nhiệt độ trung bình và lượng mưa các tháng của Bắc Ninh
năm 2021, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Kết hợp.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất
của Đà Nẵng là vào tháng mấy?
A. Tháng VI. B. Tháng V. C. Tháng X. D. Tháng III.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm)
Hà Nội 1667 989 + 678
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245
Nhận xét nào sau đây chính xác về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của
một số địa điểm?
A. Cân bằng ẩm thấp nhất ở Huế.
B. Càng vào phía Nam lượng bốc hơi càng giảm.
C. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. Lượng mưa các nơi đều lớn.
Câu 8: Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng ở
Hà Nội?
A. Chế độ mưa có sự phân mùa.
B. Nhiệt độ các tháng trong năm khá đều.
C. Tháng XII có nhiệt độ dưới 150C.
D. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VII.
Câu 9: Dựa vào bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam
Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm (o C)
Lạng Sơn 21,2
Hà Nội 23,5
Vinh 23,9
Huế 25,1
Quy Nhơn 26,8
TP. Hồ Chí Minh 27,1
Để thể hiện nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam dạng biểu đồ thích hợp nhất là
A. kết hợp. B. cột. C. tròn. D. cột chồng.
Câu 10: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
C. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.
Câu 11: Nhiệt độ các tỉnh miền Bắc thấp vào mùa đông so với miền Nam vì:
A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
B. Miền Bắc hay có tuyết rơi.
C. Miền Bắc có nhiều núi cao.
D. Miền Bắc nằm xa Xích đạo nên lạnh.
Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và
mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là
A. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió Tây Nam.
C. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
D. gió Đông Bắc.
Câu 13. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ:
A. tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm. B. tổng số giờ nắng 3000 giờ/năm
C. tổng số giờ nắng 1400 giờ/năm D. tổng số giờ nắng >3000giờ/năm
Câu 14. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta, thể hiện:
A. cân bằng bức xạ dương, nền nhiệt cao, giờ nắng nhiều
B. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm trên 250C
C. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm trên 200C
D. cân bằng bức xạ dương, nhiệt độ trung bình năm 270C
Câu 15. Nguyên nhân nào sao đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa?
A. Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ.
B. Một năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
C. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
D. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
Câu 16. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất feralit
C. Đới rừng cận nhiệt đới. D. Đới rừng gió mùa
Câu 17. Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần loài chiếm ưu thế là:
A. Xích đạo. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt. D. Ôn đới.
Câu 18. Biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Mùa lạnh cây rụng lá
B. Mùa đông lạnh khô, không mưa, nhiều loài cây rụng lá
C. Mùa đông lạnh ẩm mưa nhiều, cây rụng lá
D. Mùa đông lạnh mưa ít, nhiều loài cây rụng lá
Câu 19. Khí hậu vùng lãnh thổ phía Bắc KHÔNG có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. B. Có 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. D. Biên độ nhiệt năm thấp, có mùa đông lạnh.
Câu 20. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Nam là:
A. Đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
C. Đới rừng nhiệt đới và cận xích đạo gió mùa. D. Đới rừng xích đạo gió mùa.
Câu 21. Ở vùng lãnh thổ phía Nam, thành phần loài chiếm ưu thế là:
A. Xích đạo và nhiệt đới. B. Nhiệt đới và cận nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới và xích đạo. D. Cận xích đạo và cận nhiệt đới.
Câu 22. Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào?
A. Ven biển Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ.
Câu 23. Biểu hiện nào sau đây KHÔNG phải của cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió
mùa?
A. Phần lớn là loài vùng xích đạo và nhiệt đới
B. Xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loại cây thuộc họ dầu
C. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo
D. Xuất hiện nhiều loài cây rụng lá vào mùa khô, các loài thú có lông dày và các loài thú lớn
Câu 24. Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam
A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m
B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt
C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 25. Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng:
A. 1 % B. 2% C. 85 % D. 60 %
Câu 26. Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng
A. 85% B. 75% C. 60% D. 90%
Câu 27. Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm:
A. Độ cao và hướng núi B. Hướng nghiêng
C. Giá trị về kinh tế D. Sự tác động của con người
Câu 28. Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi:
A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 29. Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình:
A. từ 600 - 900 m. B. từ 500 - 1000 m.
C. từ 500 - 700 m. D. từ 400 - 600 m.
Câu 30. Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi:
A. Trường Sơn Bắc. B. Trường Sơn Nam.
C. Tây Bắc. D. Đông Bắc
Câu 31. Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Mã. D. Đồng bằng sông Cả.
Câu 32. Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở
A. số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý.
B. số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý.
C. giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý.
D. thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý.
Câu 33. Loại rừng có vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ đất của cả vùng đồng bằng

A. rừng phòng hộ ven biển. B. rừng sản xuất.
C. rừng ngập mặn. D. rừng đầu nguồn.
Câu 34: BSL sau đây về diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng
của nước ta qua hai năm (đơn vị %)
Năm Tổng diện tích rừng DT rừng tự nhiên DT rừng trồng
1983 100 94,4 5,6
2015 100 75,6 24,4
Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích rừng của nước ta năm 1983 và 2015
A. Biểu đồ cột B. đồ miền C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ đường
Câu 35: BSL: Diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm (đơn vị triệu ha)
Tổng diện tích Diện tích Diện tích
Năm Độ che phủ (%)
có rừng rừng tự nhiên rừng trồng
1943 14,3 14,3 0 43,0
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2005 12,7 10,2 2,5 38,0
2015 13,5 10,2 3,3 40,9
Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số
năm trên
A. Biểu đồ cột chồng B. Biểu đồ cột ghép
C. Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường D. Biểu đồ đường
Câu 36. Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là:
A. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam B. ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc
C. chậm dần từ Bắc vào Nam D. chậm dần từ Nam ra Bắc
Câu 37. Biện pháp phòng tránh bão hiệu quả nhất là
A. củng cố đê chắn sóng ven biển.
B. phát triển các vùng ven biển.
C. dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão.
D. có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi bão đang hoạt động.
Câu 38. Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm:
A. thềm lục địa hẹp, giáp vùng biển sâu; thiên nhiên khắc nghiệt
B. thềm lục địa nông, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên khắc nghiệt
C. thềm lục địa nông, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên đa dạng
D. thềm lục địa hẹp, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên đa dạng, đất màu mỡ
Câu 39. Đai nhiệt đới gió mùa phân bố ở độ cao trung bình:
A. Ở miền Bắc dưới 600 – 700 m; miền Nam lên đến 900 – 1000m
B. Ở miền Bắc và miền Nam dưới 600 – 700m đến 900 – 1000m
C. Ở miền Bắc dưới 900-1000 m, miền Nam 600-700m
D. Ở miền Bắc từ 600 – 700 m trở lên; miền Nam 900 – 1000m trở lên
Câu 40. Trong đai nhiệt đới gió mùa, sinh vật chiếm ưu thế là:
A. Các hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới. B. Các hệ sinh thái cận nhiệt đới.
C. Các hệ sinh thái gió mùa. D. Các hệ sinh thái nhiệt đới.
Câu 41: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở
rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn
nữa, được gọi là:
A. Lãnh hải. B. Vùng tiếp giáp lãnh hải
C. Thềm lục địa. D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 42: Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu
vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:
A. có nhiều tài nguyên khoáng sản. B. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá. D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 43: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:
A. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương- Địa Trung Hải.
B. nằm tiếp giáp với Biển Đông.
C. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
Câu 44: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là:
A. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động
và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới,
thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng
phát triển với các nước.
D. Quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 45: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:
A. Vùng núi Nam Trường Sơn. B. Vùng núi vùng Đông Bắc
C. Vùng núi vùng Tây Bắc. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn
Câu 46: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
A. Dãy Hoàng Liên Sơn. B. Vùng núi Đông Bắc
C. Các hệ thống sông lớn. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 47: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. Có địa hình cao nhất nước ta.
C. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
D. Gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam.
Câu 48: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực:
A. Đông Bắc B. Tây Bắc
C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 49: Nguồn lợi nào sau đây không có ở đồng bằng nước ta?
A. Khoáng sản. B. Thủy năng. C. Rừng. D. Du lịch.
Câu 50: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
A. Là đồng bằng châu thổ.
B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.
C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.
D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Câu 51: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, đất feralit là chủ yếu, nên miền núi thuận lợi cho
việc hình thành các vùng chuyên canh:
A. Cây công nghiệp. B. Lương thực C. Thực phẩm. D. Hoa màu.
Câu 52: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở:
A. Diện tích nhỏ hơn. B. Phù sa không bồi đắp hàng năm
C. Thấp và khá bằng phẳng D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa
Câu 53: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:
A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm. B. Có nhiều ô trũng ngập nước
C. Được canh tác nhiều nhất. D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.
Câu 54. Loại đất nào đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nhất là miền đồi núi?
A. Đất xám bạc màu. B. Đất phù sa.
C. Đất feralit. D. Đất bazan.
Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không có
hướng tây bắc - đông nam?
A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Triều.
C. Pu Đen Đinh. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 56. Đai nhiệt đới gió mùa phân bố ở độ cao trung bình:
A. Ở miền Bắc dưới 600 – 700 m; miền Nam lên đến 900 – 1000m
B. Ở miền Bắc và miền Nam dưới 600 – 700m đến 900 – 1000m
C. Ở miền Bắc dưới 900-1000 m, miền Nam 600-700m
D. Ở miền Bắc từ 600 – 700 m trở lên; miền Nam 900 – 1000m trở lên
Câu 57. Cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta chủ yếu là :
A. Rừng rậm thường xanh quanh năm
B. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần động - thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế
C. Rừng nhiệt đới khô lá rộng
D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Câu 58. Điều nào không đúng về động thực vật ở nước ta?
A. các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng B. công, trĩ, gà lôi, nai, vượn.
C. thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế. D. thực vật ôn đới chiếm ưu thế.
Câu 59: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là
A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây.
B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú đa dạng.
C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.
Câu 60. Cho biểu đồ
mm
3500
3000 2868

2500
1868 1931 Lượng mưa
2000 1667 1686
Lượng bốc hơi
1500
989 1000 Cân bằng ẩm
1000 687
500 245
Địa điểm
0
Hà Nội Huế TPHCM
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TPHCM
B. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM
C. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TPHCM
D. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế
Câu 61.
Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm
(Đơn vị: mm)
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1676 989 +678
Huế 2868 1000 +1868
TPHCM 1931 1686 +245

Điều nào đúng với lượng mưa lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở Huế:
A. Lượng mưa lớn nhất, bốc hơi nhiều, cân bằng thấp.
B. Lượng mưa lớn nhất, bốc hơi vừa, cân bằng ẩm cao nhất.
C. Lượng mưa trung bình, lượng bốc hơi ít, cân bằng ẩm khá lớn.
D. Lượng mưa khá cao, lượng bốc hơi ít nên cân bằng ẩm cao nhất.
Câu 62. Gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở:
A. Dãy Trường Sơn. B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng ven biển Miền Trung. D. Đồng Bằng bắc bộ.
Câu 63. Nguyên nhân nào tạo ra tính chất gió mùa của khí hậu nước ta?
A. nằm trong vùng nội chí tuyến có Mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động quanh năm
B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa
C. hoat động của dải hội tụ nhiệt đới
D. ở gần Xích đạo
Câu 64. Gió mùa Đông Bắc di chuyển xuống phía Nam bị chặn lại ở:
A. dãy hoành sơn B. dãy Bạch Mã
C. dãy Trường Sơn Nam. D. dãy Con Voi.
Câu 65. Vào đầu mùa hạ gió mùa hoạt động gây mưa lớn cho:
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.
B. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 66. Cho bảng số liệu
Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh(0C)
Địa điểm Nhiệt độ Biên độ nhiệt độ
trung bình năm (0C) trung bình năm (0C)
Hà Nội 23,5 12,5
TP. Hồ Chí Minh 27,5 3,1
Nhận định nào sau đây là không đúng với bảng số liệu trên
A. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội thấp hơn TP Hồ Chí Minh
B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm TP. Hồ Chí Minh thấp hơn Hà Nội
C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM
D. Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM
Câu 67. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên
nằm trong miền khí hậu nào sau đây
A. Miền khí hậu phía Nam. B. Miền khí hậu phía Bắc
C. Miền khí hậu Nam Bộ D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ
Câu 68: Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp chủ yếu do
A. dịch bệnh. B. chiến tranh.
C. khai thác quá mức D. cháy rừng
Câu 69: Đặc điểm KHÔNG phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
A. Khí hậu cận xích đạo.
B. Có hai mùa: mưa và khô rõ rệt
C. Sông Mê Kông có giá trị thủy điện lớn
D. Khoáng sản ít, dầu khí và bôxit có trữ lượng lớn
Câu 70: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam:
A. nhiệt độ trung bình càng tăng. B. nhiệt độ trung bình càng giảm.
C. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm. D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Câu 71: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:
A. Gần chí tuyến. B. Có một mùa đông lạnh.
C. Có một mùa hạ có gió fơn Tây Nam. D. Gần chí tuyến, có một mùa đông lạnh.
Câu 72. Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ CHỈ SỐ VỀ NHIỆT ĐỘ CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: 0C)
Địa điểm Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung
trung bình năm tháng thấp nhất bình tháng cao
nhất
Hà Nội 23,5 16,4 (tháng I) 28,9 (tháng VII)
TP. Hồ Chí Minh 27,1 25,8 (tháng XII) 28,9 (tháng IV)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều là tháng VII.
B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. Nhiệt độ tháng lạnh nhất của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
D. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
Câu 73. Cho biểu đồ về chỉ số khí hậu của Hà Nội theo các tháng

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020, https://www.gso.gov.vn)


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Số giờ nắng trung bình của Hà Nội. B. Lượng mưa trung bình của Hà Nội.
C. Nhiệt độ trung bình của Hà Nội. D. Lượng bốc hơi trung bình của Hà Nội.
Câu 74. Loại rừng cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng
trên đất trống đồi trọc:
A. rừng nghèo. B. rừng phòng hộ. C. rừng đặc dụng. D. rừng sản xuất.
Câu 75. Loại rừng cần phải bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự
trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài:
A. rừng giàu B. rừng phòng hộ C. rừng đặc dụng D. rừng sản xuất
Câu 76. Loại rừng cần phải đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và
phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng:
A. rừng sản xuất. B. rừng phòng hộ. C. rừng giàu. D. rừng trung bình.
Câu 77. Tính đa dạng sinh học cao không thể hiện ở:
A. số lượng thành phần loài B. các kiểu hệ sinh thái
C. nguồn gen quí hiếm D. sự phân bố sinh vật.
Câu 78. Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc:
A. thành phố Hải Phòng. B. thành phố Hồ Chí Minh.
C. thành phố Cần Thơ. D. tỉnh Cà Mau.
Câu 79. Nguyên tắc chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là:
A. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
B. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững.
C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
D. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Câu 80. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài khoảng (km):
A. 1400. B. 2100. D. 1100. D. 2300
Câu 81: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết thung lũng sông có
hướng tây bắc - đông nam ở nước ta là sông nào sau đây?
A. sông Lục Nam. B. sông Cầu.
C. sông Thương. D. sông Mã.
Câu 82: Sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông - Tây chủ yếu là do
A. gió mùa Đông Bắc.
B. độ cao của núi và sự hoạt động của gió mùa.
C. kinh tuyến.
D. hướng của các dãy núi và sự hoạt động của gió mùa.
Câu 83: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi
A. thường xuyên được bồi đắp phù sa.
B. có nhiều ô trũng ngập nước.
C. được canh tác nhiều nhất.
D. không được bồi đắp phù sa hàng năm.
Câu 84: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì:
A. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn.
B. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn.
C. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
D. Miền Nam có nền nhiệt cao hơn Miền Bắc.
Câu 85: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. gồm các dảy núi song song và so le.
B. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
C. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam.
D. có địa hình cao nhất cả nước.
Câu 86: Hướng của dãy núi Hoàng Liên Sơn là
A. Tây - Đông. B. Bắc - Nam.
C. Đông Nam - Tây Bắc. D. Tây Bắc - Đông Nam.
Câu 87: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết loại rừng nào chiếm
diện tích nhỏ nhất ở nước ta?
A. Rừng trên núi đá vôi. B. Rừng ôn đới núi cao.
C. Rừng trồng. D. Rừng tre nứa.
Câu 88: Đặc điểm nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển Miền Trung ?
A. Hẹp ngang, được chia thành ba dải.
B. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng.
C. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Được hình thành do các sông bồi đắp.
Câu 89: Đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho
A. Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên và duyên hải Miền Trung.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 90: Gió Tây khô nóng không có ảnh hưởng ở vùng khí hậu nào sau đây?
A. Vùng khí hậu Tây Nguyên. B. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. D. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
Câu 91: Phát biểu nào đúng về vai trò quan trọng của Biển Đông đối với khí hậu Việt
Nam?
A. làm tăng tính nóng bức trong mùa hè.
B. làm giảm độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
C. làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết.
D. gây fơn cho nhiều vùng núi nước ta.
Câu 92: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. độ cao và hướng núi.
B. sự tác động của con người.
C. giá trị về kinh tế.
D. hướng nghiêng.
Câu 93: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết mỏ khí Tiền Hải thuộc
vùng kinh tế nào của nước ta?
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Nam Trung Bộ.
Câu 94: Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với nước nào sau
đây?
A. Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Campuchia.
C. Thái Lan, Campuchia. D. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 95: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. đới rừng nhiệt đới. B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng gió mùa cận xích đạo. D. đới rừng xích đạo.
Câu 96. Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH VÀ LƯỢNG MƯA CÁC THÁNG
CỦA BẮC NINH, NĂM 2021
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
16,2 20,6 22,4 25,3 29,4 31,2 30,6 30,1 28,8 24,3 21,9 18,3
(0C)
Lượng mưa
0,3 73,5 68,1 95,4 83,0 144,1 240,2 212,7 122,6 304,0 11,5 0,6
(mm)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện nhiệt độ trung bình và lượng mưa các tháng của Bắc Ninh
năm 2021, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Kết hợp.
Câu 97: Việt Nam vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương nào?
A. Gắn với lục địa Á - Âu và thông ra Ấn Độ Dương.
B. Gắn với một phần lục địa Phi thông ra Thái Bình Dương.
C. Gắn với lục địa Á - Âu và thông ra Đại Tây Dương.
D. Gắn với lục địa Á - Âu thông ra Thái Bình Dương.
Câu 98: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất
của Đà Nẵng là vào tháng mấy?
A. Tháng VI. B. Tháng V. C. Tháng X. D. Tháng III.
Câu 99: Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.
B. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.
D. Biên độ nhiệt năm cao, không có mùa đông lạnh.
Câu 100: Cho bảng số liệu:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm
(mm) (mm) (mm)
Hà Nội 1667 989 + 678
Huế 2868 1000 + 1868
TP. Hồ 1931 1686 + 245
Chí Minh
Nhận xét nào sau đây chính xác về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của
một số địa điểm?
A. Cân bằng ẩm thấp nhất ở Huế.
B. Càng vào phía Nam lượng bốc hơi càng giảm.
C. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. Lượng mưa các nơi đều lớn.
------ HẾT ------

You might also like