You are on page 1of 5

Trường: ...................

Tổ: ............................

Bài giảng: LUYỆN TẬP HÀM SỐ LIÊN TỤC


Môn học/ Hoạt động giáo dục: Đại số và giải tích 11; lớp: ...........
Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được các khái niệm, các định lý hàm số liên tục.
- Học sinh biết cách chứng minh hàm số tại một điểm, trên một khoảng, trên một đoạn.
 - Học sinh áp dụng được định lí về giá trị trung gian của hàm số liên tục để chứng minh sự tồn
tại nghiệm của một số phương trình đơn giản.
2. Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu
hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có
thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp toán học: nghe đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học cơ
bản; biết sự dụng hợp lý ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ toán học để biểu đạt suy nghĩ và
lập luận; giải thích rõ ràng sự lựa chọn quy trình toán học.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. 
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp
tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, biết quy lạ về quen, có
tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH


1. Giáo viên:
- Giáo án, máy tính, phiếu bài tập, phấn.
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức đã học trong bài hàm số liên tục.
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV-HS Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: NHẮC LẠI LÍ THUYẾT
1. Mục tiêu: Ôn tập lí thuyết đã học ở bài trước.
2. Nội dung: Trên cơ sở các kiến thức đã biết, bằng cách GV đưa ra câu hỏi, HS thực hiện trả lời
để nhắc lại một số lí thuyết trọng tâm ở bài trước.
3. Cách tiến hành:
a. GV giao nhiệm vụ: 1. Lí thuyết
GV chia lớp thành 3 nhóm, GV đưa ra câu lim f ( x )=f ( x0 )
1. y=f ( x ) liên tục tại x 0 ⟺ x⟶ x
hỏi, yêu cầu mỗi nhóm trả lời phần câu hỏi 0

theo thứ tự nhóm 1, 2, 3. 2. Để xét tính liên tục của hàm số y=f ( x ) liên tục
Câu hỏi: tại x 0ta thực hiện các bước:
Nhóm 1: B1: Tìm TXĐ
1. Định nghĩa hàm số y=f ( x ) liên tục tại B2: Tính f ( x 0)
x 0. Tính lim f ( x ) (trong nhiều trường hợp ta cần
x⟶ x0
2. Để xét tính liên tục của hàm số y=f ( x ) lim ¿
tại điểm x 0 ta cần thực hiện các bước nào? tính x⟶ x +¿f (x ) ,
0 lim ¿¿ )
x ⟶ x 0 −¿ f (x )¿

Nhóm 2: lim f ( x ) với f ( x 0) và rút ra kết luận.


B3: So sánh x⟶
3. Định nghĩa hàm số y=f ( x ) liên tục trên x 0

khoảng ( a ; b ) , trên đoạn [a ; b]. 3. Hàm số liên tục trên một khoảng: y=f ( x ) liên tục
4. Cho biết các lớp hàm liên tục trên toàn tại mọi điểm thuộc khoảng đó.
miền xác định của nó. Hàm số liên tục trên một đoạn [ a ; b ] : y=f ( x ) liên
Nhóm 3: lim ¿
tục trên ( a ; b ) và x⟶ a +¿f (x )=f (a ), lim ¿¿
5. Phát biểu sự liên tục của các hàm số x ⟶ b−¿ f ( x )=f (b) .¿

tổng, hiệu, tích, thương. 4. Hàm đa thức liên tục trên R . Hàm phân thức hữu
6.Nêu điều kiện để phương trình f ( x )=0 tỉ và các hàm lượng giác liên tục trên từng khoảng
có nghiệm trên khoảng ( a ; b ). xác định của chúng.
b. HS thực hiện nhiệm vụ (theo nhóm) 5. Giả sử y=f ( x ) , y=g( x) liên tục tại điểm x 0. Khi
c. HS báo cáo sản phẩm: Đại diện hai đó: Các hàm số
nhóm báo cáo, các nhóm còn lại theo dõi y=f ( x )+ g ( x ) , y =f ( x )−g ( x ) , f ( x ) . g ( x ) liên tục tại
và nhận xét, bổ sung (nếu có). x 0.
d. GV đánh giá sản phẩm của học sinh: f (x)
GV nhận xét kết quả hoạt động của học Hàm số y= liên tục tại điểm x 0nếu g ( x 0 ) ≠ 0
g(x)
sinh, khen các HS ghi nhớ, tiếp thu bài cũ 6. Phương trình f ( x )=0 có ít nhất một nghiệm
tốt. thuộc khoảng ( a ; b )

{
⇔ f ( x ) liên tục trên [ a ;b ]
f ( a ) . f ( b ) <0
HOẠT ĐỘNG 2: DẠNG 1: XÉT TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM SÓ TẠI MỘT ĐIỂM
1. Mục tiêu: HS biết áp dụng kiến thức về xét tính liên tục của hàm số tại một điểm vào các bài
tập cụ thể.
2. Nội dung: Trên cơ sở các kiến thức đã biết, bằng cách GV đưa ra câu hỏi, HS thực hiện trả lời
để củng cố kiến thức về xét tính liên tục của hàm số tại một điểm.
3. Cách tiến hành:
a. GV giao nhiệm vụ: 2. Dạng 1: Xét tính liên tục của hàm số tại một
Bài 2(SGK-141) điểm.
a) Xét tính liên tục của hàm số y=g (x) tại Bài 2(SGK-141)
x 0=2 ,biết: a) TXĐ: D=R

{
3
x −8 Ta có:
g ( x )= x−2 nếu x ≠ 2 x3 −8 ( x−2 ) ( x 2+ 2 x +4 )
lim g ( x)=lim =lim
5 nếu x=2 x →2 x → 2 x−2 x →2 x −2
¿ lim ( x +2 x+ 4 )=2 +2.2+4=12
2 2

x →2
b) Trong biểu thức xác định g(x) ở trên, g ( 2 )=5
cần thay số 5 bởi số nào để hàm số liên tục ⇒ lim g ( x ) ≠ g ( 2 )
tại x 0=2. x →2
⇒ y =g (x) gián đoạn tại x 0=2
b. HS thực hiện nhiệm vụ (cá nhân) b) Để hàm số y=g ( x) liên tục tại x 0=2
c. HS báo cáo sản phẩm: Một HS lên ⇒ lim g ( x )=g ( 2 ) =12
x →2
bảng trình bày lời giải bài toán, các HS còn ⇒ Ta cần thay số 5 bởi số 12.
lại theo dõi và nhận xét.
d. GV đánh giá sản phẩm của học sinh:
GV nhận xét kết quả hoạt động của học
sinh.
HOẠT ĐỘNG 3: DẠNG 2: XÉT TÍNH LIÊN TỤC CỦA TỔNG, HIỆU, TÍCH, THƯƠNG
CÁC HÀM SÓ
1. Mục tiêu: HS biết áp dụng kiến thức về xét tính liên tục của tổng, hiệu, tích, thương các hàm
số vào các bài tập cụ thể.
2. Nội dung: Trên cơ sở các kiến thức đã biết, bằng cách GV đưa ra câu hỏi, HS thực hiện trả lời
để củng cố kiến thức.
3. Cách tiến hành:
a. GV giao nhiệm vụ: 2. Dạng 2: Xét tính liên tục của tổng, hiệu, tích,
Bài 4(SGK-141) thương.
x+1 Bài 4(SGK-141)
Cho các hàm số f ( x )= 2 và x+1
x + x−6 +) Hàm số f ( x )= 2 xác định khi và chỉ khi:
g ( x )=tanx + sinx . x + x−6
Với mỗi hàm số, hãy xác định các khoảng
trên đó hàm số liên tục.
2
{
x + x−6 ≠ 0⇔ x ≠−3 ⇒ D=R \{−3 ;2 }
x≠2
b. HS thực hiện nhiệm vụ (cá nhân) Hàm số f(x) là hàm phân thức nên liên tục trên các
c. HS báo cáo sản phẩm: Một HS lên bảng khoảng xác định.
trình bày lời giải bài toán, các HS còn lại Vậy f(x) liên tục trên các khoảng
theo dõi và nhận xét. ( −∞ ;−3 ) ; (−3; 2 ) ;( 2;+ ∞)
d. GV đánh giá sản phẩm của học sinh: GV +) Hàm số g ( x )=tanx+ sinx xác định khi và chỉ khi:
nhận xét kết quả hoạt động của học sinh. π
cosx ≠ 0 ⇔ x ≠ + kπ (k ∈ Z)
2
Vì g(x) là hàm số lượng giác liên tục tại mọi x mà
tại đó g(x) xác định.
−π π
Vậy g(x) liên tục trên các khoảng ( + kπ ; + kπ )
2 2
với k ∈ Z .
HOẠT ĐỘNG 4: DẠNG 3: CHỨNG MINH PHƯƠNG TRÌNH CÓ NGHIỆM
1. Mục tiêu: HS biết áp dụng định lí về giá trị trung gian để chứng minh phương trình có nghiệm.
2. Nội dung: Trên cơ sở các kiến thức đã biết, bằng cách GV đưa ra câu hỏi, HS thực hiện trả lời
để củng cố kiến thức.
3. Cách tiến hành:
a. GV giao nhiệm vụ: 3. Dạng 3: Chứng minh phương trình có nghiệm
Bài 6(SGK-141) Bài 6(SGK-141)
Chứng minh rằng phương trình: a. Đặt f(x) = 2x3 – 6x + 1
a) 2 x3 −6 x+1=0 có ít nhất hai nghiệm
b) cosx=x có nghiệm TXĐ: D = R
b. HS thực hiện nhiệm vụ (cá nhân)
f(x) là hàm đa thức nên liên tục trên R.
c. HS báo cáo sản phẩm: Một HS lên bảng
trình bày lời giải bài toán, các HS còn lại Ta có: f(-2) = 2.(-2)3 – 6(-2) + 1 = - 3 < 0
theo dõi và nhận xét.             f(0) = 1 > 0
d. GV đánh giá sản phẩm của học sinh: GV             f(1) = 2.13 – 6.1 + 1 = -3 < 0.
nhận xét kết quả hoạt động của học sinh.
⇒ f(-2).f(0) < 0 và f(0).f(1) < 0
⇒ f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm thuộc khoảng (-
2; 0) và ít nhất một nghiệm thuộc (0 ; 1)
⇒ phương trình f(x) = 0 có ít nhất hai nghiệm.
b. Xét hàm số g(x) = x – cos x liên tục trên R.
do đó liên tục trên đoạn [-π; π] ta có:
g(-π) = -π – cos (-π) = -π + 1 < 0
g(π) = π – cos π = π – (-1) = π + 1 > 0
⇒ g(-π). g(π) < 0
⇒ phương trình x – cos x = 0 có nghiệm trong (-π;
π) tức là cos x = x có nghiệm.

HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ


1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức một cách tổng quát cho HS.
2. Nội dung: Trên cơ sở các kiến thức đã biết, bằng cách GV đưa ra câu hỏi, HS thực hiện trả lời
để củng cố kiến thức.
3. Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm phiếu bài tập. Câu 1. B
Phiếu bài tập: Câu 2. B
Câu 1. Cho hàm số Câu 3. D

{
√3 x +2−2 , x <2
3 Câu 4. B
x−2 Câu 5. C
f ( x )=
1
ax + , x ≥ 2
4
Xác định a để hàm số liên tục tại 2.
A. a=3 B. a=0 C. a=2 D. a=1

Câu 2. Cho phương trình


4 2
2 x −5 x + x+1=0 ( 1 ) .Trong các mệnh đề
sau, mệnh đề nào đúng?
A. Phương trình (1) chỉ có một nghiệm
trong khoảng (0;2)
B. Phương trình (1) có ít nhất hai nghiệm
trong khoảng (0;2)
C. Phương trình (1) không có nghiệm
trong khoảng (-2;0)
D. Phương trình (1) không có nghiệm
trong khoảng (-1;1)

Câu 3. Tìm khẳng định đúng trong các


khẳng định sau:

{
x2
khi x <1 , x ≠ 0
Hàm số f ( x )= x
0 khi x=0
√ x khi x ≥ 1
A. Liên tục tại mọi điểm trừ điểm x=0
B. Liên tục tại mọi điểm trừ điểm x=1
C. Liên tục tại mọi điểm trừ các điểm
thuộc đoạn [0;1]
D. Liên tục tại mọi điểm thuộc R

Câu 4. Hàm số y=f (x ) có đồ thị dưới đây


gián đoạn tại điểm có hoành độ bằng bao
nhiêu?

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 5. Cho hàm số:

Hàm số f(x) liên tục trên khoảng nào?


A. (−∞; 3) B. (−3 ; 2)
C. (2 ; 3) D. (−3 ;+ ∞)

IV. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC (2 phút)


- Nắm các kiến thức đã học.
- Lưu ý những bài tập đã giải.
- BTVN: Bài 1-12 trong SGK

You might also like