You are on page 1of 23

TRƯỜNG THPT SƠN TÂY

CHUYÊN TOÁN K59


———————o0o——————–

nce
CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ BÀI TOÁN THAM SỐ LIÊN QUAN ĐẾN

ta
GTLN-GTNN
Dis
ath

Người thực hiện: - Nguyễn Nho Dũng

- Nguyễn Minh Đức B

- Đỗ Trung Hiếu
De

HÀ NỘI, 1/2020
Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

Từ trước đến nay, bài toán tham số vẫn thường xuyên là bài toán gây không ít khó dễ cho mỗi
học sinh. Nó đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức toàn diện để xử lí triệt để mọi khả năng của
tham số. Do đó, trong chuyên đề này, tôi xin để cập tới các bài toán tham số trong bất đẳng
thức để giúp các bạn có thêm một tài liệu nghiên cứu về dạng toán này, đồng thời giúp chúng
ta không còn bỡ ngỡ về dạng toán này nữa. Chuyên đề này gồm 6 phần:

Mục lục

nce
1 Trang bị kiến thức 2

2 Các bài tập cơ bản 3

3 Các bài tập nâng cao và mở rộng 5

4 Bài tập tự luyện 19

ta
5 Đáp án bài tập tự luyện 22

6 Sự thách thức của tác giả 22


Dis
1 Trang bị kiến thức
Trước tiên, để tìm hiểu về GTLN-GTNN ta cùng nhắc lại một số lí thuyết cơ bản sau:

• Liên tục: cho hàm số y = f (x) xác định trên khoảng K và x0 ∈ K. Hàm số y = f (x) được
gọi là liên tục tại điểm x0 khi và chỉ khi lim f (x) = f (x0 )
x→x0

⇒ Hàm số y = f (x) được gọi là liên tục trên khoảng (a; b) khi và chỉ khi hàm số liên
tục trên mọi điểm thuộc khoảng (a; b)
ath

⇒ Hàm số y = f (x) được gọi là liên tục trên đoạn [a; b] khi và chỉ khi hàm số liên tục
trên khoảng (a; b) và liên tục phải tại điểm a và liên tục trái tại điểm b
→ Nhận xét: Đặc trưng của hàm liên tục chính là một đường liền nét không bị đứt
quãng

• Cực trị: Cho hàm số y = f (x) xác định và liên tục trên khoảng (a; b) và điểm x0 ∈ (a; b),
khi đó:
De

– Hàm số được gọi là đạt cực đại tại điểm x0 khi và chỉ khi tồn tại vô số khoảng đủ
nhỏ chứa điểm x0 mà ∀x 6= x0 thuộc khoảng đó ta đều có f (x) < f (x0 )
– Hàm số được gọi là đạt cực tiểu tại điểm x0 khi và chỉ khi tồn tại vô số khoảng đủ
nhỏ chứa điểm x0 mà ∀x 6= x0 thuộc khoảng đó ta đều có f (x) > f (x0 )
⇒ Đặc trưng của các điểm cực đại vào các điểm cực tiểu là các điểm chuyển giao giữa
các khoảng đồng biến và các khoảng nghịch biến, tức là qua điểm đó đạo hàm đổi
dấu. Do đó ta có nhận xét, điểm mà qua đó đạo hàm đổi dấu từ − qua + là điểm
cực tiểu và điểm mà qua đó đạo hàm đổi dấu từ + qua − là điểm cực đại
⇒ Ta có định lí về cực trị liên quan tới đạo hàm cấp 2: Khi hàm số y = f (x) có đạo
hàm cấp 2, nếu:
∗ f 0 (x0 ) = 0; f 00 (x0 ) > 0 thì x0 là điểm cực tiểu của hàm số

2 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

∗ f 0 (x0 ) = 0; f 00 (x0 ) < 0 thì x0 là điểm cực đại của hàm số


Chứng minh:(Ở đây ta chỉ cần xét trường hợp 1 còn trường hợp 2 làm tương
tự)
Vì f 00 (x0 ) > 0 tức là tồn tại một khoảng đủ nhỏ chứa điểm x0 mà tại mọi điểm
trong khoảng đó thì đạo hàm cấp 2 đều mang dấu +, do đó trên khoảng đủ nhỏ
này đạo hàm cấp 1 đồng biến. Mặt khác, f 0 (x0 ) = 0 vậy nên đạo hàm cấp 1 sẽ
phải đổi dấu từ − qua +. Từ đó suy ra x0 là điểm cực tiểu của hàm số

nce
• GTLN-GTNN: Cho hàm số y = f (x) xác định trên miền D

– M được gọi là GTLN của hàm số trên miền D khi và chỉ khi f (x) ≤ M, ∀x ∈ D và
tồn tại x = x0 ∈ D để xảy ra dấu “ = ”. Kí hiệu M = max f (x)
D

– m được gọi là GTNN của hàm số trên miền D khi và chỉ khi f (x) ≥ m, ∀x ∈ D và
tồn tại x = x0 ∈ D để xảy ra dấu “ = ”. Kí hiệu M = min f (x)
D

ta
⇒ Áp dụng lí thuyết về liên tục ta có tính chất: Một hàm số liên tục trên đoạn [a; b]
thì luôn tồn tại GTLN và GTNN còn trên khoảng (a; b) thì chưa chắc
Áp dụng lí thuyết về cực trị ta có tính chất: Một hàm số xét trên đoạn [a; b] nếu tồn
tại GTLN hay GTNN thì GTLN hay GTNN đó chỉ có thể xảy ra tại một trong hai
đầu mút hoặc tại các điểm cực trị
Dis
2 Các bài tập cơ bản
Sau khi đã trang bị đầy đủ kiến thức, chúng ta sẽ làm quen với các bài tập đơn giản trước
Bài 1: Biết hàm số y = 2x3 − 3x2 − m trên đoạn [−1; 1] đạt giá trị nhỏ nhất bằng −1. Tìm m?

A. m = −6 B. m = −4 C. m = −3 D. m = −5

Lời giải: 
x=0
ath

0 2
- Ta có: y = 6x − 6x = 0 ⇔
x=1
⇒ BBT:
x −1 0 1

f 0 (x) + 0 −

−m
De

f (x)

−5 − m −1 − m
- Từ BBT ta được min y = −5 − m = −1 (theo giả thiết) ⇒ m = −4 ⇒ Chọn B
[−1;1]
Nhận xét: Bài toán đầu tiên minh họa sự khảo sát hàm đa thức mà thường gặp đó chính là
hàm bậc 3, qua đó giúp ta hiểu rõ hơn về kĩ năng khảo sát hàm số (thông thường gốm 3 bước
là: tính đạo hàm, khảo sát sự đổi dấu của đạo hàm và lập bảng biến thiên)
Bài 2: Gọi S là tập hợp các giá trị thực của tham số m sao cho giá trị lớn nhất của hàm số
y = |x3 − 3x + m| trên đoạn [0; 2] bằng 3. Số phần tử của tập S là:

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 3


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. 0 B. 2 C. 3 D. 1

Phân tích: Như ta thấy, bài toán này vẫn là hàm bậc 3 nhưng độ khó đã được tăng lên do lấy
trị tuyệt đối của hàm số. Vì thế, ứng dụng tính chất |x| ≤ 3 ⇔ x ∈ [−3; 3] của trị tuyệt đối ta
được lời giải sau
Lời giải:
- Xét hàm số: f (x) = x3 − 3x + m trên đoạn [0; 2] ⇒ f 0 (x) = 3x2 − 3 = 0 ⇔ x = 1 (do x ∈ [0; 2])
⇒ BBT:

nce
x 0 1 2

f 0 (x) − 0 +
m m+2

f (x)

ta
m−2

m − 2 = −3
- Từ BBT ta được f (x) ∈ [m − 2; m + 2] do đó, ycbt ⇔ ⇔ m = ±1 ⇒ Chọn B
m+2=3
Nhận xét: Do đoạn [m − 2; m + 2] có độ dài là 4 nên việc hàm số y = |x3 − 3x + m| đạt được
Dis
giá trị lớn nhất là 3 là hoàn toàn có thể. Nhưng nếu bây giờ ta mở rộng khoảng giá trị của hàm
số chẳng hạn như [m − 4; m + 4] có độ dài là 8 thì không thể tồn tại giá trị m để hàm số có
thể đạt giá trị lớn nhất bằng 3. Vì vậy ta có bài toán mới như sau:
Bài tập mở rộng: Gọi S là tập hợp các giá trị thức của tham số m sao cho giá trị lớn nhất
của hàm số y = |2x3 − 6x + m| trên đoạn [0; 2] bằng 3. Số phần tử của tập S là:

A. m = −6 B. m = −4 C. m = −3 D. m = −5

Bài 3: Cho hàm số y = (x2 + x + m)2 . Tổng các giá trị thực của tham số m sao cho min y = 4
[−2;2]
bằng:
ath

31 B. −8 23 9
A. − C. − D.
4 4 4
Phân tích: Tiếp nối bài trước, bài toán này ta sẽ tìm hiểu về giá trị nhỏ nhất dựa trên hàm
bình phương chứ không phải hàm trị tuyệt đối, bởi vì việc lấy trị tuyệt đối và việc lấy bình
phương khi xét đến GTLN-GTNN là như nhau hay nói cách khác là việc ta thay đổi phát biểu
của đề
Lời giải:
De

1
- Xét hàm số f (x) = x2 + x + m trên đoạn [−2; 2] ⇒ f 0 (x) = 2x + 1 = 0 ⇔ x = −
2
⇒ BBT:
1
x −2 − 2
2
f 0 (x) − 0 +

m+2 m+6

f (x)
1
m−
4

4 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

    
1 m − 2 = −3 9
- Từ BBT ta được f (x) ∈ m − ; m + 6 do đó, ycbt ⇔ ⇔ m ∈ −8; ⇒
4 m+2=3 4
P 9 23
m = −8 + = − ⇒ Chọn C
4 4
→ Tổng kết lại, qua 3 bài toán cơ bản, ta đã có cái nhìn đầu tiên về các bài GTLN=GTNN
chứa tham số. Trước khi đến với phần 3 ta cùng luyện tập với một số ví dụ sau:
VD 1: Biết hàm số y = x3 − 3x2 − m trên đoạn [−2; 2] đạt giá trị nhở nhất bằng −1. Tìm m ?
A. m = −19 B. m = −20 C. −21 D. −22

nce
VD 2: Gọi S là tập hợp các giá trị của tham số m để hàm số y = |x3 − 3x + m| đạt giá trị lớn
nhất bằng 50 trên đoạn [−2; 4]. Tổng các phần từ thuộc S là:
A. −40 B. −50 C. −60 D. −70
VD 3: Gọi S là tập hợp các giá trị của tham số m để hàm số y = |x3 − 3x + m| đạt giá trị
nhỏ nhất bằng 50 trên đoạn [−2; 4]. Tổng các phần từ thuộc S là:

ta
A. −40 B. −50 C. −60 D. −70

3 Các bài tập nâng cao và mở rộng


Dis
Để bắt đầu phần 3, tác giải xin lưu ý, để giúp các bạn luyện tập thành thạo kĩ năng khảo sát
hàm số ta giả sẽ không trình bày lại cách làm này ở các bài tiếp theo, do đó buộc các bạn phải
khảo sát hàm số để kiểm chứng. Trước tiên, chúng ta cùng khai hỏa bằng bài toán số 4
Bài 4: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để max |x3 − 3x2 + m| ≤ 4 ?
[1;3]
A. Vô số B. 4 C. 6 D. 5

x30 − 3x20 + m > 4
Phân tích: Nhận thấy, nếu tồn tại giá trị x0 ∈ [1; 3] nào đó thỏa mãn ,
x30 − 3x20 + m < −4
tức là max |x3 −3x2 +m| ≥ |x30 −3x20 +m| > 4. Vậy nên f (x) = x3 −3x2 +m ∈ [−4; 4], ∀x ∈ [1; 3]
[1;3]
ath

Lời giải:
- Xét hàm số y = x3 − 3x2 + m trên đoạn [1; 3]
m − 4 ≥ −4
⇒ y ∈ [m − 4; m] do đó, ycbt ⇔ ⇔ m ∈ [0; 4] mà m nguyên
m≤4
⇒ m ∈ {0; 1; 2; 3; 4} ⇒ có 5 giá trị thỏa mãn ⇒ chọn D
Nhận xét: Bằng việc tư duy trên, bài toán đã có cách giải quyết rất ngắn gọn. Nhưng đó là
GTLN, vậy trong trường hợp là GTNN thì sao ? Ta cùng tìm hiểu bài toán 5 sau đây
Bài 5: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để min |x3 − 3x2 + m| ≤ 4 ?
De

[1;3]
A. Vô số B. 12 C. 13 D. 14
Phân tích: Bằng việc khảo sát hàm số ta được y ∈ [m − 4; m]. Do đó, ở bài toán này ta có tư
duy giải như sau, nếu m < −4 ⇒ min |y| = |m| > 4 dẫn đến vô lí, vậy nên m ≥ −4. Bằng việc
tư duy tương tư, ta được m − 4 ≤ 4. Vì thế, ta có lời giải
Lời giải:
- Xét hàm số y = x3 − 3x2 + m trên  đoạn [1; 3]
m ≥ −4
⇒ y ∈ [m − 4; m], do đó, ycbt ⇔ ⇔ m ∈ [−4; 8] mà m nguyên
m−4≤4
⇒ m ∈ {−4; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8} ⇒ có 13 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn C
Bài 6: Có bao nhiêu số nguyên a để giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x2 + 2x + a − 4| trên
đoạn [−2; 1] đạt giá trị nhỏ nhất:

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 5


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Phân tích: Có thể thấy, bài 4; 5 mở rộng các bài toán theo hướng kẹp thì sự gò bó ấy sang
bài toán 6 đã mở theo hướng tìm GTNN của GTNN. Đồng thời dễ thấy là GTNN của hàm trị
tuyệt đối có thể là 0 nên ta có lời giải
Lời giải:

nce
- Xét hàm số f (x) = x2 + 2x + a − 4 trên đoạn [−2; 1]
⇒ f (x) ∈ [a − 5; a − 1] do đó, ycbt ⇔ a − 5 ≥ 0 ≥ a − 1
⇔ a ∈ [1; 5] mà a nguyên
a ∈ {1; 2; 3; 4; 5} ⇒ có 5 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn C
Nhận xét: Như lần trước, nếu ta đã xét tới thằng em GTNN rồi thì tất nhiên ta không thể
quên được thằng anh GTLN, ta có bài toán 7 như sau
Bài 7: Cho hàm số y = |x2 + 2x + a − 4|. Tìm giá trị của tham số a để giá trị lớn nhất của
hàm số trên đoạn [−2; 1] đạt giá trị nhỏ nhất ?

A. 3 B. 2

ta C. 1 D. 4
Dis
Phân tích: Tất nhiên là 2 anh em thường thì mỗi người một tính phải không nào ? Do đó,
ta khó có thể xử lí được thằng anh như thằng em rồi. Mặt khác bằng việc khảo sát hàm số,
nhận thấy rằng miền giá trị của hàm số là một đoạn có độ dài không đổi (như bài 2),vì thế để
GTLN đạt GTNN, tư duy hay nhất chính là việc chia đôi miền giá trị tại đúng điểm 0 (bạn
đọc hay thử giải thích xem tại sao nhé)
Lời giải:
- Xét hàm số f (x) = x2 + 2x + a − 4 trên đoạn [−2; 1]
(a − 5) + (a − 1)
⇒ f (x) ∈ [a − 5; a − 1], do đó, ycbt ⇔ =0
2
⇔ a = 3 ⇒ Chọn A
ath

Bài 8: Biết rằng giá trị lớn nhất của hàm số f (x) = |x3 − x2 + (m2 + 1)x − 4m − 7| trên đoạn
[0; 2] đạt giá trị nhỏ nhất khi m = m0 . Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. m0 ∈ [−3; −2] B. m0 ∈ (−2; −1) C. m0 ∈ [−1; 0] D. m0 ∈ (0; 3)


De

Phân tích: Bằng việc khảo sát hàm số ta được miền giá trị của hàm số là [−4m − 7; 2m2 −
4m − 1]. Bạn đã có ý tưởng gì để giải quyết bài toán này chưa ? Liệu bài toán này có làm khó
bạn không ? Nếu bí, tại sao ta không thử vẽ đồ thị của hai hàm số y = |4x + 7| và hàm số
y = |2x2 − 4x − 1| xem sao
Lời giải:
- Xét hàm số g(x) = x3 − x2 + (m1 + 1x − 4m − 7) trên đoạn [0; 2]
⇒ g 0 (x) = 3x2 − 2x + m2 + 1 có ∆0 = 1 − 3(m2 + 1) < 0, ∀x ∈ [0; 2]
⇒ hàm số g(x) đồng biến trên đoạn [0; 2] ⇒ g(x) ∈ [−4m − 7; 2m2 − 4m − 1]
−4m − 7
- Nhận thấy max f (x) chỉ có thể đạt được tại một trong hai đầu mút của g(x) là ,
2m2 − 4m − 1
do đó, xét hàm số y = |4x + 7| và hàm số y = |2x2 − 4x − 1|, ta có đồ thị sau:

6 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

nce
- Từ đồ thị ta thấy, để max f (x) đạt giá trị nhỏ nhất khi vả chỉ khi tại√điểm A, dễ thấy khi đó

ta
m là nghiệm của phương trình
√ 4m +√ 7 = 2m2 − 4m − 1 ⇒ m = 2 ± 2 2
- Thử lại, ta được A(2 − 2 2; 15 − 8 2), khi đó m0 ' −0, 83 ⇒ Chọn C
Nhận xét: Bài toán đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi ta vẽ được đồ thị của hai hàm số
y = |4x + 7| và hàm số y = |2x2 − 4x − 1|. Tại sao ư ? Bởi vì đồ thị đã cho thấy rất rõ tại đâu
GTLN có thể đạt được GTNN, nhận thấy ngoài điểm A ra thì tất cả các điểm còn lại đều cho
Dis
GTLN lớn hơn GTLN tại A
Bài 9: Có bao nhiêu số nguyên dương m < 5 để giá trị nhỏ nhất của hàm số f (x) = |3 − x2 +
(m2 + 1)x − 4m − 7| trên đoạn [0; 2] đạt giá trị nhỏ nhất ?

A. 0 B. 1 C. 3 D. 4

Phân tích: Có thể nhận thấy rằng bài toán trước là mở rộng của bài toán số 7 còn bài toán
này là mở rộng của bài toán số 6. Bằng việc tư duy tương tự như bài toán số 6, giá trị nhỏ
nhất có thể của hàm trị tuyệt đối là 0. Ta có lời giải là
Lời giải:
ath

- Xét hàm số g(x) = x3 − x2 + (m2 + 1)x − 4m − 7 trên đoạn [0; 2]


⇒ g 0 (x) = 3x2 − 2x + (m2 + 1) có ∆0 = 1 − 3(m2 + 1), ∀x ∈ [0; 2]
2
⇒ Hàm số g(x) đồng  biến trên đoạn [0; 2] ⇒ g(x) ∈ [−4m − 7; 2m − 4m − 1]
−4m − 7 ≤ 0
- Từ đây, ycbt ⇔ mà m nguyên và m < 5
2m2 − 4m − 1 ≥ 0
⇒ m = 3 (thỏa mãn) ⇒ có 1 giá trị thỏa mãn ⇒ chọn B
Nhận xét: Yêu cầu để GTNN của hàm số mang dấu trị tuyệt đối đạt GTNN, kinh nghiệm
qua bài toán này là GTNN có thể đạt được thường là 0
De

Bài 10: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y =
|x2 − 4x + 3| + 4mx lớn hơn 2 ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. Vô số

Phân tích: Tiếp tục mở rộng bài toán theo một hướng khác, lần này ngoài việc sử dụng hàm
trị tuyệt đối ta cộng thêm bên ngoài một hàm bậc nhất. Vì thế ý tưởng là phá dấu trị tuyệt
đối nên ta sẽ nghĩ đến việc thử các giá trị để kẹp chặt điều kiện của m từ đó dễ dàng phá dấu
trị tuyệt đối hơn
Lời giải:
- Vì hàm số đạt giá trị nhỏ nhất lớn hơn 2 nên y > 2, ∀x ∈ R, do đó:
1
• Thay x = 1, ta được: 2 < 4m ⇔ m >
2
Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 7
Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

3
• Thay x = −1, ta được: 2 < 8 − 4m ⇔ m <
2
1 3
⇒ < m < mà m nguyên ⇒ m = 1, thử lại thỏa mãn
2 2
⇒ có 1 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn A
Nhận xét: Bài toán này thật may mắn khi thử x = ±1 ta đã có thể kẹp được duy nhất một
giá trị nguyên m có thể thỏa mãn nên việc còn lại chỉ là thử lại. Vậy nên, để bẻ gãy bỏ khả
năng đó, ta điều chỉnh dữ kiện để được bài toán mới như sau

nce
Bài 11: Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên dương của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm
số y = |x2 − 5x + 4| + mx lớn hơn 1. Số phần tử của tập S là:

A. 8 B. 9 C. 10 D. 11

Phân tích: Như đã nói ở trên, bài toán này đã ngăn chặn khả năng thử đặc biệt. Vậy nên bây
giờ, ta cần một phương pháp tổng quát hơn để xử lí triệt để dạng toán này. Đầu tiên, để phá
trị tuyệt đối, ta cần xét các trường hợp x ≥ 4; x ≤ 1; 1 < x < 4. Chú ý rằng, khi x ≥ 4 hoặc

ta
x ≤ 1, phá trị tuyệt đối ta được hàm số bậc 2 có hệ số bậc cao nhất dương nên đồ thị hàm số
quay bề lõm lên trên, vì thế GTNN của hàm số chỉ có thể xảy ra tại x = 1 hoặc x = 4 hoặc tại
trục của Parabol nhưng nếu trục của Parabol rơi vào khoảng (1; 4) thì ta không cần xét đến.
Còn nếu 1 < x < 4, phá trị tuyệt đối ta được hàm số bậc 2 có hệ số bậc cao nhất âm nên đồ
thị hàm số quay bề lõm xuống dưới, vì thế GTNN của hàm số chỉ có thể xảy ra tại x = 1 hoặc
Dis
x = 4 do tính liên tục của số. Từ đó, ta thấy chỉ có 3 điểm mà tại đó có thể đạt GTNN là
x = 1 hoăc x = 4 hoặc tại trục của Parabol có hệ số cao nhất dương sau khi phá trị tuyệt đối
Lời giả:
- Thay x = 1, ta được m > 1
- Thay x = 4, ta được 4m > 1
⇒ m >1
m−5
≤1 
m≥7 m−5 (m − 5)2
2
- Nếu  m − 5

⇔ , khi đó thay x = , ta được − + 4 > 1 mà
≥4 m ≤ 13 2 4
2
ath

m nguyên nên m ∈ {2; 3; 4; 5; 6; 7}


m−5
- Nếu 1 < < 4, kết hợp thêm m nguyên ta được m ∈ {8; 9; 10; 11; 12}
2
⇒ Có 11 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn D
Nhận xét: Sau khi đã biết được tính chất trên, từ giờ hẳn bài toán này sẽ không làm khó
được các bạn nữa phải không nào ? Vậy thì bây giờ, tiếp tục mở rộng, ta được bài toán mới
khó hơn như sau
Bài 12: Có bao nhiêu số thực m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x2 − 4x + m + 3| − 4x
bằng 5:
De

A. 2 B. 3 C. 0 D. 1

Phân tích: Không như bài toán trước, đó là hàm số trong trị tuyệt đối là hàm tường minh,
do vậy ta có thể dễ dàng nhẩm được nghiệm đặc biệt để giải bài toán nhưng ở bài toán này ta
đã thêm tham số vào bên trong trị tuyệt đối. Vậy nên, ta cần phải thêm một bước xét ∆ của
hàm bậc 2 trong trị tuyệt đối
Lời giải:
- Xét hàm số f (x) = x2 − 3x + m + 3 có ∆0 = 4 − (m + 3) = 1 − m
• Nếu m ≤⇒ ∆0 ≥ 0 ⇒ f (x) ≤ 0, ∀x ∈ R ⇒ y = x2 − 8x + m + 3

⇒ min y = m − 13 == −5 ⇔ m = 13 − 5 = 8 (thỏa mãn)

8 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN


• Nếu m < 1 ⇒ ∆0 > 0 ⇒ phương trình f (x) = 0 có 2 nghiệm phân biệt là 2 ± 1−m
√ √
– Thay x = 2 + 1 − m ⇒ y = −8 − 4 1 − m
√ √
– Thay x = 2 − 1 − m ⇒ y = −8 + 4 1 − m
√ √
Vì −8 + 4 1 − m > −8 − 4 1 − m mà min y = −5
√ √
⇒ −8 − 4 1 − m ≥ −5 ⇒ −3 ≥ 4 1 − m
⇒ Vô lí ⇒ không tồn tại m thỏa mãn

nce
⇒ Có 1 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn D
Nhận xét: Chỉ cần thay đổi một ít dữ kiện cảu bài toán thôi, như ta thấy bài toán mới đã trở
nên học búa hơn và hay hơn rất nhiều. Trên tinh thần đó, ta cùng đến với bài toán tiếp theo
Bài 13: Với m để hàm số y = |x2 + mx + 1| trên đoạn [−1; 2] đạt giá trị nhỏ nhất là 1 thì
mệnh đề nào sau đây là đúng ?

A. 2 ≤ |m| < 4 B. 1 ≤ |m| < 2 C. 0 ≤ |m| < 1 D. |m| > 4

ta
Phân tích: Bài toán là mở rộng kiểu khác của bài toán số 2, không còn là GTNN đạt GTNN
mà chỉ là GTNN đạt tại một giá trị nhưng tất nhiên nó vẫn có cái khó của nó. Ứng dụng tính
chất |x| ≥ 3 tức là x ≥ 3 hoặc x ≤ 
−3 nhưng thêm vào đó, ứng dụng tính liên tục của hàm số
f (x) ≥ 1, ∀x ∈ [−1; 2]
này, ta thấy chỉ có 2 khả năng sau (Dấu “ = ” có xảy ra). Vậy nên
Dis
f (x) ≤ −1, ∀x ∈ [−1; 2]
ta có lời giải sau
Lời giải:
- Xét hàm số f (x) = x2 + mx + 1 trên đoạn [−1; 2]

• Thay x = −1, ta được f (−1) = 2 − m

• Thay x = 2,ta được f (2) = 2m + 5

- Vì tínhliên tục của hàm số f (x) nên để hàm số y = |x2 + mx + 1| đạt giá trị nhỏ nhất là 1
f (x) ≥ 1, ∀x ∈ [−1; 2]
ath

nghĩa là (Dấu “ = ” có xảy ra)


f (x) ≤ −1, ∀x ∈ [−1; 2]

• TH1: f (x) ≥ −1, ∀x ∈ [−1; 2] và dấu “ = ” có xảy ra



f (−1) = 2 − m ≥ 1 m 1
⇒ ⇔ m ∈ [−2; 1] ⇔ − ∈ [− ; 1]
f (2) = 2m + 5 ≥ 10 2 2
 m
⇒ min f (x) = f − =1⇔m=0
2
De

• TH2: f (x) ≤ −1, ∀x ∈ [−1; 2] và dấu “ = ” có xảy ra


 
f (−1) = 2 − m ≤ −1 m≥3
⇒ ⇔ ⇒ Vô lí ⇒ Loại
f (2) = 2m + 5 ≤ −1 m ≤ −3
⇒ m = 0 ⇒ Chọn C
Nhận xét Ứng dụng tư tưởng của các bài toán trước, ta thay thế các giá trị cụ thể vào để ép
chặt điều kiện của tham số m do đó bài toán mới có thể giải quyết được. Sự có xuất hiện của
bài toán này cũng giống như sự xuất hiện của một con sói con, điều đó báo trước sự xuất hiện
của một con sói trưởng thành hơn, gian manh hơn. Tiếp tục mở rộng bài toán ta được
Bài 14: Cho hàm số y = |x2 + + b| với a; b là tham số. Gọi M là giá trị lớn nhất của hàm số
trên đoạn [−1; 3]. Khi M đạt giá trị nhỏ nhất. Tính S = a + 2b :

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 9


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. 2 B. 4 C. −4 D. 3

Phân tích: Ở bài toán này, ta đã mở rộng lên hai tham số đồng thời kết hợp thêm yêu cầu
GTLN đạt GTNN đã được nêu ở bài toán số 7. Bây giờ, để giải bài toán này, ta thấy rất khó
để chia trường hợp như các bài toán trên do với 2 tham số có quá nhiều trường hợp để xét, do
đó, ta nghĩ đến sử dụng các bất đẳng thức để đánh giá, đồng thời có dấu trị tuyệt đối nên ta
nghĩ đến bất đẳng thức trị tuyệt đối
Lời giải:

nce
- Vì M là giá trị lớn nhất của hàm số f (x) = |x2 + ax + b| trên đoạn [−1; 3]

 M ≥ f (−1) = | − a + b + 1|
⇒ M ≥ f (1) = |a + b + 1|
M ≥ f (3) = |3a + b + 9|

⇒ 4.M ≥ f (−1) + 2f (1) + f (3)

= | − a + b + 1| + | − 2a − 2b − 2| + |3a + b + 9|

ta
≥ | − a + b + 1 − 2a − 2b − 2 + 3a + b + 9| = 8 ⇔ M ≥ 2
 
−a + b + 1 = 3a + b + 9 a = −2
⇒ min M = 2, khi đó: ⇔ , thử lại thỏa mãn
−a + b + 1 = −a − b − 1 b = −1
Dis
⇒ S = a + 2b = −4 ⇒ Chọn C
Nhận xét: lần này thì chú sói của chúng ta đã khôn hơn rồi, nó đem đến cái khó của bài toán
là việc xét các mốc để đánh giá và đánh giác như thế nào. Tại sao ta lại xét các mốc này ?
Chúng ta có thể nghĩ một cách đơn giản như sau, theo đúng tính chất của GTLN-GTNN là chỉ
xảy ra tại 2 điểm đầu mút của đoạn đang xét hoặc tại các điểm cực trị, đồng thời ở bài toán
này là GTLN nên GTLN chỉ có thể xảy ra tại đầu mút của đoạn hoặc tại trục của Parabol,
khi đó nếu sử dụng f (−1) và f (3) đánh giá, để triệt tiêu hết các tham số thì chỉ có thể là điểm
chính giữa của đoạn [−1; 3]. Bây giờ, lại mở rộng tiếp một lần nữa, ta được bài toán mới
Bài 15: Cho hàm số f (x) = |8x4 + ax2 + b|, trong đó a; b là các tham số thực. Biết rằng giá
trị lớn nhất của hàm số f (x) trên đoạn [−1; 1] bằng 1. Hãy chọn khẳng định đúng:
ath

A. a > 0; b < 0 B. a < 0; b < 0 C. a > 0; b > 0 D. a < 0; b > 0

Phân tích: Về mặt bản chất thì hàm trung phương cũng giống như hàm bậc 2, đồng thời nếu
đánh giá như bài trước, ta cũng tìm được GTLN của hàm số f (x) đạt GTNN bằng 1, đúng là
giá mà đề bài cho. Nên nói cách khác, cách phát biểu của trên thực chất chỉ đề chi đi được bản
chất của bài toán 14
Lời giải:
De

- Nhận thấy việc xét hàm số f (x) = |8x4 + ax2 + b| trên đoạn [−1; 1] chính là việc xét hàm số
g(t) = |8t2 + at + b| trên đoạn [0; 1] với t = x2
- Vì 1 là giá trị lớn nhất của hàm số g(t) trên đoạn [0; 1]


 1 ≥ g(0)
 =  |b|
 1 a

⇒ 1≥g = + b + 2


 2 2
1 ≥ g(1) = |a + b + 8|

 
1
⇒ 4.1 ≥ g(0) + 2g + g(1)
2
= |b| + | − a − 2b − 4| + |a + b + 8|

10 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

≥ |b − a − 2b − 4 + a + b + 8| = 4
( a 
b=− −b−2 a = −8 < 0
⇒ Dấu “ = ” có xảy ra, khi đó: 2 ⇔ ⇒ Chọn D
b=a+b+8 b=1>0
Nhận xét Có thể nói bài toán này, qua hai lần thay đổi giờ đây đã là con sói khôn ngoan hơn,
nguy hiểm hơn. Nếu không tập trung, ta sẽ không thấy được sự thoắt ẩn thoắt hiện của nó để
mà có thể làm nó sập bẫy, đồng thời có khi lại trở thành miếng mồi ngon cho nó bởi chính sự
khuất phục trước nó của ta. Việc tinh ý nhận thấy GTNN là 1 là dấu bằng chính là chìa khóa

nce
để chiến thắng sói
Bài 16: Biết rằng hàm số y = x4 + ax3 + bx2 + 1 đạt giá trị nhỏ nhất tại x = 0. Giá trị nhỏ
nhất của biểu thức S = a + b là:

A. 2 B. 0 C. −2 D. −1

Phân tích: Tiếp nối tinh thân của 3 bài toán trên đó là việc ngăn chặn khả năng khảo sát
hàm số bởi có quá nhiều trước hợp của hàm số, ở bài toán này, việc chia trường hợp để khảo

ta
sát dường như rất khó vì với 2 tham số a; b nên có quá nhiều trường hợp có thể xảy ra. Vì thế,
cách tốt nhất là thay trực tiếp
Lời giải:
- Vì hàm số y = x4 + ax3 + bx2 + 1 đạt giá trị nhỏ nhất tại x = 0 mà y(0) = 1
⇒ Ta có: x4 + ax3 + bx2 + 1 ≥ 1, ∀x ∈ R
Dis
⇒ x2 (x2 + ax + b ≥ 0, ∀x ∈ R)
⇒ x2 + ax + b ≥ 0, ∀x ∈ R
a2
⇒ ∆ = a2 − 4b ≤ 0 ⇔ b ≥
4
a2
⇒ Có S = a + b ≥ a + ≥ −1
4
a = −2
⇒ min S = −1, khi đó ⇒ Chọn D
b=1
ath

Nhận xét: Có thể nhận thấy, việc thay trực tiếp mỗ x = 0 vào rồi tìm điều kiện để hàm số
y ≥ y(0), ∀x ∈ R dễ dàng hơn và đem lại cách giải tự nhiên, ngắn gọn và hay hơn
Có thể thấy, từ đầu đến giờ, mỗi bài toán đều chỉ xét tới GTLN hoặc GTNN, do đó bây giờ
hai anh em họ muốn hợp sức lại, ngay sau đây, chúng ta cùng đến vơi smoojt lớp bài mở rộng
liên quan đến cả GTLN và GTNN
Bài 17: Gọi A; a lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cảu hàm số y = |x3 − 3x + m|
trên đoạn [0; 2]. Gọi S là tập hợp các giá trị thực của tham số m để A.a = 12. Tổng các phần
từ của tập hợp S là:
De

Phân tích: Bằng việc khảo sát hàm số ta thấy rằng với x ∈ [0; 2] thì
 f (x) ∈ [m − 1; m + 2]. Do
A = |m + 2|; a = 0
 A = |m − 2|; a = 0
đó, chia trường hợp GTLN và GTNN của |f (x)| ta có 4 khả năng   A = |m + 2|; a = |m − 2|
A = |m − 2|; a = |m + 2|
Lúc này, xét điều kiện A.a = 12 nên A, a 6= 0 nên ta chỉ phải xét 2 trường hợp còn lại
Lời giải:
3
- Xét hàm số f (x) = x − 3x + m trên đoạn [0; 2] ⇒ f (x) ∈ [m − 1; m + 2]
A 6= 0
- Do A.a = 12 nên mà f (x) ∈ [m − 1; m + 2] ⇒ {A; a} = {|m − 1|; |m + 2|}
a 6= 0  2
2 m + m − 2 = 12
⇒ 12 = A.a = |m − 1|.|m + 2| = |m + m − 2| ⇔
m2 + m − 2 = −12

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 11


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

• Với m2 + m − 2 = −12 ⇔ m2 + m + 10 = 0 ⇒ Vô nghiệm



2 2 −1 ± 57
• Với m + m − 2 = 12 ⇔ m + m − 14 = 0 ⇔ m =
2
( √ )
−1 ± 57 P
⇒S= ⇒ m = −1 ⇒ Chọn D
2
Nhận xét: Điểm mấu chốt của bài toán là nhận ra được A, a 6= 0 giúp ta giảm thiểu được số

nce
trường hợp phải xét, ứng dụng điều này ta mở rộng được bài toán sau
Bài 18: Cho hàm số y = |x4 − 4x3 + 4x2 + a|. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị
nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [0; 2]. Số giá trị nguyên a ∈ [−3; 3] sao cho M ≤ 2m là:

A. 3 B. 5 C. 6 D. 7

Phân tích: Dễ thấy rằng nếu m = 0 thì M = 0 từ đó suy ra vô lí, vậy nên ta có lời giải
Lời giải:

ta
- Xét hàm số f (x)= x4 − 4x3 +4x2 + a trên đoạn
 [0; 2] ⇒ f (x) ∈ [a; a + 1]
M 6= 0 a+1<0 a < −1
- Do M ≤ 2m ⇒ ⇒ ⇔
m 6= 0 a > 00 a>0

M = −a
Dis
• Với a < −1 ⇒ nên M ≤ 2m ⇔ −a ≤ 2(−a − 1) ⇔ a ≤ −2 ⇒ a ∈
m = −a − 1
{−3; −2}

M =a+1
• Với a > 0 ⇒ nên M ≤ 2m ⇔ a + 1 ≤ 2a ⇔ a ≥ 1 ⇒ a ∈ {1; 2; 3}
m=a

⇒ a ∈ {−3; −2; 1; 2; 3} ⇒ có 5 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn B


Nhận xét: Từ đầu đến giờ, chúng ta đã xét tới rất nhiêu bài toán liên quan tới |f (x)| vậy nên
không thể thiếu bài toán liên quan tới f (|x|), chúng ta cùng đến với bài toán sau
Bài 19: Cho hàm số f (x) = x3 −3x+a. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
ath

của hàm số f (|x|) trên đoạn [−3; 2]. Có bào nhiêu giá trị nghuyên của tham số a ∈ [−35; 35]
thỏa mãn M ≤ 3m ?

A. 23 B. 24 C. 25 D. 26

Phân tích: Đặc điểm của hàm |f (x)| là lấy đối xứng phần bên dưới trục hoành lên bên trên
trục hoành còn đặc điểm của hàm f (|x|) là lấy đối xứng phân bên phải trục tung qua bên
trái trục tung. Do vậy, cách xử lí của hai loại hàm cũng khác nhau, ở hàm f (|x|) có tính chất
De

hàm chẵn nên đồ thị trên miền [−2; 0] và [0; 2] có hình dáng cao thấp giống nhau nên giá
GTLN và GTNN cũng như nhau, điểm khác biệt là đến từ đoạn [−3; −2]. Tổng kết lại, việc
xét GTLN-GTNN của hàm f (|x|) cũng chính là việc xét GTLN-GTNN của hàm số f (x) trên
đoạn [−3; 0] hay chính là đoạn [0; 3]
Lời giải:
- Nhận thấy việc xét hàm số f (|x|) trên đoạn [−3; 2] chính là việc xét hàm số f (x) trên đoạn
[0; 3]
- Xét hàm sốf (x) = x3 − 3x + a trên đoạn [0; 3] ⇒ f (x) ∈ [a − 2; a + 18]
M = a + 18
⇒ Ta được: ⇒ ta có M ≤ 3m ⇔ a + 18 ≤ 3(a − 2) ⇔ a ≥ 12
m=a−2

Mà a ∈ Z và a ∈ [−35; 35] ⇒ a ∈ {12; 13; ..35}

12 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

⇒ Có 24 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn B


Nhận xét: Qua bài toán này, ta hiểu rõ thêm về tính chất của hàm f (|x|). Tiếp theo, quay
về với các dạng toán liên quan tới |f (x)| quen thuộc, ta sẽ tiếp tục mở rộng loại bài toán liên
quan tới cả GTLN và GTNN, ở các bài toán trước ta đã xét tới các điều kiện liên quan đến
tích và bất đẳng thức, bây giớ ta sẽ xét tới tổng
Bài 20: Gọi M, m lần lượt giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x3 − 3x + a|
trên đoạn [0; 2]. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số a để M + m = 3 ?

nce
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Phân tích: Ở bài toán này, nhận thấy rằng m nguyên nên ta nghĩ tới việc sử dụng tính chất
số học mà điển hình hay gặp chính là tính chẵn lẻ. Đồng thời kết hợp với phân tích của bài 17
ta có lời giải sau
Lời giải:
- Xét hàm số f (x) = x3 − 3x + a trên đoạn [0; 2] ⇒ 
f (x) ∈ [a − 2; a + 2]
|a − 2| + |a + 2

ta
- Nhận thấy biểu thức M + m chỉ có 3 khả năng là 0 + |a + 2|

0 + |a − 2|

Nếu 3 = M + m = |a + 2| + |a − 2|

⇒ Vô nghiệm vì 3 là số lẻ mà |a + 2| và |a − 2| có cùng tính chẵn lẻ nên |a + 2| + |a − 2| là


Dis
số chẵn
⇒ m = 0 và a phải là số lẻ
- Để m = 0 thì a − 2 ≤ 0 ≤ a + 2 ⇔ a ∈ [−2; 2] mà a là số lẻ
⇒ a = ±1, thử lại thỏa mãn
⇒ Có 2 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn B
Nhận xét: Có thể nhận thấy rằng tính chẵn lẻ được sử dụng đã giúp ta loại được trường hợp
3 và 4 đã xét ở phân tích của bài 17 do đó việc giải bài toán này của ta trở nên đơn giản và nhẹ
nhõm hơn rất nhiều. Nhưng toán học đâu có dễ như thế, nó tiếp tục đánh đố chúng ta bằng
bài toán sau đây
ath

Bài 21: Gọi M, m lần lượt giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |2(x3 − 3x) + a|
trên đoạn [0; 2]. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số a để M + m = 4 ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Phân tích: Chúng ta có thể thử và nhận thấy rằng tính chẵn lẻ bây giờ không thể giúp ta loại
được thêm một trường hợp nào cả, do vậy ta cần phải nghĩ ra thêm một biện pháp nào hay ho
hơn để giải quyết bài toán này. Bạn có ý tưởng gì chưa ? Tôi xin gợi ý đó chính là bất đẳng
De

thức trị tuyệt đối


Lời giải:
- Xét hàm số f (x) = 2(x3 − 3x) + a trên đoạn [0; 2] 
⇒ f (x) ∈ [a − 4; a + 4]
|a − 4| + |a + 4
- Nhận thấy biểu thức M + m chỉ có 3 khả năng là  0 + |a + 4|
0 + |a − 4|

• Nếu 4 = M + m = |a − 4| + |a + 4| ≥ |4 − a + a + 4| = 8 ⇒ Vô nghiệm
⇒ m = 0 ⇒ a − 4 ≤ 0 ≤ a + 4 ⇔ a ∈ [−4; 4]
• Nếu 4 = M = |a − 4| ⇔ a = 0 (do a ∈ [−4; 4])

• Nếu 4 = M = |a + 4|, giải tương tự ⇒ a = 0 (thỏa mãn)

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 13


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

⇒ a = 0, thử lại thỏa mãn ⇒ Có 1 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn A


Nhận xét: Quả thực việc sử dụng bất đẳng thức trị tuyệt đối đêm lại hiệu quả cao đồng thời
là nguồn cảm hứng để ta phát triển thêm một số ý tưởng để mở rộng bài toán này, chẳng hạn
như ta có thể nâng 4 lên 8 hoặc thậm chí là 10 để có thể phá vỡ được công hiệu của bất đẳng
thức trị tuyệt đối, lúc đó bạn sẽ giải quyết thế nào ?
Bài 22: Cho hàm số f (x) = ax3 + cx + d, (a 6= 0) có min min f (x) = f (−2). Giá trị lớn nhất
(−∞;0)
của hàm số trên đoạn [1; 3] bằng:

nce
A. d − 11a B. d − 16a C. d + 2a D. d + 8a

Phân tích: Bài toán này đã chuyển sang một chủ đề mới là cực trị được nhắc tới trong lí
thuyết. Theo tính chất của GTLN-GTNN chỉ xảy ra tại các mốc biên của đoạn hay tại các
điểm cực trị. Vậy nên nếu hàm số đạt GTLn hay GTNN tại điểm không phải đầu mút của
đoạn có nghĩa là điểm đó chính là cực trị của hàm số, cụ thể nếu là GTLN tực là điểm cực đại
còn GTNN là điểm cực tiểu. Ứng dụng điều này và điều kiện thỏa mãn điểm cực trị được nhắc

ta
tới trong lí thuyết, ta có lời giải
Lời giải:
- Ta có f 0 (x) = 3ax2 + c  0
f (−2) = 0
- Vì min f (x) = f (−2) nên x = −2 là điểm cực tiểu của hàm số ⇔
(−∞;0) f 00 (−2) > 0
Dis
12a + c = 0

a<0
- Thay c = −12a vào f 0 (x) ta được: f 0 (x) = 3ax2 + c = 3ax2 − 12a = 3a(x − 2)(x + 2) = 0 ⇔
x = ±2
⇒ BBT:
x −∞ −2 1 2 3 +∞

f 0 (x) − + + − −
ath

f (x)

Từ BBT ta được: max f (x) = f (2) = 8a + 2c + d = 8a − 16a + d = d − 16a


[1;3]
⇒ Chọn B
Nhận xét: Hàm số bậc 3 là một trong những hàm cơ bản thường gặp trong các bài toán của
De

hàm số, vì thế nên ta cần phải nắm vững được tính chất của hàm bậc 3 và hình dáng đồ thị của
hàm để có thể xử lí tốt các dạng bài tập này. Tiếp theo là một loại hàm cũng không kém quen
thuộc đó là hàm trùng phương, ta cùng tìm hiểu về GTLN và GTNN của hàm trùng phương
qua bài toán sau
Bài 23: Cho hàm số f (x) = ax4 + bx2 + c, a 6= 0 có điều kiện min f (x) = f (−1). Giá trị nhỏ
(−∞;0)
 
1
nhất của hàm số trên đoạn ; 2 bằng:
2
A. c + 8a 7a 9q D. c − a
B. c − C. c +
16 16
Phân tích: Hàm trùng phương là hàm số rất quen thuộc và tính chất thường thấy là hàm
chẵn, vì vậy nên việc xét hàm số trên (−∞; 0) chính là việc xét hàm số trên (0; ∞)

14 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

Lời giải:
- f 0 (x) = 4ax3 + 2bx = 2x(2ax2 + b)
f 0 (−1) = 0
 
2a + b = 0
- Vì min f (x) = f (−1) nên x = 1 là cực tiểu của hàm số ⇔ ⇔ ⇔
 (−∞;0) f 00 (−1) > 0 12a + 2b > 0
2a + b = 0
a>0 
0 0 x=0
Thay b = −2a vào f (x) ta được f (x) = 4ax(x − 1)(x + 1) = 0 ⇔
x = ±1

nce
⇒ BBT:
1
x −∞ −1 0 1 2 +∞
2
f 0 (x) − + − − + +

f (x)

1
 ;2

ta
- BBT ta được min f (x) = f (1) = a + b + c = a − 2a + c = c − a
Dis
2
⇒ Chọn D
Nhận xét: Tổng kết lại, ta vừa đi qua hai bài toán đơn giản về GTLN-GTNN có sử dụng định
lí liên quan đến đạo hàm cấp hai trong cực trị của hàm số. Sau đây, chúng ta cùng đến với một
số phiên bản nâng cấp của bài toán này
2 2
Bài 24: Cho
  hàm số f (x) = (x + 2) (ax + 2ax − a − b − 1) − 8a − 4b. Biết rằng trên khoảng
5
−∞; − hàm số đạt giá trị nhỏ nhất tại x = −3. Hỏi trên đoạn [−1; 3] hàm số đạt giá trị
2
lớn nhất tại x = ?
Phân tích: Chúng ta đã có sự thay đổi tương đối ở bài toán này, nhận thấy hàm số được cho
ath

đã trở nên công kềnh hơn rất nhiều nhưng điều đó chỉ là về mặt hình thức, còn về mặt bản
chất, ta vẫn sẽ làm theo các bước như bài toán trên và lập BBT để thấy được sự biến thiên
của hàm số
Lời giải:
- Ta có: f 0 (x) = 2(x + 2)(2ax2 + 5ax = a − b − 1)  0
f (−3) = 0
- Vì  min  f (x) = f (−3) nên x = −3 là cực tiểu của hàm số ⇔ ⇔
5 f 00 (−3) > 0
−∞;− 
2
De


4a − b − 1 = 0
14a > 0
x = −2

- Thay b + 1 = 4a vào f 0 (x) ta được f 0 (x) = 2a(x + 2)(x + 3)(2x − 1) = 0 ⇔  x = −3



1
x=
2
⇒ BBT:

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 15


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

1
x −∞ −3 −2 −1 3 +∞
2
f 0 (x) − + − − + +

f (x)

nce
 
1
- Từ BBT ta được min f (x) = f ⇒ Chọn B
[−1;3] 2
Nhận xét: Có thể thấy rằng, bài toán tuy có thay đổi nhưng sự thay đổi ấy không làm thay
đổi đi bản chất của bài toán đó là GTLN-GTNN đạt được trên một khoảng đạt tại các cực trị
của hàm số. Mặt khác, ta hoàng toàn có thể không sử dụng đến đạo hàm cấp hai để giải toán
mà chỉ cần xét đến sự đổi dấy của đạo hàm cấp một. Vậy nên ta có kiểu giải thứ hai cho bài

ta
toán tương tự sau
2 2
 25:Cho hàm số f (x) = (x − 1) (ax + 4ax − a + b − 2), với a; b ∈ R. Biết
Bài  rằng trên khoảng
4 5
− ; 0 hàm số đạt giá trị lớn nhất tại x = −1. Hỏi trên đoạn −2; − hàm số đạt giá trị
3 4
nhỏ nhất tại giá trị nào của x ?
Dis
5 4 3 D. x = −1
A. x = − B. x = − C. x = −
4 3 2
Lời giải:
- Ta có f 0 (x) = 2(x − 1)(2ax2 + 5ax − 3a + b − 2)
- Vì max f (x) = f (−1) nên x = −1 là cực đại của hàm số
4
− ;0
3
nghĩa là f 0 (x) đổi dấu từ + qua − khi đi qua x = −1 và f 0 (−1) = 0, khi đó −6a
" +b−2=0
x = ±1
ath

⇒ b − 2 = 6a vaof f 0 (x) ta dduowjc f 0 (x) = 2a(x − 1)(x + 1)(2x + 3) = 0 ⇔ 3


x=−
2
⇒ Kết hợp điều kiện đổi dấu của f (x) ta được BBT:
3 5
x −∞ −2 − − −1 1 +∞
2 4
f 0 (x) − − + + − +
De

f (x)

 
3
- Từ BBT ta được min  f (x) = f −
⇒ Chọn C

5 2
−2;− 
4
Ngay sau đây, chúng ta cùng đến với một số bài toán rời rạc
Bài 26: Cho hàm số y = f (x) liên tục trên R sao cho max f (x) = f (2) = 4. Xét hàm số
[0;10]
3 2
g(x) = f (x + x) − x + 2x + m. Giá trị của tham số m để max g(x) = 8
[0;2]

16 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. 5 B. 4 C. −1 D. 3

Phân tích: Đây là kiểu bài có xu hướng được mở rộng rất cao vì tính độc đáo, khó và khá
trừu tượng mà nó đêm lại đó chính là kiểu bài toán liên quan đến hàm hợp. Ta có thể hiểu một
cách đơn giản rằng nếu hà hợp là f (h(x)) chẳng hạn thì h(x) đang là một hàm theo biến x
được coi là một ẩn. Vì thế, để khảo sát hàm số f (h(x)) thì trước tiên phải khảo sát hàm h(x)
Lòi giải:
Xét hàm số h(x) = x3 + x trên đoạn [0; 2] ⇒ h(x) ∈ [0; 10]

nce
⇒ max f (h(x)) = max f (x) = f (2) = 4
[0;2] [0;10]
- Thêm vào đó, ta có −(x − 1)2 ≤ 0 ⇔ −x2 + 2x ≤ 1
⇒ Ta có: g(x) = f (h(x)) − x2 + 2x + m ≤ 4 + 1 + m = m + 5, ∀x ∈ [0; 2]
⇒ max g(x) = m + 5, khi đó x = 1
[0;2]
- Mặt khác theo giả thiết ta có: max g(x) = m + 5 = 8 ⇔ m = 3
[0;2]
⇒ Chọn D

ta
Nhận xét: Cách hiểu đúng và đơn giản về hàm ẩn chính là chìa khóa giúp ta giải quyết bài
toán này. Vậy nên ta rút ra được kinh nghiệm là khi khảo sát hàm hợp tìm GTLN-GTNN, ta
thường khảo sát hàm số ở trong để từ đó có thể khảo sát hàm số ở bên ngoài
Bài 27: Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x3 + 3x2 +
M +m
(a + 2)x + a + 3 (với a là tham số thực) trên đoạn [1 − 2a; 2a − 3]. Tính P = ?
Dis
2
A. P = 1 3 C. P = 3 D. P = 6
B. P =
2
Phân tích: Hầu hết các bạn đều gặp phải khó khăn khi giải bài toán này chính là khó khăn
khi khảo sát hàm số. Thứ nhất, ta phải khảo sát hàm số trên một đoạn đã được tham số hóa.
Thứ hai, sau khi đạo hàm ta không thể xem xét được tính chất của đạo hàm để từ đó khảo
sát hàm số. Nhưng chính những điều khó khăn ấy, nếu ta tinh ý có thể nhận thấy ngay đó là
những gợi ý hết sức tuyệt vời. Đầu tiên chính là điều kiện tồn tại đoạn, từ đó ta tìm được điều
kiện của tham số a, lúc này, chính điều kiện mới của a đã giúp ta nhận ra rằng, hàm số này có
ath

đạo hàm dương do đó nó đồng biến trên đoạn


Lời giải:
- Để tồn tại đoạn [1 − 2a; 2a − 3] ⇔ 2a − 3 ≥ 1 − 2a ⇔ a ≥ 1
- Ta có y 0 = 3x2 + 6x + a + 2 ⇒ ∆0 = 9 − 3(a + 2) ≤ 0, ∀x ∈ R (do a ≥ 1)
⇒ Hàm số y = x3 + 3x2 + (a + 2)x + a + 3 nghịch biến trên R
m = f (1 − 2a) = −8a3 + 22a2 − 20a + 11

M = f (2a − 3) = 8a3 − 22a2 + 20a − 5
M +m
⇒P = = 3 ⇒ Chọn C
De

2
Nhận xét: Bài toán này là một kiểu tham số lạ hơn các bài toán chúng ta vừa làm, việc tham
số hóa đoạn đang xét gây không ít khó dễ nếu chúng không để ý đến điều kiện tồn tại đoạn
Bài 28: Cho hàm số y = f (x) nghịch biến trên R và thỏa mãn [f (x) − x].f (x) = x6 + 3x4 +
2x2 , ∀x ∈ R. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f (x) trên
đoạn [1; 2], biết rằng M < 0. Giá trị của 3m − M bằng:

A. 4 B. −28 C. −3 D. −33

Phân tích: Tiếp tục là một chủ đề khác cho các bài toán GTLN-GTNN rời rạc. Những bài
toán này thường có tư duy rất ngắn nên rất hay. Chú ý rằng ở bài toán này, hàm số f (x) có
thể nói là đã được tham số hóa. Tuy vậy, hàm số đã được cho sẵn tính nghịch biến trên R vì
thế nên ta biệt được rằng khi xét trên đoạn [1; 2] thì GTLN là tại 1 và GTNN là tại 2. Nhưng

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 17


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

mặt khác, ta lại không biết f (1) và f (2) bằng bao nhiêu. Vì vậy, ta thay x = 1 và x = 2 vào
giả thiết để tính f (1) và f (2)
Lời giải: 
 max f (x) = f (1) = M
[1;2]
- Vì hàm số nghịch biến trên R ⇒
 min f (x) = f (2) = m
[1;2]
- Từ giả thiết: [f (x) − x].f (x) = x + 3x + 2x2
6 4

nce

2 f (1) = 3
• Thay x = 1 ta được : f (1) − f (1) − 6 = 0 ⇔
f (1) = −2

2 f (2) = 12
• Thay x = 2 ta được : f (2) − 2f (2) − 120 = 0 ⇔
f (2) = −10

– Nếu f (1) = 3 ⇒ Loại vì M < 0


– Nếu f (1) = −2 ⇒ f (2) = 1− vì f (1) > f (2)

ta

M = f (1) = −2
⇒ ⇒ 3m − M = −28 ⇒ Chọn B
m = f (2) = −10
Nhận xét: Bài toán này đã được giải quyết xong, nhưng nó đã xong hẳn chưa ? Liệu bạn có
thắc mắc là có tồn tại hàm số nào thỏa mãn giả thiết không ? Chúng ta hoàn toàn có thể đoán
Dis
mò rằng chẳng hạn như hàm f (x) = −x3 − x. Từ đây, nhận thấy chỉ cần đổi giả thiết từ nghịch
biến sang đồng biến ta có được bài toán mới vẫn đúng, đó chính là hàm f (x) = x3 + 2x
Bài 29: Cho hàm số f (x) = x3 − 3x2 + m. Có bao nhiêu số nguyên m < 10 để với mọi bộ 3 số
thực a; b; c ∈ [1; 3] thì f (a); f (b); f (c) lần lượt là độ dài 3 cạnh của một tam giác ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Phân tích: Tưởng chừng như không hề có sự liên quan gì đến tính hình học nhưng ở bài
toán này tính hình học đã được sử dụng và hiện hình của nó là tính tam giác. Chúng ta đều
biết rằng, để bộ 3 số dương (a; b; c) lần lượt là độ dài 3 cạnh của một tam giác tức là ta phải
ath

cóa + b > c; b + c > a; c + a > b. Ứng dụng tính chất này, để với mọi bộ 3 số thực a; b; c ∈ [1; 3]
thì f (a); f (b); f (c) lần lượt là độ dài 3 cạnh tam giác điều đầu tiên là f (a); f (b); f (c) phải dương
và tiếp sau đó là f (a) + f (b) > f (c).∀a; b; c ∈ [1; 3]. Ta có lời giải như sau
Lời giải:
- Ta có f (x) ∈ [m − 4; m], ∀x ∈ [1; 3]
⇒ f (a) + f (b) ∈ [2(m − 4); 2m], ∀a; b ∈ [1; 3] và f (c) ∈ [m − 4; m], ∀c ∈ [1; 3]
⇒ Để f (a); f (b); f (c) lần lượt là độ dài 3 cạnh của một tam giác tức là f (a) + f (b) >
f (c), ∀a; b; c ∈ [1; 3] ⇔ 2(m − 4) ≥ m; m ≥ 4 ⇔ m ≥ 8
De

- Mà m nguyên và m < 10 ⇒ m ∈ 8; 9 ⇒ Có 2 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn B


Nhận xét: Bài toán này quả thực rất hay, nó thiết lập mối quan hệ giữa hình học và đại số,
đồng thời nếu nói sâu thêm, ta có thể hiểu cách giải này như sau: Bởi vì hàm số này là hàm đa
thức vậy nên nó có tính liên tục, chính vì thế mà ta nói f (a) + f (b) có thể nhỏ tùy ý nhưng luôn
lớn hơn hoặc bằng 2 min f (x) còn f (c) có thể lớn tùy ý nhưng luôn nhỏ hơn hoặc bằng max f (x)
[1;3] [1;3]
vì vậy để thỏa mãn tính tam giác với mọi bộ 3 số thực a; b; c ∈ [1; 3] thì 2 min f (x) ≥ max f (x).
[1;3] [1;3]
Chính vì vậy việc sử dụng đoạn biểu diễn theo miền giá trị theo tôi là cách giải hay nhất và dễ
hiểu nhất và tất nhiên là bạn hoàn toàn có thể giải theo cách khác. Nếu ví bài toán này là đại
bàng bởi độ ghê gớm của nó thì bài toán sau đây là đại bàng khi đã lột xác, thay lông và thay
móng
Bài 30: Cho hàm số f (x) = x3 − 3x + m + 2. Có bao nhiêu số nguyên dương m < 2018 sao

18 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

cho với mọi bộ 3 số thực a; b; c ∈ [−1; 3] thì f (a); f (b); f (c) lần lượt là độ dài 3 cạnh của một
tam giác nhọn:

A. 1989 B. 1969 C. 1997 D. 2008

Phân tích: Ở bài toán này, tính tam giác đã được trang bị thêm thành tam giác nhọn, vì thế
sử dụng thêm định lí hàm cos ta có lời giải sau
Lời giải:

nce
- Ta có: f (x) ∈ [m; m + 20], ∀x ∈ [−1; 3]
- Để f (a); f (b); f (c) lần lượt là độ dài 3 cạnh của một tam giác nhọn ⇔ f (a)2 + f (b)2 >
f (c)2 , ∀a; b ∈ [−1; 3]
- Mà f (a)2 +f (b)2 ∈ [2m2 ; 2(m+20)2 ], ∀a; b; c ∈ [−1; 3] và f (c) ∈ [m2 ; (m+20)2 ], ∀c ∈ [−1; 3] ⇒
2m2 ≥ (m + 20)2 ⇔ m ≥ 49 (do m nguyên dương)
- Mặt khác m < 2018 ⇒ m ∈ {49; 50; ...; 2017} ⇒ Có 1969 giá trị thỏa mãn ⇒ Chọn B
Nhận xét: Bản nâng cấp này quả thực đã khó hơn, nhưng đại bàng mất vuốt rồi thì độ nguy
hiểm cũng giảm đi đáng kể. Chú ý để xét tính tù, nhọn vuông của tam giác ta chỉ cần sử dụng

ta
định lí hàm cos, từ đó, để tam giác nhọn ta cần f (a)2 + f (b)2 > f (c)2 , ∀a; b; c ∈ [−1; 3] trong
lời giải tác giả lại không sử dụng đến điều kiện để tồn tại tính tam giác, phải chăng là do tôi đã
thiểu ??? Chúng ta cần để ý như sau f (c)2 < f (a)2 +f (b)2 < (f (a)+f (b))2 ⇔ f (c) < f (a)+f (b)
Vậy nên điều kiện để tam giác nhọn đã bao hàm luôn điều kiện tồn tại tam giác nên ta không
cần phải xét đến
Dis
Tổng kết lại, sau khi đi qua 30 bài toán, ta đã học thêm được rất nhiều điều mới mẻ, hay ho
và thú vị, để những kiến thức có giá trị này tránh khỏi việc không được sử dụng rất dễ gây
quên, chúng ta sẽ đến với các bài tập tự luyện của phần tiếp theo

4 Bài tập tự luyện


BLT 1: Biết hàm số y = 4x3 − 6x2 − m trên đoạn [−1; 1] đạt giá trị nhỏ nhất bằng −1. Tìm
m?
ath

A. m = −8 B. m = −9 C. m = 1− D. m = −11

BLT 2: Gọi S là tập hợp các giá trị thực của tham số m sao cho giá trị lớn nhất của hàm số
y = |3x3 − 9x + m| trên đoạn [0; 2] bằng 8. Số phần tử của tập S là:

A. 0 B. 2 C. 3 D. 1

BLT 3: Gọi S là tập hợp các giá trị thực của tham số m sao cho giá trị lớn nhất của hàm số
y = |3x3 − 9x + m| trên đoạn [0; 2] bằng 4. Số phần tử của tập S là:
De

A. 0 B. 2 C. 3 D. 1

BLT 4: Cho hàm số y = (4x2 + 4x + m)2 . Tổng các giá trị thực của tham số m sao cho
min y = 4 bằng:
[−2;2]

A. −31 B. −32 C. −23 D. 9

BLT 5: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m đề max |3x2 − 9x + m| ≤ 8 ?
[1;3]

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 19


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. Vô số B. 4 C. 6 D. 5

BLT 6: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m đề max |3x2 − 9x + m| ≤ 4 ?
[1;3]

A. 0 B. 4 C. 6 D. 2

BLT 7: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m đề min |3x2 − 9x + m| ≤ 4 ?
[1;3]

nce
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15

1
BLT 8: Cho hàm số y = x2 + x + a − 2 . Tìm giá trị của tham số a để giá trị lớn nhất của
2
hàm số trên đoạn [−2; 1] đạt giá trị nhỏ nhất ?
3 B. 2 5 D. 3
A. C.
2 2

1 2

ta
BLT 9: Cho hàm số y = x + x + a − 2 . Tìm giá trị của tham số a để giá trị nhỏ nhất của
2
hàm số trên đoạn [−2; 1] đạt giá trị nhỏ nhất ?

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Dis
BLT 10: Biết rằng giá trị lớn nhất của hàm số f (x) = |x3 − x2 + (m2 + 2)x − 4m − 7| trên
đoạn [0; 2] đạt giá trị nhỏ nhất khi m = m0 . Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. m0 ∈ [−3; −2] B. m0 ∈ (−2; 1) C. m0 ∈ [−1; 0] D. m0 ∈ (0; 3)

BLT 11: Có bao nhiêu số nguyên dương m < 5 để giá trị nhỏ nhất của hàm số f (x) =
|x3 − x2 + (m2 + 2)x − 4m − 7| trên đoạn [0; 2] đạt giá trị nhỏ nhất ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
ath

BLT 12: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y =
|x2 − 4x + 3| + 3mx lớn hơn 2 ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. Vô số

BLT 13: Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên dương của tham số m để giá trị nhỏ nhất của
hàm số y = |x2 − 5x + 4| + mx lớn hơn 1. Số phân tử của S là:

A. 8 B. 9 C. 6 D. 7
De

BLT 14: Có bao nhiêu số thực m để giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x2 − 8x + 4(m + 3)| − 4x
bằng −5:

A. 2 B. 3 C. 0 D. 1

BLT 15: Với m để hàm số y = |x2 + mx + 2| trên đoạn [−1; 2] đạt giá trị nhỏ nhất là 2 thì
mệnh đề nào sau đây đúng ?

A. 2 ≤ |m| < 4 B. 1 ≤ |m| < 2 C. 0 ≤ |m| < 1 D. |m| > 4

BLT 16: Cho hàm số f (x) = |x2 + ax + b| với a; b là tham số. Gọi M là giá trị lớn nhất của
hàm số trên đoạn [−2; 4]. Khi M nhận giá trị nhỏ nhất có thể được, tính S = 2a + 6b ?

20 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. −26 B. −27 C. −28 D. −29

BLT 17: Cho hàm số f (x) = |8x4 + ax2 + b|, trong đó a; b là các tham số thực. Biết rằng giá
trị lớn nhất của hàm số f (x) trên đoạn [−1; 1] bằng 1. Hãy chọn khẳng định đúng:

A. a > 0; b < 0 B. a < 0; b < 0 C. a > 0; b > 0 D. a < 0; b > 0

BLT 18: Hàm số y = x4 + (a + 2)x3 + bx + 1) đạt giá trị nhỏ nhất tại x = 0. Giá trị nhỏ nhất

nce
của biểu thức S = a + b là:

A. −4 B. −3 C. −2 D. −1

BLT 19: Gọi A, a lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x3 − 3x + m|
trên đoạn [0; 2]. Gọi S là tập hợp các giá trị thực của tham số m để A.a = 10. Tổng các phần
từ của S bằng:

A. 0 B. 2 C. −2 D. −1

ta
BLT 20: Cho hàm số y = |x4 − 4x3 + 4x2 + a|. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị
nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [0; 2]. Số giá trị nguyên a ∈ [−3; 3] sao cho M ≤ 3m là:

A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
Dis
BLT 21: Cho hàm số f (x) = x3 − 3x + a. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ
nhất của hàm số f (|x|) trên đoạn [−2; 1]. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số a ∈ [−35; 35]
thỏa mãn M ≤ 3m ?

A. 30 B. 31 C. 32 D. 33

BLT 22: Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x2 +2x+a−4|
trên đoạn [−2; 1]. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số a để M + m = 5 ?
ath

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

BLT 23: Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x2 +2x+a−4|
trên đoạn [−2; 1]. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số a để M + m = 4 ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

BLT 24: Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = |x2 +2x+a−4|
trên đoạn [−2; 1]. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số a để M + m = 8 ?
De

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

BLT 25: Cho hàm số f (x) = ax3 + cx + d, (a 6= 0) có min f (x) = f (−2). Giá trị lớn nhất
(−∞;0)
của hàm số trên đoạn [1; 3] bằng:

A. d − 53a B. d − 55a C. d − 56a D. d − 54a

BLT 26: Cho hàm số f (x) = ax4 + bx2 + c, (a 6= 0) có điều kiện min f (x) = f (−1). Giá trị
(−∞;0)
 
1
nhỏ nhất của hàm số trên đoạn ; 2 bằng:
2

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 21


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. c + 16a B. c + 8a C. c − 8a D. c − 16a

BLT 27: Biết hàm số f (x) = (m + 1)(x + 1)4 − (2m −n + 1)(x + 1)2 − 8m − 4n đạt giá trị lớn
1
nhất trên khoảng (−∞; 0) tại x = −3. Hỏi trên đoạn ; 3 hàm số đã cho có giá trị lớn nhất
2
bằng bao nhiêu ?

A. 10 B. 11 C. 12 D. 13

nce
BLT 28: Cho hàm số y = f (x) liên tục trên R sao cho max f (x) = 3. Xét hàm số g(x) =
[−1;2]
f (3x − 1) − m. Giá trị của tham số m thỏa mãn max g(x) = 10 là:
[0;1]

A. 13 B. −7 C. −13 D. −1

BLT 29: Cho hàm số y = f (x) đồng biến trên R và thỏa mãn [f (x) − x].f (x) = x6 + 3x4 +
2x2 , ∀x ∈ R. Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f (x) trên

ta
đoạn [1; 2], biết rằng m > 0. Giá trị của 3m − M bằng:

A. 4 B. −28 C. −3 D. −33

5 Đáp án bài tập tự luyện


Dis
Ta có đáp án bài tập tự luyện như sau:

1 2 3 4 5 6
B B B B B B
7 8 9 10 11 12
B A D C C B
13 14 15 16 17 18
C D C B D B
ath

19 20 21 22 23 24
D B C A B B
25 26 27 28 29
D D C B C

6 Sự thách thức của tác giả


De

Để kết thúc chuyên đề này, tôi xin gửi tới các bạn vài bài toán do chính tôi sáng tạo từ các bài
toán trước coi như là một lời khiêu chiến, tôi thách thức bạn, thách thức cái khả năng mà bạn
có và tất nhiên tôi tin rằng, dù bạn là ai, chỉ cần bạn cố gắng, bạn sẽ chiến thắng
BTĐ 1: Cho hàm số y = x4 + ax2 + b. Biết rằng trên miền (−c − 5; c + 5) với c là tham số thực
dương hàm số đạt giá trị lớn nhất. Hỏi giá trị lớn nhất của hàm số trên miền (−c − 5; c + 5)
đạt tại ?

A. x = 0 B. x = 1 C. x = 2 D. x = 3

BTĐ 2: Xét hàm số y = x3 − (a + 2)x2 + (2a + 1)x − a trên đoạn [3a − 2; 2a − 1]. Biết rằng
khi hàm số đạt GTLN thì GTLN là một hàm theo a, ta gọi là f (a). Hỏi phương trình f (a) = 0
có tất cả bao nhiêu nghiệm ?

22 Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây


Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-GTNN

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

BTĐ 3: Cho hàm số f (x) = x3 − 3x + m + 2. Có bao nhiêu số nguyên dương m < 2018 sao
cho tồn tại vô số bộ 3 số thực a; b; c ∈ [−1; 3] để f (a); f (b); f (c) lần lượt là độ dài 3 cạnh của
một tam giác không nhọn:

A. 46 B. 47 C. 48 D. 49

nce
BTĐ 4: Cho hàm số f (x) = x3 − 3x + m + 2. Có bao nhiêu số nguyên dương m < 2018 sao
cho với mọi bộ 3 số thực a; b; c ∈ [−1; 3] thì tồn tại ít nhất một bộ f (a); f (b); f (c) lần lượt là
độ dài 3 cạnh của một tam giác tù:

A. 46 B. 47 C. 48 D. 49

Lời kết

ta
Sau cùng, chúng ta vừa trải qua chuyên đề về “Một số bài toán tham số liên quan đến GTLN-
GTNN", với rất nhiều bài tập cùng với các tư tưởng mở rộng khác nhau, sau cùng, ngoài những
kinh nghiệm xử lí bài toán, tôi muốn gửi tới các bạn niềm yêu toán học, đồng thời đó là sự
sáng tạo cần có trong việc học và làm toán. Đúng thế, theo tôi, làm toán đơn giản là đi tìm
niềm vui, niềm vui cũng chỉ cần là ta giải được một bài toán mà thôi. Sau cùng, tôi chúc các
Dis
bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như học tập. Chuyên đề này
rất kho tránh khỏi những sai sót do vậy mong các bạn thông cảm. Thân ái !!!
ath
De

Nguyễn Nho Dũng | Toán K59 - THPT Sơn Tây 23

You might also like