You are on page 1of 5

Bút Tre

Báo An ninh thế giới cuối tháng, số 4, 12.2001


Tôi chưa bao giờ gọi ông là nhà thơ Bút Tre. Ông cũng chỉ dám
nhận mình là một “vè sĩ”. Nhưng về lối sống, nhân cách của ông thì tôi thật
sự kính phục. Có dạo cả tỉnh truyền miệng ông mang sắn nộp cho lãnh đạo
tỉnh. Chuyện là thế này: Một hôm văn phòng Uỷ ban tỉnh báo ông đem đàn
pianô đến phòng khách của tỉnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp mượn chơi
trong thời gian thăm và làm việc ở Phú Thọ. Ông Đăng (Bút Tre) lúc ấy là
Trưởng ty Văn hoá tỉnh bèn chọc chọc tay giục:
- Đồng chí cử về đi, tôi sẽ đem đến ngay.
Tức thì ông Đăng đến hỏi một vị lãnh đạo tỉnh:
- Các đồng chí cần lấy mấy gánh sắn để tôi cho cân ngay...
Ông lãnh đạo ngơ ngác hỏi:
- Cái gì, ai bảo lấy sắn?
- Thì tôi xin mua đàn pianô cho văn công, các đồng chí đều lắc bảo:
Tỉnh ta đang tập trung cho chiến dịch trồng sắn. Tất cả cho sắn, không có nô
niệc gì. Bây giờ các đồng chí hỏi tôi đàn pianô, tôi chỉ có sắn đem đến thôi.
Tôi ngờ anh em do yêu mến ông Bút Tre mà phía ra chuyện trên.
Một hôm, lựa lúc tôi hỏi ông Bút Tre:
- Có chuyện bác đem sắn sang cho lãnh đạo tỉnh không?
Ông Đăng vỗ đùi cười “hớ” một tiếng:
- Tớ sợ chó gì mà không nói!
Quãng năm bảy mốt, bảy hai, còn một vị uỷ viên Thường vụ Tỉnh
uỷ chỉ thị cho chúng tôi không được viết “Lễ, hội đền Hùng” vì, theo giải
thích của vị lãnh đạo ấy thì lễ và hội là của thời phong kiến đế quốc. Vì thế
chỉ được “mít tinh kỷ niệm Hùng Vương”. Nếu tranh luận sẽ bị vị ấy bóp
chết tươi nhưng trong lòng tôi thì không yên. Tôi mang nỗi băn khoăn giãi
bày cùng ông Bút Tre. Ông xua tay nói:
- Chớ dại ra mặt chống họ nhưng cứ đúng mình làm.
Tôi biết ông là người có nguyên tắc làm theo cái đúng, không chịu
hùa theo cái sai. Để câu nói của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” không bị nằm im trong tờ
báo nội bộ của Đại đoàn quân Tiên Phong, ông Bút Tre đã phải tranh thủ
mọi diễn đàn ở trung ương, địa phương, gặp từ Thủ tướng Phạm Văn Đồng
đến đồng chí Trường- Chinh đề nghị cho đề từ câu nói đó trong những bộ
sách lớn của đất nước để câu nói của Bác trở thành câu danh ngôn giáo dục
lòng yêu nước cho toàn dân. Ở địa phương cũng có chủ trương viết câu trên
trong một bức hoành phi sơn mài nhưng nghị quyết tập thể bắt thêm vào chữ
“đất” để có câu “hoàn chỉnh”: “Các Vua Hùng đã có công dựng đất nước.
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy đất nước”. Sở dĩ bắt thêm chữ “đất”, vì
họ đọc được bài phát biểu của Bác ở Hội nghị thuỷ lợi năm 1957 có câu nói
đại ý: “Nói đến đất phải nói đến nước vì ít nước thì hạn hán, nhiều nước thì
úng ngập”. Mặc dù ông Bút Tre đã trình bày rõ “nước” ở trong câu nói của
Bác ở Đền Hùng là đất nước - Tổ quốc, chứ không phải nước uống, nước
tưới ruộng, nhưng ngày ấy thiểu số phải phục tùng đa số, nên bức hoành phi
vẫn phải làm theo ý kiến lãnh đạo tập thể. Tuy nhiên, ông Bút Tre đã ngấm
ngầm nhét bức hoành phi ấy vào kho, không cho treo ở đâu. Trong khi ấy,
ông thông qua báo chí ở trung ương in đúng như câu Bác nói (không có chữ
đất) và cho viết đúng như vậy trên tấm vải lớn căng ngang đường lên cổng
Đền Hùng vào dịp lễ hội. Vì có sách báo trung ương làm căn cứ nên không
ai còn khiển trách ông “chống lại tập thể”. Vì không hùa theo cái sai, cứ
đúng mà làm nên ông đã có công gìn giữ được nhiều di tích lịch sử, di tích
văn hoá ở tỉnh mình. Ngày ấy, do ấu trĩ người ta đua nhau đập phá các di
tích để chống mê tín dị đoan. Riêng ông Bút Tre vẫn chỉ thị cho cán bộ của
mình phải có ý thức bảo tồn các di tích lịch sử, di tích văn hoá. Ngay từ năm
1957, ông đã cử cán bộ đi học đại học chính quy khoa Lịch sử để về phụ
trách Ban quản lý Đền Hùng. Nhờ vậy sau này Khu di tích mới có một ban
quản lý có chuyên môn cao. Họ không phải là các ông từ giữ đền mà là
những cử nhân, tiến sĩ, những người làm khoa học; đã có công phát hiện
hàng trăm di chỉ văn hoá Đông Sơn Gò Mun, Đồng Đậu, Phùng Nguyên,
Sơn Vi ở quanh Phú Thọ. Họ góp phần tìm ra số trống đồng ở Phú Thọ
nhiều nhất cả nước và 1 chiếc trống đồng ở gần chân núi Đền Hùng cũng có
kích cỡ lớn nhất nước.
Một lần, vô tình tôi đọc được trong hồi ký của ông chuyện ông tò
mò bạo gan đi vào phòng họp của Bộ Chính trị. Ngày ấy Thủ tướng Phạm
Văn Đồng còn kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Ông Ung Văn Khiêm là Thứ
trưởng thường trực. Ông Bút Tre là Thư ký đặc biệt của Bộ. Trong một
phiên họp Bộ Chính trị bàn về công tác ngoại giao, ông Khiêm điện cho ông
Đăng (Bút Tre) đem ngay đến hội nghị một tài liệu tối mật để Bộ ngoại giao
báo cáo Bộ Chính trị. Theo nguyên tắc, ông Bút Tre phải đem giao văn bản
ấy các Chánh Văn phòng T.Ư đem vào phòng họp nhưng nảy ra ý định tò
mò muốn được vào xem phòng họp của Bộ Chính trị, nên ông làm ra vẻ
quan trọng hoá bảo ông Khiêm chỉ thị phải đưa tận tay tài liệu tối quan trọng
này nên bộ phận thường trực đồng ý cho ông vào. Những năm đầu kháng
chiến chống Pháp, ông công tác ở cơ quan T.Ư vốn đã rất gần gũi với Bác
Hồ và các đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị nên cũng chẳng ai nghi ngờ ông.
Do vậy, người ta cử nhân viên bảo vệ đưa ông đến phòng họp. Sắp đến cửa
ông thật sự run sợ nhưng đã trót nói dối nên phải liều làm ra vẻ thản nhiên
tiến thẳng đến cửa phòng họp.
Lúc ấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang phát biểu. Thấy có bóng
người, Thủ tướng ngừng lời. Mọi người nhìn ông. Phòng họp ngồi theo hình
vuông. Ông Khiêm ngồi cạnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở dãy trong. Ông
phải hai tay bưng tập tài liệu giơ lên rồi đi vòng sau lưng Bác Hồ vào đưa
cho ông Khiêm. Sau đó đi tiếp vòng sau lưng đồng chí Trường Chinh và Đại
tướng Võ Nguyên Giáp để đi ra cửa.
Chiều ấy về ông Ung Văn Khiêm nói:
- Duy nhất có đồng chí dám đi vào hội nghị ấy. Đó là lần cuối cùng,
đồng chí nhé!
- Vâng vâng, lần sau bố bảo tôi cũng không dám đâu, anh ạ!
Ít lâu sau ông được cử về phụ trách báo chí tuyên truyền của tỉnh
Phú Thọ. Khi hợp nhất Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, về lý
thuyết thì nội bộ các cơ quan của ta không có bè phái cục bộ địa phương
nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Ông Bút Tre không khỏi bị cuốn
hút vào cái vòng xoáy của cơ chế ấy. Dạo đó người miền Tây (Phú Thọ) và
người miền Đông (Vĩnh phúc) trong cùng cơ quan khó đoàn kết tin cậy nhau
thật lòng. Tuy vậy, tôi vẫn thấy ông là cán bộ miền Tây đặc biệt tin cậy yêu
mến ông Ngô Quang Nam, Trưởng ty Văn hoá là người miền Đông. Ông
quý ông Nam không chỉ vì đạo đức, tác phong công tác của ông Nam mà
còn vì ông Nam là cháu chắt cụ tiến sĩ Nguyễn Quang Bích, là Hiệp thống
Quân vụ đại thần Bắc Kỳ, người lãnh đạo phong trào Cần Vương chống
Pháp ở vùng Tây Bắc lấy làng ông làm một căn cứ địa, sau này khi ông qua
đời vợ chồng cậu Phiến, con ông đưa cho tôi tập bản thảo thơ dày cộp chưa
in, hầu hết là thơ Đường làm đúng niêm luật ca ngợi bạn bè đồng chí, đặc
biệt có rất nhiều bài tặng ông Ngô Quang Nam. Rõ ràng ông Bút Tre, đối
với ông Nam không mảy may bị tư tưởng chia rẽ, mất đoàn kết miền vùng
chi phối.
Lại nói tại một cuộc phê bình lãnh đạo ở Ty Văn hoá trước đây,
nhờ ông Đăng mà một vị phó ty thoát tội. Ngày ấy phê bình kiểm điểm cũng
gần đồng nghĩa với kỷ luật. Vị phó ty nọ bị cán bộ cơ quan phê bình mổ xẻ
tưởng không thoát khỏi tội lỗi. Không khí cuộc kiểm điểm căng thẳng tưởng
không thể nào tháo gỡ. Trong hoàn cảnh khó khăn cho vị phó ty ấy ông Bút
Tre liền đứng dậy nói:
- Những sai lầm của đồng chí phó ty đều do tôi gây nên. Tôi là
trưởng ty ra chủ trương và quản lý chung cho nên tôi mới là thủ phạm chính.
Tôi sẵn sàng xin chịu kỷ luật thay đồng chí phó ty.
Nhờ tinh thần dám chịu trách nhiệm của ông Bút Tre mà ông phó ty
nọ mới thoát hiểm.
Cả Ty Văn hoá đều trầm trồ ca ngợi đạo đức và lối sống giản dị của
ông. Khi ông làm thơ
Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
ông bị “dọn vườn” trên báo. Cấp dưới nhắc nhở nhưng ông bảo:
“Tớ cứ làm. Tớ làm ca vè chứ có làm thơ đâu mà sợ. Tớ viết buồn cười như
vậy người ta mới nhớ lâu vị Đại tướng kính yêu của mình”. Do cố ý làm ra
lối thơ buồn cười mà dân gian mới thả sức phóng tác theo lối thơ ông để giải
trí mua vui: Ông có công tạo ra dòng thơ dân gian Bút Tre.
Nhờ có bản lĩnh, dám làm theo cái đúng mà ông mới được dân gian
tôn vinh là ông Bút Tre.
______________________

You might also like