You are on page 1of 5

Chiến công bắn rơi máy bay B-52 đầu tiên của bộ đội Tên lửa

phòng không
Tên lửa phòng không (tên lửa phòng không) ra quân, ngày 24/7/1965
đã bắn rơi 1 chiếc F4C trên vùng trời Trung Hà, Hà Tây và tiếp theo là những
chiến thắng giòn giã. Đến tháng 4/1966, các trung đoàn tên lửa phòng không đã
đánh hàng trăm trận, bắn rơi 48 máy bay các loại của đế quốc Mỹ.
Ngày 12/4/1966, B-52 ném bom đèo Mụ Gia. Bác Hồ chỉ thị cho đồng
chí Đặng Tính, Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ):
"B52 đã đánh ra miền Bắc. Phải tìm cách đánh cho được. Trách nhiệm này, Bác
giao cho các chú PK-KQ".
Tháng 6/1966, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ toạ của Bác Hồ thống nhất
chủ trương “Sớm đưa tên lửa phòng không vào nam Quân khu 4 để nghiên cứu
đánh B-52”.
Tháng 8/1966, Trung đoàn 238 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Hội
chỉ huy được lệnh đưa trung đoàn vào Quân khu 4 thay Trung đoàn 236 rút ra
củng cố lực lượng, bảo vệ Hà Nội.
Cũng trong những ngày đó, Trung đoàn trưởng được triệu tập lên Bộ
Tổng tham mưu. Phó tổng tham mưu trưởng Trần Quý Hai thay mặt Quân uỷ
giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 238 vào Vĩnh Linh chỉ với một nhiệm vụ - phục
kích, bắn rơi B-52!
Đưa tên lửa phòng không vào nơi mưa bom, bão đạn, phải tính toán
khá chặt chẽ. Chỉ cần một tia lửa, hoặc một chiếc xe con, máy bay L19 nghi ngờ
là bom đạn trút xuống ngay lập tức. Pháo của quân đội Sài Gòn bên bờ nam
sông Bến Hải, pháo, tên lửa từ hạm tàu một ngày bắn vào đất Vĩnh Linh hàng
chục lần.
Cơ động một trung đoàn tên lửa phòng không với 5 tiểu đoàn cùng 9
đại đội pháo cao xạ bảo vệ và hàng mấy trăm xe pháo khí tài với những chiếc xe
cồng kềnh dài trên dưới 20 mét, nặng 40-50 tấn vào đến bắc Bến Thuỷ đã là kỳ
công, vượt sông Gianh, tới đất lửa Vĩnh Linh càng kỳ công hơn.
Đã vậy, độ dung sai về kỹ thuật của tên lửa phòng không và khí tài hết
sức chặt chẽ. Những cái sóc rung nảy trên chặng đường hành quân xa, với
những con đường bị đánh phá tơi tả, lồi lõm sẽ làm sai số các khối điện tử trong
các xe điều khiển.
Nghe kể lại những khó khăn này, Bác Hồ suy nghĩ một lát rồi nói:
- Muốn bắt cọp, phải vào hang cọp mà bắt!
Hiểu ý Bác dạy muốn tiêu diệt B-52 phải vào tận nơi nó gây tội ác mà
tiêu diệt. Toàn đơn vị quán triệt lời Bác dạy, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để
lên đường.
Khối xe cộ, binh khí, kỹ thuật khổng lồ cơ động trong đêm, không một
ánh đèn để tránh tai mắt quân thù.
Hàng chục ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân Quân khu 4
hộ tống Trung đoàn tên lửa phòng không 238 và 9 đại đội pháo cao xạ đi tới
đích.
Nhiều bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân Quân khu 4 đã anh
dũng hy sinh trên đường hộ tống đoàn xe.
Tên lửa phòng không vượt ngầm Bùng trong đêm đen, 24 cô thanh niên
xung phong mặc áo trắng đứng thành hàng làm cọc tiêu, mặc bom đạn của giặc
Mỹ đánh phá, để đoàn xe vượt qua an toàn.
Tiểu đoàn 84 định vượt cầu Cầy. Cầu bị địch đánh gãy. Đạn tên lửa,
khí tài đành nằm trên bãi trống. Trời gần sáng. Bà con dỡ nhà, chặt cây… nguỵ
trang che mắt quân thù. Máy bay trinh sát L19 cả ngày quần đảo, xăm soi vẫn
không phát hiện được. Trời tối, cả tiểu đoàn tiếp tục lên đường.
Hai chiến sĩ lái xe GAZ 63 chở đầy đạn cao xạ. Trời sáng, chiếc xe
chưa kịp tới địa điểm trú quân. Cả đàn máy bay Mỹ thi nhau bổ nhào bắn phá.
Lái chính bị thương vào mắt, lái phụ bị thương vào chân, tay nhưng vẫn lái xe
chạy về khu vực trú quân an toàn.
Hai chiếc xe kéo xe cabin trên đường hành quân bị địch đánh. Anh em
cho xe lao xuống hố bom lấy đất phủ kín. Kẻ địch bị mất mục tiêu. Đến đêm,
quân ta kéo xe lên, sửa lại máy móc tiếp tục lên đường. Cả đoàn xe tới đích, cán
bộ, chiến sĩ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng trận địa.
Đại tá Đặng Tính, Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân chủng PK-KQ vào
thăm đứng trên trận địa của trung đoàn thán phục nói:
- Đưa được cả trung đoàn cùng khối binh khí, kỹ thuật khổng lồ này
vào tới chiến trường “lửa” an toàn là một huyền thoại. Triển khai chiến đấu,
đem được cả khối binh khí, khí tài xuống lòng đất mà kẻ thù không hay biết là
hai huyền thoại. Giấu được quân, giấu được binh khí, khí tài, xe cộ là ba huyền
thoại. Chỉ còn một huyền thoại nữa là chờ các đồng chí bắn rơi B-52 trên đất
lửa!
Tại đây, Tư lệnh được tận mắt nhìn thấy hàng ngàn bộ đội, thanh niên
xung phong, nhân dân Đặc khu Vĩnh Linh vào rừng cách xa hàng chục kilômét
chặt cây đem về nguỵ trang trận địa cao xạ, tên lửa.
Mảnh đất miền Trung nắng nóng như ngồi trong chảo lửa, một ngày
phải thay bốn, năm lần nguỵ trang. Ngày nọ tiếp ngày kia như vậy, đủ biết bộ
đội tên lửa phòng không phát được sóng bắn rơi B-52 sau này công phu biết
nhường nào!
Tên lửa phòng không (tên lửa phòng không) ra quân, ngày 24/7/1965
đã bắn rơi 1 chiếc F4C trên vùng trời Trung Hà, Hà Tây và tiếp theo là những
chiến thắng giòn giã. Đến tháng 4/1966, các trung đoàn tên lửa phòng không đã
đánh hàng trăm trận, bắn rơi 48 máy bay các loại của đế quốc Mỹ.
Ngày 12/4/1966, B-52 ném bom đèo Mụ Gia. Bác Hồ chỉ thị cho đồng
chí Đặng Tính, Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ):
"B52 đã đánh ra miền Bắc. Phải tìm cách đánh cho được. Trách nhiệm này, Bác
giao cho các chú PK-KQ".
Tháng 6/1966, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ toạ của Bác Hồ thống nhất
chủ trương “Sớm đưa tên lửa phòng không vào nam Quân khu 4 để nghiên cứu
đánh B-52”.
Tháng 8/1966, Trung đoàn 238 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Hội
chỉ huy được lệnh đưa trung đoàn vào Quân khu 4 thay Trung đoàn 236 rút ra
củng cố lực lượng, bảo vệ Hà Nội.
Cũng trong những ngày đó, Trung đoàn trưởng được triệu tập lên Bộ
Tổng tham mưu. Phó tổng tham mưu trưởng Trần Quý Hai thay mặt Quân uỷ
giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 238 vào Vĩnh Linh chỉ với một nhiệm vụ - phục
kích, bắn rơi B-52!
Đưa tên lửa phòng không vào nơi mưa bom, bão đạn, phải tính toán
khá chặt chẽ. Chỉ cần một tia lửa, hoặc một chiếc xe con, máy bay L19 nghi ngờ
là bom đạn trút xuống ngay lập tức. Pháo của quân đội Sài Gòn bên bờ nam
sông Bến Hải, pháo, tên lửa từ hạm tàu một ngày bắn vào đất Vĩnh Linh hàng
chục lần.
Cơ động một trung đoàn tên lửa phòng không với 5 tiểu đoàn cùng 9
đại đội pháo cao xạ bảo vệ và hàng mấy trăm xe pháo khí tài với những chiếc xe
cồng kềnh dài trên dưới 20 mét, nặng 40-50 tấn vào đến bắc Bến Thuỷ đã là kỳ
công, vượt sông Gianh, tới đất lửa Vĩnh Linh càng kỳ công hơn.
Đã vậy, độ dung sai về kỹ thuật của tên lửa phòng không và khí tài hết
sức chặt chẽ. Những cái sóc rung nảy trên chặng đường hành quân xa, với
những con đường bị đánh phá tơi tả, lồi lõm sẽ làm sai số các khối điện tử trong
các xe điều khiển.
Nghe kể lại những khó khăn này, Bác Hồ suy nghĩ một lát rồi nói:
- Muốn bắt cọp, phải vào hang cọp mà bắt!
Hiểu ý Bác dạy muốn tiêu diệt B-52 phải vào tận nơi nó gây tội ác mà
tiêu diệt. Toàn đơn vị quán triệt lời Bác dạy, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để
lên đường.
Khối xe cộ, binh khí, kỹ thuật khổng lồ cơ động trong đêm, không một
ánh đèn để tránh tai mắt quân thù.
Hàng chục ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân Quân khu 4
hộ tống Trung đoàn tên lửa phòng không 238 và 9 đại đội pháo cao xạ đi tới
đích.
Nhiều bộ đội, thanh niên xung phong, nhân dân Quân khu 4 đã anh
dũng hy sinh trên đường hộ tống đoàn xe.
tên lửa phòng không vượt ngầm Bùng trong đêm đen, 24 cô thanh niên
xung phong mặc áo trắng đứng thành hàng làm cọc tiêu, mặc bom đạn của giặc
Mỹ đánh phá, để đoàn xe vượt qua an toàn.
Tiểu đoàn 84 định vượt cầu Cầy. Cầu bị địch đánh gãy. Đạn tên lửa,
khí tài đành nằm trên bãi trống. Trời gần sáng. Bà con dỡ nhà, chặt cây… nguỵ
trang che mắt quân thù. Máy bay trinh sát L19 cả ngày quần đảo, xăm soi vẫn
không phát hiện được. Trời tối, cả tiểu đoàn tiếp tục lên đường.
Hai chiến sĩ lái xe GAZ 63 chở đầy đạn cao xạ. Trời sáng, chiếc xe
chưa kịp tới địa điểm trú quân. Cả đàn máy bay Mỹ thi nhau bổ nhào bắn phá.
Lái chính bị thương vào mắt, lái phụ bị thương vào chân, tay nhưng vẫn lái xe
chạy về khu vực trú quân an toàn.
Hai chiếc xe kéo xe cabin trên đường hành quân bị địch đánh. Anh em
cho xe lao xuống hố bom lấy đất phủ kín. Kẻ địch bị mất mục tiêu. Đến đêm,
quân ta kéo xe lên, sửa lại máy móc tiếp tục lên đường. Cả đoàn xe tới đích, cán
bộ, chiến sĩ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng trận địa.
Đại tá Đặng Tính, Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân chủng PK-KQ vào
thăm đứng trên trận địa của trung đoàn thán phục nói:
- Đưa được cả trung đoàn cùng khối binh khí, kỹ thuật khổng lồ này
vào tới chiến trường “lửa” an toàn là một huyền thoại. Triển khai chiến đấu,
đem được cả khối binh khí, khí tài xuống lòng đất mà kẻ thù không hay biết là
hai huyền thoại. Giấu được quân, giấu được binh khí, khí tài, xe cộ là ba huyền
thoại. Chỉ còn một huyền thoại nữa là chờ các đồng chí bắn rơi B-52 trên đất
lửa!
Tại đây, Tư lệnh được tận mắt nhìn thấy hàng ngàn bộ đội, thanh niên
xung phong, nhân dân Đặc khu Vĩnh Linh vào rừng cách xa hàng chục kilômét
chặt cây đem về nguỵ trang trận địa cao xạ, tên lửa.
Mảnh đất miền Trung nắng nóng như ngồi trong chảo lửa, một ngày
phải thay bốn, năm lần nguỵ trang. Ngày nọ tiếp ngày kia như vậy, đủ biết bộ
đội tên lửa phòng không phát được sóng bắn rơi B-52 sau này công phu biết
nhường nào!

You might also like