You are on page 1of 4

Hà Nội sơ tán dân để đánh Mỹ tháng 12-1972

Nguyễn Kim Phong


(Tạp chí Lịch sử Quân sự 12/1987)
Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta
(8-1964-1972), những người cầm đầu Nhà trắng và Lầu Năm góc luôn luôn coi
Hà Nội, thủ đô nước VNDCCH, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả
nước là một mục tiêu quan trọng nhằm gây sức ép “tối đa” với ta trong những
bước phiêu lưu quân sự của chúng. Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, HN có
số dân là 1.021.000 người trên diện tích 586km2, bao gồm 4 khu phố nội thành
(nay là 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) và 4 huyện ngoại
thành (Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh). Trong đó, chỉ với hơn
37km2, nội thành HN có tới gần 65 vạn người, bình quân 17.000 người/km2.
Khu phố Hoàn Kiếm là nơi có mật độ dân số rất cao, hơn 4 vạn người/km2. Nơi
đây có nhiều cơ quan, xì nghiệp liền nhau, nhiều rạp hát, rạp chiếu bòng, mậu
dịch lớn, chơ to, có khu vực HN cũ, đường sá chật hẹp, nhà cửa xây dựng từ lâu
rất nguy hiểm đối với chiến tranh phá hoại của địch. Không những đông, thành
phần cấu tạo số dân nội thành cũng rất đa dạng, phức tạp, khó khăn cho công tác
vận động sơ tán. Trong số 65 vạn dân ở nội thành, có 106.000 cán bộ, công
nhân, viên chức ở các cơ quan, xí nghiệp Trung ương, hơn 42.000 học sinh, sinh
viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp của các Bộ mà diện vận
động sơ tán thuộc về công tác của Ban sơ tán trung ương. Ngoài 50.000 cán bộ,
công nhân viên chức các cơ quan, xí nghiệp địa phương còn 46.000 xã viên các
hợp tác xã thủ công, xây dựng…, hơn 10.000 tiểu thương các ngành, gần 9.000
lao động linh tinh khác mà đời sống của họ gắn liền với sinh hoạt của thành
phố, hơn 200.000 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Ngoài ra, còn phải kể đến thường
xuyên có hơn 20.000 người vãng lai thành phố hàng ngày.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của địch, Hà Nội đã vận
động được nhiều người sơ tán ra ngoại thành và đi các tỉnh khác. Kết hợp với
việc điều chuyển các cơ sở kinh tế ra ngoài thành phố và thực hiện nhiều biện
pháp tích cực, số dân ở nội thành hà Nội đã giảm nhiều. Song, sau khi địch
ngừng ném bom chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tình hình HN
tương đối yên tĩnh, và do gặp nhiều khó khăn trong khi sơ tán, nhiều người lớn
và trẻ em lại trở về, làm cho dân số thực sự ở nội thành lại tăng lên. Bước vào
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, để chủ động đối phó với địch, ngày 4-5-
1972, Thành uỷ chủ trương khi địch bắt đầu đánh lại vào thành phố nhưng
không liên tục thì vẫn phải đảm bảo sản xuất bình thường, sẵn sàng chiến đấu
nhưng phải sơ tán hết người già, trẻ em, những người không có nhiệm vụ chiến
đấu, sản xuất ra khỏi thành phố, khoảng 30 vạn (số còn lại khoảng 30-35 vạn).
Những người còn ở lại làm nhiệm vụ phải có đủ hầm, hố, sinh hoạt quân sự hoá.
Từng cơ quan, xí nghiệp, khối phố… sẵn sàng sơ tán cấp tốc khi có tình hình
khẩn trương.
Khi địch đánh vào thành phố tương đối liên tục thì phải sơ tấn khoangr
10-15 vạn người nữa (số còn lại khoảng 20-25 vạn). Và khi địch đánh liên tục,
ác liệt vào HN thì phải cấp tốc sơ tán nhân dân, tạm ngừng sản xuất trong nội
thành, sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất và chiến đấu thắng lợi với kẻ thù.
Trường hopự này chỉ có những lực lượng có nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ trực
tiếp cho chiến đấu mới được ở lại nội thành, bao gồm bộ phận nhẹ các cơ quan
Thành uỷ, Uỷ ban hành chính thành phố, các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo
vệ thành phố (bộ đội chủ lực của Bộ và Hà Nội, các lực lượng dân quân tự vệ,
công an nhân dân), các lực lượng cấp cứu phòng không, khắc phục hậu quả,
thông tin liên lạc, những cơ sở sản xuất đảm bảo cho chiến đấu như điện,
nước… Tất cả các bộ phận khác phải cấp tốc sơ tán, trong thời gian ngắn nhất
phải rút ra ngoài.
Việc vận động, tổ chức sơ tán cho hàng chục vạn người dân ra khỏi
thành phố là một vấn đề rất lớn, nó ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm đời sống
của mọi người. Vì vậy, trong công tác vận động sơ tán, Hà Nội luôn luôn xác
định phải đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng, đi sâu phát động quần chúng,
nêu cao vai trò gương mẫu của đảng viên, đoàn viên, cán bộ, công nhân, viên
chức Nhà nước để có tác dụng thúc đẩy quần chúng tự giác chấp hành. Trong
công tác vận động tổ chức sơ tán, các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ
vận động sơ tán ở cơ sở có vai trò quan trọng.
Một đối tượng thường xuyên được chú trọng vận động là 200.000 trẻ
em từ 15 tuổi trở xuống. Đây là đối tượng đông đảo, vận động sơ tán tốt không
chỉ bảo đảm an toàn cho các cháu, giúp bố mẹ ở lại yên tâm sản xuất, chiến đấu
mà còn là bảo vệ tương lai của đất nước, của Thủ đô. Thành phố chủ trương vận
động gia đình đưa các cháu về quê, cho đi theo cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã
sơ tán. Thành phố còn tổ chức hơn 400 trại sơ tán cho các cháu dưới 6 tuổi,
hàng trăm trường trại sơ tán cho các cháu lớn hơn. Nhiều trại được tổ chức với
phương thức “học trường làng, ở nhà dân, ăn tập thể”; trợ cấp 3 đồng, 5 đồng, 7
đồng một tháng cho mỗi cháu tuỳ theo hoàn cảnh gia đình. Công tác sơ tán nhân
dân cũng gắn liền với việc điều chuyển các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã ra
khỏi thành phố. Mỗi đơn vị sơ tán không chỉ đảm bảo đời sống cho cán bộ, công
nhân viên chức, xã viên mà còn đảm bảo cho cả những người ăn theo của họ
như con cái, bố mẹ già… Việc điều chuyển này cũng góp phần đáng kể vào việc
giảm bớt mật độ dân số của thành phố.
Đối với tiểu thương, để đảm bảo đời sống cho họ, thành phố chủ trương
vận động họ chuyển ngành nghề, tìm công ăn việc làm cho họ trong các cơ
quan, xí nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn giản hơn như tổ chức cho họ làm gia công
cho Nhà nước: đan len, may quần áo, bóc lạc… làm ở ngoại thành.
Căn cứ vào chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ về công tác
sơ tán nhân dân, phân tán các khu côn gnhiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng ra
các tỉnh, Hà Nội đã liên hệ với các tỉnh bạn để tổ chức cho nhân dân sơ tán, cho
các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học… phân tán đến. Đảm bảo việc cung
cấp bình thường các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống đồng bào sơ tán như lương
thực, thực phẩm, chất đốt,… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh bạn,
nhất là Hà Tây, Hà Bắc, Hưng Yên, Nam Hà, Vĩnh Phú là nơi có đông đồng bào
Hà Nội và các cơ sở kinh tế, văn hoá của Hà Nội so tán đến, đã hết lòng đùm
bọc, giúp đỡ với tinh thần thần “nhường cơm, sẻ áo”, chia sẻ những khó khăn
của đồng bào, cán bộ Thủ đô.
Các ngành của thành phố cũng có những kế hoạch cụ thể phục vụ công
tác sơ tán nhân dân. Sở giao thông vận tải có kế hoạch vận chuyển sơ tán lúc
bình thường cũng như khí có tình huống khẩn trương. Trong tình huống thứ ba,
để đảm bảo trong thời gian ngắn nhất vận chuyển thoát ra ngoài số lượng lớn
nhất, Sở đã có kế hoạch cụ thể căn cứ vào việc điều tra số người trong diện sơ
tán cấp tốc từng khu vực, số đầu phương tiện của các công ty vận tải kể cả
đường bộ, đường thuỷ, hiệp đồng với đại diện hành chính từng nơi, bố trí khu
vực tập kết dân, hướng đi, phân công cụ thể cán bộ phụ trách… Sở thương
nghiệp, Sở lương thực tăng cường mạng lưới thương nghiệp ở ngoại thành, liên
kết với các sở hữu quan của các tỉnh bạn để phục vụ đồng bào sơ tán. Sở ý tế
đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh và tăng cường lực lượng cán bộ y tế ở
ngoại thành, đảm bảo phục vụ tốt công tác sơ tán theo hướng tổ chức nhỏ, phân
tán, gần nơi tập trung đồng bào.
Đến này 24-5-1972, khi tình hình bắt đầu căng thẳng, thành phố đã tăng
cường vận động đồng bào sơ tán. Đợt này vận động được 214.164 trẻ em,
125.894 người lớn, các cơ quan, xí nghiệp trung ương cũng đưa đi được 60.631
người ra các huyện ngoại thành và các tỉnh bản xung quanh. Các huyện Thanh
Trì, Từ Liêm là những huyện không bị cách trở bởi sông Hồng như Gia Lâm,
Đông Anh, giao thông tiện lợi với nội thành nên được chọn làm khu vực dự trữ
cho việc sơ tán cấp tốc những lực lượng cần sơ tán trong tình huống thứ ba, bao
gồm nhiều cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1972, tình hình cuộc đấu tranh giữa ta
và địch đã hết sức gay gắt. Ngày 27-11-1972, Bộ Tổng tham mưu đã nhận định:
“Có nhiều khả năng địch sẽ đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt
hơn, kể cả việc dùng B-52 đánh ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng”. Từ 18 giờ ngày 4-
12-1972, Thành phố tổ chức ngay việc sơ tán người già, trẻ em và những người
không thật cần thiết cho sản xuất, chiến đấu ra khỏi nội thành và cả những trọng
điểm ngoại thành như Gia Lâm, Yên Viên, Văn Điển, Châu Quỳ cũng phải sơ
tán đến các tỉnh lân cận. Mọi công việc sản xuất và chuẩn bị chiến đấu vẫn được
bảo đảm, đồng thời sẵn sàng tiến hành sơ tán cấp tốc khi tình hình diễn ra gay
gắt.
Đêm 18-12-1972, địch bắt đầu dùng máy bay B-52 đánh phá ác liệt vào
thành phố, mở đầu 12 ngày đêm gây tội ác huỷ diệt của chúng đối với Hà Nội.
Lệnh sơ tán cấp tốc và triệt để được nhân dân nghiêm túc chấp hành. Sở giao
thông vận tải, các đơn vị có phương tiện và ngành vận tải trung ương đã bố trí
182 xe ca, 54 xe tải liên tục vận chuyển, sơ tán nhân dân không thu vé. Trong
suốt 12 ngày đêm, lực lượng vận tải của Hà Nội có sự hỗ trợ của ngành vận tải
trung ương và các tỉnh bạn đã vận chuyển 295.885 người. Cùng với các phương
tiện vận chuyển khác: xe đạp, xích lô, xe máy, đi bộ, 547.895 người đã sơ tán
nhanh gọn, có trật tự trong tổng số 65 vạn dân ở nội thành. Đảm bảo hạn chế
đến mức thấp nhất những thiệt hại về người do địch có thể gây ra. Thiệt hại
nặng nhất ở Hà Nội thời gian này là khu vực Khâm Thiên. Đây là khu dân cư
đông đúc, có 5 vạn dân nhưng nhờ sơ tán tốt, thiệt hại về người chỉ xấp xỉ 1%.
Các khu vực An Dương, Mai Hương, Tương Mai, thiệt hại về người chưa đến
0,5% số dân. Ở ngoại thành, thiệt hại về người không đáng kể.
Cùng với chiến thanứg bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 máy bay B-
52, 2 máy bay F-111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái, thành tích sơ tán hơn
nửa triệu dân trong thời gian ngắn, nhanh gọn trật tự, đảm bảo an toàn, làm
giảm đến mức thấp thiệt hại về người do địch gây ra cũng là một thắng lợi rất
đáng tự hào. Dùng 444 lần chiếc máy bay B-52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay
cường kích đánh phá ác liệt Hà Nội, phá hoại nặng nề tiềm lực kinh tế, quốc
phòng ở Thủ đô, đế quốc Mỹ tưởng có thể uy hiếp tinh thần nhân dân Hà Nội,
nhưng chúng đã bị thất bại thảm hại. Đế quốc Mỹ buộc phải tới bàn Hội nghị
Paris ký hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

You might also like