You are on page 1of 4

GIỚI THIỆU SÁCH “NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM”

Kính thưa các bác, các cô, các chú đại biểu. Kính thưa các thầy giáo, cô
giáo, các anh chị, các bạn và các em học sinh thân mến.

Đối với chúng em đọc sách là việc làm vô cùng cần thiết và quý giá. Qua
việc đọc sách cho em tìm hiểu được rất nhiều kiến thức, khám phá được
thêm nhiều điều thú vị, ý nghĩa trong cuộc sống. Ngày hôm nay, chúng em
không chỉ mang theo niềm say mê đọc sách mà còn muốn chia sẻ với quý
vị đại biểu, các thầy giáo cô giáo và các bạn về cuốn sách đã để lại cho
chúng em nhiều sự lắng đọng nhất, cho chúng em hiểu thêm về những năm
tháng hào hùng của dân tộc, thêm yêu đất nước Việt Nam và nuôi dưỡng
thêm lý tưởng sống đúng đắn để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành
công dân có ích.

“Trong những năm tháng chiến tranh,


Cả dân tộc kiên cường ra chiến trận
Những con đường xuyên Trường Sơn rộng, dài bất tận
Những con đường còn mãi mãi với tuổi xuân”

Trong suốt những năm tháng hào hùng ấy, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã
đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, đã xếp lại bút nghiên để lên
đường đi chiến đấu, mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp - lý tưởng
sống vì độc lập, tự do của dân tộc. Trong thế hệ tuổi 20 ấy, có một nhân
vật rất đặc biệt đối với em, đó chính là liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Dù
chưa bao giờ được gặp mặt chị, chỉ những dòng tâm sự, những câu chuyện
chị chia sẻ trong cuốn nhật ký , liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã trở thành
biểu tượng của cả một thế hệ cầm súng.

Sinh ra trong gia đình trí thức, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ chị tốt nghiệp
trường đại học Y Khoa Hà Nội năm 1966. Ngay lúc đó chị có thể tìm cho
mình một công việc tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội nhưng với lý tưởng
sống đã chọn, chị đã xung phong vào miền Nam chiến đấu.
“ Đặng Thùy Trâm cô sinh viên bé nhỏ.
Khi ra trường không ở lại quê hương.
Mà nghe theo tiếng gọi của chiến trường.
Làm bác sĩ ở giữa nơi khói lửa”

“Nhật ký Đặng Thùy Trâm giống như một cuốn phim quay chậm trước
mắt chúng ta bao đau thương, mất mát, khó khăn, gian khổ tại mặt trận
Đức Phổ, Quảng Ngãi - nơi chị từng công tác. Có dễ dàng gì đâu khi bệnh
xá luôn căng mình đón từng đợt thương binh từ chiến trường khốc liệt.
Khó khăn biết bao khi phải chỉ huy cả bệnh xá chống chọi lại với những
trận tàn phá khủng khiếp của kẻ thù, và những khoảnh khắc đau đớn, xót
xa khi chứng kiến những người thương binh, những người đồng đội, người
anh em kết nghĩa thân yêu ra đi trong chính vòng tay của mình. Bằng
những ngôn ngữ bình dị, không trau chuốt quyển nhật ký như là dòng ký
ức của người lính, người con gái tuổi 20 ra chiến trận.

“Cuốn nhật ký đêm hằng đêm chị viết


Cứ nghẹn ngào rung động ... triệu trái tim.

Đức Phổ đó - một trạm xá tiền phương


Mỗi ngày qua... bao người đi và ở
Giặc điên cuồng ..Thương binh nhiều vô số
Lặng lẽ âm thầm.. Chị thức trắng từng đêm.

Bàn tay nhỏ dịu dàng từng mũi tiêm


Nụ cười tươi hiền hòa như từ Mẫu
Chăm người bệnh như người thân yêu dấu
Một tấm lòng đầy nhân hậu yêu thương.

Có nhiều khi trăn trở cả canh trường


Nhìn đồng đội cận kề bên cái chết
Làm sao đây khi thuốc chưa kịp đến
Đau xé lòng... thêm đồng chí...hy sinh…”
Những trang nhật ký của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu
Tổ Quốc. Những dòng nhật ký ngắn gọn mà tha thiết, chứa đựng ý chí bất
khuất, kiên cường của người con gái vốn được sinh ra nơi chốn đô thành
vậy mà phải sống trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, khốc liệt - nơi mà cái
chết và sự hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

Trong một trận càn của địch, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã cầm súng chiến
đấu với 120 tên lính mỹ để bảo vệ thương binh. Và rồi chị đã anh dũng hy
sinh. Lý tưởng cao đẹp của người cộng sản cháy trong trái tim vẫn luôn tỏa
sáng, kể cả trong những giây phút cuối cùng của chị. Cuốn nhật ký khép
lại ngày 20 tháng 6 năm 1970. Hai ngày sau ngày 22 tháng 6 năm 1970
chị đã hi sinh.

Tháng 6/1970, khi Fredric Whitehurst, một lính Mỹ, tại chiến trường Đức
Phổ, Quảng Ngãi tính châm lửa đốt quyển sổ tay được bọc bằng vải, thu
được sau một trận càn quét, người thông dịch của ông đã cản: "Đừng đốt.
Bản thân nó đã có lửa rồi!". Những dòng chữ rực lửa trong cuốn nhật ký
khiến Fredric Whitehurst vô cùng xúc động. Và chính ông chính là người
giữ cuốn nhật kí suốt 35 năm, luôn đau đáu suy nghĩ là phát trả cuốn nhật
ký về với gia đình của nữ liệt sĩ. Sau hơn 3 thập kỷ lưu lạc, nhân kỷ niệm
30 năm ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, ngày 30/4/2005,
nó đã trở về với gia đình liệt sĩ. Cuốn nhật ký đã được xuất bản tại 20 nước
,và dịch ra 16 thứ tiếng.

Tấm gương hy sinh anh dũng của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã góp
phần cống hiến thêm dấu son chói lọi vào truyền thống người phụ nữ VN
anh hùng. Chúng ta được sống trong 1 thế giới hòa bình như hôm nay,
cuốn nhật kí như một lời nhắc nhở, chúng ta phải sống sao cho thật xứng
đáng với sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước. Nếu chưa đọc bạn hãy tìm
ngay cho mình cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”. Hãy đắm mình
trong từng dòng tâm trạng của Đặng Thùy Trâm, ta sẽ hiểu đất nước được
lớn lên từ những con người như thế, để chúng ta trân trọng, biết ơn, sống
có ước mơ, hoài bão.
“Đặng thùy trâm đang còn nhớ tới khoảnh khắc đêm ấy
Nhớ cuốn nhật ký đã làm rung động triệu trái tim
Nhớ đôi bàn tay bị bác sĩ quân y đã thắp lửa cho muôn đời tuổi trẻ
Ôi bàn tay như muôn triệu bàn tay
Rất bình dị nhưng vô cùng thánh thiện
Sống chết với chị: Niềm tin và dâng hiến
Muôn năm sau thắp lửa mãi cho đời…”
(Bàn tay thắp lửa).

You might also like