You are on page 1of 11

Dề 1.

ĐÓNG VAI NGƯỜI LÍNH KỂ LẠI BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ


Trải qua bao nhiêu năm tháng khổ đau, vất vả, cuối cùng chiến tranh đã đi qua. Hôm
nay, ngồi trong căn nhà nhỏ, trong cái sự bình yên của đất nước, tôi đã có thể ngước nhìn
lên ánh trăng sáng rực giữa bầu trời đêm. Ánh trăng gợi nhớ cho tôi về những kỉ niệm ngày
còn cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến khu Việt Bắc. Đó là những đêm trăng dài
cùng người đồng chí thân thương trải qua mà tôi vẫn nhớ mãi đến tận bây giờ.

Anh và tôi, gặp nhau trong chiến khu. Cả hai chúng tôi lúc ấy còn là những thanh
niên trẻ trung, vô tư và tràn đầy nhiệt huyết. Quê hương anh “nước mặn đồng chua”, làng
tôi nghèo “đất cày lên sỏi đá”. Chúng tôi đều có xuất thân từ những vùng đất khó khăn,
cảnh ngộ nghèo khó như nhau, đồng cảm với nhau nên anh và tôi đã sớm thân quen với
nhau.

Tù hai con người hoàn toàn xa lạ, bằng một cách nào đó đã gặp nhau và trở nên thân
thiết. Có lẽ tình cảm giữa tôi với anh ngày một thắm thiết là vì chúng tôi có cùng một chí
hướng, lòng quyết tâm ra đi vì đất nước. Không những thế qua những lần cùng làm chung
nhiệm vụ, sát cánh bên nhau lúc chiến đấu chúng tôi càng gắn bó sâu sắc hơn . “Súng bên
súng, đầu kề sát đầu” cùng ra vào nơi chiến trường đầy hiểm nguy. Lại nhớ những đêm
cùng đắp chung chăn dưới nền trời giá rét. Đó là mối tình tri kỉ giữa anh và tôi-tình đồng
chí giản dị mà thanh cao.

Chúng tôi dù có xuất thân khác nhau nhưng có lẽ cùng một giấc mơ-giấc mơ về ngày
đất nước độc lập. Những đêm cạnh nhau, anh kể tôi nghe chuyện về quê hương anh. Ruộng
nương anh gửi cả cho bạn thân mình cày hộ, còn căn nhà đành phải bỏ mặc cho gió to tàn
phá. Anh lại kể, kể những câu chuyện riêng tư, anh chia sẻ cho tôi mọi nỗi lòng của mình,
những suy nghĩ thầm kín ấy được anh nói ra một cách chân thật và đầy đủ. Mỗi ngày trôi đi,
tôi lại càng hiểu về anh nhiều hơn, mối quan hệ của chúng tôi vì thế trở thành tri kỉ.

Chúng tôi cùng nhau trải qua bao gian khó của chiến tranh.Lúc ấy ở rừng có đại dịch
sốt rét. Anh em chiến hữu của tôi chết rất nhiều, bởi vì lúc ấy vẫn chưa có bất cứ loại thuốc
hiệu quả nào để chữa trị cả. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, rét run cả người, toàn thân
thể ướt ngập mồ hôi. Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá. Trải qua đại dịch như vậy
nhưng chúng tôi luôn bên nhau, tương trợ cho nhau vượt qua khó khăn. Mệt mỏi là vậy
nhưng miệng vẫn cười?, lạnh cóng là thế nhưng vẫn luôn cười, phần vì không thể để anh lo
lắng, mặt khác, nụ cười là động lực giúp tôi cố gắng từng ngày. Anh nắm tay tôi thật chặt,
động viên tôi, tiếp thêm sức mạnh vượt qua bệnh tật.

Rồi khỏe bệnh, anh và tôi tiếp tục nhận nhiệm vụ. Những đêm rừng hoang sương
muối, anh và tôi đứng canh gác cạnh bên nhau “chờ” giặc tới. Có lẽ tình đồng chí của chúng
tôi đã sưởi ấm lòng giữa cảnh rừng hoang lạnh giá. Trong cảnh phục kích giặc giữa rừng,
chúng tôi còn một người bạn nữa, đó là vầng trăng. Súng và trăng tuy gần mà xa, nhưng lại
bổ sung và hài hòa vào nhau, giống như tình đồng chí của tôi và anh. Trong cái buốt giá
luồn vào da thịt, đầu súng của người chiến sĩ và vầng trăng đứng cạnh bên nhau, đầu súng
có trách nhiệm bảo vệ vầng trăng hòa bình.

Đất nước bây giờ đã độc lập, bình yên. Tôi bây giờ đã có thể sống một cách thoải mái
không lo sợ chiến tranh. Tuy nhiên, đôi lúc tôi lại nhớ về khoảng thời gian còn chiến đấu,
nhớ về anh-người bạn tri kỉ của mình. Tất cả những gian khổ của đời lính tôi đã có thể vượt
qua được, nhờ vào sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội. Đó là khoảng thời gian mà tôi sẽ
luôn nhớ mãi.
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác
phẩm Bài thơ tiểu đội xe không kính...
Bài làm

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12,
để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh
về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều
huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội
xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi do tò mò, tôi đã lân la đến và được trò chuyện với
chú.

Khi đọc tác phẩm trên lớp, tôi mường tượng ra hình ảnh một anh lính trẻ trung năng động, vui
tính oai nghiêm trong bộ quân phục. Nhưng giờ xuất hiện trước mặt tôi, vẫn là người lính năm
xưa ấy nhưng thời gian trôi qua đã để lại dấu ấn trên mái tóc, khuôn mặt chú. Mái tóc chú bạc
trắng, khóe mặt khóe miệng xuất hiện nhiều nếp nhăn, tuy vậy nhưng ở chú vẫn có nụ cười hóm
hỉnh yêu đời của người lính xưa. Chú kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện. Đặc biệt khi
chú kể về những tháng ngày oai hùng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Đó là những
ngày của năm 1969, chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà
Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh
lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường,
đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã
xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn
ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến
trường miền Nam. Kể đến đây chú dừng lại, nhìn xa xăm tựa như nhìn lại những ngày tháng khó
khăn ấy. Và rồi chú mỉm cười nói với chúng tôi:

-Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm
tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến
đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những
con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của
ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe tải ngày đêm nối
đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô
thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm
trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá
vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom
giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui
xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế
mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu
chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian
khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật
gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt
cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần
rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp
dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường
Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa
vào dòng nước mưa phả vào da thịt của các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh
quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên
nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các
đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc
cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái
hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày
tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua
chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được
sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu
trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và
những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự
động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp
Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là
một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm
cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng
cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để
cuộc sống mãi thanh bình.
Đóng vai người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính kể lại câu chuyện

Trải qua bao nhiêu năm tháng khổ đâu, vất vả, cuối cùng chiến tranh đã đi qua. Hôm nay,
ngồi trong căn nhà nhỏ, trong cái sự bình yên của đất đước, ngồi ngắm bầu trời đầy sao
đem, tôi lại nhớ về những ngày lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vào những năm kháng
chiến chống Mĩ.

Năm ấy, phát hiện tuyến đường huyết mạch Trường Sơn, quân Mỹ tiến hành đánh phá ác
liệt. Chúng rải thảm bom đạn nhằm ngăn chặn dòng tiếp viện. Con đường bị cày xới dữ dội.
Rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh. Những chiếc xe băng trong mưa bom bão đạn của kẻ
thù không chiếc nào còn nguyên vẹn. Khung cửa kính bị hơi bom ép vỡ. Đèn pha cũng bị
cháy. Thùng xe lỗ rỗ vết bom. Mui xe bị đánh bật quang mất từ bao giờ. Thế nhưng, chúng
tôi không hề nản lòng. Các đồng chí động viên nhắc nhở nhau cùng hứa sẽ giữ vững tay lái,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chúng phá đường thì ta sửa. Chúng đánh ngày thì
ta chạy đêm. Những đoàn xe lại nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Tuyến đường Trường Sơn như
sợi chỉ thần kì nối liền miền Nam, miền Bắc. Nơi đâu cũng nhộn nhịp bóng người. Có thể
nói, mọi sức mạnh đều tập trung về đây để bảo vệ tuyến đường, bảo vệ mạch máu của dân
tộc.

Vì một ước mong, kì vọng vào ngày nào đó không xa mà chúng tôi những người lính lái xe
trên tuyến đường Trường Sơn xông pha cùng đất trời, hòa mình vào cơn gió đại ngàn mà
lao thẳng về phía trước, một đường thẳng tiến đến miền nam tổ quốc. Vượt qua bao lụi rừng
lậm cỏ, những cành cây đan xen chằng chịt gai góc như đang che lấp cho những chiến binh
quả cảm, vươn mình làm lá chắn cho chiến sĩ chúng tôi trong suốt những năm ròng nơi sa
trường khốc liệt. Những ánh sao trời cùng với những tia sáng le lói len lỏi qua từng kẽ hở
giống như những tia hi vọng trong mỗi chúng tôi, hi vọng về một ngày đất nước được yên
vui, độc lập. Những cánh chim thì phẩy đôi cánh bay cao vời vợi trông yên bình, thú vị đến
mức khiến người ta ngẩn ngơ như cũng muốn có cho mình đôi cánh để cùng phiêu du lướt
gió. Chúng tôi cùng chiếc xe bầu ban, là “ người đồng đội” luôn kề vai sát cánh trên tuyến
đường Trường Sơn huyền thoại..

Trong chuyến hành trình của mình chúng tôi sợ nhất vẫn là bụi đường. Không có kính, bụi
phun tóc trắng xóa như người già. Cả đầu tóc lẫn mặt mũi của chúng tôi như trát một lớp
phấn trắng. Chỉ còn hai con mắt là khác màu thôi. Mỗi lần nghỉ ngơi, nhìn các chiến sĩ ai
cũng bạc phết mà cười ngất ngây. Hết bụi thì đến mưa. Mưa rừng trường Sơn đột ngột và
dữ dội lắm. Không hề báo trước, cơn mưa từ đâu phía bên kia núi ào ào kéo đến trút nước
lên đầu. Không có kính, nước mưa cứ thế mà tuôn, mà xối vào. Ngồi trong xe mà tôi cứ ngỡ
đang ở ngoài trời. Nhưng mưa cứ kệ mưa. Xe chạy vẫn cứ chạy. Quần áo ướt rồi lại khô,
cần chi phải nghỉ ngơi lôi thôi. Cuộc sống như thế chúng tôi đã quen từ lâu, có chi mà quản
ngại gió sương.

Vui nhất là những lần đồng đội khắp muôn phương cùng nhau hội tụ. Những đoàn xe nối
đuôi nhau mấy cây số. Chúng tôi bắt tay thân ái qua ô cửa kính vỡ, hỏi han và động viên
nhau. Tuyến đường kéo dài cả trăm cả ngàn cây số, nên cũng có lúc chúng tôi phải nghỉ
ngơi, phải ăn uống, cũng phải cho xe nguội máy nữa. Chúng tôi mỗi người một việc,người
đào bếp Hoàng Cầm, người kiếm củi, nấu cơm, đến lúc ngồi ăn cùng mâm chung bát, chung
đũa thế là như một gia đình.

Cả một chặng đường dài trên tuyến đường Trường Sơn đầy hiểm nguy tiềm tàng nhưng
càng tiếp tục đi tôi càng thấy trời xanh, càng thấy niềm tin và hi vọng đang ở ngay trước
mắt. Trải qua bom đạn đường dài, dẫu cho chiếc xe không kính, không đèn, không mui,
thùng xe xước chằng chịt thì những chiếc xe và người lính lái xe vẫn cùng nhau hoàn thành
nhiệm vụ. Xe dù thiếu thốn đủ thứ nhưng vẫn chạy bon bon trên đường bởi vì trong xe vẫn
có luôn có những trái tim đang bùng cháy khát khao hòa bình, có những con người đầy
nhiệt huyết về tương lai hạnh phúc, sẵn sàng đối đầu với đớn đau gian khổ nhưng cho đến
cuối cùng khi mà chúng tôi có nhau, trong những cặp mắt là những điều tích cực, một lòng
trung thành với Đảng và đó cũng là tình anh em của chúng tôi, một gia đình, những trái tim
cùng hòa làm một, ngỡ như riêng lẻ mà lại cùng chung một nhịp đập hướng về phía trước.

Đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in những người đồng đội lái xe cùng
mình, nhớ từng chiếc xe không kính. Năm tháng gian khó ấy đã qua đi, có cả niềm vui và
nỗi buồn. Thật không dễ dàng để có được hòa bình, tự do như ngày hôm nay. Bởi vậy, tôi
mong rằng thế hệ trẻ ý thức được điều đó và cố gắng gìn giữ, bảo vệ độc lập của dân tộc.
Đóng vai nhân vật tôi kể lại bài thơ bếp lửa

Bài làm

Dưới cái tiết trời giá lạnh của mùa đông ở Liên Xô, ngồi bên lò sưởi, nhìn ngọn lửa hồng
cháy bập bùng , tôi lại cảm thấy nhớ người bà thân yêu ở quê nhà, nhớ về những ngày thơ
ấu cùng bà nhóm lên bếp lửa ấp iu nồng đượm. Giờ đây cuộc sống trở nên đầy đủ tiện nghi,
nhưng điều đó cũng không làm cho tôi cảm thấy quên đi những nỗi nhớ ấy.

Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn nỗi nhớ sâu sắc trong tôi. Một buổi sáng sớm thời tiết trở
mùa, cái khí lạnh của miền Bắc lùa vào trong gian nhà nhỏ. Và cũng vào lúc ấy, bà thức dậy
nhóm bếp, một bếp lửa chứa hơi ấm và tình yêu thương của bà dành cho đứa cháu. Thời ấu
thơ bên bà, có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.

Tôi ở với bà có lẽ từ rất bé, đến nỗi tôi chẳng nhớ rõ bắt đầu từ lúc nào. Chỉ nhớ là khi tôi
lên bốn, mùi khói bếp đã trở nên vô cùng quen thuộc. Năm tôi lên 4 tuổi cũng là năm mà
nạn đói hoành hành, cướp đi sinh mạng của biết bao người dân Việt Nam. Đó cũng là
khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Cái ăn cái mặc không đủ, sống trong cái đói cái nghèo,
phải dành dụm từng miếng ăn. Bố tôi lúc đấy phải đi đánh xe cùng với con ngựa gầy nhom
vì đói. Tiền chẳng được bao nhiêu, có khi chẳng đủ để lây lất từng ngày. Những ngày tháng
ấy, chính là những ngày tháng không thể nào quên được những ngày ngồi bên bếp lửa khói
hun nhèm cả mắt. Đến bây giờ khi nhớ lại, sống mũi tôi bỗng cay cay, những kí ức đó vừa
là kỉ niệm nhưng cũng làm tôi nghẹn lòng khi nghĩ về.

Tám năm ròng cùng bà nhóm bếp, tám năm có lẽ không phải là một khoảng thời gian quá
dài, nhưng cũng không quá ngắn để bếp lửa dễ dàng trở thành hình ảnh gắn liền với tuổi thơ
bên bà. Tôi vẫn còn nhớ như in tiếng chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa, tiếng kêu
vang vảng, nghe sao tha thiết. Những lúc ấy, bà kể tôi nghe chuyện những ngày bà còn ở
Huế. Hồi ấy mẹ cùng cha đi công tác bận không về, vì vậy mà suốt thời gian đó tôi ở với bà,
sống trong sự cưu mang và dạy dỗ của bà. Bà bảo tôi nghe, bà dạy cho tôi làm, bà chăm cho
tôi học.Nhiều lúc ngồi nhóm bếp, tôi lại nghĩ thương bà vô cùng, bà đã khó nhọc chăm sóc
tôi biết bao nhiêu năm, ấy thế mà tôi chẳng giúp được bao nhiêu, có những lúc tôi còn tự
hỏi những chú chim tú hú ngoài kia sao chúng chẳng đến ở cùng bà, mà cứ kêu hoài trên
những cánh đồng xa.

Lũ giặc Pháp đi thì bọn giặc Mỹ lại kéo đến. Bọn ác nhân ấy đốt làng cháy tàn cháy rụi.
Chúng tôi mất nhà cửa, những người hàng xóm bón o bên trở về đã đỡ đần bà dựng lại túp
lều tranh. Vất vả là thế nhưng bà vẫn vững lòng, luôn đinh ninh dặn tôi rằng:”Bố ở chiến
khu, bố còn việc bố. Mày viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên” Lúc ấy
tôi vẫn từng hỏi rằng tại sao phải làm vậy. Bởi lẽ tôi lúc ấy đã rất mệt mỏi với cuộc sống
này, muốn được kể hết cho bố nghe, nói ra nỗi lòng của mình rằng tôi đã rất vất vả, mà tại
sao bố vẫn không biết. Giờ nghĩ lại, sao khi ấy tôi ích kỉ thế, không nghĩ rằng bố mẹ còn
phải lo việc chiến khu căng thẳng. Quả thật, lời bà luôn đúng.

Rồi sớm hay chiều bà vẫn luôn là bếp lửa bà nhen. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình
ảnh ngọn lửa, bà chính là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm và tỏa sáng trong mỗi gia đình,
để đứa cháu như tôi không lớn lên mà không cảm thấy cô đơn vì không được cha mẹ chăm
sóc. Ngọn lửa mà bà luôn ủ sẵn trong lòng, ngọn lửa chứa niềm tin một ngày đất nước sẽ
được giải phóng của bà, như truyên cho tôi thêm sức mạnh vào cuộc sống.

Cuộc đời bà lận đận, không biết bao lần chịu đựng vất vả. Mấy chục năm rồi, bà vẫn giữ
một thói quen cũ, đó là dậy sớm. Bà dậy sớm để nhóm bếp, bà nhóm lên bếp lửa ấp iu nồng
đượm, nhóm lên niềm yêu thưởng khoai sắn ngọt bùi, nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui,
bà nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ của tôi.

Giờ tôi đã đi xa. Ở một nơi xa lạ, nơi có ngọn khói trăm tàu, có niềm vui trăm ngả nhưng
đối với tôi hình ảnh bếp lửa vẫn rất thiêng liêng. Nó gợi cho tôi về người bà đã gắn bó với
cả tuổi thơ của mình. Ngày ngày, tôi luôn nhắc nhở bà rẳng: ‘sớm mai này bà đã nhóm bếp
lên chưa’. Bếp lửa bà nhóm không chỉ bằng lá cây, cửi khô thông thường, mà bếp lửa còn
được nhóm bằng chính ngọn lửa mà bà luôn ủ trong lòng, ngọn lửa được nhóm lên từ tình
yêu to lớn của bà dành cho tôi.

Mùi khói thoang thoảng, sống mũi tôi lại cay. Những kí ức chợt ùa về trong cơn gió mùa
đông se lạnh. Tôi nhớ bà, nhớ cả bếp lửa, có vui lẫn buồn. Có lẽ bếp lửa đã trở thành một
thứ rất quan trọng trong cuộc sống của tôi, thứ mà tôi không thể nào quên được. Ôi kì lạ và
thiêng liêng- bếp lửa..
Tưởng tượng gặp được nv trữ tình trong bài thơ Bếp lửa và đc nghe kể lại

Bài làm\

Dưới cái tiết trời giá lạnh của mùa đông ở Liên Xô, ngồi bên lò sưởi, nhìn ngọn lửa hồng
cháy bập bùng , tôi lại cảm thấy nhớ người bà thân yêu ở quê nhà, nhớ về những ngày thơ
ấu cùng bà nhóm lên bếp lửa ấp iu nồng đượm. Giờ đây cuộc sống trở nên đầy đủ tiện nghi,
nhưng điều đó cũng không làm cho tôi cảm thấy quên đi những nỗi nhớ ấy.

Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn nỗi nhớ sâu sắc trong tôi. Một buổi sáng sớm thời tiết trở
mùa, cái khí lạnh của miền Bắc lùa vào trong gian nhà nhỏ. Và cũng vào lúc ấy, bà thức dậy
nhóm bếp, một bếp lửa chứa hơi ấm và tình yêu thương của bà dành cho đứa cháu. Thời ấu
thơ bên bà, có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.

Tôi ở với bà có lẽ từ rất bé, đến nỗi tôi chẳng nhớ rõ bắt đầu từ lúc nào. Chỉ nhớ là khi tôi
lên bốn, mùi khói bếp đã trở nên vô cùng quen thuộc. Năm tôi lên 4 tuổi cũng là năm mà
nạn đói hoành hành, cướp đi sinh mạng của biết bao người dân Việt Nam. Đó cũng là
khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Cái ăn cái mặc không đủ, sống trong cái đói cái nghèo,
phải dành dụm từng miếng ăn. Bố tôi lúc đấy phải đi đánh xe cùng với con ngựa gầy nhom
vì đói. Tiền chẳng được bao nhiêu, có khi chẳng đủ để lây lất từng ngày. Những ngày tháng
ấy, chính là những ngày tháng không thể nào quên được những ngày ngồi bên bếp lửa khói
hun nhèm cả mắt. Đến bây giờ khi nhớ lại, sống mũi tôi bỗng cay cay, những kí ức đó vừa
là kỉ niệm nhưng cũng làm tôi nghẹn lòng khi nghĩ về.

Tám năm ròng cùng bà nhóm bếp, tám năm có lẽ không phải là một khoảng thời gian quá
dài, nhưng cũng không quá ngắn để bếp lửa dễ dàng trở thành hình ảnh gắn liền với tuổi thơ
bên bà. Tôi vẫn còn nhớ như in tiếng chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa, tiếng kêu
vang vảng, nghe sao tha thiết. Những lúc ấy, bà kể tôi nghe chuyện những ngày bà còn ở
Huế. Hồi ấy mẹ cùng cha đi công tác bận không về, vì vậy mà suốt thời gian đó tôi ở với bà,
sống trong sự cưu mang và dạy dỗ của bà. Bà bảo tôi nghe, bà dạy cho tôi làm, bà chăm cho
tôi học.Nhiều lúc ngồi nhóm bếp, tôi lại nghĩ thương bà vô cùng, bà đã khó nhọc chăm sóc
tôi biết bao nhiêu năm, ấy thế mà tôi chẳng giúp được bao nhiêu, có những lúc tôi còn tự
hỏi những chú chim tú hú ngoài kia sao chúng chẳng đến ở cùng bà, mà cứ kêu hoài trên
những cánh đồng xa.

Lũ giặc Pháp đi thì bọn giặc Mỹ lại kéo đến. Bọn ác nhân ấy đốt làng cháy tàn cháy rụi.
Chúng tôi mất nhà cửa, những người hàng xóm bón o bên trở về đã đỡ đần bà dựng lại túp
lều tranh. Vất vả là thế nhưng bà vẫn vững lòng, luôn đinh ninh dặn tôi rằng:”Bố ở chiến
khu, bố còn việc bố. Mày viết thư chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên” Lúc ấy
tôi vẫn từng hỏi rằng tại sao phải làm vậy. Bởi lẽ tôi lúc ấy đã rất mệt mỏi với cuộc sống
này, muốn được kể hết cho bố nghe, nói ra nỗi lòng của mình rằng tôi đã rất vất vả, mà tại
sao bố vẫn không biết. Giờ nghĩ lại, sao khi ấy tôi ích kỉ thế, không nghĩ rằng bố mẹ còn
phải lo việc chiến khu căng thẳng. Quả thật, lời bà luôn đúng.

Rồi sớm hay chiều bà vẫn luôn là bếp lửa bà nhen. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình
ảnh ngọn lửa, bà chính là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm và tỏa sáng trong mỗi gia đình,
để đứa cháu như tôi không lớn lên mà không cảm thấy cô đơn vì không được cha mẹ chăm
sóc. Ngọn lửa mà bà luôn ủ sẵn trong lòng, ngọn lửa chứa niềm tin một ngày đất nước sẽ
được giải phóng của bà, như truyên cho tôi thêm sức mạnh vào cuộc sống.

Cuộc đời bà lận đận, không biết bao lần chịu đựng vất vả. Mấy chục năm rồi, bà vẫn giữ
một thói quen cũ, đó là dậy sớm. Bà dậy sớm để nhóm bếp, bà nhóm lên bếp lửa ấp iu nồng
đượm, nhóm lên niềm yêu thưởng khoai sắn ngọt bùi, nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui,
bà nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ của tôi.

Giờ tôi đã đi xa. Ở một nơi xa lạ, nơi có ngọn khói trăm tàu, có niềm vui trăm ngả nhưng
đối với tôi hình ảnh bếp lửa vẫn rất thiêng liêng. Nó gợi cho tôi về người bà đã gắn bó với
cả tuổi thơ của mình. Ngày ngày, tôi luôn nhắc nhở bà rẳng: ‘sớm mai này bà đã nhóm bếp
lên chưa’. Bếp lửa bà nhóm không chỉ bằng lá cây, cửi khô thông thường, mà bếp lửa còn
được nhóm bằng chính ngọn lửa mà bà luôn ủ trong lòng, ngọn lửa được nhóm lên từ tình
yêu to lớn của bà dành cho tôi.

Mùi khói thoang thoảng, sống mũi tôi lại cay. Những kí ức chợt ùa về trong cơn gió mùa
đông se lạnh. Tôi nhớ bà, nhớ cả bếp lửa, có vui lẫn buồn. Có lẽ bếp lửa đã trở thành một
thứ rất quan trọng trong cuộc sống của tôi, thứ mà tôi không thể nào quên được. Ôi kì lạ và
thiêng liêng- bếp lửa..
Đóng vai nv trữ tình kể lại bài thơ ánh trăng

You might also like