You are on page 1of 3

Bài làm

Nhân dịp ngày 22-12, ngày thành lập QĐNDVN, đài truyền hình Việt
Nam đã công chiếu một bộ phim tư liệu ghi lại hình ảnh chiến đấu anh dũng
của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bộ phim đó có sức
ám ảnh mạnh mẽ trong tôi và đi cả vào trong giấc mơ của tôi. Trong mơ, tôi đã
gặp người chiến sĩ lái xe năm xưa mà tôi đã từng học qua bài thơ “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật. Sau đây, tôi sẽ kể cho các
bạn nghe về cuộc gặp gỡ đáng nhớ ấy.
Lúc tôi được gặp người chiến sĩ ấy, một cảm xúc lâng lâng khó tả bao
trùm lấy tôi. Đó là một vị lão thành cách mạng đã ngoài 70 tuổi. Khuôn mặt
ông hiền từ, phúc hậu kèm theo những vết nhăn như chứng tích của thời gian.
Làn da ngăm đen cùng với những đốm đồi mồi trông thật khỏe mạnh. Mái tóc
đã điểm bạc theo năm tháng. Dù đã tuổi cao nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh và
minh mẫn lắm. Giọng của người chiến sĩ ấy cất lên, nghe thật ôn tồn và ấm ấp
làm sao. Ông khoác lên mình một bộ quân phục màu xanh rêu, bên ngưc trái
đeo rất nhiều huy chương. Nhìn những tấm huy chương ấy chúng ta đã thấy
được sự cống hiến, hy sinh của những người lính cách mạng năm xưa đối với
tổ quốc.
Vị lão thành cách mạng hiện lên thật gần gũi, thân mật, cởi mở nên tôi
cũng mạnh dạn hỏi bác: “Cháu chào bác ạ! Bác có phải là người lính lái xe năm
xưa đã cùng với những người đồng đội của mình viện trợ cho miền Nam phải
không ạ?”. Vẻ mặt của bác lúc đầu có đôi chút bất ngờ, nhưng bác vẫn tươi
cười gật đầu. Khuôn mặt của bác hiện rõ sự tự hào khi thế hệ trẻ vẫn còn nhớ
đến người lính cách mạng năm xưa như bác. Nhân lúc trò chuyện cao hứng, tôi
đã đề nghị bác kể lại về cuộc sống chiến đấu của người lính. Bác đã vui vẻ
nhận lời. Với đôi mắt trìu mến nhìn vào khoảng không vô định, bác gõ tay lên
trán như để tìm lại ký ức xưa. Bác kể rằng thời ấy vô cùng cực khổ, nhân dân
miền Nam chiến đấu anh dũng hi sinh. Nhân dân miền Bắc là hậu phương vững
chắc tiếp tế lương thực, đạn dược, quân trang cho chiến trường miền Nam. Họ
chung lòng, chung sức chiến đấu vì miền Nam phía trước, khát vọng Bắc-Nam
sum họp một nhà.
Tuyến đường Trường Sơn năm xưa là huyết mạch giao thông quan trọng
nối liền giữa hậu phương và tiền tuyến. Nhưng đế quốc Mỹ đã rải bom như rải
thảm trên tuyến đường này nhằm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng.
Người chiến sẽ đã ngã xuống nơi đây để huyết mạch giao thông được nối liền.
Nghe bác kể chuyện mà lòng tôi cũng rưng rưng xúc động nhớ về một thời kì
hào hùng của dân tộc, bác già cũng đôi mắt đỏ hoe, thỉnh thoảng, bác đưa tay
lên gạt những giọt nước mắt, bác uống ngụm nước chè cho xuôi giọng và lại
tiếp tục bắt đầu câu chuyện.
Lúc ấy tôi bỗng nhớ về hình ảnh những chiếc xe không kính, tôi bèn tò
mò hỏi bác: “Bác ơi! Tại sao ngày xưa các bác lại đi những chiếc xe không
kính như vậy ạ?”. Bác cười nhẹ rồi ân cần giải thích cho tôi. Bác bảo rằng
những chiếc xe ban đầu được nhà nước cấp có màu xanh lục, được bọc sắt chắc
chắn, có đầy đủ các bộ phận kính, mui, đèn. Nguyên nhân làm cho những chiếc
xe đó trở nên méo mó, biến dạng, hỏng hóc các bộ phần nhiều hơn là do bom
giật, bom rung. Giữa cơn mưa bom đạn, những người lính lái những chiếc xe
không kính như đang cận kề với cái chết (nghe hơi căng) vậy mà họ vẫn một
lòng tiến lên. Đó chính là tình yêu dành cho Tổ quốc, sự quyết tâm chiến thắng
kẻ thù để dành lại độc lập cho dân tộc, để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho
mọi người. Khi nghe bác kể như vậy, tôi càng thấy được hiện thực cuộc chiến
rất khốc liệt, gian lao. Nghĩ mà xót thương cho các bác bộ đội ngày xưa. Đơn
vị cũng đề nghĩ sửa chữa và trang bị phương tiện mới nhưng các bác thấy
những chiếc xe đấy vẫn chạy được và cũng chẳng nguy hiểm là bao. Vì vậy,
những chiếc xe đó vẫn nối đuôi nhau ra mặt trận. Những việc làm ấy đã toát lên
được tinh thần lạc quan, dũng cảm của những người lính lái xe. Họ biết tươi
cười trước khó khăn, coi khó khăn là cơ hội để tôi luyện chí làm trai. Người
lính lái xe với một tư thế ung dung, chủ động, đĩnh đạc, hiên ngang. Lên đường
với một tinh thần lạc quan, tin tưởng. Chính tinh thần lạc quan đó đã giúp cho
người lính như các bác vững thêm tay lái. Khi được lái những chiếc xe không
kính, người lính lái xe lại thấy thoải mái hơn, được giao hòa cùng thiên nhiên,
được thấy cánh chim sa vào buồng lái thật thú vị. Lái xe không kính, các bác
rất thuận lợi khi gặp nhau giữa đường, có thể bắt tay nhau qua ô cửa vỡ rồi.
Trong quân ngũ, những người lính chì cần một lần sinh hoạt cùng nhau ngắn
ngủi là đã trở thành gia đình của nhau. Trong thực tế, khi lái những chiếc xe
không kính, người chiến sĩ lái xe gặp muôn vàn khó khăn như mưa gió, bụi
đường. Người chiến sĩ lái xe chỉ cần sau một ngày cầm lái mái tóc đen đã phủ
trắng bụi đường như người già. Tuyến đường Trường Sươn trong những năm
tháng kháng chiến chống Mỹ để vận chuyển vũ khí, lương thực cho chiến
trường miền Nam vô cùng gian khổ. Khó khăn, vất vả là thế nhưng người lính
chẳng sợ chi, phớt lờ mọi nguy hiểm, không cần rửa, phì phèo châm điếu
thuốc, để rồi nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
cũng mặc kệ, lái thêm trăm cây số nữa cũng chẳng hề chi. Các bác đã quên đi
những khó khăn trước mắt để hướng tới chiến trường miền Nam phía trước.
Những chiếc xe không kính, không mui, không đèn, hỏng hóc các bộ
phận, không đủ điều kiện ra chiến trường nhưng xe vẫn băng băng ra tiền
tuyến. Xe chạy không phải bằng nhiên liệu xăng dầu, động cơ máy móc mà
chạy bằng ý chí, tinh thần, sức mạnh, khát vọng hòa bình và cả trái tim của
những người chiến sĩ lái xe quả cảm. Vừa nghe bác kể chuyện mà hai hàng
nước mắt của tôi cứ úa ra không ngừng. Có lẽ đó là một cảm giác xót thương
và lòng biết ơn của tôi đối với những người lính trong những cuộc chiến tranh
tàn khốc.
Khi vừa nghe bác kể câu chuyện xong cũng là lúc tôi thức dậy. Tôi bật
dậy và biết rằng mình vừa mới có một giấc mơ. Dù đã trở về với thực tại nhưng
tâm trí tôi lúc nào cũng nghĩ về giấc mơ lạ kì ấy. Tôi cảm thấy ngưỡng mộ và
cảm phục các người chiến sĩ lái xe vô cùng. Tuy họ ko phải là người trực tiếp
cầm súng nhưng họ là những anh hùng thầm lặng ngày ngày cống hiến cho
công cuộc kháng chiến của đất nước. Bản thân mỗi chúng ta, là những thế hệ
con cháu, cần phải biết biết ơn công lao của các thế hệ cha anh đi trước. Bởi vì
nếu không có những con người như vậy thì chúng ta không thể sống được một
cuộc sống yên bình, phát triển như ngày nay. Và chính tôi cũng luôn ghi nhớ sự
hy sinh anh dũng của những người chiến sĩ và ngày ngày học tập, rèn luyện bản
thân để sau này xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh.

You might also like