You are on page 1of 2

Dường như với những người lính, những người đồng đội, những người cùng

"chung bát đũa" đấy là một gia đình, họ gắn bó và san sẻ cùng nhau. Đó có lẽ là
một cách định nghĩa về gia đình thật tếu táo, đậm chất lính nhưng cũng thật tình
cảm. Những phút nghỉ ngơi trong chốc lát, những bữa cơm quây quần cạnh nhau
diễn ra thật vội vã nhưng chính những giây phút ngắn ngủi ấy đã kéo những người
lính xích lại gần nhau thêm, để họ thêm gần gũi, thêm yêu mến nhau. Và chính
những giây phút ấy đã tiếp thêm cho họ niềm tin, ý chí, sức mạnh để rồi họ "lại đi,
lại đi", lại tiếp tục cuộc hành trình của mình vì màu xanh hi vọng, màu xanh hòa
bình, màu xanh cho một ngày mai chiến thắng của quê hương, đất nước.

   Trên dọc đường từ hậu phương ra tiền tuyến có biết bao nhiêu những chiếc xe
không kính ào ào ra trận. Họ gặp gỡ nhau và chào hỏi nhau bằng cái bắt tay qua ô
cửa kính vỡ. Cái cầm tay, nắm tay là một hành động đẹp, chứa chan tình cảm đồng
chí đồng đội. Họ truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, động viên và cảm thông
với nhau lúc hiểm nguy khó khăn, vất vả. Họ coi nhau như anh em ruột già máu
mủ trong gia đình:

   Ta bắt gặp cách định nghĩa rất riêng của PTD về gia đình – về mối quan hệ thiết
thân của những người lính trong chiến tranh, đó là: chung bát đũa, chung bếp lửa,
chung hoàn cảnh khó khăn, chung con đường chiến đấu… Tất cả những điều ấy đã
khiến những con người vốn xa lạ nhưng lại hóa quen nhau, thân thiết gắn bó keo
sơn, đoàn kết cùng nhau vì lí tưởng cách mạng cao đẹp. Chính tình cảm đồng chí,
đồng đội đã tiếp sức cho những người lính tiến lên phía trước: “Lại đi, lại đi trời
xanh thêm.” Điệp từ “lại đi” có ý nghĩa nhấn mạnh đến những đoàn xe không kính
không ngừng tiến lên phía trước. Hình ảnh “trời xanh thêm” là hình ảnh ẩn dụ cho
tâm hồn lạc quan, yêu đời, chan chứa niềm hi vọng của người lính vào tương lai
phía trước của cuộc sống, của cách mạng. Những câu thơ được viết ra mang đậm
khẩu khí ngang tàn sôi nổi của những người lính kháng Mĩ. Họ hăm hở nhập ngũ
lên đường với một mục tiêu cao cả tiêu diệt giặc, bảo vệ quê hương. Mọi khó khăn,
gian nan, mọi hiểm nguy, trông gai, những người lính đã chia sẻ, động viên giúp
đỡ lẫn nhau cùng vượt qua thử thách. Người đọc như cảm nhận thấy mọi khó khăn
ấy đều trở nên nhẹ tựa lông hồng trước tiếng cười lạc quan của anh bộ đội cụ Hồ.
Hình ảnh người lính lái xe không kính đã được nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc họa
bằng chất liệu hiện thực sống động của cuộc sống chiến trường. Ngôn ngữ và
giọng điệu thơ tự nhiên, khỏe khoắn, mang cái ngang tàng của những người trẻ.
Chọn hình ảnh những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật đã xây dựng thành
một hình tượng điển hình nhằm phản ánh hiện thực chiến tranh là biểu dương tinh
thần, ý chí của người lính Trường Sơn. Đặc biệt tác giả đã khắc họa thành công
chân dung người lính lái xe với nhiều phẩm chất cao quý. Đó là tư thế hiên ngang,
dũng cảm, là thái độ bất chấp, coi thường nguy hiểm. Đó còn là vẻ đẹp của tình
đồng chí, đồng đội và lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng, ý chí chiến đấu vì sự
nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Với những phẩm chất cao đẹp
ấy, người lính lãi xe trong bài thơ đã trở thành biểu tượng đẹp cho tuổi trẻ Việt
Nam thời chống Mĩ.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã góp một tiếng nói
mới mẻ về người lính, về tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thi
phẩm đã đem đến cho nhiều thế hệ bạn đọc những hiểu biết về những đóng góp hi
sinh của thế hệ cha anh, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm đối với
Tổ quốc.

You might also like