You are on page 1of 2

Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài

thơ về tiểu đội xe


không kính” của Phạm Tiến Duật. Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Bài làm
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi
hiểu thêm về lịch sử chiến đấu của dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện.
Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ bác đã
giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi
đã đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với bác.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi, khỏe mạnh năm xưa giờ đĩnh
đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Bác có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng
năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể
thấy bác là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi bác kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến
đường Trường Sơn năm ấy. Bác kể với tôi, năm 1969 là năm bác thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe
qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường
Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy
những khu rừng. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng
những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn
dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
Các cháu thấy đó, lái xe một chặng đường dài đã vất vả, lái những chiếc xe không có kính lại càng gian nan,
nguy hiểm hơn, ngồi trong buồng lái mà chú cứ ngỡ như thấy cả đất trời quanh mình. Nhưng với ý chí kiên
cường, các bác đã vượt qua tất cả mọi hiểm nguy ấy để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhiều lúc đang lái
thì có mấy con chim nó bay thẳng vào trong buồng lái, nhiều đến nỗi các bác năm ấy coi mấy chú chim đó
như người bạn luôn. Bác vẫn còn nhớ, những ngày nắng, những cơn gió đã thổi theo bao nhiêu bụi, bám lấy
người, lấy tóc của bọn chú, mái tóc lúc ấy như mái tóc của những người già, mặt mũi ai nấy đều lấm lem hết
cả. Thế mà, không ai rửa, cứ để vậy phì phèo châm điếu thuốc, nhìn nhau mặt lấm mà đều cười haha. Nếu
những ngày nắng bụi bám đầy người thì những ngày mưa còn vất vả hơn nhiều. Những trận mưa ùa đến,
không có gì che chắn nên bị ướt là điều dễ hiểu nhưng thời gian, hoàn cảnh không cho phép nên bọn bác làm
gì kịp thay áo, cứ ung dung lái xe đi.
Nghe bác kể tôi liền hỏi:
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều bác nhỉ?
Bác gật đầu rồi đáp:
Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào
dòng nước mưa phả vào da thịt của các bác tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì
sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua được thiên nhiên thì mới là những người lính
của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được
thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn
cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô
thôi.
Chú kể rằng anh em đồng chí gặp nhau suốt dọc đường đi tới, trao cho nhau cái bắt tay. Chỉ một cái bắt tay
chớp nhoáng qua ô cửa kính vỡ kia thôi, vậy mà khiến bác ấm áp cả con người, như được tiếp thêm niềm tin
và sức mạnh. Xe lại tiếp tục chạy, bầu trời càng tươi xanh. Và rồi khi nghỉ giữa chặng xe, bác còn được quây
quần bên bạn bè, đồng đội. Bên bếp Hoàng Cầm, cùng chung bát đũa, mọi người thân tình, cởi mở, sẻ chia
những vui buồn cho nhau. Đúng là trong hoàn cảnh như thế, tình cảm giữa những người đồng chí là một thứ
rất quan trọng đối với mỗi người chiến sĩ.
Lúc ấy, tôi liền khâm phục với sự dũng cảm của những người chiến sĩ ngày xưa. Họ chạy trên chiếc xe cũ kỹ,
không ngại mưa gió, không sợ những con đường nguy hiểm chỉ để tiến về miền Nam ruột thịt, để giúp đỡ
những người dân ở đấy và trong lòng luôn chỉ có một ý chí là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Tôi có thể cảm nhận được, trong những chiếc xe không kính ấy chính là những trái tim mà chẳng gì có thể
đánh gục được. Dù tương lai phía trước vẫn đang khó khắn, gian khổ, nhưng chỉ cần trong xe có một trái tim
thì những trở ngại ấy cũng không thể cản được đường xe chạy.
Được gặp gỡ và trò chuyện với những người lái xe Trường Sơn năm xưa là may mắn của riêng tôi. Nó giúp tôi
có thêm nghị lực và sức mạnh để hoàn thành những ước mơ của mình. Nó như một luồng sinh khí lan toả
khắp người tôi, khiến tôi dũng cảm và có niềm tin hơn vào cuộc sống này. Và tôi hiểu ra một điều rằng: là
người con của mảnh đất Việt phải chảy trong người dòng máu Việt. Bảo vệ, phát triển và xây dựng đất nước
là nhiệm vụ tất yếu của tôi, cũng như của hàng vạn con người trẻ tuổi và cùng trang lứa khác…

You might also like