You are on page 1of 2

TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

‘’Chúng tôi đi không tiếc đời mình


Tuổi 20 làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ Quốc’’ ( Những người đi tới biển – Thanh Thảo )
Bước vào năm 1969, cuộc chiến khốc liệt và căng thẳng, thực dân Pháp lại một lần nữa xâm chiếm đất
nước cùng quy mô hùng hậu và hàng loạt vũ khí. Lúc ấy tôi chỉ vừa tròn hai mươi tuổi nhưng vì độc lập
đất nước, tôi đã gia nhập quân đội bằng cả trái tim của mình. Tôi là người lính lái xe trên cung đường
Trường Sơn vào những năm tháng gian lao, dữ dội nhất của thời chống Mỹ. Không những phải đưa hàng
hóa đến chiến trường phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho cuộc chiến, chúng tôi còn phải cung cấp
quân trang, thuốc men và những thứ cần thiết mà quân và dân miền Nam cần.

Tiểu đội xe vận tải của tôi có đặc điểm chung là không chiếc xe nào có kính. Qua bao trận mưa bom đạn
công phá của Mỹ, trên đường chở hàng ra chiến trận, kính xe đã vỡ hết cả, nhưng cánh lái xe chúng tôi
vẫn ung dung ngồi trong buồng lái, thỏa thích nhìn đất, nhìn trời và nhìn thẳng con đường hướng vào
chiến trường miền Nam đang đánh Mỹ. Dù không có kính, gió ùa vào buồng lái, thổi làm mắt cay xè
nhưng không sao, chúng tôi vẫn nhìn rõ con đường đất như đang chạy thẳng vào tim. Ban ngày thì
những cánh chim rừng, ban đêm thì những vì sao sáng như đột ngột sa vào, ùa vào buồng lái.

Đời lính đúng là có những kỷ niệm đẹp, khi những cơn bụi trắng xóa làm chúng tôi bạc trắng cả mái đầu
hay những cơn mưa xối xả qua cửa kính vỡ cũng chẳng làm chúng tôi khó chịu hay sợ sệt. Dọc đường có
cánh rừng nào có suối, chúng tôi dừng lại rửa mặt, cười trêu nhau mặt lấm, tiếng cười ha ha rộn rã, làm
tiêu tan mọi gian khổ, là cho cuộc sống gian lao trở thành một niềm hứng thú. Hết bụi thì đến mưa, trời
mưa ngồi trong xe sẽ ướt sũng như ngoài trời. Nhưng chúng tôi vẫn mặc kệ, vẫn cho xe chạy thêm hàng
trăm cây số nữa. Mưa nào thì cũng phải tạnh. Khi gió lùa, quần áo sẽ mau khô thôi. Sống như thế bắt
buộc tinh thần chúng tôi vượt lên trên hoàn cảnh nên từ lâu chúng tôi đã quen với cuộc sống này.

Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, những chiếc xe từ trong bom rơi đã về đây họp thành tiểu
đội xe không kính. Dù cho có mưa bom bão đạn hiểm nguy, qua những cửa kính vỡ tưởng chừng thêm
phần khó khăn ấy, chúng tôi lại có thể dễ dàng bắt tay thân ái với những người đồng chí trong tiểu đội.
Sống trong tập thể cùng chiến đấu, cùng sinh sống, chúng tôi yêu thương và đoàn kết với nhau. Tất cả
đều thể hiện quyết tâm giành lại tự do, thống nhất đất nước.

Vui nhất là những cuộc dừng chân giữa rừng, dù ở những đơn vị khác nhau, từ nhiều vùng quê của đất
nước, nhưng gặp nhau ở đây, chúng tôi đều sum họp như gia đình bên bếp Hoàng Cầm để nói chuyện,
ăn uống chung bữa cơm vui. Và mặc cho có biết bao muôn khó khăn, chúng tôi vẫn luôn đồng hành cùng
nhau trên những chiếc xe không kính ấy và tràn đầy tinh thần khỏe khoắn.

Những chiếc xe băng trong mưa bom bão đạn của kẻ thù không chiếc nào còn nguyên vẹn. Khung cửa
kính bị hơi bom ép vỡ, đèn pha cũng bị cháy, thùng xe lỗ rỗ vết bom, hỏng hóc, mui xe bị đánh bật
quang mất từ bao giờ. Sau những chuyến đi trở về, xe của chúng tôi bị biến dạng ghê gớm.

Những đoàn xe nặng trĩu chuyến hàng vẫn ngày đêm chạy. Tất cả vì miền Nam và thế hệ tương lai, vì sự
nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước của dân tộc. Mỗi khi ngồi vào buồng lái, tôi lại nhớ đến các
anh, nhớ đến nhiệm vụ thiêng liêng mà nhắc mình giữ vững tay lái, sống và chiến đấu xứng đáng với
những người đồng chí mãi mãi ra đi để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng này.
 Đoạn văn về tình đồng chí:
Qua bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Đồng chí
không chỉ đơn giản là một cách xưng hô, mà nó còn là quan hệ được hình thành từ sự đồng cảnh, đồng
cảm, đồng nhiệm vụ, hoài bão, lý tưởng của những người nông dân chiến sĩ.

1/Đồng chí:
-(Nó là quá trình từ xa lạ trở nên thân thuộc và thành tri kỉ )
-(Trong ‘’ người mẹ cầm súng’’, chị Út Tịch khi cùng chiến đấu với chồng đã nhủ chồng “ tôi chia lửa
cho đồng chí đó “)

2/ tiểu đội xe không kính :


-( Tình đồng chí, đồng đội gắn bó và yêu thương khiến ngta có cảm giác ấm áp của 1 bữa cơm gia đình
giữa Trường Sơn lộng gió, tiềm ẩn nguy hiểm)
-( tạo nên mối gắn kết tự nhiên giữa người đồng đội : bắt tay , gặp bè bạn, chung bát đũa,… )
-( hình thành và nuôi dưỡng trong mối quan hệ với lí tưởng cao đẹp của cả một thế hệ thanh niên
thời ấy, vì miền Nam, vì Tổ Quốc )

Ở thời nay có lẽ tiếng ‘’ đồng chí ‘’ đã trở nên quá phổ biến và dễ nhầm lẫn với các đại từ nhân xưng
khác.
Nói như thế để hiểu rằng vào những năm tháng chiến tranh, hai tiếng ‘’ đồng chí ‘’ có ý nghĩa rất thiêng
liêng, được đặt cao hơn tất cả những tình cảm thông thường khác của con người kể cả tình anh em, vợ
chồng,…
Bởi khi Tổ Quốc lâm nguy, bất kì ai có lương tri và trách nhiệm đều sẽ hiểu rằng cần đặt cảm xúc riêng tư
vào góc khuất để giữ tâm hồn để lo toan đất nước. Đó cũng là một lý do tạo nên sức nặng của hai tiếng
‘’đồng chí’’. Hơn nữa, khi là đồng chí, con người có thể cùng chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng sống
cùng chết nên tình cảm sẽ nảy sinh như một lẽ thường tình.

You might also like