You are on page 1of 1

BẾP LỬA

Ai cũng có một khung trời để nhớ, để thương, để đi xa vẫn luôn nhớ về. Và với nhà thơ Bằng
Việt, khung trời ấy gắn liền với những năm thăng tuổi thơ sống bên bà, cùng bà nhóm lên bếp
lửa ấp iu nồng đượm. Dù thời gian trôi qua, dù cuộc đời có đổi thay, hình ảnh bà vẫn sáng mãi
trong tâm hồn nhà thơ, trở thành điểm tựa thiệng liêng nâng đỡ ông suốt hành trình dài rộng
của cuộc đời. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “ Bếp Lửa “ được sáng tác năm
1963, khi nhà thơ đang theo học ngành Luật ở Liên Xô. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60
của thế kỉ XX và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ
Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên rất gần gũi
với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh. Bài thơ Bếp Lửa của ông gợi lại những kí ức tuổi
thơ một thời gian khổ, đói nghèo, chiến tranh, loạn lạc trong những năm tháng sống cùng bà.
Từ đó ca ngợi sự hi sinh, tần tảo, tình thương bao la bà dành cho cháu, đồng thời nói lên lòng
biết ơn, niềm thương nhớ khôn nguôi của người cháu.
*Cảm nhận về hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc cháu dành cho bà :
Tên bài thơ là Bếp Lửa, câu mở đầu cũng viết về bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh đầu tiên hiện lên
trong kí ức, là điểm sáng gợi nhớ, khơi dậy bao hình ảnh về tuổi thơ, về bà và về tình bà cháu:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Từ “ chờn vờn” vừa miêu tả hình ảnh lúc bếp lửa mới nhóm, có lẽ còn mong manh trong buổi
sương sớm vừa gợi cái nhạt nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Bếp lửa được thắp lên
bằng tất cả sự chăm chút, yêu thương của bà. “ Ấp iu” , kết hợp của “ ấp ủ” và “nâng niu” , một
sáng tạo từ mới mẻ đã thể hiện lên điều đó. Nó vừa gợi được sự gần gũi, ấm cúng của bếp lửa
vừa cho thấy đôi tay khéo léo và tấm lòng người nhóm bếp. Hình ảnh gắn liền với khung cảnh
bà tần tảo sớm hôm, lo cho con cháu. Hai cầu đầu đều nhắc đến bếp lửa, không trực tiếp nhắc
đến bà nhưng đọc lên ai cũng hiểu tác giả đang hồi tưởng về những tháng ngày yêu dấu, cùng
bà trải qua vất vả, khó nhọc của cuộc đời. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, qua câu thơ
này có lẽ cháu đã biết bà đã chịu nhiều cơ cực và không khỏi xót xa cho bà. Thương bà là cảm
xúc tự nhiên mà người cháu nào cũng có. Nhưng đứa trẻ ở đây không chỉ thương bà vì đó là bà
mình mà còn thương bà vì thấu hiểu được bà đã trải qua bao gian khổ, lận đận trong hành trình
nuôi cháu lớn khôn. Cháu kính trọng bà biết bao. Tình cảm cháu dành cho bà thật sâu sắc !

You might also like