You are on page 1of 19

TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP OLYMPIA

TIỂU LUẬN
So sánh sự giống và khác nhau của tình yêu trong văn học
trung đại Việt Nam với tình yêu trong văn học hiện đại

Họ và tên học sinh: Nguyễn Việt Hoàng


Môn học: Ngữ văn
Lớp: 12M3
Giáo viên hướng dẫn: Cô Trần Phương Thanh
Hà Nội, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................................. 1
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................................ 1
4. Phạm vi và cách thức nghiên cứu...................................................................................................... 1
4.1 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................................ 1
4.2 Cách thức nghiên cứu.................................................................................................................................... 2
5. Bố cục tiểu luận..................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG
Chương 1. Xuân Diệu & cái Tôi khao khát tình yêu.......................................................................... 3
1.1 Xuân Diệu........................................................................................................................................................... 3
1.2 Cái Tôi khao khát tình yêu........................................................................................................................... 4
Chương 2. Xuân Diệu - cái Tôi khao khát tình yêu được gửi gắm trong thơ................................5
2.1 Khao khát yêu đời, yêu thiên nhiên........................................................................................................... 5
2.2 Khát khao tình yêu đôi lứa........................................................................................................................... 6
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 8
Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
- Tình yêu là luôn là một đề tài hay và hấp dẫn đối với những tác giả
sáng tác cũng như những bạn đọc có sự yêu thích với tình yêu.
Ngoài ra, tình yêu luôn thay đổi thất thường, luôn khác biệt, mỗi
câu chuyện tình yêu của mỗi người lại khác nhau. Chính vì vậy,
mỗi câu chuyện tình yêu lại có một kết thúc khác nhau, vui có,
buồn có, hạnh phúc có, nuối tiếc có và chính điều đó đem lại nguồn
cảm hứng vô tận cho tác giả và những độc giả.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
-
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Phạm vi và cách thức nghiên cứu
4.1, Phạm vi nghiên cứu
- Khái niệm tình yêu
- Tình yêu trong văn học trung đại
- Tình yêu trong văn học hiện đại
4.2, Cách thức nghiên cứu
- Đọc những bài tiểu luận trước đã nghiên cứu về chủ đề này
- Tra cứu những thông tin liên quan
V. Bố cục tiểu luận
1. Giới thiệu vấn đề, vì sao chọn tình yêu?
2. Khái niệm tình yêu
3. Tình yêu trong văn học trung đại
4. Tình yêu trong văn học hiện đại
5. So sánh 2 thể loại văn học
6. Kết luận

Nội dung
Chương I: Tình yêu là gì?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu vấn đề, chúng ta cần hiểu được tình yêu là gì? Tình yêu đôi lứa
là gì và khác gì so với cái tình cảm còn lại?
- Tình yêu là cảm giác tuyệt vời nhất, sâu sắc nhất, và không thể diễn tả được
bằng lời dành cho một ai đó.
- Tình yêu là một thứ vô cùng mạnh mẽ. Khi bạn đang yêu, bạn luôn muốn ở
bên cạnh người đó, và khi không được ở bên cạnh, bạn luôn suy nghĩ về họ
bởi vì bạn cần người đó và nếu không có họ cuộc sống của bạn sẽ không thể
trọn vẹn.
- Tình yêu là một loại tình cảm không vụ lợi, không có giới hạn hay không có
điều kiện. Đó là khi bạn tin tưởng người khác bằng cả cuộc sống của mình và
bạn sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì cho họ.
- Khi yêu một ai đó, bạn không muốn gì hơn ngoài việc mong muốn họ hạnh
phúc, bởi vì bạn đặt người yêu lên trên hết. Bạn không giấu giếm họ bất cứ
điều gì và có thể nói bất cứ điều gì của bạn cho họ và ngược lại.
- Tình yêu có thể khiến bạn làm bất cứ điều gì và hy sinh tất cả những điều tốt
đẹp cho họ. Mọi thứ dường như tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn và tuyệt vời
hơn khi bạn đang yêu.
Tình yêu lứa đôi là tình cảm mà hai người dành cho nhau khi họ có tình cảm với đối phương,
họ có ham muốn được yêu thương, sở hữu đối phương. Tình yêu này khác so với những thể
loại tình cảm khác như yêu gia đình vì cùng chung một nhà, yêu nước vì mình yêu thương
những con người nước mình.
Chương II: Tình yêu trong văn học trung đại
Tình yêu trong văn học trung đại được thể hiện qua những chuyện tình, tác phẩm nổi tiếng
trong giới văn học, những chuyện tình lứa đôi với những cái kết có hậu những cũng có những
cuộc tình phải phai tàn do số phận nghiệt ngã hay nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tình yêu của Kim Trọng - Thúy Kiều
Sen xa hồ, sen khô hồ cạn,
Liễu xa đào liễu ngã liễu nghiêng.
Anh xa em như bến xa thuyền.
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi!
Lời ca dao nói về một mối tình đứng vào hàng đẹp nhất trong văn học Việt Nam: tình yêu
Kim Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Kim Trọng, Thúy Kiều gặp gỡ trong tiết thanh minh,
đôi trai tài gái sắc ấy cảm mến nhau trong những phút giây đầu tiên "Tình trong như đã, mặt
ngoài còn e". Tương tư Kiều, Kim dọn nhà về trọ đằng sau vườn Thúy. Mùa xuân năm ấy,
việc Kiều làm vương cành thoa cài đầu trong vườn đào đã thúc đẩy mối tình của họ và kỷ
niệm đáng nhớ ấy là đêm thề nguyền dưới trăng. Gia đình gặp biến cố, Kiều bán mình chuộc
cha, trao duyên cho Vân trong nỗi đau đớn, tuyệt vọng.
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Trong suốt mười lăm năm lưu lạc, ánh trăng thề nguyền đi suốt đời Kiều và cũng chừng ấy
thời gian, Kim Trọng vô cùng đau khổ và quyết lặn lội tìm người thương năm cũ.
Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi
Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê
.... Chưa chăn gối cũng vợ chồng
Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?
Bao nhiêu của, mấy ngày đàng
Còn tôi, tôi gặp mặt nàng mới thôi!
Kết thúc truyện, Kim Kiều đoàn viên nhưng lại nguyện là tình tri âm tri kỷ "Đem tình cầm
sắt đổi ra cầm kì". Tình yêu Kim Trọng - Thúy Kiều là bài ca về tình yêu tự do vượt ra ngoài
khuôn khổ lễ giáo, về khát vọng tình yêu mãnh liệt, chung thủy của con người.
Tình yêu Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga
Dù ai gieo tiếng ngọc
Dù ai đọc lời vàng
Bông sen hết nhụy bông tàn
Em đây giữ tiết như nàng Nguyệt Nga
Câu ca dao ca ngợi mối tình chung thủy sắt son được nhiều người Việt Nam biết đến, nhất là
người dân thuộc mảnh đất Nam Bộ: Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga. Được Lục Vân Tiên
đánh đuổi bọn cướp Phong Lai cứu thân mình khi trên đường về thăm cha, Nguyệt Nga rung
động trước người anh hùng hào hiệp, trượng nghĩa "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Ấp ủ
tình yêu thầm lặng, nàng gửi gắm tất cả tình cảm của mình vào bức tượng hình Vân Tiên.
Vân Tiên từ giã phản hồi,
Nguyệt Nga than thở: "Tình ôi là tình!
Nghĩ mình mà ngán cho mình,
Nỗi ơn chưa trả, nỗi tình lại vương"
Sau này vì từ chối Bùi Kiệm và con trai Thái sư đương triều, nàng bị dâng đi cống giặc Ô
Qua. Trên đường đi, Nguyệt Nga ôm bức tượng Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn. Câu
chuyện kết thúc có hậu khi nàng nương nhờ bà lão dệt vải thì Lục Vân Tiên thắng giặc Ô Qua
trên đường về bị lạc, ghé hỏi đường bà lão. Hai người gặp nhau trong niềm hạnh phúc.
Nàng bèn tỏ thiệt một khi,
Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay,
Thưa rằng: "May gặp nàng đây,
Xin đền ba lạy sẽ bày nguồn cơn.
Để lời thệ hải minh sơn,
Mang ơn trước phải đền ơn cho rồi.
Vân Tiên vốn thiệt là tôi,
Gặp nhau nay đã phỉ rồi ước mơ."
Tình yêu Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ
Nguyễn Trãi - đại thi hào, bậc anh hùng dân tộc - khi còn là học trò, trong một lần tình cờ đã
gặp Nguyễn Thị Lộ. Lúc bấy giờ người con gái xinh đẹp đang lên Thăng Long bán chiếu để
đỡ đần mẹ và em. Cảm mến người con gái, Nguyễn Trãi đọc bài thơ trêu ghẹo rằng:
Ả ở đâu ta bán chiếu gon,
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân thu phỏng độ chừng bao tuổi,
Đã có chồng chưa, được mấy con?
(Ghẹo cô hàng chiếu)
Người con gái lặng im giặt chiếu, đến khi đi mới ngoảnh lại mà đáp:
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Can chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân thu phỏng độ trăng tròn lẻ,
Chồng còn chưa có, có chi con!
Câu chuyện ghẹo cô hàng chiếu đã mở đầu cho cuộc tình duyên vừa thiết tha vừa đầy bi kịch
của hai người. Sau khi làm vợ lẽ Nguyễn Trãi, nhờ tài năng vượt trội, Nguyễn Thị Lộ được
vào cung làm chức nữ quan hầu việc cho vua. Trước bao lời đàm tiếu, bà gửi thơ cho chồng
để bày tỏ tình yêu và lòng chung thủy của mình. Nhưng do âm mưu đen tối của cuộc tranh
đấu quyền lực trong hoàng tộc nhà Lê, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đã chịu oan khốc tày
trời trong vụ án Lệ Chi Viên.
Tình yêu Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương
Chuyện tình một thủa giữa hai nhà thơ lớn của dân tộc đem lại nhiều thú vị cho người đời
sau. Lúc đó Nguyễn Du còn là cậu Chiêu Bảy phong lưu, hào hoa của tể tướng Nguyễn
Nghiễm, cha qua đời sớm, Nguyễn Du sống ở nhà người anh là quan Tham Tụng Nguyễn
Khản. Hồ Xuân Hương lúc đó tuổi còn thanh xuân, nổi danh tài nữ, sống ở Cổ Nguyệt Đường
gần Tây Hồ. Hai bài thơ "Mộng thấy hái sen" (Mộng đắc thái liên) được cho là Nguyễn Du
viết để tặng Hồ Xuân Hương:
I
Buộc chặt quần cánh bướm
Chèo thuyền con hái sen
Nước hồ sao lai láng
Mặt nước bóng người in
II
Hái, hái, sen Hồ Tây
Hoa gương trên thuyền đầy
Hoa tặng người mình trọng
Gương tặng người mình say
Nhưng thời cuộc xoay vần, tình duyên lỡ dở. Sau này, Nguyễn Du sống cuộc đời bế tắc, Hồ
Xuân Hương cũng lâm vào cảnh "hồng nhan bạc mệnh" cô độc, đơn chiếc. Bài thơ bà gửi
người cũ khi nghe tin ông được thăng chức quan xiết bao ngậm ngùi, da diết:
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
(Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu)
Tình yêu Phạm Thái - Trương Quỳnh Như
Phạm Thái là danh sĩ sống vào thế kỉ XVII - XVIII, mang tinh thần phục Lê, chống Tây Sơn.
Chuyện không thành, sau thời gian trốn trong chùa, chàng được một vị quan "bảo lãnh" và ra
làm gia sư nhà quan. Chàng quen người em gái của bạn mình là Trương Quỳnh Như - người
con gái tài sắc vẹn toàn. Hai người yêu nhau nhưng lại bị gia đình ngăn cấm, Quỳnh Như bị
ép gả cho người khác khi Phạm Thái về quê tìm người mai mối. Phẫn uất, nàng tự tử khi tuổi
còn thanh xuân. Đau xót khôn cùng trước cái chết của nàng, Phạm Thái viết Văn tế Trương
Quỳnh Như để tế người tình của mình với lời lẽ thống thiết, xúc động:
Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa
nụ, thu lẩn trăng rằm!
Lại có điều đau đớn thế. Nhà huyên ví có năm có bảy, mà riêng mình nàng đeo phận bạc, thì
lửa nguội nước vơi còn có lẽ.
Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một điểm, nguyệt có một vầng, mây có một đoá:
thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm làm một kiếp, mà ngơm ngớm chốn
non Bồng nước Nhược, chút gì không đoái đến cõi phù sinh!
.... Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên: mình long đong thân gái
liễu bồ, vì giận phận hoá buông xuôi tính mạng.
Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm: chua xót cũng vì đâu?
Bài Văn tế là bản bi ca về tình yêu dang dở, tiếng nói ai oán cho mối tình thắm thiết mà bị lễ
giáo ngăn trở. Sau đó, vì nhớ thương nàng quá đỗi và chua xót cho mối tình dang dở, Phạm
Thái còn viết truyện thơ Sơ kính tân trang kể về cuộc tình duyên giữa Phạm Kim và Quỳnh
Như nhưng với kết thúc có hậu: Sau khi tự tử, Quỳnh Như đầu thai chuyển thế thành Thụy
Chậu để nối duyên cùng người thương.
Tình yêu của thần y Lê Hữu Trác
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là thần y của y học cổ truyền nước Việt ta, sống vào thời
vua Lê chúa Trịnh. Xuất thân trong gia đình khoa bảng, gặp thời buổi loạn lạc, ông không
theo con đường làm quan của cha ông mà chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cho dân.
Thời trẻ, ông được gia đình se duyên cùng một người con gái con quan, cũng đã làm lễ ra
mắt. Nhưng cha đột ngột mất, ông phải rời Hưng Yên mà vào Hương Sơn (Hà Tĩnh) phụng
dưỡng mẹ già. Sợ phiền lụy đến người con gái vốn nhà khuê các, ông chủ động đem trầu cau
trả lại lễ. Thời gian trôi qua, Lê Hữu Trác yên trí rằng người ấy đã quên và đi lấy chồng, có
hạnh phúc riêng.
Vào tuổi 60, ông được chúa Trịnh Sâm vời ra kinh đô để chữa bệnh. Cuốn Thượng kinh ký sự
ghi chép lại những ngày tháng của ông ở kinh đô. Trong đó có đoạn viết:
"Một ngày kia, có hai lão ni đến chỗ tôi ngụ, nói rằng: Chùa Huê Cầu đúc chuông lớn, công
quả chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hoá. Thế rồi, một lão ni tự giới thiệu mình là trụ
trì chùa núi An Tử, còn lão ni kia thì giới thiệu mình là con gái quan tả thừa ty Sơn Nam, quê
ở Huê Cầu. Tôi nghe nói giật mình như tỉnh giấc mơ".
Bao nhiêu nỗi bàng hoàng vương vấn ùa về khi gặp người cũ. Gạn hỏi nguyên do tại sao lại
gửi thân nơi cửa Chùa, bà ni - người con gái đính ước năm xưa - chỉ nói: "Đã có người hỏi
mình làm vợ thì mình (coi như) đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ".
Ông hỏi bà có nguyện vọng, tâm tình gì không, bà chỉ xin ông một cỗ áo quan để lo chuyện
hậu sự. Cảm động thổn thức, Lê Hữu Trác viết bài thơ Gửi người tình cũ. Bài thơ được dịch
như sau:
Lỡ vô tâm khiến hận người
Giật mình gặp lại nụ cười xa xưa
Rồi đây ta mãi dày vò
Đoá xuân tàn tạ đâu ngờ mắt xanh
Kiếp này kết nghĩa em, anh
Mộng chung chăn gối âu đành kiếp sau
Phụ người? Ai phụ ai đâu
Tình ta, ta biết cho nhau – lỡ rồi…!
Vậy nên chúng ta có thể thấy tình yêu trong thơ trung đại đã có những nét đặc biệt, nổi bật
riêng của mỗi câu chuyện tình, không ai giống ai và cái kết cũng càng khác nhau. Những
chuyện tình này cho chúng ta thấy được sự nghiệt ngã của số phận, sự trái ngang, trắc trở để
đôi tình nhân đến được với nhau, nó khó đến chừng nào.

Chương III: Tình yêu trong văn học hiện đại (Văn học kháng chiến 1945-1970) 
Nếu như nói đến chiến tranh là nói đến sự khốc liệt, sự mất mát, những đau khổ,
những hy sinh lớn lao thì khi nói đến tình yêu ta nghĩ tới sự êm dịu, ngọt ngào hạnh, hạnh
phúc.

Tưởng như chiến tranh và tình yêu luôn đối lập nhau, trái ngược nhau, không khi nào đứng
cạnh nhau, cùng tồn tại. Nhưng chiến tranh bên cạnh những đổ nát, hoang tàn mất mát còn là
nơi để con người dựa vào nhau, khám phá ra nhau, phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn, để dành tình
cảm cho nhau. Như thế, trong chiến tranh tình yêu luôn xuất hiện như một liều thuốc làm dịu
những cơn đau, hóa giải những bạo lục, làm giảm bớt sự hy sinh và mất mát mà con người
phải ghánh chịu.

Chiến tranh tàn phá biết bao làng xóm, gia đình, tổ ấm hạnh phúc, nhưng chiến tranh cũng đã
chứng kiến biết bao mối tình thật đẹp, thật chân thành và nên thơ. Tất cả những điều đó đã
được các nhà văn, nhà thơ thâu tóm và đưa vào những trang viết của mình một cách rất sinh
động và chân thực và gần gũi đối với mọi người. Chiến tranh có thể hủy diệt mọi thứ trên
đường nó đi qua, song tình yêu như một sức mạnh không thể giập vùi, tình yêu ấy đã giúp
bao anh lính bộ đội cụ Hồ đã chắc tay súng để bảo vệ tổ quốc và có niền tin vào một ngày
mai đất nước độc lập thống nhất, tình yêu bị kìm nén ấy sẽ lại bùng cháy và thăng hoa cùng
dân tộc.

Tình yêu qua những trang viết của các tác giả có thể là sự chờ đợi của những người mẹ,
người vợ, người em với tình cảm ở nơi chiến tuyến, sự chờ đợi của họ có thể đo bằng chiều
dài của cuộc kháng chiến, nhưng họ vẫn chờ với một niềm tin son sắt thủy chung rằng “Ngày
mai anh ấy sẽ về”. Cũng có thể tình yêu ấy là một mối tình đẹp nảy nở từ chiến trường đầy
máu lửa của một cô thanh niên xung phong với một anh bộ đội cụ Hồ. Tình yêu ấy có thể là
một lời hứa vội vã trước khi lên đường nhưng cũng gieo vào lòng họ niềm tin vào một ngày
mai xum họp.

Trải qua bao nhiêu sự gian nan vất vả gian nan cùng với sự thống nhất nước nhà thì tình yêu
đã gặp lại tình yêu và có thể đâm trồi nảy lộc trên mảnh đất ngày trước là một chiến trường ác
liệt Tất cả những điều đó qua cây bút của các nhà văn nhà thơ đã hiện lên là một mảng nhỏ
của bức tranh nhiều màu sắc của cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Qua bài thơ “Sóng” nhà thơ
nữ Xuân Quỳnh gửi gắm những tình cảm của mình cho nửa kia của mình ở một nơi xa.

                                       
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
 
Đất nước đang bị cắt chia, vĩ tuyến mười bảy ngày và đêm đau đáu nỗi nhớ thương, nhưng
dẫu Bắc hay Nam thì trái tim vẫn hướng về nhau thật trọn vẹn một tình yêu chúng thuỷ. Xuân
Quỳnh viết cho chị hay còn viết cho những đôi lứa yêu nhau trong những ngày chia cách mà
tâm trạng đến thế:
Dẫu xuỗi về phương Bắc
   Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh-một phương
 
Tình yêu không chỉ giản đơn là nỗi nhớ mà còn là sự trăn trở, là khát vọng hoà hợp đến vô
biên, tuyệt đích đến vĩnh hằng:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng-Xuân Quỳnh)
Tình yêu lứa đôi sống trong không gian bao la của biển lớn và thời gian bất tận của muôn đời.
Người ta yêu nhau, và bên cạnh nghĩa vụ công dân, người ta còn đòi hỏi một tình yêu tuyệt
đối cho riêng mình:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
….
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
(Biển-Xuân Diệu)
Trong thời đại của Thơ Mới, Xuân Diệu đã là ông hoàng tình yêu, thời kháng chiến ông cũng
là một cây bút máu lửa của cách mạng, và bây giờ thơ tình yêu của ông vẫn nồng nhiệt và
chân thành như thế đó, như trái tim người đang yêu không chút đắn đo e dè, mà tại sao người
ta phải e dè khi tình yêu đôi lứa là một tình cảm đẹp đến thế.
 
 Tình yêu trong thơ giai đoạn chống Mỹ có đủ cả mọi cung bậc sắc, thái tình cảm đa dạng của
trái tim con người. Có nồng nhiệt khát kháo và cũng có e ấp ngại ngùng:      
        Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói chi
…Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.
(Hương thầm-Phan Thị Thanh Nhàn)
 
Chàng trai và cô gái với khung cửa sổ không bao giờ khép, với hương bưởi ngọt ngào và sự
yên lặng đầy ý vị trong buổi tiễn đưa. Họ yêu nhau dù chưa một lời thổ lộ, và mai này dù họ
cách xa thì hương hoa bưởi đêm chia tay vẫn theo họ không rời.
 
Tình yêu e ấp, không lời đành gác lại để chàng trai ra trận, nơi khung cửa sổ không khép kia
chắc cô gái vẫn dõi theo người đi vì đất nước. Họ trẻ quá, họ chưa dám nói lời yêu nhau
nhưng dám cầm súng lên đường giết giặc. Hương bưởi nói hộ tình yêu son trẻ ấy và là lời thể
son sắt, niềm tin cho buổi trùng phùng.
 
  Thời chống Mỹ, người ta dám “yêu nhau” trong thơ và cũng dám gác lại tình yêu ấy vì
nghĩa vụ đỗi với Tổ quốc. Tình yêu đôi lứa của hai trái tim nhưng không mang màu sắc vị kỉ
cá nhân mà thăng hoa rực rỡ vô cùng:
Cả vườn hoa ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”
(Cuộc chia ly màu đỏ-Nguyễn Mỹ)
 
Không chỉ những người đang yêu nhau mà ngay cả những đôi vợ chồng son trẻ cũng “dũng
cảm” rời xa nhau để đi theo tiếng gọi của miền Nam ruột thịt. Tình yêu đôi lứa bấy giờ không
đứng bên cạnh tình yêu đất nước nữa mà đã hoà quyện vào tình yêu đất nước vĩ đại. Tất cả vì
miền Nam thân yêu, tất cả vì Tổ quốc thống nhất, những trái tim tha thiết yêu thương ấy dằn
lòng để cất bước ra đi với lý tưởng rạng ngời.
 
   Cách chia là huy hoàng sắc đỏ như thế, và khi gặp lại cũng lấp lánh lạ lùng:
Em đẹp lắm như mùa xuân bừng dậy
Súng trên vai em cũng đẹp như em
Em ơi! Sao tóc em thơm vậy
Hay em vừa đi qua vườn sầu riêng
Ta yêu giọng cười em trong trẻo
Ngọt ngào như nước dừa xiêm
Yêu dáng em đi qua cầu tre lắc lẻo
Dịu dàng như những nàng tiên
Em là du kích, em là giao liên
Em chính là quê hương ta đó
Mười một năm rồi ta nhớ, ta thương
(Trở về quê nội-Lê Anh Xuân)
 
Người con trai sau bao năm đi xa nay trở về không khỏi ngẩn ngơ vì vẻ đẹp của quê hương và
cả vì người em hàng xóm năm cũ. “Em” đẹp không chỉ là vẻ đẹp hình thể, mà “em” còn đẹp
vì lý tưởng chiến đấu và vì tình yêu quê của “em”. “Anh” yêu “em” vì em là một phần của
quê hương và vì “anh” và “em” là đồng chí. Tình yêu mộc mạc, dịu dàng mà rất đối nên thơ.
 
      Đến giai đoạn này, người ta đã mạnh dạn bộc bạch tâm sự tình yêu của mình trong
thơ. Đó là những câu chuyện tình có mở đầu, có kết thúc, có những kỉ niệm và dạt dào cảm
xúc yêu thương.
 
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn, ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng
 
Giữa chặn đường hành quân gặp nhau chỉ kịp quay đầu nhìn lại mà vẫn thấy ấm mãi dù mưa
đầy trời. Không phải vì người ta không nhớ thương nhau mà vì trên vai mỗi người còn mang
nặng một trọng trách trong cuộc trường chinh của dân tộc.
 
      Để rồi tình yêu đối lứa ấy hoà trộn trong tình yêu đất Mẹ muôn đời:
 
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
(Quê hương-Giang Nam)
 
Dù phải vĩnh viễn cách xa nhau nhưng trái tim yêu không hề bi luỵ, người ta lại càng thêm
yêu và càng cầm chắc tay súng hơn trước quân thù.
 
      Tình yêu trong thơ thời chống Mỹ còn là những mối tình nơi “đầu sóng ngọn gió”, nơi
đầy khắc nghiệt của núi rừng và đầy bom rơi đạn lạc:
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn
 
(Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây-Phạm Tiến Duật)
 
Dù ở trong ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, tình yêu đôi lứa vẫn như một sợi
chỉ xanh óng ánh kết nối trái tim con người. Bom đạn không làm người ta sợ hãi, gian khổ
không làm người ta lùi bước, với tình yêu nóng hổi trong tim con người gửi tới nhau niềm tin
chiến đấu để chiến thắng quân thù bằng tinh thần thời đại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
 
 Tình yêu lứa đôi trong thơ giai đoạn 1945-1975 không huyễn hoặc đưa ru mà luôn thức tỉnh
con người hướng tới chân trời tươi đẹp. Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, khi mà có
những người đặt tình yêu lên bàn cân mà cân đo đong đếm, thì mỗi khi đọc lại những vần thơ
tình của một thời đã qua tôi lại thấy thêm yêu quý và tin tưởng vào tình yêu hơn bao giờ hết.
Dường như những vần thơ ấy đã khiến người ta khao khát một tình yêu chân chính cho đời
mình, khiến người ta muốn sống xứng đáng hơn vơi tình yêu đang có. Niềm tin và hoa hồng,
nước mắt và nỗi đau sẽ giúp con người vững chãi hơn trong phong ba bão táp, đúng như một
nhà thơ đã khẳng định:
Và yêu, tôi đã biết làm người”.
 
Tình yêu đôi lứa sẽ mãi là một đề tài bất tận của thi ca…
Chương IV: Văn học hiện đại (Mở rộng)
- Tuy nhiên tình yêu hiện đại không chỉ dừng lại trong thời điểm chiến tranh, nó
còn là chủ đề về mãi sau này. Hiện nay có rất nhiều cuốn sách, tiểu thuyết viết
về tình yêu, về câu chuyện tình cảm cũng những mối tình sâu đậm, bất hủ.
Tiêu biểu trong những số đó, chúng ta có:
- Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Chúng ta vẫn thường nghe rằng: "Tình chỉ đẹp khi tình dang dở/ Đời mất vui
khi đã vẹn câu thề". Nghe qua có vẻ nghịch lí. Vốn dĩ lúc nào sự trọn vẹn, viên
mãn trong tình yêu luôn là một kết cục đẹp mà bất cứ ai trong chúng ta cũng
đều mong muốn. Thế nhưng ở một khía cạnh khác, cái đẹp của sự trọn vẹn
trong tình yêu khác với cái đẹp của những mối tình dang dở ở chỗ: Sự nuối
tiếc.
Chính vì sự nuối tiếc, day dứt khôn nguôi ấy mà suốt bao thập kỉ qua, nhắc
đến tác phẩm "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", chúng ta lại thấy nao lòng
cho một mối tình đẹp nhưng đầy bi kịch. Câu chuyện viết về mối tình của
Meggie và vị cha xứ Ralph. Tình yêu của họ thật tuyệt vời nhưng cũng đầy
đau đớn và bất hạnh. Nỗi đau ấy xuất phát từ thân phận, địa vị và cả sự chi
phối của xã hội. Người ta vẫn không chấp nhận được một vị cha xứ lại vướng
lòng mình vào tình yêu nam nữ. Họ phản đối, họ lên án và họ chia cắt đôi tình
nhân. Meggie đã cố quên đi tình cảm của mình bằng cách kết hôn với Luke
O'Neill để chôn chặt tình yêu của mình mãi mãi. Thế nhưng có ai ngờ khi
Meggie và cha Ralph gặp lại, giữa họ lại bùng cháy mãnh liệt cảm xúc bấy lâu
nay. Và tấn bi kịch đã bắt đầu từ đó.
Trong lời đề tựa của tác phẩm có đoạn viết rằng: "Có một truyền thuyết về con
chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời
tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai
góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn
nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca
hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và hoạ mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một
không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian
lặng đi lắng nghe và chính Thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì
tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau
khổ vĩ đại. Ít ra thì truyền thuyết nói như vậy". Chúng ta thấy được rằng, dẫu
cho đớn đau, dẫu cho bất hạnh, những người yêu nhau vẫn luôn vượt qua, hi
sinh tất cả để tìm lại bên nhau. Không gì khác đó chỉ có thể là tình yêu đích
thực.
- Đồi gió hú
Nhắc đến những tác phẩm văn học kinh điển viết về tình yêu, chúng ta không
thể không kể đến tuyệt tác văn học của nước Anh: Tác phẩm "Đồi gió hú".
Một câu chuyện tình yêu ngang trái, bất hạnh nhưng hết sức mãnh liệt, nồng
cháy. Đó không phải là dòng chảy cảm xúc của sự lãng mạn, ngọt ngào một
cách êm ả, mà là từng dòng đổ của mạch cảm xúc nồng nhiệt nhất, dữ dội và
có phần "hoang dã". Tình yêu của Catherine Earnshaw và Heathcliff bao gồm
có sự hận thù, tuyệt vọng và vô cùng dữ dội. Cha của Catherine đã nhặt
Heathcliff về nuôi và xem anh ta như con đẻ. Sống bên nhau qua quãng đời
thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, giữa Catherine và Heathcliff đã nảy sinh tình
yêu - thứ tình cảm luôn âm ỉ trong trái tim họ. Nhưng rồi định kiến xã hội, địa
vị đã đẩy hai con người ấy ra xa nhau. Những ghen tuông, hờn giận, căm thù
khiến cho họ trở nên dày vò, đau đớn.
Có lẽ chuyện tình của Catherine và Heathcliff đúng như nhiều người đã nhận
xét: "Cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu". Khởi đầu để hai linh hồn bất hạnh tìm
về bên nhau, để cùng sống lại những cảm giác yêu thương còn đong đầy ở
trong lòng.
Gấp lại trang sách cuối cùng của tác phẩm "Đồi gió hú" đọng lại trong ta chỉ
còn lại hai từ: Ám ảnh. Ám ảnh cho một mối tình mãnh liệt nhưng đầy đớn
đau.
- Cuốn theo chiều gió
Tình yêu chân chính nảy sinh ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào, vẫn luôn
vẹn nguyên sức sồng nồng nhiệt. "Cuốn theo chiều gió" viết về mối tình của
Scarlett O'hara cùng với Rhett Butler, nồng cháy và mãnh liệt hơn bao giờ.
Giữa năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, giữa ranh giới bờ vực sự sống và
cái chết thì niềm tin và tình yêu cao đẹp lúc nào cũng là động lực, là sự thúc
đẩy để con người tiếp tục đấu tranh vượt qua, thách thức số phận. Dẫu muôn
trùng gian khó, dẫu gặp nhiều trắc trở thì vẫn không cản được bước chân của
những người yêu nhau tìm về bên nhau.
Trong cuộc đời này chúng ta không thể chắc chắn được điều gì là mãi mãi, là
vĩnh cữu. Chỉ biết rằng ngay tại giây phút này đây yêu và được yêu, để cùng
nhau đấu tranh, vượt qua gian khó và đến với tình yêu của mình, đó luôn là
điều tuyệt vời nhất. Không cần hứa hẹn một tình yêu mãi mãi, chỉ cần một trái
tim chân thành, chung thủy và hết lòng mà thôi.

Bên cạnh những mạch cảm xúc sâu lắng của chuyện tình giữa Scarlett và
Rhett, tác phẩm còn nói về tình yêu quê hương, nghị lực sống vươn lên của
con người. Bằng cách chuyên chở những giá trị nhân văn, triết lí sâu sắc ấy,
"Cuốn theo chiều gió" xứng đáng khi được liệt kê như một trong những cuốn
tiểu thuyết kinh điển hay nhất mọi thời đại.
-
Kết bài 
Tình cảm, tình yêu đôi lứa luôn là những đề tài cảm húng vô tận đối với tác giả bởi không có
một khái niệm nào có thể bao quát rõ ràng và đầy đủ về tình yêu. Vậy nên, tình yêu luôn sáng
tạo, luôn mới mẻ với những nhà văn, nhà thơ, hay kể cả những người đọc đam mê tình yêu.
 
 

You might also like