You are on page 1of 2

Đến “Chuyện kì ngộ ở Trại Tây”, đây là mối tình giữa chàng thư sinh Hà Nhân với

hồn hoa Đào, Liễu. Hà Nhân lên kinh đô để học, hàng ngày thường đi qua dinh tư
đổ nát tên Trại Tây và tại đây chàng gặp hai cô gái đẹp tựa thiên tiên tự xưng là
Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương và bị họ quyến rũ. Hà Nhân cùng hai cô gái
chung chăn gối quên cả học hành, từ chối cả chuyện lấy vợ do cha mẹ sắp đặt.
Chừng được một năm, hai nàng nước mắt tiễn biệt, chàng đến Trại Tây tìm chỉ còn
thấy đào, liễu tả tơi, hỏi ra mới biết các nàng là tinh hoa hoá thành. Câu chuyện
này có motif rất giống một số chuyện trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh
(Trung Quốc), đó là một chàng thư sinh nho nhã bỗng gặp, được các cô gái xinh
đẹp yêu mến, rồi cùng chung chăn gối.
-Có lẽ đó chính là ước mơ, khát vọng về tình yêu xứng đôi giữa tài tử, giai nhân,
khát vọng về tình yêu tự do, phóng khoáng, tự định đoạt giữa đôi bên, không có
ngăn cấm của gia đình và hủ tục “môn đăng hộ đối”.
đây đều là những mối tính trái với đạo đức, phép tắc Nho gia. Ngòi bút Nguyễn Dữ
viết một cách “bay bướm”, “hả hê”, “uyển chuyển”, để nhân vật bộc lộ một cách
say sưa. Vì ông là con người của Nho giáo nên không thể ca ngợi, chấp nhận hoặc
cho phép tình yêu lãng mạn, tình dục phóng túng, luyến ái phóng khoáng tồn tại
như là vốn có trong thực tế. Nhà văn phải cho nó tồn tại ở một thế giới khác và đó
là thế giới của những yêu ma không có thực. Đó cũng là nguyên nhân những nhân
vật sống không theo nguyên tắc lễ giáo phong kiến thì chỉ có thể là người đã chết
biến thành ma, tinh cây mà thành.
-Qua những câu chuyện tình yêu giữa người với yêu ma đó, tác phẩm thể hiện giá
trị nhân đạo sâu sắc: phản ánh số phận con người qua số phận người phụ nữ cho
dù đó là yêu, ma, hồn.
-Đề cao những khát vọng chân chính của người phụ nữ - khát vọng sống, khát
vọng tình yêu đôi lứa, Nguyễn Dữ cũng đồng cảm với những khát vọng ân ái của
con người.
Những người phụ nữ này chọn cách kiếm tìm và tận hưởng tình yêu, hạnh phúc
trần gian, kiếm tìm hạnh phúc với người trần thế sau khi mình đã thuộc về cõi
khác. Họ là ma, là tiên, nhập vào đời sống trần gian để tìm bạn tình, tìm người tri
âm, hưởng hạnh phúc, khoái lạc. Nhưng rồi tình yêu và hạnh phúc với họ cũng thật
ngắn ngủi, niềm khát khao rất "người " của họ sớm bị dập tắt, và họ đều phải nhận
những kết cục bi thảm:Hai nàng Đào, Liễu bị cơn giông bão dập nát không còn
hiện hồn được nữa;
Ngòi bút Nguyễn Dữ cũng phóng khoáng hơn khi đề cập đến tình yêu đôi lứa, khát
vọng tình yêu, nhục dục, những đòi hỏi bản năng của con người và qua đó ông đề
cao quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, với cương vị
là một nhà Nho, Nguyễn Dữ vẫn chưa thoát khỏi hẳn sự ràng buộc của đạo lí Nho
giáo, viết về tình yêu trai gái đầy say mê nhưng tất cả lại đi đến một kết cục bi
thảm
-Qua câu chuyện tình yêu ấy, Nguyễn Dữ cũng nói lên một mong muốn hết sức
chính đáng của con người thời ấy, họ khao khát yêu đương tự do, không có sự can
thiệp của gia đình và quan niệm môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Họ muốn tự do tìm hiểu, yêu đương, tự do ái ân và tự do định đoạt hạnh phúc. Dù
trong thời gian ngắn ngủi nhưng có thể nói chàng thư sinh Hà Nhân và hai hồn hoa
Đào, Liễu đã đạt được mong ước của mình, thỏa mãn khát vọng tình yêu, nhục
dục. Khi tiết đông đến, hoa cỏ tàn lụi, hai nàng cũng thác về đất, thương nhớ hai
nàng, Hà Nhân bán ít đồ của mình để làm lễ nhỏ và một bài thơ đưa tiễn hai nàng.
Câu chuyện ấy ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ giống như vừa tỉnh một giấc mộng vậy.

You might also like