You are on page 1of 8

ĐOÀ N CƠ SỞ HỆ 2

CHI ĐOÀ N DHY 51A

BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2020

Đề 1

Họ và tên: Nguyễn Hà My
Cấp bậc: H3
Chức vụ: Học viên

12/30/1899
Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã
làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị)?

Xuyên suốt cuộc đời, tôi luôn có tủ sách bên mình như một ngọn hải đăng
soi đường chỉ lối giữa biển tri thức cuộc đời. Mỗi một giai đoạn trong cuộc
sống, lại có một cuốn sách trở thành thứ ánh sáng được bật lên giả đáp cho
những trăn trở của tôi trước ngưỡng cửa mới của trưởng thành, cho tôi một sự
gắn kết vô hình và cũng nuôi lớn cảm xúc của tôi cho tròn trịa thêm để tôi có
lăng kính rộng hơn ngắm nhìn cuộc sống.

Năm 2017, tôi nhập ngũ, trở thành một cô quân nhân ở tuổi 18. Rời chân
bước ra từ lớp học bảng đen phấn trắng, lúc ấy chỉ biết đến trời cao mây trắng
và chiến tranh chỉ là những gì hiện lên trong trang giấy, trong sách vở. Thế rồi
lần đầu tôi sờ tay vào báng súng của khẩu súng mới được biên chế. Đầu óc non
nớt mơn mởn của tôi ngày ấy chỉ biết lặng thinh trong bộn bề cảm xúc, loay
hoay giữa từng cơn khắc khoải như sóng trào. Những ngày học sinh ấy, tôi vẫn
còn học về hòa bình như một thứ quý báu và trân quý biết bao; vậy mà giờ đây,
tôi cầm trên tay khẩu AK-47 đẫm mùi gió sương, học những bước chiến thuật
đầu tiên. Những ngày hành quân nắng cháy muốn rối đầu dần trôi, cuốn tôi đi
bẵng qua gần nửa năm trời; tôi như sực tỉnh khỏi cơn mê, thấy nước mắt rơi
nóng hổi trên đôi gò má khi đứng trước đám bạn sắp chẳng nhận ra mình. Tôi
lại trở về với những câu hỏi cũ, mình đang làm gì trong bộ quân phục, với đôi
cầu vai trên vai này thế? Hà Nội của tôi, của những ngày học sinh có còn đó cho
tôi không? Tôi tự mò mẫm câu trả lời trong từng trang sách. Tôi gặp những đám
trẻ “Quân khu Nam Đồng” của Bình Ca, Hà Nội hiện lên giữa một khu gia binh
trong những năm cuối cùng của chiến tranh, những cuộc chiến làm nền phụ cho
thưở hoa niên của nhân vật. Tôi cuốn theo cả cuộc hành trình của Nguyễn Ngọc
Tiến trong “Lính Hà” từ hè phố Hà Nội tới miền rừng hoang thốt nốt xứ Tây
Nam. Tôi đọc cả “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” một cô bác sĩ quân y đã thắp lên
ngọn lửa sáng từ ngòi bút của mình. Thế rồi tôi gặp Kiên trong “Nỗi buồn chiến
tranh” bước ra từ ngòi bút của tác giả Bảo Ninh. Một trong những tác phẩm đã
đưa tôi vào trong cuộc đời tôi đã chọn, đời lính.

Xuyên suốt Nỗi buồn chiến tranh là hình ảnh nhân vật chính - Kiên tìm
lại quá khứ, tìm lại cuộc sống đã trôi qua, tìm về chính sự ám ảnh với chiến
tranh, chết chóc. Cuốn sách là là sự ám ảnh dữ dội, đau đớn của nhân vật Kiên
những ngày sau giải phóng, là một cuộc đời bất hạnh sau những khúc ca khải
hoàn ngỡ thật hùng tráng của dân tộc. Nhân vật Kiên đã có những lời trải lòng
đầy cay đắng: “Nhưng mỗi người trong chúng tôi bị chiến tranh chà nát theo
một kiểu riêng, mỗi người ngay từ ngày đó đã mang trong lòng một cuộc chiến
tranh của riêng mình nhiều khi hoàn toàn khác với cuộc chiến đấu chung, những
nhìn nhận mà sâu trong lòng cực kỳ khác nhau về con người, về thời đại chiến
trận, và đương nhiên mỗi người một số phận hậu chiến.” Tôi bị cuốn theo cảm
giác hoang mang, tiếc nuối, tuyệt vọng… với những câu hỏi cứ mãi quẩn quanh
mà có lẽ vĩnh viễn, dù con người có cố công tìm kiếm bằng cách nào, cũng
không ra lời đáp.

Nhưng nếu chỉ là một tiếng khóc thương cho thế hệ quyết hi sinh vì độc
lập dân tộc trong những tháng năm bom đạn ấy, thì tác phẩm cũng chỉ như
những tập sách khác trên kệ tủ. Tôi cho rằng, cái đẹp nhất của nghệ thuật là cho
phép người ta đi tìm cái đẹp riêng cho chính mình qua mỗi tác phẩm. Khi đọc
những dòng “Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi
buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiểu buông
trên bến sống bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu có thể làm
người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ…” tôi thấy một tâm hồn vẫn đầy
nên thơ của Kiên. Tôi để cho nỗi buồn đầy ma mị ấy mê hoặc. Có lẽ, tác phẩm
làm tôi kinh ngạc bởi phẩm chất văn học cũng như nhà văn Nguyễn Khải đã
nói: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giái trị tư tưởng của nó.
Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không
phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy.” Sự độc đáo của tác phẩm không
chỉ đơn thuần thuộc về nội dung mà còn là ở phần nghệ thuật. Không chỉ đơn
thuần tìm ra cái mới trong hình thức mà còn xuất phát từ các mới của nội dung.
Cả tác phẩm toát lên cốt cách riêng, phong vận riêng đầy mới lạ của tác giả, bởi
vật nên nó dễ dàng tác động mạnh mẽ vào người tiếp nhận. Bảo Ninh chọn lối
kể chuyện kể ra từ tâm tư nhân vật, thể hiện câu chuyện qua lăng kính đầy chủ
quan, cái cá nhân của mình, nhưng mặt khác vẫn phải gắn bó với cuộc sống để
không đẩy sự mới lạ lên thành cá nhân chủ nghĩa.

“Nỗi buồn chiến tranh” cũng là một lời thức tỉnh, nhắc tôi về một cuộc
chiến thứ hai mà cựu chiến binh phải trải qua, một cuộc chiến mà thế hệ chúng
tôi vô tình đã lãng quên, đó là những người lính của ngày cũ ấy đã luôn phải
gồng mình cùng đất nước bước sang trang mới sau trận bể dâu. Thế rồi tôi lại có
cơ hội tới thăm Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng, tôi gặp họ,
những người vĩnh viễn mắc kẹt lại trận chiến. Chiến tranh đã tước đi của họ cả
một cuộc đời trước mắt bằng những thương tật cả thể chất và tinh thần, những
người vẫn mặc trên người bộ đồ lính không cầu vai đầy tự hào nhưng vĩnh viễn
không thể cởi bỏ xuống để trở về bên người thân sống trong những tháng ngày
hòa bình mà chính họ, hơn ai hết đáng được hưởng. Tôi như bừng tỉnh ra, hóa ra
những ngày hòa bình mình đang sống, đã được trả bằng cái giá đắt nhường ấy.
Có lẽ, những đau thương dân tộc đã vô tình bị ngày hôm nay một phần lãng
quên. Bởi vì trong thế hệ tôi, khi tiếp xúc với nền văn hóa phẳng trên toàn thế
giới, tôi được biết tới những tác phẩm phản chiến, tôi được dạy chiến tranh là
cái ác. Cũng có đôi lần tôi hoài nghi lắm, khi cầm cây súng trên tay. “Nỗi buồn
chiến tranh” cho tôi hiển ra, có những cuộc chiến cần thiết để đấu tranh, chiến
tranh giải phóng dân tộc. Dù mô tả chân thực bản chất của bạo lực và tàn nhẫn
của chiến tranh nhưng nó vẫn cho thấy sự chính nghĩa của những người tham
gia chiến tranh, những người lính Việt Nam.

Tiếng khóc tới xé lòng của Kiên luôn diễn ra trong thinh lặng. Kiên lang
thang giữa thời bình trong sự mê muôi, nghiện rượu, cô độc và bị quá khứ săn
lùng, quá khứ của những ngày bơm rơi đạn lạc. Hình ảnh chết chóc, những nhân
dạng không còn nguyên vẹn, những cái chết cực kỳ thảm khốc, dữ dội do bom
đạn gây ra,… Sự tiếc thương vô hạn, đau đớn dành cho những người đã nằm
xuống, những người còn nằm lại nơi chiến trường năm xưa. Cảm giác hoang
mang, tiếc nuối, tuyệt vọng… với những câu hỏi về đời, về người, về lý tưởng
sống mà có lẽ vĩnh viễn, dù con người có cố công tìm kiếm bằng cách nào, cũng
không ra lời đáp. Tác phẩm chuyển động tịnh tiến rồi quay ngược lại thời gian,
kéo gục tâm tư tôi bởi tâm trí một người đàn ông, lạc lõng trong ngục tù của
riêng mình rồi lại khơi dậy tinh thần nhiệt huyết của tôi khi khí thế trong Kiên
thức dậy. “Nỗi buồn chiến tranh” là những áng văn của nỗi tuyệt vọng, nhưng
cũng là của hi vọng. Bởi sau cùng, Kiên vẫn là người còn sống, người được ở
lại so với những người đồng đội đã nằm xuống.

Không đi theo lối hào hùng hóa chiến tranh, đưa hình tượng người lính
thành phi thường; Bảo Ninh khắc họa một cuộc chiến đầy nghiệt ngã với một
người lính đầy khiếm khuyết. Thế nhưng, cuộc chiến nội tâm của nhân vật
Kiên, cho thấy một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc của tuổi trẻ được hun đúc hình
thành dần qua cả trải nghiệm bản thân nhân vật chứ không chỉ đơn thuần là vì
sự thôi thúc của nghĩa vụ Tổ quốc như những hình tượng anh hùng được lí
tưởng hóa. Tôi nghĩ đây chính là chất ngọc trong tác phẩm đầy chai sạn của Bảo
Ninh. Đó là chiến tranh dù đáng sợ thế, dù gai góc thế nhưng tuổi trẻ vẫn dám hi
sinh. Dù sống trong buồn bã nhưng nếu chọn lại, Kiên vẫn sẽ chọn một lần dấn
thân vào cuộc chiến, vào khói lửa, bởi chính ngọn lửa ấy đã hun đúc nên hình
hài tâm hồn người lính. Dù là một sự lựa chọn không mĩ miều nhưng những
người trẻ vẫn hăng hái, chọn lựa cho mình để được sống cùng Tổ quốc, cùng
dân tộc bước sang trang mới, được là một phần của vận mệnh quốc gia. Tác
phẩm dậy lên một chân lí đầy hùng tráng giữa nỗi niềm u uất. Tôi cho rằng, sự
sẵn sàng sau khi biết sự thật trần trụi là cao đẹp hơn cả, giống như khi yêu trọn
vẹn ta sẽ ôm lấy cả những khiếm khuyết nhỏ nhất. “Những ngày tháng đau
thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người,
những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao chúng ta cần phải bước vào chiến tranh,
chúng ta cần phải chịu đựng tất cả và hy sinh tất cả. Ngày mà tất cả đều còn rất
son trẻ, trong trắng và chân thành.” Đó là sự tự nguyện đầy thuần khiết. Một lối
chơi đùa với con chữ và nhào nặn ý tưởng đầy tài tình và tuyệt diệu cuả Bảo
Ninh có lẽ đã định hình cho cả thế hệ như tôi một lý tưởng sống. Và thế là, tôi
đã có câu trả lời cho riêng mình, cho chiếc cầu vai tôi đeo trên bộ quân phục
mỗi ngày.
Câu 2: Nếu được chọn làm Đại sức Văn hóa đọc, anh (chị) có kế hoạch
và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

Chắc hẳn, chúng ta đều biết đến người phũ nữ tài năg Oprah Winfrey,
người duy nhất được Times bầu chọn là một trong những nhân vật có ảnh
hưởng nhất thế giới suốt 6 năm liền (2004 - 2009). Oprah cũng từng được biết
đến như một trong những người Mỹ gốc Phi giàu nhất thế kỷ 20. Tài năng của
nữ hoàng talk show được thể hiện qua câu lạc bộ sách Oprah Winfrey, được
mệnh dang là câu lạc bộ “thay đổi cả thói quen đọc của nước Mỹ”. Đây là câu
lạc bộ thảo luận sách, thuộc một phần của chương trình American talk show.
Oprah Winfrey đã mở ra CLB sách từ năm 1996 với mục đích giới thiệu cho
khán giả những tác phẩm mới và tạo diễn đàn để mọi người cùng thảo luận nó
vào mỗi tháng. Vì đây là chương trình giới thiệu sách phi lợi nhuận nên nó rất
được khán giả hoan nghênh.

Nếu trở thành đại sứ văn hóa đọc, điều tôi sẽ biến mô hình trên của Oprah
thành sự thật với môi trường xung quanh. Xuất phát từ đặc điểm cơ bản, đọc
sách cũng giống như mọi hoạt động khác, đều được chúng ta ưu tiên lựa chọn
khi liên quan tới những gì chúng ta đang quan tâm. Vậy làm thế nào để khuyến
khích mọi người cầm một cuốn sách lên? Hãy giới thiệu cho công chúng, hãy
đưa ra những sựa lựa chọn để họ chọn. Nếu định kì, có một cuốn sách về chủ
đề, lính vực khác nhau được giới thiệu, được tóm tắt nội dung và được nêu cảm
nghĩ, chắc chắn sẽ nhiều người bắt đầu chọn cho mình một quyển sách hơn. Mô
hình câu lạc bộ sách sẽ là phương tiện để giao tiếp tới mọi người, một câu lạc
bộ không chỉ gói gọn dành riêng cho một số người mà dành cho tất cả mọi
người. Câu lạc bộ nắm vai trò tổ chức, thực hiện các hình thức giới thiệu sách
khác nhau như mở talk show định kì với khách mời là những người truyền cảm
hứng cho giới trẻ, cùng ngồi xuống, nói về cuốn sách họ yêu thích.

Tác giả Mỹ Kathleen Rooney đã viết quyển sách đầu tay của mình mang
tựa đề Reading with Oprah: The Book Club That Changed America để thay lời
khen tặng đến CLB sách hết sức ý nghĩa của Oprah. Kathleen mô tả nữ hoàng
talk show như một “trí tuệ Mỹ” đi tiên phong trong việc sử dụng phương tiện
truyền thông, đặc biệt là truyền hình và internet để khơi dậy thói quen đọc sách
trong cộng đồng. Và rằng: chương trình của Oprah đã khiến những người trước
đây chưa từng đọc sách phải bắt đầu thay đổi. Website CLB sách Oprah
Winfrey thu hút đến 2 triệu thành viên và nó đã trở thành diễn đàn để cư dân
mạng chia sẻ những suy nghĩ của mình về các tựa sách nổi tiếng, cũng như đọc
các đoạn trích hay thậm chí để nhận được những lời khuyên, đại loại như “làm
sao đọc những quyển sách khô cứng” hoặc nhờ mọi người phân tích những ý đồ
sâu kín của các đoạn trích.

Có thể thấy, truyền thông đóng vai trò to lớn trong tạo làn sóng văn hóa
hiện nay. Tất cả mọi người đều có trong tay công cụ truyền thông đầy tính đa
năng, đó là mạng xã hội. Tính cá nhân hóa của mạng xã hội sẽ khiến mọi người
dễ dàng chia sẻ câu chuyện của riêng mình, từ đó tôi sẽ tổ chức các sự kiện tạo
thành phong trào để mọi người hưởng ứng. Như tổ chức cuộc thi viết về cuốn
sách đầu tiên của mỗi người, phòng trào kể tên các đầu sách đã đọc theo thứ tự
từ A-X,… Tuy nhiên, để nâng cao văn hóa đọc, đầu tiên vẫn cần khích lệ để
mọi người bắt đầu đọc sách. Khi thật nhiều người chia sẻ về cuốn sách đầu đời,
tả về những trang sách đầu tiên để trải nghiệm những cảm xúc đa dạng, những
kỉ niệm xung quang cuốn sách, lí do học bắt đầu tìm kiếm những cuốn sách
khác,… Câu chuyện về sách sẽ thôi thúc những người chưa từng có thói quen
đọc sách bắt đầu đứng lên tìm cho họ những quyển sách cho riêng mình. Theo
tôi, giá trị cốt lõi của đọc sách là đi tìm được chính bản thân và chỉnh sửa bản
thể ấy bằng những gì đọc được. Mỗi người sẽ có một cách cảm nhận rất riêng về
một cuốn sách bởi đọc sách là đọc ra con người. Chính vì vậy, khi chia sẻ cuốn
sách mình đã đọc giống tạo ra môi trường để mọi người tìm hiểu về nhau. Giá
trị của những phong trào đem lại sẽ là sự kết nối chặt chẽ giữa mọi người, từ đó
nguồn năng lượng ấy sẽ được lan tỏa.

Có thể nói ngắn gọn, tôi hướng đến mô hình như một mâm cỗ đầy của đại
tiệc sách. Mỗi người tới tham dự buổi chiêu đãi sẽ đem tới món ăn mình thích
nhất, đó là cuốn sách họ thật tâm đắc. Và những người dự tiệc khác sẽ đều được
thưởng thức một bữa tiệc buffet với thật nhiều lựa chọn và họ chọn riêng những
món ưa thích đặt vào đĩa mình. Tuy nhiên có những món ăn đặc biệt sẽ được
giới thiệu bởi những người có tiếng nói trong một lĩnh vực nhất định, được đưa
ra qua cách mở talk show, hay bằng vlog – video chia sẻ về cuộc sống, cảm
nghĩ cá nhân của một người,… Sử dụng các hình thức đa dạng của thông tin
như hình ảnh, video, âm thanh,… để truyền tải thông điệp tới mọi người theo
một cách tích cực nhất.

Hiện nay, có rất nhiều phố sách, hội chợ sách thường xuyên được tổ
chức, những lời kêu gọi đọc sách… tất cả đều nhằm mục đích kích thích văn
hóa đọc tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của
công tác này vẫn chỉ như cào trên bề nổi của tảng băng. Trong bối cảnh ấy,
những chuyển biến nhỏ lẻ hơn và mang tính chiều sâu hơn vẫn đang diễn ra và
góp phần đặt nền móng mới cho sự phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam.
Internet đã đưa các độc giả đến với nhau và liên kết thành những cộng đồng lớn,
có tiếng nói độc lập và mạnh mẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường sách. Bởi
vậy tôi muốn xây dựng một cộng đồng đọc mạnh mẽ và có uy tín. Nhóm độc
giả này sẽ đóng góp tiếng nói giúp định hình văn hóa đọc. Những phản hồi có
chất lượng từ cộng đồng độc giả sẽ được lắng nghe hơn các nhà phê bình và nhà
báo. Tại sao tiếng nói có chất lượng của một độc giả có gu đọc sách lại có uy tín
đến vậy? Bởi vì một độc giả không bị gắn các nhãn mác đã kể trên không bị
ràng buộc bởi các quyền lợi và trách nhiệm, do đó tiếng nói của họ là độc lập,
không vụ lợi và chân thật với chính mình ở mức độ nào đó. Đây là những tố
chất mà các độc giả khó tìm kiếm được ở các nhà phê bình và nhà báo có danh
tiếng.
Những chuyển mình của văn hóa đọc tại Việt Nam gần đây cho thấy tín
hiệu đáng mừng. Văn hóa đọc cần được nâng cao không phải bởi lượng mà bởi
chất, cần đưa cho họ cái hay, cái khiến họ thích thú chứ đừng đơn thuần đặt
nặng xuống một từ “sách” và bó buộc người đọc trong cảm tưởng tri thức giả
mạo mà ít người thực lòng muốn tiếp nhận. Chúng ta khuyến khích đọc nhiều
sách, có hàng trăm những bài học dạy cách đọc nhanh,.. Tuy nhiên, những
quyển sách khêu gợi được ta nhiều ý nghĩ đột ngột, lạ lùng và mới mẻ, dù ta
không thể nhìn nhận tư tưởng của tác giả, ta cũng không sao tránh khỏi những
bâng khuâng và hoài nghi, hoặc trong nhất thời đưa đến cho ta những vấn đề mà
xưa nay ta chưa từng để ý đến, đều là những thứ sách làm giàu thêm cho ta về
kinh nghiệm, về tư tưởng và về tài liệu. Những cuốn sách ấy mới là thật hay,
thật xứng đáng để ngồi xuống và đọc sách. Nếu vậy, có lẽ chỉ vài cuốn thôi, là
đủ rồi.

Tôi hi vọng, sách trở thành kênh học tập, giải trí, trao đổi thông tin, bồi
đắp tri thức có vai trò quan trọng và được đầu tư phát triển cả về chiều sâu lẫn
chiều rộng ở Việt Nam trong thời gian tới.

You might also like