You are on page 1of 4

Đề bài: Cảm nhận của em về tình đồng đội qua truyện ngắn “Những ngôi sao

xa xôi” của Lê Minh Khuê. Theo em, truyện ngắn và đoạn thơ gặp nhau ở
điểm nào ?

“Đồng đội xa

Là hớp nước uống chung

Nắm cơm về nữa

Là chia nhau một trưa nắng một chiều hôm

Chia khắp anh em mẩu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau nụ cười, chia nhau cái chết”

(“Giá từng thước đất” – Chính Hữu)

Nguyễn Đỗ An Khương- Lớp 9a16

Một tác phẩm văn học có sống mãi trong tấc lòng biết bao bạn đọc hay không, nếu nó
không bám rễ sâu vào mảnh đất hiện thực màu mỡ, âm thầm hút lấy nguồn nhựa sống
dồi dào mãnh liệt ? Một tác phẩm văn học, có trường tồn mãi với năm tháng bạt ngàn
hay không, nếu nó hoàn toàn chỉ là những hiện thực méo mó, nếu nó chỉ chứa đựng
những rung cảm hời hợt ? Và ắt hẳn, khi đến với “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh
Khuê, với tình đồng đội gắn bó đã để lại ấn tượng đẹp trong độc giả, khẳng định sức
trường tồn của mình. Có lẽ, truyện ngắn trên đã gặp gỡ ở điểm chung, về tình-đồng-

đội-giữa-năm-tháng chiến tranh, với bài thơ “Giá từng thước đất của Chính Hữu trong
những câu thơ sau:

“Đồng đội xa

Là hớp nước uống chung

Nắm cơm về nữa

Là chia nhau một trưa nắng một chiều hôm

Chia khắp anh em mẩu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau nụ cười, chia nhau cái chết”


Tiếp cận chiến tranh, miêu tả chiến tranh có nhiều cách, của nhiều người. Tuy nhiên,
chiến tranh đã đi qua, cái gì từ những trang văn còn lại ? Nó có là hiện thực khốc liệt của
chiến tranh, là những người lính phải hy sinh, là những dư tàn mà chiến tranh để lại
cho những con người sống trên mảnh đất ấy, là bầu trời đen ngòm mùi thuốc súng gây
ám ảnh cho những thế hệ ? Nó có là ca tụng những người cách mạnh đã dám hy sinh
bản thân, hy sinh đất nước để đuổi theo chân lý cao cả về lẽ sống đẹp ? Nó có là sự mất
mát, tang thương, nỗi dằn vặt của mỗi người lính khi rời xa chính gia đình, quê hương
thân yêu của mình ? Đương nhiên rồi, nó còn là vẻ đẹp của tình đồng đội, dựa dẫm vào
nhau để bươn chải những ngày sống tiếp theo, giữa ngày tháng cơ hàn, giữa nỗi thống
khổ về trách nhiệm con người trong gia đình, giữa nỗi sợ hãi về cái chết, để lấp đầy
những khoảng trống trong tâm hồn nhau. Và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh
Khuê ra đời để làm việc ấy, để lấp-đầy-khoảng-trống, hiện lên bức tranh đẹp về tình
cảm gắn kết giữa những cô gái phá bom. Cũng cùng chủ đề ấy, Chính Hữu viết nên “Giá
từng thước đất”. Ra đời giữa những năm tháng chiến tranh, hai tác phẩm gieo rắc
những cảm xúc tích cực về khoảng thời gian chiến tranh ấy, khắc họa thật đẹp tình
cảm keo sơn ấy.

“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê – khoảng trời của những người con gái, sợi
dây tình cảm của những thiếu nữ xung phong. Tình đồng đội, đoàn kết sáng rực lên
giữa bầu trời đen tối của chiến tranh. Ta cảm nhận về tình cảm của Phương Định: “Tôi
moi đất, bế Nho đặt trên đùi mình”. Và cô cảm nhận: “Nó không giống que kem trắng
của tôi khi nãy nữa”. Đó là Nho qua cái nhìn của Phương Định, một cái nhìn đầy xót
thương, thương cảm. Nỗi đau của đồng đội hay cũng là nỗi đau của chính mình. Cô ân
cần, chăm sóc chu đáo cho đồng đội. Cô mê hát lắm, nhưng giờ đây cô không hát nữa
rồi hay không thể hát nữa, ngay cả khi Thao yêu cầu – “Tôi không muốn hát lúc này”. Vì
sao ư ? Vì đồng đội đã đổ máu cho sự độc lập, tự do của đất nước. Cái thiêng liêng cao
cả ấy nào có lời nói diễn tả được trọng vẹn. Hay liệu, vì lo lắng cho đồng đội bị thương,
cô không còn tâm trạng để hát nữa. Tiếng hát là gì, và vì sao người ta lại muốn hát ?
Tiếng hát tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc hay cũng là mong muốn được niềm vui,
hạnh phúc. Điều này chắc chắn sẽ lý giải được trong trường hợp này. Phương Định
chẳng còn muốn hát, vì cô buồn lắm, cô chỉ còn tâm trạng lo lắng, bất an cho đồng đội.
Ở Phương Định luôn sáng ngời tình đồng đội thắm thiết. Cô luôn yêu thương trìu mến
và quan tâm đến đồng đội, điều đó còn thể hiện ở những điều khac. Cô luôn yêu
thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao
điểm chưa về đến về nỗi nói “như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu
chị Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu nhưng khi
chiến đấu thì rất dũng cả. Trong công việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương
quyết và táo bạo. Với Nho, cô em út của tổ trinh sát thì Phương Định rất muốn bế trên
tay “Trông nó nhẹ mát như một que kem trắng”. Biết bao trìu mến, yêu thương trong
cái nhìn ấy. Đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến

5sĩ mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra trận. Với cô đó là “những người đẹp nhất,
thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao
trên mũ”. Tình đồng chí đồng đội của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng
quý! Có lẽ chính nhờ những điều này đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình.

Có lẽ, tình đồng đội đồng chí giữa những ngày tháng cơ hàn, vất vả trong chiến
tranh là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho những người nghệ sĩ. Tiếp theo dòng
chảy văn học ấy, Chính Hữu viết nên những dòng thơ “Giá từng thước đất”:

“Đồng đội xa

Là hớp nước uống chung

Nắm cơm về nữa

Là chia nhau một trưa nắng một chiều hôm

Chia khắp anh em mẩu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau nụ cười, chia nhau cái chết”

Chính Hữu định nghĩa về đồng đội, hay chính xác hơn, tình đồng đội như thế nào ? Đó
là những “hớp nước uống chung”, là “năm cơm về”, là sự chia sẻ. Chia sẻ như thế nào và
chia sẻ vê cái cái gì ? Đâu chỉ là chia sẻ những giá trị vật chất, chính sự chia sẻ giá trị về
tinh thần mới tạo nên sự đồng đội trong tâm hồn của những con “đồng chí”. Nhà phê
bình Hoài Thanh có viết: “Hầu hết những người manh ba lô lặng lẽ đi khắp nẻo đường
kháng chiến trong một quyển sách nào đó thế nào cũng có ít bài thơ... Trong cuộc chiến
nhân dân của của chúng ta, tiếng súng, tiếng thơ cùng hòa điệu.” Những người cầm bút
lúc này sẽ là những người chiến sĩ dùng ngòi bút mà xông pha chiến trận. Họ khỏa đầy
tâm hồn những con người ấy bằng các câu từ. Đối tượng mà họ viết là những người
lính, và họ viết về chính những người lính ấy để nâng đỡ những người lính. Bằng vài
câu thơ đẹp về tình đồng chí, về những hình ảnh được gợi mở, Chính Hữu đã thành
công trong việc này

Những người lính, những cô thanh niên xung phong đã thật sự để lại trong lòng người
đọc ấn tượng khó quên về tình cảm keo sơn gắn bó giữa những con người ấy. Đó đâu
chỉ là nam giới, là những chàng lính, đó còn là nữ giới, là những cô thanh niên xung
phong. Họ hiện lên thật đẹp bởi lý tưởng cao cả của họ, bởi tình cảm giữa những con
người ấy. Hai bài thơ gặp nhau ở điểm chung ấy, về tình cảm cao cả, đáng quý họ dành
cho nhau giữa những ngày tháng cơ hàn, cực khổ, giữa những năm tháng chiến tranh.

Như mặt trời sưởi ấm những ngày đông lạnh giá, như mặt trăng soi sáng cho những
đêm mịt mỳ, văn chương len lỏi và thắp sáng những góc khuất trong trai tim của
độc giả, những tâm hồn trơ trọi ấy đến với cõi chân-thiện-mỹ, cái cõi của nhiệm màu
và hạnh phúc. Thế nên, những tác phẩm trong thời kỳ văn học cách mạng luôn lấy
con người là đối tượng trung tâm, đặc biệt là những người lính, viết về họ, ca ngợi
họ và củng cố tinh thần họ. Đâu chỉ có thể, đó còn là để những người đọc như
chúng ta sau này cảm nhận vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp của những con người ở chiến
trường. Hai tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và”Giá từng thước
đất” đã hoàn thành trọn vẹn cái nhiệm vụ cao cả ấy của văn chương.

You might also like