You are on page 1of 7

"Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên…

Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc
trong tâm trí tôi". (Tô Hoài). Và vì thế, giữa những triền đồi hoa nở nơi núi rừng Tây Bắc trong
“Vợ chồng A Phủ”, ta như sống cùng với những mộng tưởng không thành của nàng Mị xinh đẹp,
để rồi tâm hồn cứ mãi khắc khoải ngôn nguôi trong những con chữ viết về khoảnh khắc đêm
xuân năm ấy, Mị thả hồn mình vút bay theo tiếng sáo, cất lên lời vọng thiết tha về sức sống tiềm
tàng trong chính mình qua đoạn trích: “Tiếng chó sủa xa xa…mày muốn đi chơi à”
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của
nền văn học Việt Nam hiện đại viết về hiện thực cuộc sống, con người. Tác phẩm “Vợ chồng A
Phủ” được Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập truyện Tây Bắc và là thành quả của chuyến
đi thực tế dài tám tháng cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc. Truyện đã tái hiện đầy chân thực về
cuộc sống cơ cực, đau đớn của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ác thống trị của thế lực
phong kiến, chèn ép con người đến cùng cực. Cũng ở đó, nhà văn đã gieo vào lòng người đọc
một niềm tin về sức sống mãnh liệt luôn ẩn tàng bên trong con người thông qua những dòng viết
về Mị giữa đêm tình mùa xuân.
Như hội tụ tất cả những vẻ đẹp của Tây Bắc, ta sẽ chẳng thể nào quên hình ảnh một nàng Mị
đầy trẻ trung, xinh đẹp với tài thổi sáo đến mê hồn, khiến bao chàng trai đến “đứng nhẵn chân
vách đầu buồn Mị”, thậm chí “ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị không chỉ chăm làm, chịu
thương chịu khó mà còn tràn đầy một trái tim hiếu thảo, không ham giàu sang phú quý. Mị
không chỉ chăm làm, chịu thương chịu khó mà còn tràn đầy một trái tim hiếu thảo, không ham
giàu sang phú quý.Cô gái mạnh mẽ ấy đã tự quyết định cuộc đời mình, từ chối làm dâu cho nhà
thống lí Pá Tra với mong mỏi rằng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương
ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.Thế nhưng, vì món nợ truyền kiếp của
cha mẹ thời còn trẻ, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Cô bị vắt kiệt
sức lao động, biến thành công cụ lao động vô hồn, suốt năm suốt tháng đều chìm trong guồng
quay công việc. Lắm khi, Mị cảm thấy mình còn không bằng con trâu, con ngựa, bởi chúng còn
có lúc “được đứng ngãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm
cả ngày”. Cô gái vốn tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ ngày nào nay lại phải sống kiếp sống quẩn
quanh, tù túng, chèn ép và bị bóc lột cả thể xác lẫn tinh thần. Để rồi càng ngày, Mị càng trở nên
ít nói , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Còn gì đau đớn hơn khi con người ta dần trở nên
“hết nói” như cái cách mà Nguyễn Ngọc Tư đã viết: “Bản thân việc hết nói, là một nỗi đau. Bỗng
dưng người ta không thể bày tỏ tình cảm của mình bằng lời nói nữa, bỗng dưng việc thốt ra ngôn
ngữ không còn là niềm vui như chim kia hót, như mèo kia kêu, như dế kia gáy, hỏi sao không
buồn?”. Không những thế, ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng
bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Tuy thế
nhưng trong cô luôn tồn tại ngọn lửa của sự khát khao tự do, hạnh phúc. Và ngọn lửa ấy đã bùng
cháy mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài. Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “nhà văn
phải là người đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người” , cho nên Tô
Hoài dù khắc họa hình ảnh một Mị bị đọa đày, đối xử bất công, nhưng ông đã đi sâu vào khám
phá từng góc cạnh nhỏ bé trong tâm hồn cô, để rồi ở đó ta được chứng kiến sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt mà Mị khơi dậy trong đêm tình mùa xuân
Hồng Ngài dưới ngòi bút của Tô Hoài là một bản làng vô cùng nhộn nhịp, rộn rã với “đám
trẻ con ra sân chơi tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy”, với âm thanh du
dương của tiếng sáo vọng lại: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi” cùng
căn nhà “với tiếng chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng nhảy lên nhảy xuống, run bần bật”. Tất cả
như hòa quyện lại dưới ngòi bút của Tô Hoài, tạo nên một khung cảnh mùa xuân nơi đại ngàn
thật đẹp. Nếu như trước đây, Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, thu mình lại giữa những
nỗi u hoài đầy xót xa trong lòng thì nay, Mị lại “tha thiết bổi hổi” khi nghe tiếng sáo từ đầu núi
vọng lại”. Tiếng sáo trong “Vợ chồng A Phủ” chính là chất xúc tác mạnh mẽ đến tâm hồn Mị,
khiến Mị bồi hồi, rung động nhớ về quá khứ tươi đẹp năm xưa
Trước đêm mùa xuân với bao rạo rực, thổn thức cuộc đời đã tìm về trong trái tim, Mị đã
chẳng ngần ngại mà uống rượu: “Mị lén lấy hũ tượu, uống ực từng bát”. Ta dường như có thể
cảm nhận được sự đối lập trong câu văn. Nếu như ở vế trước, Mị chỉ dám “lén lấy hũ rượu” thái
độ e dè như không muốn ai phát hiện, thì ở câu sau cô lại uống rượu với sự mạnh mẽ khác
thường. Động từ “ực” đã chứng tỏ điều ấy. Chẳng còn là Mị trầm lắng, lúc nào cũng chỉ cúi đầu
làm việc nhà hết ngày này qua tháng khác nữa mà đã không chút e dè, khép nép, dứt khoát uống
từng ngụm rượu đắng chát. Phải chăng từng ngụm rượu ấy chính là bao đắng cay, tủi hờn, ấm ức
mà Mị đã phải chịu bấy lâu nay. Mị muốn uống, uống cho kỳ hết những đày đọa, đắng cay của
phần đời đã qua ấy, uống cả khát khao của phần đời chưa tới. Con người ta nói, chỉ khi say người
ta mới tỏ rõ lòng mình. Vì thế, men rượu kia chỉ làm Mị say về đầu óc và cơ thể nhưng tâm hồn
Mị lại tỉnh táo hơn bao giờ hết, Mị đã hoàn toàn nhận thức được những khổ cực đè nén trên đôi
vai mình.
Khi nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng từ đằng xa truyền lại, những kỉ niệm tươi đẹp trong
quá khứ bất giác ùa về trong tâm trí Mị, khi mà Mị vẫn ngập tràn tình yêu đời, yêu cuộc sống:
“Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị
uống rượu bên bếp lửa và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có
biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Từng thanh âm du dương của tiếng
sáo vang lên như đưa Mị về khoảng thời gian tươi đẹp của lúc trước, về những ngày mà cô còn
gửi gắm tuổi xuân của mình vào gió trời Tây Bắc, rong ruổi vui chơi trên những triền đồi hoa nở
xinh đẹp đến động lòng người. Tiếng sáo ấy biết chăng như một niềm an ủi, là chỗ dựa tinh thần
cho Mị sau bao ngày đau khổ dẫu chỉ là thoáng qua trong phút chốc, để Mị cảm thấy nhẹ lòng
hơn. Ta chợt nhớ đến lời mà tác giả Sun (Mỹ Trang) từng viết trong “Ký ức được đánh số” rằng:
“Hạnh phúc luôn ngắn ngủi, nhưng trong những ngày tháng mệt mỏi của cuộc đời, chỉ cần nhớ
vê một khoảnh khắc hạnh phúc đã từng có, người ta lại có can đảm để sống”.
Nhưng rồi cuối cùng, khi tiệc rượu đã tan, Mị trở về với thực tại đầy cô đơn, “Mị vẫn ngồi
trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ
từ bước vào buồng”. Mị hành động theo thói quen của mình. Cuộc sống với chuỗi ngày lặp đi lặp
lại ở nhà thống lí đã biến Mị trở thành một cổ máy không thể điều khiển được bản thân. Thế
nhưng chính từ khoảnh khắc Mị nốc từng chén rượu đắng, tai lắng tai nghe từng thanh âm du
dương của tiếng sáo, khoảnh khắc Mị được sống lại trong miền kí ức tươi đẹp đã trở thành chất
xúc tác mạnh mẽ để Mị thay đổi, nhìn rõ lòng mình. Mị ý thức được mạnh mẽ tuổi xuân, quyền
tự do của mình, Mị nhận ra rằng mình đã kiềm hãm bản thân trong khổ đau quá lâu, vì thế mà
giờ đây, Mị “thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày
trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Bằng một loạt những câu văn ngắn, tạo
nhịp điệu dồn dập, nhanh chóng, Tô Hoài đã càng thôi thúc sức sống tiềm tàng trong Mị sống
dậy. Mị nhận ra mình vẫn còn tràn đầy sức xuân, Mị cũng muốn được ra khỏi nhà, được cùng
mọi người ngoài kia đón tết, “bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết”. Và Mị cũng ý
thức được cuộc hôn nhân “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” của mình với A Sử,
nhận ra được nỗi tủi nhục, bất hạnh mà cô phải chịu bấy lâu nay, vì thế mà “Nếu có nắm là ngón
trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho hết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt
ứa ra”. Từng chuỗi kí ức đau khổ bấy lâu ngự trị trong lâu Mị đang dần hiện rõ khiến lòng Mị
quặng thắt từng cơn. Mị muốn chấm dứt chuỗi ngày đau khổ, tăm tối, tù túng đã bóp nghẹt trái
tim mình bấy lâu để đến với một thế giới không còn đau khổ bất công để làm lại cuộc đời với
nhiều kí ức vui vẻ hơn. Có lẽ, Mị đã thực sự hồi sinh, và Mị đang ý thức rất rõ hoàn cảnh chua
xót của mình. Ngay khi ấy, trong Mị vẫn là “tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường”:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
Hẳn nhà văn Tô Hoài đã phải dụng tâm thế nào khi xây dựng hình ảnh tiếng sáo gắn liền
với cuộc đời Mị, từ khi tự do cho đến ngày tăm tối, để rồi ta thấy tiếng sáo ấy chính là chất xúc
tác quan trọng làm thay đổi tâm hồn đang nguội lạnh của Mị. Tiếng sáo không chỉ là biểu hiện
cho nét đẹp đời sống tinh thần của người dân Tây Bắc nữa, mà giờ đây nó còn là biểu tượng cho
khát vọng tình yêu, cho mong muốn tự do, từ đó nhằm thổi bùng ngọn lửa tâm hồn Mị, để Mị
thiết tha hơn với đời. “Bấy giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng
bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Hành động ấy không chỉ đơn thuần là một hành động đốt đèn
bình thường mà nó còn tượng trưng cho mong ước được thắp sáng cuộc đời tăm tối của Mị. Chi
tiết đầy tinh tế mà Tô Hoài lồng ghép vào thiên truyện đã làm ta nhớ đến “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam. Hai chị em Liên cũng vì quá chán với chán với cảnh cuộc sống tối tăm, nghèo khó
nơi phố huyện, vì thế mà đêm nào cũng ngồi thức đêm chờ đoàn tàu tới. Ánh sáng mà đoàn tàu
mang đến không chỉ làm bừng sáng cả một phố huyện đang ẩn mình trong cái tăm tối của màn
đêm, của sự nghèo khó mà nó còn chứa đựng bao khát khao, hi vọng về một tương lai tươi sáng
của hai chị em và của cả người dân nơi phố huyện. Ánh sáng mà Mị thắp lên cũng vậy, khi Mị tự
ý thức được cuộc đời mình, Mị muốn tự tay thắp lên ánh sáng để cứu bản thân thoát ra khỏi cái
tăm tối, tù túng của đời mình. Lúc này, tiếng sáo lại rập rờn trong đầu Mị. Cụm từ “rập rờn” đã
cho thấy tiếng sáo cứ mãi quẩn quanh trong suy nghĩ của Mị, thôi thúc Mị làm những điều mình
muốn “Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở
phía trong vách”
Thế nhưng, toàn bộ chuỗi hành động khác thường ấy của Mị lại bị A Sử thu vào tầm mắt,
hành động không chút nương tay: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách
cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột,
làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Đối diện với sự lạnh lùng, vô cảm của A
Sử, Mị có thể chọn bỏ cuộc. Nhưng khao khát được hạnh phúc và tự do trong lòng quá lớn nên
cho dù bóng tối một lần nữa lại bao trùm khắp căn phòng, Mị cũng không chịu khuất phục. Sức
sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị đã lên tới cao trào khi “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như
không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo
những cuộc chơi, những đám chơi…Mị vùng bước đi”. Dường như chút men rượu còn sót lại
cùng tiếng sáo làm chất xúc tác đã đưa Mị đứng giữa ranh giới giữa thực và hư. Trong Mị giờ
đây chẳng còn gì ngoài khung cảnh tấp nập, rộn ràng của những lễ hội, những cuộc chơi trong
tiếng sáo vang vọng cả không gian. Những sợi đay ấy có thể trói được thân thể Mị, xong chẳng
thể níu tâm hồn, trái tim Mị. Nhưng khi tay chân đã cảm nhận được cái đau cũng là lúc Mị trở về
với thực tại. Khát vọng đi chơi của Mị đã bị chính sự lạnh lùng, vô cảm của A Sử chặn đứng lại.
“Mị không nghe tháy tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng bước chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn
đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Nếu như tiếng sáo
vừa là chất xúc tác, vừa là biểu tượng cho khát vọng sống, cho hạnh phúc, tình yêu, cho quá khứ
tươi đẹp thì “tiếng bước chân ngựa đạp vào vách” là biểu tượng cho cuộc sống thực tại, gợi nhắc
về thân phận trâu ngựa của Mị khi làm dâu nhà thống lí. Tô Hoài như đặt nhân vật Mị vào hai
cảnh đối lập nhau: một bên là tiếng sáo mộng mơ đưa Mị về những tháng ngày tươi đẹp của quá
khứ, một bên là tiếng bước chân ngựa đá vào vách đưa Mị về với thực tại, nhắc nhớ Mị về thân
phận không bằng con trâu, con bò của mình. Hai tâm trạng ấy như nối tiếp nhau, như để biểu
trưng cho sự tương phản đầy đau đớn giữa ước mơ khát khao được tự do, hạnh phúc và hiện thực
ngập tràn khổ đau, đọa đày không lối thoát mà Mị đang phải chịu đựng
Với Tô Hoài, bằng ngòi bút tài hoa của mình, ông đã dẫn dắt tình tiết, mạch truyện một
cách khéo léo, hợp lí kết hợp cùng việc khắc họa chân thật tính cách, tâm hồn nhân vật qua giọng
văn nhẹ nhàng, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ đã họa nên chân dung nhân vật Mị với
sức sống tiềm tàng mãnh liệt đáng ngưỡng mộ. Có thể nói nhân vật Mị chính là đại diện cho tầng
lớp nghèo nơi núi rừng Tây Bắc thấp cổ, bé họng, là cô gái dám cất lên tiếng nói mong được giải
thoát khỏi sự kiềm hãm của chế độ phong kiến tàn ác. Tô Hoài không chỉ cho thấy tấm lòng nhân
đạo đến vô cùng của mình qua sự nâng niu, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng sống,
khát khao của con người mà còn hướng nhân vật đến một tương lai tươi sáng hơn, nơi có Cách
mạng soi chiếu và dẫn đường.

*ĐÊM TÌNH MÙA ĐÔNG


"Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ
quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành
việc trong tâm trí tôi". (Tô Hoài). Men theo từng câu văn, con chữ trong truyện ngắn “Vợ chồng
A Phủ” ta như được sống lại trong câu chuyện về nàng Mị ngày nào, dù chịu nhiều đớn đau, đọa
đày nhưng luôn khát khao hạnh phúc. Và nét đẹp của sức phản kháng mãnh liệt, quật cường ấy
đã được nhà văn Tô Hoài khắc họa đầy sinh động, rõ nét thông qua chuỗi hành động giải cứu A
Phủ của Mị trong đêm mùa đông năm ấy ở Hồng Ngài
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập truyện Tây Bắc
và là thành quả của chuyến đi thực tế dài tám tháng cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc. Truyện đã
tái hiện đầy chân thực về cuộc sống cơ cực, đau đớn của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới
ác thống trị của thế lực phong kiến, chèn ép con người đến cùng cực. Cũng ở đó, nhà văn đã gieo
vào lòng người đọc một niềm tin về sức sống mãnh liệt luôn ẩn tàng bên trong con người thông
qua những dòng viết về Mị giữa đêm tình mùa xuân.
Như hội tụ tất cả những vẻ đẹp của Tây Bắc, ta sẽ chẳng thể nào quên hình ảnh một nàng Mị
đầy trẻ trung, xinh đẹp với tài thổi sáo đến mê hồn, khiến bao chàng trai đến “đứng nhẵn chân
vách đầu buồn Mị”, thậm chí “ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị không chỉ chăm làm, chịu
thương chịu khó mà còn tràn đầy một trái tim hiếu thảo, không ham giàu sang phú quý. Mị
không chỉ chăm làm, chịu thương chịu khó mà còn tràn đầy một trái tim hiếu thảo, không ham
giàu sang phú quý.Cô gái mạnh mẽ ấy đã tự quyết định cuộc đời mình, từ chối làm dâu cho nhà
thống lí Pá Tra với mong mỏi rằng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương
ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”.Thế nhưng, vì món nợ truyền kiếp của
cha mẹ thời còn trẻ, Mị đã bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Cô bị vắt kiệt
sức lao động, biến thành công cụ lao động vô hồn, suốt năm suốt tháng đều chìm trong guồng
quay công việc. Lắm khi, Mị cảm thấy mình còn không bằng con ngựa, con trựa, bởi chúng còn
có lúc “được đứng ngãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm
cả ngày”. Cô gái vốn tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ ngày nào nay lại phải sống kiếp sống quẩn
quanh, tù túng, chèn ép và bị bóc lột cả thể xác lẫn tinh thần. Để rồi càng ngày, Mị càng trở nên
ít nói, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Còn gì đau đớn hơn khi con người ta dần trở nên
“hết nói” như cái cách mà Nguyễn Ngọc Tư đã viết: “Bản thân việc hết nói, là một nỗi đau. Bỗng
dưng người ta không thể bày tỏ tình cảm của mình bằng lời nói nữa, bỗng dưng việc thốt ra ngôn
ngữ không còn là niềm vui như chim kia hót, như mèo kia kêu, như dế kia gáy, hỏi sao không
buồn?”. Không những thế, ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng
bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”
Trong đêm tình mùa xuân, Mị đã cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong tâm hồn hình
khi nghe tiếng sáo và muốn được đi chơi, nhưng lại bị dập tắt bởi sự lạnh lùng của A Sử. Và
những đêm sau đó, cô gái nhỏ bé ấy dã hoàn toàn mất đi lòng ham sống ngày nào. Như thế, Tô
Hoài bằng sự tài tình trong bút pháp miêu tả nhân vật đã vẽ nên nơi tâm hồn bạn đọc một cô gái
xinh đẹp, trẻ trung, giàu lòng tự trọng và hiếu thảo nhưng lại bị đẩy vào cuộc sống cay đắng, tăm
tối, tù túng, trở thành nạn nhân của giai cấp thống trị đầy xót xa.
Sau đêm tình mùa xuân với sự nhen nhóm của sức sống tiềm tàng bên trong, Mị đã gặp A
Phủ - một chàng trai chịu bao bất hạnh từ nhỏ khi đã sớm mồ côi cha mẹ. Nhưng dù số phận có
đau khổ, bị áp bức cùng cực thì nổi bật ở A Phủ vẫn luôn là một sức phản kháng mãnh liệt. Chính
những thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần ấy lại càng khiến A Phủ trở nên gai góc, dạn dĩ với
đời. Vì yêu cuộc sống tự do, không gò bó, A Phủ đã trốn lên rừng ở. Và ngày tết đến, dù chẳng
có lấy một bộ quần áo đẹp, nhưng A Phủ vẫn đi chơi, đi tìm người mình yêu ở các làng trong
vùng. Và cũng ở đây, A Phủ sinh sự với A Sử để rồi mang trong mình món nợ truyền kiếp. Sau
những ngày tháng làm việc trả nợ, vì bất cẩn mà làm mất một con bò, A Phủ đã bị đánh đập tàn
bạo, bị trói vào cột bằng dây mây và dần rơi vào cảnh ngộ “Chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết”, suốt mấy ngày đêm giữa trời đông giá rét nơi vùng núi cao lạnh thấu xương.
Giữa cái lặng thinh của Tây Bắc đại ngàn như thổi vào lòng người một nỗi buồn thi vị.
Trong mấy đêm nay, khi dậy thổi lửa, Mị đều bắt gặp A Phủ sau những đọa đày bị trói đứng vẫn
còn sống. Mị không chút lay động, “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Chính những ngày tháng
sống và bị coi như một công cụ lao động trong nhà thống lí đã biến Mị trở nên vô cảm, khiến
ngọn lửa tình người trong Mị dần tắt đi. Bởi những đêm Mị thấy cô đơn, lạnh giá ở Hồng Ngài,
nào có ai đến để giải bãy, để chia sẽ những đau đớn, những kìm nén mà Mị đang phải chịu đựng?
Và những lúc như thế, Mị luôn tìm đến ngọn lửa. Ánh lửa ấy tuy vô tri vô giác nhưng lại là nơi
để Mị gửi gắm trái tim, là chỗ dựa tinh thần duy nhất còn sót lại trong căn nhà không tồn tại hơi
ấm của tình người. Mỗi đêm, “Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần”,
dường như Mị đã coi ngọn lửa ấy là người bạn tâm giao, là hơi ấm duy nhất còn sót lại trong căn
nhà, nơi mà Mị có thể sưởi ấm mình, sưởi ấm cõi lòng đang nguội lạnh trong cô. Có thể nói,
“ngọn lửa” chính là một chi tiết đắt giá mà Tô Hoài đã dày công xây dựng lên trong trang văn
“Vợ chồng A Phủ”, ngọn lửa ấy không chỉ sưởi ấm tâm hồn nàng Mị xinh đẹp mà nó còn soi
đường dẫn lối ta nhớ về những trang truyện của Andersen thuở nào. Tuy chỉ là một ngọn lửa
nhưng lại mang theo bao hi vọng, thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tối tăm của cô bé bán diêm,
cho em được hưởng niềm vui nhỏ bé cuối cùng trước khi tìm đến vùng trời khác, nơi em không
còn đau đớn, giá lạnh. Như thế, ngọn lửa chính là hình ảnh biểu trưng cho sự sống, niềm vui, hi
vọng và trong thiên truyện này, ngọn lửa phải chăng chính là dự đoán về sự hồi sinh đầy mạnh
mẽ của Mị sau này?. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng đầy đau đớn trong đêm đông lạnh buốt
đến cắt da cắt thịt nhưng Mị vẫn thờ ơ, vô cảm khiến người đọc càng thêm xót xa. Với Mị “nếu
A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn với ngọn
lửa”. Có lẽ trong Mị giờ đây chỉ còn biết đến sự tồn tại của ngọn lửa, thậm chí có đêm bị A Sử
đánh ngã xuống cửa, Mị không quan tâm, không từ bỏ thói quen của mình, vẫn ra sưởi lửa như
hôm trước. Từng sự vô cảm ấy của Mị khiến cho trái tim người đọc quặn thắt lại, đã tự bao giờ
người con gái từng mang trong mình những xúc cảm yêu đời, thương người sâu sắc lại hóa vô
cảm, lạnh lùng, ít nói đến thế?
Đêm hôm ấy, vẫn như thói quen của mình, Mị lại trở dậy bầu bạn cùng với ngọn lửa. Và khi
nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” Mị dường như
thức tỉnh, hồi sinh. Nhà văn đã có cách sử dụng từ ngữ hết sức độc đáo khi miêu tả nước mắt của
A Phủ không phải lăn trên má nữa, mà là “bò”, cho thấy một sự nặng nề, khắc khổ, đau đớn mà
anh đang phải chịu đựng. Không chỉ vậy, ông còn cho thấy rõ nét sự bóc lột, hành hạ đến cùng
cực mà nhà thống lí Pá Tra đối xử với A Phủ qua chi tiết “hai hõm má đen xám lại”. Chính nơi
địa ngục trần gian ấy đã tước đi quyền được sống, được tự do của A Phủ, dồn anh vào bước
đường cùng không lối thoát, chỉ biết chờ chết trong tư thế bị trói đứng giữa trời đông. Vì thế, khi
dòng nước mắt biểu hiện sự đau đớn, tuyệt vọng của chàng trai gai góc, khỏe mạnh rơi xuống đã
làm hồi sinh tâm hồn Mị, đưa Mị trở về với cõi nhớ, về với những kí ức đau buồn mà cô đã phải
trải qua: “Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng
phải trói đứng thế kia”, “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ. không biết lau
đi được”. Giọt nước mắt của A Phủ đến như một chất xúc tác tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa sức
mạnh to lớn làm trái tim cô dần ấm nóng một lần nữa. Giây phút Mị nhớ lại những kí ức đau
thương thuở nào cũng là lúc tâm hồn đầy thương tích của Mị một lần nữa được hồi sinh, không
còn tê dại nữa. Dẫu chỉ là những suy nghĩ thoáng qua, nhưng nó sẽ thổi bùng sức phản kháng
mãnh liệt của Mị sau này, đồng thời để Mị nhận ra, nhìn rõ những tội ác, hành động vô nhân tính
của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đén chết,…Chúng nó thật độc ác”. Mị thương
mình, thương cho A Phủ, đồng cảm với nỗi đau mà anh đang phải trải qua như chính mình năm
xưa: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết,…
Người kia việc gì mà phải chết thế”. Điệp từ “chết” được nhà văn diệp lại năm lần trong câu văn
đã nhấn mạnh con đường đang chờ A Phủ phía trước chính là cái chết, trước sau dường như đều
không có lấy một tia hi vọng. Mị xót thương cho số phận A Phủ, một người vô tội nhưng bị bắt
ép vào bước đường cùng, chỉ còn đứng chờ chết. Để rồi cái tĩnh lặng của đêm tối, ngọn lửa trong
lòng Mị một lần nữa lại được thắp sáng, nó dẫn lối cho Mị, để Mị rón rén lại gần và cắt dây mây
giải cứu A Phủ. Dù trong lòng đang rất hồi hộp, lo lắng đến mức nghẹn lại, chỉ thì thào được một
tiếng “Đi ngay…” nhưng Mị vẫn không hề do dự cứu người đàn ông trước mặt. Như thế, dù cho
bóng tối đã bủa vây xung quanh, nhưng Mị đã thắp lên ngọn lửa của sự phản kháng trong bản
thân mình, không ngần ngại, do dự dứt khoát cắt, gỡ dây trói cho A Phủ. Khoảnh khắc Mị cởi bỏ
dây mây cũng là lúc cô cắt đứt sợi dây xích đã quấn chặt lấy sự tự do của chính mình, Mị không
mảy may quan tâm đến thân phận nô lệ mà giờ đây cô gái ấy đã thổi bùng lên sức mạnh tiềm ẩn
trong chính mình, kiên cường, mạnh mẽ vùng lên sau bao khổ cực, tủi hờn mà cô phải kìm nén
suốt quãng thời gian làm dâu nhà thống lí.
Và A Phủ đi rồi, Mị lại “đứng lặng trong bóng tối”. Đó chính là giây phút bản thân Mị phải
lựa chọn giữa việc ở lại và rời đi, là lúc Mị đứng giữa ranh giới mong manh của sinh và tử, bởi ở
lại thì sẽ chết, mà chạy đi thì được sống. Và rồi, Mị quyết định “vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng
Mị vẫn băng đi”. Một chuỗi những câu văn ngắn được nhà văn sử dụng đã cho thấy sự dồn dập,
gấp gáp của Mị. Mị đã quyết định bỏ lại tất cả sau lưng những đớn đau, những kìm hãm và đọa
đày của nhà thống lí để chạy thoát cùng A Phủ. Bởi chỉ có như thế thì Mị mới được sống, mới
được tự do, mới mong thay đổi được số phận của chính mình. Và rồi “Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn,
chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt”. Hàng loạt động từ “vụt
chạy, băng đi, đuổi kịp, lăn,..” cho thấy Mị đã dồn hết sức mạnh để cố thoát khỏi cõi chết, tìm
đến sự sống mà mình mong muốn. Và người đọc như cùng nín thở, dõi mắt trông theo cuộc vụt
chạy để đi tìm cuộc đời mới ấy của Mị. Mấy ai tin được người đàn bà đã từng có lúc muốn được
chết giờ đây lại cất tiếng xin được giải thoát: “A Phủ cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất”, bởi trong
Mị lúc này ngập tràn niềm khao khát được sống, Mị muốn sống, muốn được tự do, giải thoát
khỏi những đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần phải chịu đựng trước kia. Rồi Mị và A Phủ “đỡ
nhau lao chạy” trong niềm thôi thúc mãnh liệt của lòng khao khát được sống tự do, thoát khỏi
xiềng xích của thân phận nô lệ cùng cuộc đời bế tắc, tăm tối. Như vậy, khát vọng sống trong Mị
đã bùng dậy mãnh liệt, không còn là ảo giác, hoài niệm hay chỉ mới nhen nhóm trong tâm tưởng
mà nó đã trở thành hành động quyết liệt để chống lại số phận, chống lại sự tàn ác của nhà thống
lí Pá Tra và giành lại quyền sống, quyền tự do cho mình.
Với Tô Hoài, bằng ngòi bút tài hoa của mình, ông đã dẫn dắt tình tiết, mạch truyện một
cách khéo léo, hợp lí kết hợp cùng việc khắc họa chân thật tính cách, tâm hồn nhân vật qua giọng
văn nhẹ nhàng, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ đã họa nên chân dung nhân vật Mị với
sức sống tiềm tàng mãnh liệt đáng ngưỡng mộ. Có thể nói nhân vật Mị chính là đại diện cho tầng
lớp nghèo nơi núi rừng Tây Bắc thấp cổ, bé họng, là cô gái dám cất lên tiếng nói mong được giải
thoát khỏi sự kiềm hãm của chế độ phong kiến tàn ác. Tô Hoài không chỉ cho thấy tấm lòng nhân
đạo đến vô cùng của mình qua sự nâng niu, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng sống,
khát khao của con người mà còn hướng nhân vật đến một tương lai tươi sáng hơn, nơi có Cách
mạng soi chiếu và dẫn đường.

You might also like