You are on page 1of 3

Vợ Chồng A Phủ

Đoạn 1- Tổ 4

1/Tóm tắt
○ Vợ chồng A Phủ câu chuyện kể về Mị cô gái xinh đẹp,hiền lành
nhưng buộc phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ cho gia
đình. Về làm vợ cho A Sử nhưng nàng trở nên ít nói, ít nói, lầm lũi.
Trong dịp tết đến, Mị nghe được tiếng sáo khiến nàng trở nên bồi
hồi và muốn đi chơi nhưng A Sử ngăn cản. Trong một lần trêu gái,
A Sử bị A Phủ đánh, vì tức giận A Sử bắt A Phủ về. Tại đây, A
Phủ bị bắt đền bù và làm công tại nhà trừ nợ. Nhìn thấy, A Phủ bị
trói, bị đánh đập Mị nghĩ về cuộc đời mình. Nàng tủi thân và đồng
cảm với số phận A Phủ nên quyết định cắt dây trói và giải thoát
cho A Phủ. Mị cùng với A Phủ đến Phiềng Sa trở thành vợ chồng
và A Phủ giác ngộ với cách mạng.
-> Khái quát đoạn văn: giới thiệu những nét đầu trong cuộc đời của nhân
vật Mị từ hiện tại là người con dâu gán nợ đầy u uất của nhà thống lí và
quay ngược thời gian giải thích lí do vì sao Mị dẫn đến hoàn cảnh hiện tại
2/ Phân tích :
● Đoạn trích là quá trình ngược từ cuộc sống của cô con dâu gạt nợ tội
nghiệp trở về quá khứ được vui chơi tự do yêu đời của Mi.
● hình ảnh Mị trong đv mở đầu:
○ một cô gái âm thầm lặng lẽ sống như gắn vào những vật dụng vô
tri, vô giác: “ Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường
trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa,
cạnh tàu ngựa”
○ một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang” nhiều nương,
nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” nhất làng nhưng lúc nào cũng “cúi
mặt”,”buồn rười rượi”
=>> hình ảnh của Mị hoàn toàn tương phản với cái gia đình
mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy báo hiệu một cuộc đời
không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch
của cõi nhân thế nơi miền núi cao Tây Bắc
Gia cảnh của Mị:
Nguyên nhân của nỗi khổ thì ai cũng nhớ, đó chính là món nợ nặng lãi
với nhà giàu. Đó là món nợ bố mẹ vay từ lúc cưới “Mỗi năm đem nộp lãi
cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng
chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ”. Phép điệp
“chưa trả được nợ”, “chưa trả hết nợ” vừa gợi cuộc sống vất vả cực khổ
của người dân lao động, vừa tố cáo tội ác của nhà thống lý, vừa gợi ra
nhịp điệu mòn mỏi, bất lực.
→ Liên hệ trong Tắt đèn: Nếu tội ác của thực dân, phong kiến cai trị ở những
vùng nông thôn là sưu cao thuế nặng đã đày đọa lên số phận những chị Dậu,
anh Pha, thì tội ác của bọn quan lại miền núi là dùng chính sách cho vay nặng
lãi để nô lệ hóa con người.
● Số phận của Mị có nét tương đồng với nhân vật Thúy Kiều chính là sự
tài hoa bạc mệnh. Kiều bán mình chuộc cha và em. Còn Mị gánh trên vai
món nợ truyền kiếp, làm con dâu nhà Pá Tra để trả nợ cho cha. mối nợ
truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát, là bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ
lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác
->Từ đó phản ánh giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm:
Giá trị hiện thực:
● Phản ánh chân thực bức tranh đời sống của người nông dân miền núi
trước cách mạng tháng Tám bị áp bức, bóc lột.
● Bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi
● Phản ánh chân thực những phong tục tập quán, hủ tục của người miền núi
vùng Tây Bắc
● Tố cáo tội ác của giai cấp thống trị và tỏ lòng đồng cảm với con người bị
áp bức (Cho dân vay tiền lãi nặng, bọn phong kiến còn cúng trình ma để
dọa người làng/ Bị xư kiện vô lí, oan uẩn, bị đối xử như con vật/Con
người không được thanh minh, giải thích)
Giá trị nhân đạo :
● Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường
cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ
● Niềm cảm thông, đau xót của Tô Hoài khi chứng kiến khát vọng, nhân
quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của
những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một
cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man
● Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn
cảnh khắc nghiệt nhất. Mị dù "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa"
nhưng vẫn muốn được đi chơi trong đêm tình mùa xuân, vẫn khao khát
có hạnh phúc gia đình, khao khát được giải phóng khỏi ngục thất cuộc
đời mình. Còn A Phủ, dù bị bắt làm nô lệ cho nhà Thống lí nhưng vẫn
không hề đánh mất đi sự tự do vốn có của mình. A Phủ vẫn sống một
cách phóng khoáng, yêu đời và khao khát sống một cách mãnh liệt.
● Con đường giải thoát cho nhân vật mà Tô Hoài đưa ra trong tác phẩm
chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của câu chuyện, A Phủ và
Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách mạng để giải thoát
cho cuộc đời tăm tối của họ => con đường đấu tranh cách mạng.

Thuyết trình
Hoàng Hải Yến (24)
Soạn nội dung
Lê Kim Chi (3)
Nguyễn Anh Khoa (10)
Nhâm Tiến Đạt (7)
Làm slide
Lê Văn Đại (6)
Đỗ Nam Khánh (9)

You might also like