You are on page 1of 4

Thần Trụ Trời

Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người.
Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn[1], tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị
thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một
bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi
khác.Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng
có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập
đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần
đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông
được nâng dần lên chừng ấy.

Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ
cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

Từ đó, trời đát mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên
như cái bát úp[2], chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.Khi trời đã cao và
đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném
tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn
đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi
cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm.
Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói
rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn[4]) vùng Hải Dương. Người ta cũng
gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta
cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng[4], bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên
trời, dưới đất.

Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công
việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như
thần Sao, thần Sông, thần Biển,…

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát


Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu

Ông xây rú (núi)


Ông trụ trời…[5)
NỮ OA VÁ TRỜI
Tương truyền khi Nữ Oa nương nương sáng tạo ra loài người, trong một
thời kỳ khá lâu, thế gian sống bình yên, đầy hạnh phúc.

Một năm, chẳng hiểu duyên cớ vì đâu, Thủy thần Cung Công và Hỏa thần
Chúc Dung gây sự đánh nhau. Cuộc chiến đấu của hai vị thần này vô cùng
dữ dội. Họ đánh nhau từ trên trời xuống tận dưới đất. Cuối cùng, Chúc
Dung đã chiến thắng được thủy thần tối tăm.

Đại bại, Thủy thần Cung Công vừa thẹn vừa tức, tự nghĩ mình không còn
mặt mũi nào sống ở thế gian nữa, liền đập đầu vào núi Bất Chu tự tử.
Nhưng vì đập không mạnh, nên không chết. Khi tỉnh dậy, lại tiếp tục đi
quấy rối ông Đại Vũ đang làm việc trị thủy. Ngoài ra, do việc đập đầu của
Cung Công, nên thế gian lại phải chịu một tai họa lớn.

Nguyên núi Bất Chu là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, bị Cung Công
đập đầu vào, gẫy gập xuống, nên một góc trời đã bị sụp đổ.

Nửa vòm trời bị sụt xuống, trên không trung hiện ra những lỗ thủng to
tướng. Mặt đất nút nang nứt dọc thành nhiều hố sâu thẳm, núi rừng rực
cháy, nước lúc tràn ra, nổi sóng cuồn cuộn. Trái đất trong phút chốc đã
biến thành biển cả mênh mông, các loài chum muông hung dữ tràn ra phá
hoại khắp nơi. Loài người đang đứng trước hiểm họa diệt vong.

Trước cảnh con người phải chịu tai họa khủng khiếp, Nữ Oa nương nương
thấy lòng xót xa. Không có cách gì để trừng phạt Cung Công, Nữ Oa đội
đá vá trời, ngày đêm đêm vất vả bắt tay vào việc vá lại trời đất.

Đây là công việc thật vĩ đại và khó khăn. Nhưng Nữ Oa nương nương luôn
lo lắng đến hạnh phúc của loài người nên gian nan vất vả không hề làm bà
sờn lòng. Bà vẫn cương quyết một mình gáy lấy gánh nặng đó.

Trước tiên, bà nhặt ở các sông lớn nhiều loại đá ngũ sắc đem về, nhóm
lửa nung đá thành một chất deo như keo, dùng đá đó để vá hết các lỗ
thủng trên vòm trời xanh.

Sợ vòm trời có thể sụt xuống lần nữa, bà bèn giết một con rùa lớn, chặt lấy
bốn chân đem dựng ở bốn phương trên trái đất làm cột chống trời. Từ đấy,
vờm trời được chống lên, trông như một mái lều. Các cột chống lần này
đều vững chãi, không lo vòm trời sụp xuống nữa.
Khi ấy, ở vùng đồng bằng có một con rồng đen hung dữ đang hoành hành
giết hại cư dân, Nữ Oa nương nương liền giết chết con rồng, đuổi hết các
loài chim muông hung dữ đi, từ đó loài người không còn sợ bị chúng tàn
hại nữa. Việc cuối cùng còn phải chặn nạn nước lũ gây hại cho con người,
bà đã lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng
nước.

Tai họa do thủy thần Cung Công gây ra đã được Nữ Oa ra tay quét sạch,
loại người thoát khỏi cảnh diệt vong.

Từ đấy, sự phồn vinh đã trở lại trên trái đất. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
nối tiếp nhau, hết nóng sang lạnh theo đúng tiết. Các loài chim muôn hung
dữ, cũng dần dần thuần thục, cùng làm bạn với loài người. Khắp nơi, thức
ăn thiên nhiên đầy rẫy, chỉ chịu khó hái về là no đủ. Loài người từ đấy sinh
sống vui tươi, hồn nhiên, không còn lo sợ gì nữa.

Tương truyền Nữ Oa nương nương còn sáng chế ra một loại nhạc khí làm
bằng ống sậy, ghép mười ba ống lại với nhau, trông giống như đuôi chim
phượng, thổi lên nghe rất réo rắt, vui tai, đem tặng cho con người. Từ đấy,
loài người sinh sống trên trái đất lại càng thêm vui vẻ, hạnh phúc.

THẦY BÓI XEM VOI


Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn
nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi
qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng
xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:


- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát,
đánh nhau tọac đầu, chảy máu.

You might also like