You are on page 1of 4

Nhắc đến Nguyễn Du, ta nhớ đến ông là một đại thi hào của dân tộc, là

người đã nếm trải những nỗi đau, chứng kiến những bất lương của cuộc đời.
Chính những điều ấy đã hình thành nên một giọng văn, phong cách sáng tác đặc
thù của ông. Và không thế không kể đến “Đoạn trường tân thanh”, đến với tác
phẩm độc giả không chỉ thấy được số phận đau khổ của người phụ nữ mà còn
thấy được hình ảnh của bậc anh hùng khí phách, tài hoa. Đặc biệt đoạn trích
“Chí khí anh hùng” đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp người anh hùng Từ hải
với sự phản ảnh chân thực giấc mơ tự do công lí, khát vọng làm nên sự nghiệp
lớn.
Từ Hải cứu Thuý Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh, hai người sống hạnh
phúc nhưng vì sự nghiệp lớn nên Từ Hải sau nửa năm đã từ biệt Thuý Kiều ra đi
:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.”
“Nửa năm” có lẽ là hiếm hoi trong cuộc đời Thuý Kiều chính là thời gian
nàng và Từ Hải chung sống hạnh phúc. Hình ảnh ẩn dụ “Hương lửa đương
nồng” thể hiện tình cảm vợ chồng đang lúc đằm thắm, mặn nồng. Dẫu vậy,
đứng trước không gian vũ trụ bao la rộng lớn Từ Hải đã chọn ra đi trong hoàn
cảnh ấy để thử chí lớn. Nguyễn Du đã chọn từ Hán – Việt “Trượng phu” để gọi
Từ Hải, không chỉ thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả khi dùng từ ngữ
mang sắc thái trang trọng mà còn thể hiện Từ Hải là người nam nhi trượng phu
có hoài bão. Các từ ngữ “thoắt”, “động lòng” bộc lộ rõ nét quyết định dứt khoát
nhanh chóng giống như tính cách người anh hùng bừng lên cái chí giữa trời bể
mênh mông của Từ Hải. Điểm nhìn “trông vời” cuả Từ Hải là nhìn xa nhưng
chứa đựng những khát khao hoài bão lớn. Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa” đã
vẽ nên hình ảnh người anh hùng ngạo nghễ, tự tin, phong trần. Không chỉ vậy
hình ảnh “lên đường thẳng rong” còn thể hiện phong thái qủa quyết, đầy khí
phách của người anh hùng. Đây là tư thế của người anh hùng mang hùng tâm
tráng trí. Qua bốn câu thơ đầu độc giả hình dung được vẻ đẹp của người anh
hùng Từ Hải ở niềm khao khát lý tưởng lên đưwwwwwwờng thực hiện chí lớn.
Khát vọng ấy dù được đặt trong hoàn cảnh thử thách nhưng Từ Hải không
quyến luyến, bịn rịn, vì tình yêu mà quên đi lý tưởng cao cả.
Vẻ đẹp chí khí, lý tưởng của người anh hùng càng được khắc họa rõ nét
và nổi bật qua lời đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải trong mười hai câu thơ
tiếp theo.
“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đát bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Trước ý định ra đi lập nghiệp của Từ Hải nói về bổn phận của người vợ
trong đạo Nhọ quy định “tam tòng”, phận gái phải theo chồng. Về tình nàng
“một lòng xin đi”, nàng lấy tình cảm thuỷ chung, son sắc, một lòng một dạ để
theo chồng. Hơn nữa, trong hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này, Từ Hải chính là
điểm tựa tinh thần duy nhất cho nên theo quy luật tâm lý thông thường, Kiều
luôn muốn gắn mình với Từ Hải. Ấy thế nhưng, trái với những mong mỏi của
nàng Từ Hải lại từ chối một cách khéo léo. Câu hỏi tu từ “sao chưa thoát khỏi
nữ nhi thường tình” như một lời trách cứ nhẹ nhàng rằng đã coi nhau là tri kỉ,
thấu hiểu lòng dạ nhau sau còn giữ nếp nghĩ của nữ nhi bình thường. Lời trách
cứ nhưng lại như lời khuyên nhủ Thuý Kiều vượt lên tình cảm thông thường để
sánh với tư tưởng người anh hùng. Tiếp đến, Hình ảnh “mười vạn tinh binh”,
“bóng tình” cùng âm thanh “tiếng chiêng” được phóng đại đã khắc hoạ khát
vọng to lớn của Từ Hải về chiến thắng lừng lẫy, vang dội, một sự nghiệp ghi
danh kì vĩ ở vùng trời tự do. Hình ảnh “mặt phi thường” hoán dụ chân dung Từ
Hải – con người tài năng, xuất chúng với nội lực bên trong thôi thúc người anh
hùng thực hiện giấc mộng công danh. Mục đích đằng sau khát vọng về chiến
thắng lừng lẫy không chỉ là hoài bão lập nghiệp lớn mà còn đề “rước nàng nghi
gia”. Sự nghiệp công danh của Từ Hải cũng chỉ với mong ước cho Kiều một
danh phận, một vị thế xứng đáng mà con người nàng đáng được hưởng. Qua đó
mà ta thấy sự trân trọng của Từ Hải đối với vợ, dù xã hội có đưa đẩy nàng vào
vũng bùn lầy hôi thối thì Từ Hải vẫn quyết đứng lên đòi lại cuộc sống êm đềm
nàng đáng được hưởng. Ước vọng lớn nhất của chàng là hoàn thành sự nghiệp
cũng là thời khắc đưa Kiều về nhà trong chiến thắng vang dội khiến hạnh phúc
thêm ý nghĩa hơn. Sẽ còn rất nhiều thử thách, khó khăn đang chờ Từ Hải nên
chàng mong Kiều thấu hiểu cảm thông mà ở lại. Khép lại lời nói của Từ Hải là
lời hẹn ước đối với Thuý Kiều một năm sau sẽ có chiến thắng, sự nghiệp lẫy
lừng trong tay. Một lời hứa chắc nịch với thời gian cụ thể “một năm sau” như
một sự khẳng định của Từ Hải – một con người tự tin vào chí hướng tài năng
của bản thân.
Mười hai câu thơ mở ra với chí khí khát vọng rộng lớn của Từ Hải và
khép lại bằng tư tưởng nhân văn cao đẹp của chàng:
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm phơi.”
Hai câu thơ kết của đoạn trích thể hiện khát vọng, hành động lên
đường của người anh hùng. Ba động từ mạnh “quyết lời”, “dứt áo”, “ra đi”
cho độc giả thấy được hành động mạnh mẽ, quyết đoán, dứt khoát, không
chút do dự, không bịn rịn. Tác giả sử dụng điển tích ví Từ hải như cánh
chim bằng cưỡi gió mà bay lên bầu trời tự do. Điển tích được trích trong
sách “Trang Tử” thiên “Tiêu dao du” là hình ảnh ẩn dụ kì vĩ hoá vẻ đẹp, tôn
lên tầm vóc người anh hùng. Vẻ đẹp của con người phi thường giữa không
gian trải rộng cùng khát vọng xây dựng nghiệp lớn khát vọng tự do mang
tầm vóc vũ trụ. Hai câu thơ cuối là cái nhìn của Nguyễn Du, tác giả đã khái
quát hình ảnh anh hùng Từ Hải với khát vọng, lý tưởng cao đẹp và phi
thường. Tác giả thể hiện sự khâm phục ngợi ca trước người anh hùng với
chí khí cao cả.
Xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta không chỉ thấy hình
tượng người anh hùng với quyết tâm đấu tranh chống cái ác, cái gian tà để bảo
vệ công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân ở mình Từ Hải mà còn ở nhiều nhân
vật khác, tiêu biểu là Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Cả hai đều đại diện cho chính nghĩa, cho cái thiện và luôn hết mình chống lại
cái xấu, cái ác, thậm chí đặt cả tính mạng bản thân vào nguy hiểm. Họ không để
những cám dỗ tầm thường hay tình cảm cá nhân làm lòng họ lung lay trên con
đường đầy gian truân này. Qua những hình tượng này, ta hiểu thêm rằng đây
không chỉ là sự tạo dựng nhân vật đơn thuần cho mạch truyện, mà còn là sự kết
tinh của những ước muốn, khát khao của tác giả lẫn người dân nước Việt – khát
khao về ngày họ được sống trong sự tự do, trong hạnh phúc và hòa bình.
Trong xã hội hiện đại, đa số các bạn trẻ đều có một phong cách sống rất
đẹp và đáng trân trọng. Đó là phong cách sống có lý tưởng, nề nếp, các bạn rất
hăng hái, năng động và sáng tạo trong học tập, làm việc. Trong đạo đức các bạn
kính trọng thầy cô, cầu tiến trong học hành và công việc, biết xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.
Giới trẻ là tầng lớp có tri thức cao nên việc tuân thủ pháp luật và các chính sách
của Đảng, Nhà nước được các bạn tiếp thu và thực hiện rất tốt. Tất cả những
điều ấy tạo nên một thế trẻ thật năng động, bừng sức sống, đó chính là tương lai
của đất nước. Đây cũng chính giấc mơ công lí, khát vọng tự do trong cuộc sống,
mà Nguyễn Du muốn gửi gắm vào hình tượng anh hùng Từ Hải.
Với cảm hứng sáng tạo, lãng mạn cùng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lý
tưởng hoá đã vẽ nên một nhân vật Từ Hải có chí khí, lý tưởng anh hùng. Dưới
ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, Từ Hải mang khát vọng tự do trong cuộc sống,
có tư tưởng nhân văn cao đẹp, thể hiện nét bình dị, bình thường trong con người
phi thường, cao cả. Nhân vật Từ Hải đã vượt qua khỏi tư tưởng, lễ giáo phong
kiến mà theo đuổi khát vọng, tự do. Bằng ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca,
Nguyễn Du qua hình tượng Từ Hải gửi gắm ước mơ về công lý, tự do trong xã
hội.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc hoạ cuộc chia tay của Thuý Kiều
và Từ Hải nhưng không hề có sự bịn rịn, níu kéo mà là sự dứt khoát, mạnh mẽ
qua đó nổi bật lên chí khí người anh hùng Từ Hải. Bằng cái nhìn sâu sắc kết hợp
với việc sử dụng nhuần nguyễn các từ ngữ, phép tu từ Nguyễn Du đã khắc họa
rõ nét hình tượng người anh hùng Từ Hải khí phách, tài hoa. Nguyễn Du đã thể
hiện sự trân trọng ngợi ca trước lý tưởng, ước mơ tự do vùng vẫy ngang dọc của
Từ Hải. Hình ảnh người anh hùng ấy không chỉ là ánh sáng của cuộc đời Kiều
mà còn là ánh sáng trong xã hội phong kiến thối nát.

You might also like