You are on page 1of 61

 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

(1) Xác định chất phản ứng và sản phẩm qua một giai đoạn: C1 – C65.
(2) Xác định chất phản ứng và sản phẩm qua nhiều giai đoạn: C66 – C291.
(3) Xác định chất chất phản ứng dựa vào sự tương quan lượng khí, kết tủa thu được: C292 – C427.

PHẦN I. XÁC ĐỊNH CHẤT PHẢN ỨNG VÀ SẢN PHẨM QUA MỘT GIAI ĐOẠN

Câu 1. Dẫn 1 luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp chất rắn X nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được hỗn hợp kim loại gồm Fe, Mg, Cu, Al. Thành phần ban đầu phù hợp của hỗn hợp X có thể là:
A. Fe3O4, MgO, CuO, Al2O3. B. Fe2O3, MgO, CuO, Al.
C. Fe3O4, Mg, Al2O3, CuO. D. FeO, Mg, CuO, Al.
Hướng dẫn giải
Chọn D.
- A, B, C loại vì CO không khử được MgO, Al2O3 thành Mg, Al.

Câu 2. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản
ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, ZnO, MgO. D. Cu, Fe, Zn, Mg.

Hướng dẫn giải


Chọn A.

- H2 khử được các oxit của kim loại sau Al ⇒ CuO, Fe2O3, ZnO bị khử thành kim loại; MgO không bị khử.

Câu 3. Cho chất rắn sinh ra khi dẫn khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3,
MgO, Fe3O4, CuO vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

A. MgO, Fe3O4, Cu. B. MgO, Fe, Cu. C. Mg, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- CO không khử được MgO, Al2O3 .
- Al2O3 bị tan hết trong dung dịch NaOH (dư).

Câu 4. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được chất rắn gồm:
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al, Fe, Cu, Mg.
Đề thi KSCL lần 3 khối 11 năm 2012-2013 trường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- CO không khử được MgO, Al2O3.

1
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Câu 5. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được chất rắn gồm:
A. Cu, Al2O3, Mg. B. Cu, Al, MgO. C. Cu, Al, Mg. D. Cu, Al2O3, MgO

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- CO không khử được MgO, Al2O3 thành Mg, Al.

Câu 6. (A.08): X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với
dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước)
A. Mg, Ag. B. Fe, Cu. C. Ag, Mg. D. Cu, Fe.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Thứ tự các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa: Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, 2H+/H2, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag.

⇒ Fe khử được H+, Cu khử được Fe3+.

Câu 7. (B.14): Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch gồm các chất tan:
A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, AgNO3.
C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Thứ tự các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa: Fe2+/Fe, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag.

- Do AgNO3 dư ⇒ Fe bị oxi hóa lên Fe3+.

Câu 8. (C.14): Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối
trong X là:
A. Al, Ag và Zn(NO3)2. B. Al, Ag và Al(NO3)3.
C. Zn, Ag và Al(NO3)3. D. Zn, Ag và Zn(NO3)2.
Hướng dẫn giải
Chọn C.
- Thứ tự các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa: Al3+/Al, Zn2+/Zn, Ag+/Ag.
- Al đứng trước Zn nên Al phản ứng trước, Y gồm 2 kim loại gồm Zn dư và Ag; dd chứa Al(NO3)3.

Câu 9. (MH3.2017). Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là:
A. Fe, Cu. B. Cu, Ag. C. Zn, Ag. D. Fe, Ag.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
2
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- Thứ tự các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa: Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Ag+/Ag.
- Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại nên Zn, Fe phản ứng hết.
Câu 10. (A.09): Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là:
A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.
C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3.
Hướng dẫn giải
Chọn B.
- Thứ tự các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa: Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Ag+/Ag.
- Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại
nên AgNO3 phản ứng hết.

Câu 11. (A.12): Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là:
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.
C. AgNO3 và Mg(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Thứ tự các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa: Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, Ag+/Ag.
- Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối là Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2) và
chất rắn Y (gồm hai kim loại là Ag, Fe).

Câu 12. (C.08): Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 thì Al tham gia phản ứng trước.

Câu 13. (A.13): Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim
loại trong Y lần lượt là:
A. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. B. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Trong dãy điện hóa, cặp Ag+/Ag đứng sau Cu2+ /Cu nên Fe phản ứng trước với Ag+. X gồm hai muối và
chất rắn Y gồm hai kim loại nên Cu(NO3)2 dư
Câu 14. Cho 1 lượng Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp muối gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng
3
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

hoàn toàn thu được dung dịch X. Thành phần phù hợp của dung dịch X có thể là
A. Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)3, AgNO3.
Hướng dẫn giải
Chọn B.
- Trong dãy điện hóa, cặp Ag+/Ag đứng sau Cu2+ /Cu nên Fe phản ứng trước với Ag+.
⇒ Loại A vì AgNO3, Fe(NO3)2 phản ứng với nhau.
Loại C vì còn Fe(NO3)2 thì còn Cu(NO3)2
Loại D vì AgNO3 dư thì còn Cu(NO3)2 chưa phản ứng.
Câu 15. Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ chứa
một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng
bằng lượng Ag trong X. Dung dịch Y chứa chất nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3. B. AgNO3. C. FeSO4. D. Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
Vì Cu đứng sau Fe nên loại C, D.
Loại B vì sau phản ứng khối lượng Ag sẽ tăng lên

Câu 16. Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được dung dịch gồm các chất:

A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.


C. Fe(NO3)2,AgNO3. D. Fe(NO3)3 và AgNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
Phản ứng: Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
2a 4a 2a
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
2a a a

⇒ Dung dịch sau phản ứng chứa: Fe2+dư (a mol); Fe3+ (a mol).

Câu 17. Cho bột sắt tác dụng với HNO3 loãng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO duy
nhất và còn một lượng nhỏ Fe không tan. Dung dịch thu được sau phản ứng là:
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và HNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Do Fe dư nên Fe + Fe3+ → Fe2+

Câu 18. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong dung dịch X là

4
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

A. Mg(NO3)2 Fe(NO3)3. B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.


C. Fe(NO3)2 và AgNO3. D. Mg(NO3)2 và AgNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
Do Mg đứng trước Fe nên Mg phản ứng trước. X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại nên AgNO3
hết

Câu 19. Cho hỗn hợp bột gồm Al, Cu vào dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3 sau phản ứng hoàn toàn thu
được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y chứa 3 muối. Các cation trong dung dịch Y là:
A. Fe3+, Ag+, Cu2+ B. Al3+, Fe2+, Cu2+ C. Al3+, Fe3+, Cu2+ D. Al3+,Fe3+,Fe2+

Hướng dẫn giải


Chọn B.
Trong dãy điện hóa: Cặp Al3+/Al đứng trước Cu2+/Cu . Ag+/Ag đứng sau Fe3+/Fe2+. Nên Al phản ứng Ag+
trước rồi đến Fe3+ . sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y chứa 3
muối nên Cu còn dư.
Câu 20. Ngâm 1 thỏi sắt dư vào trong dung dịch chứa X. Sau khi khối lượng của thỏi sắt không còn thay
đổi, phân tích dung dịch sản phẩm thấy có sự xuất hiện của 2 cation gồm Mg2+ và Fe2+. Thành phần chất
tan ban đầu của dung dịch X có thể là
A. MgCl2, Zn(NO3)2, CuCl2. B. MgSO4, NaNO3, FeCl3.
C. Mg(NO3)2, FeCl3, Cu(NO3)2. D. MgCl2, ZnCl2, FeCl3.
Hướng dẫn giải
Chọn C.

- Do dung dịch sản phẩm thấy có sự xuất hiện của cation Mg2+ ⇒ dung dịch ban đầu có chứa ion Mg2+.
- Fe chỉ khử được các ion của KL đứng sau nó trong dãy điện hóa nên:
⇒ Loại A, D: do Fe không khử được ion Zn2+.
Loại B: do Fe không khử được ion Na+.
Câu 21. (MH1 - 2017): Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3. B. CuCl2, FeCl2. C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Lưu ý: Cu không tan trong HCl nhưng tan trong FeCl3
PTHH: Fe2O3 + 6HCl →2 FeCl3 + 3H2O
Cu +2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

Câu 22. Hỗn hợp bột (chứa 2 chất có cùng số mol) nào sau đây không tan hết khi cho vào lượng dư dung
dịch H2SO4 (loãng nóng, không có oxi) ?
A. Fe3O4 và Cu. B. KNO3 và Cu. C. Fe và Zn. D. FeCl2 và Cu.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 5 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016)
5
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Cu không tan trong H2SO4 loãng nóng.
- Trong dung dịch chứa (H+ + NO3-) hoặc chứa Fe3+ thì Cu tan.

Câu 23. Hòa tan hết một oxit kim loại (X) trong dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y. Dung
dịch Y hòa tan được Cu kim loại. X là:
A. MgO. B. Al2O3. C. Fe3O4 D. FeO

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Thứ tự các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa: Mg2+/Mg, Al3+/Al, Fe2+/Fe, 2H+/H2, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+.

⇒ Cu đứng sau Mg, Al, Fe nên không tan được trong MgCl2, AlCl3, FeCl2 nhưng tan được trong FeCl3.

Câu 24. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung
dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là:
A. Ag, Mg B. Cu, Fe C. Fe, Cu D. Mg, Ag

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng nên loại A, B.
- Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Nên loại D

Câu 25. Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy còn một phần chất rắn chưa tan. Vậy
các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:
A. FeCl3, FeCl2, CuCl2 B. FeCl2, CuCl2, HCl C. FeCl3, CuCl2, HCl D. FeCl3, FeCl2, HCl

Hướng dẫn giải


Chọn B.
PTHH: Fe2O3 + 6HCl →2 FeCl3 + 3H2O
Cu +2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

Câu 26. (B.07): Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn,
thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:
A. Fe(NO3)3. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư nên PTHH.
PTHH: Fe + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)2.
Fe + Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu
Câu 27. (MH1 - 2017): Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc,
6
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là:
A. FeCl3, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.
C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl2, NaCl.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
PTHH: Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO+ 2H2O
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Fe + H+ → Fe2+ + H2
Vậy trong dung dịch còn ion Fe2+, Na+, Cl-.

Câu 28. (C.07): Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là:
A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
C. MgSO4 và FeSO4. D. MgSO4.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Do còn Fe dư nên xảy ra phản ứng: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Câu 29. Cho một lượng sắt tan trong dung dịch HNO3 loãng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
dung dịch X có màu nâu nhạt và có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4/H2SO4. Chất tan trong dung
dịch là:
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2, HNO3. D. Fe(NO3)3, HNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Dung dịch X có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4/H2SO4 nên trông X có muối Fe2+ .
- Dung dịch X có màu nâu nhạt nên X có muối Fe3+.
Câu 30. Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng,
thu được kim loại và dung dịch Y. Chất tan trong dung dịch Y là:
A. Fe(NO3)2; HNO3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn D .
- Kết thúc phản ứng, thu được kim loại và dung dịch Y nên Fe dư ⇒ có Pư: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Câu 31. Cho bột Fe3O4 vào dung dịch HI (dư) được hai chất X và Y. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng
của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là:
A. Fe và I2. B. FeI3 và FeI2. C. FeI2 và I2. D. FeI3 và I2.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- PTHH: Fe3O4 + 8HI → 3FeI2 + I2 + 4H2O.
7
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Lưu ý: ion Fe3+ có tính oxi hóa, ion I- có tính khử ⇒ xảy ra PƯ oxi hóa – khử

Câu 32. (B.09): Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối
tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối
X, Y lần lượt là:
A. KMnO4, NaNO3. B. Cu(NO3)2, NaNO3. C. CaCO3, NaNO3. D. NaNO3, KNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn A.

- Muối Y làm đèn khí không màu chuyển sang màu vàng ⇒ Y là muối của Na ⇒ Loại D.

- Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng ⇒
Loại B, C do :

PTHH: 2Cu(NO3)2 ⎯⎯ → 2CuO + 4NO2 + O2


0
t
(nkhí = 5 > nmuối = 2)

CaCO3 ⎯⎯ → CaO + CO2


0
t
(nkhí = 1 = nmuối)

PTHH: 2KMnO4 ⎯⎯ → K2MnO4 + MnO2 + O2


0
t
(nkhí = 1 < nmuối = 2)

2NaNO3 ⎯⎯ → 2NaNO2 + O2
0
t
(nkhí = 1 < nmuối = 2)

Câu 33. (B.14): Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt
khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y.
Công thức của X là:
A. KHS. B. NaHSO4. C. NaHS. D. KHSO3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

- Cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y ⇒ X
tác dụng với Ba(OH)2 không tạo kết tủa ⇒ Loại B, D.
- X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan (chất tan là Na2S và NaOH dư)
⇒ Loại A.
PTHH: NaHS + NaOH → Na2S + H2O
2NaHS + Ba(OH)2 → Na2S + BaS + 2H2O

Câu 34. (C.12): Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3
tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z
lần lượt là:
A. Cl2, O2 và H2S B. H2, O2 và Cl2. C. SO2, O2 và Cl2. D. H2, NO2 và Cl2.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2KNO3 ⎯⎯ → 2KNO2 + O2
0
t

8
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Câu 35. Chất X có một số tính chất sau:


- Tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng làm quỳ tím chuyển màu xanh.
- Tạo kết tủa với dung dịch Ba(OH)2.
Vậy X là:
A. Na2SO4. B. NaHSO4. C. Na2CO3. D. NaOH.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

- X tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng làm quỳ tím chuyển màu xanh ⇒ Loại A (pH=7) và B
(pH<7).

- X tạo kết tủa với dung dịch Ba(OH)2 ⇒ Loại D.


PTHH: Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH

Câu 36. Hợp chất X có các tính chất sau:


(1) Là chất có tính lưỡng tính.
(2) Bị phân hủy khi đun nóng.
(3) Tác dụng với dung dịch NaHSO4 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí.
Vậy chất X là:
A. NaHS B. KHCO3. C. Al(OH)3. D. Ba(HCO3)2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn D.

PTHH: Ba(HCO3)2 ⎯⎯ → BaCO3 + CO2 + H2O


0
t

Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2CO2↑ + 2H2O

Câu 37. (Chuyên Vinh - 2017). Hợp chất X có các tính chất
- Tác dụng được với dung dịch AgNO3
- Không tác dụng với Fe
- Tác dụng với dung dịch Na2CO3 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí
X là chất nào trong các chất sau?
A. BaCl2. B. CuSO4. C. AlCl3. D. FeCl3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

- X không tác dụng với Fe ⇒ Loại B, D.


9
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- X Tác dụng với dung dịch Na2CO3 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí ⇒ Chọn C.
PTHH: 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 6NaCl + 2Al(OH )3↓ + 3CO2↑

Câu 38. Nghiên cứu một dung dịch chứa chất tan X trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:
- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.
- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Mg(NO3)2. B. Dung dịch FeCl2. C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch CuSO4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia – Sở GD và ĐT Quảng Nam, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn C.

- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3 ⇒ Loại A (không tác dụng với
AgNO3); Loại B (không tác dụng với NaHSO4); Loại D (không tác dụng với NaHSO4).
PTHH: BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4↓ + NaCl + HCl.
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl.
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ba(NO3)2.

Câu 39. Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội.
- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.
- Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO3 đặc nguội.
Vậy X, Y, Z lần lượt là:
A. Zn, Mg, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Fe, Al, Mg. D. Fe, Mg, Zn.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn B.

- X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO3 đặc, nguội ⇒ Loại A.

- Y tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH ⇒ Loại C, D.

Câu 40. (Thi thử 2018): Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư thu được dung dịch X. Dung dịch X có phản ứng
với tất cả các chất, dung dịch nào dưới đây thỏa mãn ?
A. Dung dịch Mg(NO3)2, Al, dung dịch KI, dung dịch Ba(OH)2, Mg.
B. Khí Cl2, dung dịch Ba(NO3)2, dung dịch HNO3, dung dịch Na2CO3, Zn.
C. Fe, dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3, khí Cl2, Ag.
D. Dung dịch AgNO3, dung dịch Na2CO3, Fe, Mg, khí H2S.

Hướng dẫn giải


10
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn D.
PTHH: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Dung dịch X chứa: CuCl2 ; FeCl2 ; FeCl3

⇒ Loại A (không phản ứng với Mg(NO3)2);

Loại B (không phản ứng với Ba(NO3)2);


Loại C (không phản ứng với Ag).

Câu 41. (Thi thử 2019): Có 4 dung dịch: X (NaOH và Na2CO3); Y (Na2CO3); Z (NaHCO3); T (Na2CO3
và NaHCO3). Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào một trong các dung dịch trên. Khi khí bắt đầu thoát ra thì
thể tích dung dịch HCl đã dùng là V1 và khi khí ngừng thoát ra thì thể tích dung dịch HCl là 1,6V1. Dung
dịch được đem thí nghiệm là:
A. dung dịch Z. B. dung dịch T. C. dung dịch X. D. dung dịch Y.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
Theo đề Vqt 1 = V1 ; Vqt 2 = 0,6V1.
- Loại dung dịch Y do thể tích HCl phản ứng ở cả 2 quá trình như nhau.
PTHH: Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O ⇒ Vqt 1 = Vqt 2.


- Loại dung dịch Z do khi cho từ từ HCl tác dụng với Z ngay lập tức sẽ xuất hiện bọt khí.
- Loại dung dịch T do thể tích HCl phản ứng ở quá trình 2 lớn hơn quá trình 1

Câu 42. (Thi thử 2019): Có các chất CuO, Fe2O3, MgO, CrO3, Cr(OH)3, Al(OH)3 những chất vừa tác dụng
với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. Fe2O3, MgO. B. Fe2O3 và Cr(OH)3.
C. CrO3, Cr(OH)3, Al(OH)3. D. CrO3, Al(OH)3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- CuO, MgO, Fe2O3 không tác dụng với NaOH.

Câu 43. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4NO3, NaHCO3 và Ba(NO3)2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho
hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaNO3, NaHCO3, NH4NO3, Ba(NO3)2. B. NaNO3, NaOH.
C. NaNO3. D. NaNO3, NaOH, Ba(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

OH- + NH4+ ⎯⎯ → NH3↑ + H2O


0
t
11
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

OH- + HCO3- + Ba2+ ⎯⎯ → BaCO3↓ + H2O


0
t

⇒ Trong dung dịch còn ion Na+ và NO3-

Câu 44. Cho một lượng bột kim loại nhôm trong một cốc thủy tinh, cho tiếp dung dịch HNO3 loãng vào
cốc, khuấy đều để cho phản ứng hoàn toàn, có các khí NO, N2O và N2 thoát ra. Sau đó cho tiếp dung dịch
xút vào cốc, khuấy đều, có hỗn hợp khí thoát ra (không kể hơi nước, không khí). Hỗn hợp khí này có thể là
khí nào?
A. H2; N2. B. CO2; NH3. C. NO2; NH3. D. NH3; H2

Hướng dẫn giải


Chọn D.
PTHH: 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 15H2O
NH4NO3 + NaOH → NH3 + NaNO3 + H2O
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Câu 45. Dẫn 1 luồng khí NH3 dư vào trong dung dịch chứa hỗn hợp muối BaCl2, AlCl3. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thành phần muối có trong dung dịch sản phẩm
A. chỉ chứa NH4Cl. B. gồm BaCl2, NH4Cl, NH4AlO2.
C. gồm BaCl2, NH4Cl, AlCl3. D. gồm BaCl2, NH4Cl.
Hướng dẫn giải
Chọn D.
PTHH: 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → 3NH4Cl + Al(OH)3

Câu 46. Dẫn 1 luồn khí NH3 dư vào trong dung dịch chứa hỗn hợp muối BaCl2, AlCl3, FeCl2. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Thành phần của X
A. chỉ chứa Fe(OH)2. B. gồm Al(OH)3 và Fe(OH)2.
C. gồm Al(OH)3 và Fe(OH)3. D. chỉ chứa Fe(OH)3.
Hướng dẫn giải
Chọn B.
PTHH: 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → 3NH4Cl + Al(OH)3
2NH3 + 2H2O + FeCl2 → 2NH4Cl + Fe(OH)2

Câu 47. Có 3 dung dịch X, Y và Z riêng biệt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 chất. Trộn 3 dung dịch lại với nhau,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa đồng thời các ion: Fe3+, Fe2+, Cr3+, H+, Na+ và
SO42-. Thành phần các chất có thể có trong X, Y, Z là:
A. Na2CrO4, FeSO4, H2SO4. B. Na2Cr2O7, Fe2(SO4)3, Na2SO4.
C. Na2Cr2O7, Fe2(SO4)3, H2SO4. D. Na2CrO4, FeSO4, Na2SO4.
Hướng dẫn giải
Chọn A.
- Loại B, D do không có ion H+
- Loại C do không tạo được ion Fe+

Câu 48. Trộn 2 dung dịch X và Y, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 chất. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn có
12
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

sự xuất hiện của 1 chất kết tủa trắng làm vẫn đục dung dịch. Dung dịch X và Y có thể là:
A. dung dịch AgNO3 và dung dịch Na3PO4. B. dung dịch BaCl2 và dung dịch Ba(HCO3)2.
C. dung dịch Ca(HCO3)2 và dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch Mg(HCO3)2 và dung dịch H2SO4.
Hướng dẫn giải
Chọn C.
- Loại B, D do không tạo kết tủa.
- Loại A do tạo kết tủa vàng: 3AgNO3 + Na3PO4 → 3NaNO3 + Ag3PO4↓ (vàng).
- C tạo kết tủa trắng: Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ (trắng) + 2H2O

Câu 49. Tiến hành nhiệt phân 1 hỗn hợp chất rắn X trong môi trường không có không khí cho đến khi khối
lượng không còn thay đổi. Nếu biết thành phần của hỗn hợp sản phẩm có KNO2, CaO, Fe2O3, Ag thì thành
phần hỗn hợp ban đầu của X có thể là
A. KNO3, Ca(NO3)2, Fe(NO3)2, AgNO3. B. KNO2, Ca(NO3)2, FeCO3, AgCl.
C. KNO3, CaCO3, Fe(NO3)2, AgNO3. D. KNO2. Ca(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Hướng dẫn giải
Chọn C.

PTHH: 2KNO3 ⎯⎯ → 2KNO2 + O2


0
t

CaCO3 ⎯⎯ → CaO + CO2


0
t

4Fe(NO3)2 ⎯⎯ → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2


0
t

2AgNO3 ⎯⎯ → 2Ag + 2NO2 + O2


0
t

Câu 50. Cho dung dịch chứa muối X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có hiện tượng tạo kết tủa
kèm sủi bọt khí. Công thức hóa học phù hợp của muối X là:
A. Ba(HCO3)2. B. NaHSO3. C. Ba(NO3)2. D. (NH4)2CO3.
Hướng dẫn giải
Chọn A.
PTHH: Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O.

Câu 51. Sục từ từ đến dư 1 luồng khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp muối BaCl2 và NaAlO2. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thành phần chất tan có trong dung dịch sản phẩm là
A. Ba(HCO3)2, NaHCO3. B. BaCl2, NaHCO3.
C. NaHCO3. D. Ba(HCO3)2, NaAlO2.
Hướng dẫn giải
Chọn B.
PTHH: CO2 + NaAlO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓

Câu 52. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn
hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A.NaCl, NaOH, BaCl2. B.NaCl, NaOH.
C.NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.

Hướng dẫn giải


13
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn D.
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

OH- + NH4+ ⎯⎯ → NH3↑ + H2O


0
t

OH- + HCO3- + Ba2+ ⎯⎯ → BaCO3↓ + H2O


0
t

⇒ Trong dung dịch còn ion Na+ và Cl-

Câu 53. Dung dịch Br2 màu vàng, chia làm 2 phần. Dẫn khí X không màu qua phần 1 thấy mất màu. Khí
Y không màu qua phần 2, thấy dung dịch sẫm màu hơn. X và Y là
A. HI và SO2. B. H2S và SO2. C. SO2 và H2S. D. SO2 và HI.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
(vàng) (không màu)
Br2 + 2HI → 2HBr + I2
(vàng) (đen tím)

Câu 54. (TT Hoàng Văn Thụ L1 2019): Chất rắn màu lục, tan trong dung dịch HCl thu được dung dịch
A. Cho A tác dụng với hỗn hợp NaOH và Br2 thu được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào dung dịch A,
thấy dung dịch chuyển sang màu da cam. Chất rắn đó là:
A. Cr. B. Cr2O3. C. CrO3. D. CrO.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
PTHH: Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O
CrCl3 + NaOH + Br2 → Na2CrO4 + NaBr + H2O
Na2CrO4 + H2SO4

Câu 55. (TT Chuyên Vinh L1 2019). Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y
làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt

1. A. H2SO4 và Ba(OH)2. B. H2SO4 và NaOH.
C. NaHSO4 và BaCl2. D. HCl và Na2CO3.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O
- Loại B, D do không tạo kết tủa.
- Loại C do BaCl2 có pH = 7 (không làm đổi mày quỳ tím)

Câu 56. (TT chuyên Quốc học Huế L1 2019): Bốn kim loại Na; Fe; Al và Cu được đánh dấu không theo
thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
14
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- X; Y chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối
- Z tác dụng được với H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội.
X, Y, Z, T theo thứ tự là
A. Na, Al, Fe, Cu. B. Na, Fe, Al, Cu. C. Al, Na,Cu, Fe D. Al, Na, Fe, Cu

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Loại B do Fe có thể điều chế được bằng nhiệt luyện, thủy luyện, điện phân dung dịch.
- Loại C do Cu tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội.
- Loại A do Na không đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối.

Câu 57. (TT Sở Bắc Ninh 2019). Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M.
Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với
các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau:

- Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4.

- Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch.

- Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau.


Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4. B. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl.
C. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl. D. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

- Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch ⇒ Z là H2SO4 ⇒ Loại A.

- Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4 ⇒ Loại D (do FeSO4 không tác dụng với HCl).

- Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau ⇒ Loại B (do HNO3 và HCl không tác dụng với nhau).

Câu 58. (THPT Hàn Thuyên): Đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau:
Ba(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng
dung dịch giảm nhiều nhất (Coi sự bay hơi của nước là không đáng kể) ?
A. Ca(HCO3)2. B. NH4HCO3. C. NaHCO3. D. Ba(HCO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

PTHH: Ba(HCO3)2 ⎯⎯ → BaCO3↓ + CO2↑ + H2O ⇒ mdd giảm = 197 + 44 = 243 gam
0
t

Ca(HCO3)2 ⎯⎯ → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O ⇒ mdd giảm = 100 + 44 = 144 gam


0
t

2NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 + CO2↑ + H2O ⇒ mdd giảm = 22 gam


0
t

15
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

NH4HCO3 ⎯⎯ → NH3↑ + CO2↑ + H2O


0
t
⇒ mdd giảm = 17 + 44 = 61 gam

Câu 59. Hòa tan hết a mol Al2O3 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2, kết thúc phản ứng thu được dung
dịch X. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X, thu được hai loại kết tủa.
B. Sục khí NH3 dư vào dung dịch X, ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần.
C. Dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất.
D. Cho dung dịch H2SO4 dư vào dung dịch X, thu được hai loại kết tủa.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

PTHH: Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O ⇒ C đúng

Ba(AlO2)2 + 2CO2 + 4H2O → Ba(HCO3)2 + 2Al(OH)3 ↓ ⇒ Loại A

Ba(AlO2)2 + NH3 → Không xảy ra phản ứng ⇒ Loại B


Ba(AlO2)2 + 4H2SO4 (dư) → BaSO4 + Al2(SO4)3 + 4H2O

Câu 60. Hỗn hợp A chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa
một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng
bằng lượng Ag trong A. Dung dịch B chứa chất nào sau đây ?
A. AgNO3. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn C
-Vì Cu và Fe tan hết nên muối phản ứng phải đứng sau Cu. Loại B , D.
-Vì Khối lượng Ag không đổi nên loại A.

Câu 61. Hỗn hợp rắn Ca(HCO3)2, NaOH và Ca(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng lần lượt là 2: 1: 1. Khuấy
kĩ hỗn hợp vào bình đựng nước dư. Sau phản ứng trong bình chứa các chất là
A. CaCO3, NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. Ca(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn C
- nHCO3- = 4 mol ; n OH - = 3 mol ; nCa2+ = 3 mol ; nNa+ = 1 mol
- ptpư: HCO3- + OH - ⇒ CO32- + H2O
4 3 3 mol
2+ 2-
Ca + CO3 ⇒ CaCO3
3 3 3 mol
⇒ dung dịch còn lại gồm Na+ : 1 mol và HCO3 – dư 1 mol

Câu 62. Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3,
KHCO3, KNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết
quả sau:
16
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chất X Y Z T

Dung dịch Kết tủa trắng Khí mùi khai Không hiện tượng Kết tủa trắng
Ba(OH)2 khí mùi khai

Khẳng định nào sau đây đúng?


A. Z là dung dịch NH4NO3. B. T là dung dịch (NH4)2CO3.
C. Y là dung dịch KHCO3. D. X là dung dịch KNO3.
Đề KSCL lần 1 năm 2017-2018 trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc

Hướng dẫn giải


Chọn B

-Vì X tạo kết tủa trắng nên X là KHCO3 ⇒ loại D

Ba(OH)2 + KHCO3 ⇒ BaCO3↓ + KOH + H2O

-Vì Y tạo khí mùi khai nên Y là NH4NO3 ⇒ loại C

Ba(OH)2 + 2 NH4NO3 ⇒ Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

-Vì Z không hiện tường nên Z là KNO3 ⇒ loại A

Câu 63. Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch có chứa a mol chất tan X. Để thu
được khối lượng kết tủa lớn nhất thì X là:
A. Ba(OH)2. B. H2SO4. C. Ca(OH)2. D. NaOH.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
Loại C, D và NTK của Na, Ca nhỏ hơn Ba. Ta đi so sánh A và B.

Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 ⇒ 2BaCO3 + 2H2O

a mol amol 2amol m kết tủa = 394a gam

Ba(HCO3)2 + H2SO4 ⇒ BaSO4 + CO2 + H2O

a mol a mol a mol m kết tủa = 233a gam

Câu 64. Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
• X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
• X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối
• Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc
nguội. X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A. Al; Na; Fe; Cu. B. Na; Al; Fe; Cu. C. Na; Fe; Al; Cu. D. Al; Na; Cu; Fe.
Đề thi thử đại học lần 2 năm 2012-2013 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc – Vĩnh Phúc

Hướng dẫn giải


17
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn A.

- X, Y điện phân nóng chảy ⇒ loại C

- X đẩy T ra khỏi muối loại B vì Na tác dụng với nước.


- Z tác dụng với H2SO4 đặc nóng và không tác dụng với đặc nguội loại D

Câu 65. Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:


- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không
màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
A, B và C lần lượt là.

A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3. B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2


C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3. D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

Hướng dẫn giải

Chọn D.
- A tác dụng B tạo kết tủa X. X tác dụng HNO3 tạo khí NO loại A, C.
- B tac dụng với C tạo khí và kết tủa loại B

PHẦN II. XÁC ĐỊNH CHẤT PHẢN ỨNG VÀ SẢN PHẨM QUA NHIỀU GIAI ĐOẠN

Câu 66. Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch
HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là
A. AgNO3 và FeCl2. B. AgNO3 và FeCl3.
C. Na2CO3 và BaCl2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Vì X tác dụng Y tạo kết tủa Z. Kết tủa tan một phần trong HNO3 loãng tạo khí nên Z chứa 2 kết tủa là Ag
và AgCl ⇒ loại B,C,D

Câu 67. Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương
ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần
lượt là:
A. CaCO3, NaNO3. B. KMnO4, NaNO3. C. Cu(NO3)2, NaNO3. D. NaNO3, KNO3

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Đốt Y có ngọn lửa vàng loại D.
- Vì nhiệt phân muối thu được mol khí nhỏ hơn mol muối nên loại CaCO3 và Cu(NO3)2
18
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

CaCO3 ⇒ CaO + CO2


1 1 mol

Cu(NO3)2 ⇒ CuO + 2NO2 + 0,5O2


1 2 0,5 mol

Câu 68. Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:


- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện,
- B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện
- A tác dụng với C thì có khí thoát ra.
A, B, C lần lượt là:
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4 C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- A tác dụng với C tạo khí chỉ có C

2NaHSO4 + Na2CO3 ⇒ 2Na2SO4 + CO2 + H2O

Câu 69. X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu tím.
X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E. Biết E là hợp chất
của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z. X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây?
A. KOH, K2CO3, KHCO3, CO2. B. KOH, KHCO3, K2CO3, CO2.
C. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3. D. KOH, K2CO3, CO2, KHCO3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- X tác dụng Y tạo Z loại A, D. E là khí loại C

Câu 70. X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng.
X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong nhưng
không làm mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là:
A. X là K2CO3; Y là KOH; Z là KHCO3. B. X là NaHCO3; Y là NaOH; Z là Na2CO3.
C. X là Na2CO3; Y là NaHCO3; Z là NaOH D. X là NaOH; Y là NaHCO3; Z là Na2CO3.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Vì đốt có ngọn lửa vàng loại A
- X tác dụng Y tạo Z loại C
- Đun nóng Y thu được khí loại B vì NaOH không bị phân hủy bởi nhiệt.

19
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Câu 71. Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y.
Cho Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào dung dịch Cu(NO 3)2
dư thu được chất rắn F. Chất rắn F gồm
A. Cu B. Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4
C. Cu, MgO, Fe3O4 D. Cu, MgO.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Vì CO dư nên Y là Al2O3, MgO, Fe, Cu.

- Y tác dụng kiềm dư nên Al2O3 tan hết ⇒ G là MgO, Fe, Cu.

- G tác dụng muối Cu(NO3)2 dư thì chỉ có Fe phản ứng hết.

Câu 72. Hoà tan 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch X chứa 3 muối, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO và một phần rắn không tan. Phần
dung dịch sau phản ứng chứa chất tan nào ?
A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2; NH4NO3, Cu(NO3)2.
C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

- Vì sau phản ứng có kim loại không tan nên trong dung dịch không chứa Fe3+ ⇒ Loại A, C.

- Sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO ⇒ Loại B (có NH4NO3)

Câu 73. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH )2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y.
Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là:
A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3. B. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO, D. Fe2O3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

- Vì dung dịch có chứa SO4 2- và Ba2+ nên trong kết tủa phải có BaSO4 ⇒ Loại A,D.

- Vì nung đến khối lượng không đổi nên phải lài Fe2O3 ⇒ Loại C.

Câu 74. Cho Na vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí (A), dung dịch (B) và kết tủa (C).
Nung kết tủa (C) thu được chất rắn (D). Cho khí (A) dư tác dụng với rắn (D) thu được rắn (E). Hoà tan (E)
trong HCl dư thu được rắn (F), E là:
A. Cu và Al2O3. B. Cu và CuO. C. Cu và Al(OH)3. D. Chỉ có Cu.

Hướng dẫn giải

20
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn A.
- Cho Na tác dụng với dung dịch muối nên khí A là H2.
- Kết tủa C là Cu(OH)2 và Al(OH)3 vì khi nung kết tủa thu được D, D tác dụng A tạo E và E tác dụng một
phần với HCl nên trong E phải có hai chất là Cu và Al2O3.

Câu 75. Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch A và phần không tan B. B
tan một phần trong dung dịch NaOH. Dung dịch A có chứa:
A. Ba(A1O2)2, Ba(OH)2. B. Ba(OH)2. C. Ba(AlO2)2, Fe(AlO2)2. D. Ba(AlO2)2

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Phần không tan B tan một phần trong NaOH nên B chứa FeO còn nguyên và Al2O3 dư

⇒ trong dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất là Ba(AlO2)2

BaO + H2O ⇒ Ba(OH)2

Ba(OH)2 + Al2O3 ⇒ Ba(AlO2)2 + H2O

Câu 76. Cho hỗn hợp gồm BaO, FeO, Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch A và phần không tan có chứa
B. Sục khí CO2 vào dung dịch A được kết tủa C. B tan một phần trong dung dịch NaOH. Kết tủa C có chứa:
A. BaCO3. B. Al(OH)3. C. BaCO3, Al(OH)3. D. BaCO3, FeCO3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Phần không tan B tan một phần trong NaOH nên B chứa FeO còn nguyên và Al 2O3 dư; trong dung dịch
chỉ chứa một chất tan duy nhất là Ba(AlO2)2
- Khi sục khí CO2 chỉ tạo Al(OH)3 và muối HCO3 –
- Loại A,C,D

BaO + H2O ⇒ Ba(OH)2

Ba(OH)2 + Al2O3 ⇒ Ba(AlO2)2 + H2O

AlO2 - + CO2 + 2H2O ⇒ Al(OH)3 + HCO3 -

Câu 77. Cho từ từ đến dư dung dịch X (TN1) hay dung dịch Y (TN2) vào dung dịch AlCl3. Ở TN1 tạo kết
tủa keo trắng ; ở TN2 tạo kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tạn. X và Y lần lượt là:
A. NaOH, NH3. B. NH3, NaOH. C. NaOH, AgNO3. D. AgNO3, NaOH.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Vì cho X,Y đều tạo kết tủa keo trắng nên loại C,D. Vì cho dư nên ở TN2 kết tủa tan thì Y phải là kiềm
mạnh ⇒ A

Al3+ + 3OH - ⇒ Al(OH)3 ; Al3+ + 3NH3 + 3H2O ⇒ Al(OH)3 + 3NH4+

Al(OH)3 + OH – dư ⇒ AlO2 - + 2H2O


21
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Câu 78. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại. Ba kim loại đó là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Vì rắn gồm 3 kim loại và theo thứ tự phản ứng thì 3 kim loại lần lượt là Ag, Cu và Fe còn dư hoặc còn
nguyên sau phản ứng.

Câu 79. Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không
có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm ?
A. Al2O3 và Fe. B. Al, Fe và Al2O3.
C. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3. D. Al2O3, Fe và Fe3O4

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Theo BTe thì ne cho = 9 mol; ne nhận = 8 mol nên sau phản ứng Al dư, Fe3O4 hết

Câu 80. Nung nóng hỗn hợp Al và Fe2O3 (chỉ xảy ra phản ứng nhiệt nhôm đến hoàn toàn) thu được hỗn
hợp X. Cho X tác dụng dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra. Thành phần X gồm:
A. Al2O3. B. Fe, Al, Al2O3. C. Al, Fe. D. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Vì rắn X tác dụng với kiềm tạo khí nên X có Nhôm dư nên Fe2O3 hết.

Câu 81. Cho một lượng bột kim loại nhôm trong một cốc thủy tinh, cho tiếp dung dịch HNO3 loãng vào
cốc, khuấy đều để cho phản ứng hoàn toàn, có các khí NO, N2O và N2 thoát ra. Sau đó cho tiếp dung dịch
xút vào cốc, khuấy đều, có hỗn hợp khí thoát ra (không kể hơi nước, không khí). Hôn hợp khí này có thể là
khí nào ?
A. NO2; NH3. B. NH3; H2. C. CO2; NH3. D. H2; N2

Hướng dẫn giải


Chọn B
- Loại C vì không có Cacbon.
- Loại A, D vì khi dung dịch tác dụng với kiềm thì không thể có NO2 hoặc N2.

Câu 82. A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với
NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành
chất D có màu da cam, Chất D bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất D oxi hóa HCl thành khí E. Chọn phát
biểu sai:
A. A là Cr2O3 B. B là Na2CrO4. C. D là Na2Cr2O7 D. E là khí H2

Hướng dẫn giải


22
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn D
- D có màu da cam vậy D là muối Na2Cr2O7
- D tác dụng HCl thì khí E là Clo

Na2Cr2O7 +14 HCl ⇒ 2NaCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O ( pp điều chế clo trong PTN )

Câu 83. Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác
dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X
là kim loại nào sau đây?
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Vì khi cho X tác dụng clo hoặc HCl tạo hai muối khác nhau nên X là kim loại đa hóa trị là Cr hoặc Fe.

Câu 84. Cho 1 mol sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (có chứa 3 mol HNO3). Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được dung dịch A và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy
nhất của sự khử. Dung dịch A chứa ?
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3 và HNO3.
C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- B không màu hóa nâu nên B là NO

- Theo BTNT nitơ ⇒ nNO =3/4 mol ⇒ 2 mol < ne nhận = 9/4 mol < 3 mol

⇒ tạo hai muối Fe2+ và Fe3+

Câu 85. Cho bột sắt vào cốc chứa H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn
được dung dịch A, rắn B và khí C. Dung dịch A chứa:
A. FeSO4 và H2SO4. B. FeSO4 và Fe2(SO4)3 C. FeSO4. D. Fe2(SO4)3

Hướng dẫn giải


Chọn C.
Khi cho Fe tác dụng H2SO4 đặc sau phản ứng còn một lượng chất rắn nên trong dung dịch chỉ thu được
muối Fe2+ và H2SO4 hết

Câu 86. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là:
A. MgSO4 và FeSO4. B. MgSO4.
C. MgSO4 và Fe2(SO4)3. D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.

Hướng dẫn giải


Chọn A
23
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Vì sau phản ứng có một phần Fe không tan nên trong dung dịch chỉ chứa Mg2+ và Fe2+

Câu 87. Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có
khi màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện
không tan trong axit). Quặng đó là:
A. Xiđerit (FeCO3). B. Manhetit (Fe3O4). C. Hematit (Fe2O3). D. Pirit (FeS2).

Hướng dẫn giải


Chọn D
Vì dung dịch tác dụng với BaCl2 có kết tủa nên trong dung dịch phải chứa SO42-

Câu 88. Hỗn hợp A chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa
một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng
bằng lượng Ag trong A. Dung dịch B chứa chất nào sau đây ?
A. AgNO3. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. Cu(NO3)2.
Hướng dẫn giải
Chọn C.
-Vì Cu và Fe tan hết nên muối phản ứng phải đứng sau Cu. Loại B , D.
-Vì Khối lượng Ag không đổi nên loại A.

Câu 89. Khi hoà tan hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được khí màu nâu
đỏ và dung dịch A. Sau phản ứng thấy vẫn còn dư kim loại Cu. Vậy trong dung dịch A có các loại ion
dương là:
A. Fe3+ và Cu2+ B. Fe2+, Fe3+, Cu2+. C. Fe3+, Fe2+. D. Fe2+, và Cu2+
Hướng dẫn giải
Chọn D.
- Khi cho kim loại Cu và Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được hỗn hợp có thể chứa Fe3+, Fe2+, Cu2+.
- Vì có Cu dư nên dung dịch A chỉ chứa Fe2+ và Cu2+.

Câu 90. Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết A vừa có khả năng làm
mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. CTPT của oxit sắt là:
A. FeO B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe2O3.
Hướng dẫn giải
Chọn C.
- Dung dịch A có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím nên chứa Fe2+.
- Dung dịch A có thể hòa tan được Cu nên chứa cả ion Fe3+.
Câu 91. Cho hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn
hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm hai hiđroxit
kim loại. Dung dịch Z chứa ?
A. Zn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2.
C. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3.
Hướng dẫn giải
Chọn C.
- Y sẽ gồm Ag và Cu nên Z chứa Fe2+ loại A, D.
- Do Z tác dụng với NaOH dư thu được hai hidroxit kim loại nên loại B.
24
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Câu 92. Dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Cho bột Fe vào A, sau khi phản ứng xong lọc
tách được dung dịch A1 và chất rắn B1. Cho tiếp một lượng Mg vào A1, kết thúc phản ứng, lọc tách kết tủa
thu được dung dịch A2 và chất rắn B2 gồm 2 kim loại. Cho B2 vào dung dịch HCl thấy không có hiện tượng
gì. Dung dịch A2 tác dụng với xút dư thu được 3 hiđroxit kết tủa. Cho biết thành phần của B1, B2, A1, A2
tương ứng là:
A. Ag; (Cu, Ag); (Fe2+, Cu2+, Ag+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+).
B. Ag; (Cu, Ag); (Fe3+, Cu2+, Ag+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+).
C. (Ag, Fe); (Cu, Ag); (Fe2+, Cu2+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+).
D. Ag; (Cu, Ag); (Fe2+, Cu2+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+).
Hướng dẫn giải
Chọn B.
- Xét A2 thu được 3 hidroxit, quan sát đáp án suy ra A2 chứa (Fe2+, Mg2+, Cu2+)
- Xét A1: do rắn B1 thu được Ag, nên A1 sẽ có Ag+ dư, Fe3+, Cu2+.
- Loại những đáp án còn lại chọn đáp án B.

Câu 93. Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các điều kiện sau:
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. D. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện nên loại C.
- Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện nên loại B.
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra nên loại A.
( chỉ dựa vào dữ kiện số 3 là chốt đáp án. )
Câu 94. X, Y, Z là các dung dịch muối (trung hòa hoặc axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều
kiện: X tác dụng với Y có khí thoát ra; Y tác dụng với Z có kết tủa; X tác dụng với Z vừa có khí vừa tạo
kết tủa. X, Y, Z lần lượt là
A. NaHSO4, CaCO3, Ba(HSO3)2. B. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HSO3)2.
C. CaCO3, NaHSO4, Ba(HSO3)2. D. Na2CO3; NaHSO3; Ba(HSO3)2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Quốc Học Huế, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Do X, Y, Z tạo từ 3 gốc axit khác nhau nên loại D.
- Y tác dụng với Z có kết tủa nên loại C.
25
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra nên loại A.

Câu 95. Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T. Biết: X, Y được điều
chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng
được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z,
T lần lượt là:
A. Na; Fe; Al; Cu. B. Na; Al; Fe; Cu. C. Al; Na; Cu; Fe. D. Al; Na; Fe; Cu.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lê Khiết – Quảng Ngãi, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy nên có thể là Na, Al.
- X đẩy được T ra khỏi muối nên X là Al, còn Y chính là Na.
- Z tác dụng với H2SO4 đặc nóng nhưng H2SO4 đặc nguội thì không nên Z là Fe.
Từ các dữ kiện chọn được đáp án D.

Câu 96. Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y
được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z
tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc
nguội. Các kim loại X, Y, Z và T theo thứ tự là
A. K, Al, Fe và Ag. B. Al, K, Ag và Fe.
C. K, Fe, Al và Ag. D. Al, K, Fe, và Ag.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy nên có thể là K, Al.
- X đẩy được T ra khỏi muối nên X là Al, còn Y chính là K.
- Z tác dụng với H2SO4 đặc nóng nhưng H2SO4 đặc nguội thì không nên Z là Ag.
Từ các dữ kiện chọn được đáp án D.

Câu 97. Hợp chất X có các tính chất:


(1) Là chất khí ở nhiệt độ thường, nặng hơn không khí.
(2) Làm nhạt màu dung dịch thuốc tím.
(3) Bị hấp thụ bởi dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa trắng.
X là chất nào trong các chất sau:
A. NO2. B. SO2. C. CO2. D. H2S.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 7 – THPT Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Từ dữ kiện (2) và (3) chỉ có 1 chất thỏa mãn là SO2.
26
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Câu 98. Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung
dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí.
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau.
Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:
A. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2. B. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.
C. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3. D. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- 2 với 4 không tác dụng với nhau ⇒ Loại A, B, C.

Câu 99. Cho dung dịch chứa FeCl2, CrCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung
trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
A. FeO, Cr2O3. B. chỉ có Fe2O3. C. chỉ có Cr2O3. D. Fe2O3, Cr2O3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia – Sở GD và ĐT Quảng Nam, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Dung dịch chứa FeCl2 và FeCl3 tác dụng với NaOH dư, thu được 2 tủa là Fe(OH)2 và Fe(OH)3 nung 2 tủa
này trong không khí chỉ thu được Fe2O3.
( Do tác dụng với kiềm dư nên chỉ có kết tủa Fe(OH)2, khi nung trong không khí đến khối lượng ko đổi thì
oxit Sắt II tác dụng Oxi không khí tạo oxit sắt III)
Câu 100. Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết
tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là
A. KCl. B. KBr. C. KI. D. K3PO4.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Chỉ có PO34− kết hợp với Ag+ tạo tủa vàng. Nên chọn được đáp án D.

( Có ba kết tủa vàng: B, C, D; chỉ có kết tủa vàng của gốc photphat là tan được với HNO3 khi dư)
Câu 101. Chất vô cơ X trong thành phần chỉ có 2 nguyên tố. X không tan được vào H2O và dung dịch HCl.
Đốt cháy X trong O2 ở nhiệt độ cao được khí Y. Khí Y tác dụng với dung dịch brom được chất Z. Z phản
ứng với dung dịch BaCl2 thu được chất Q. Q không tan được vào dung dịch HNO3. Các chất X, Y, Z theo
thứ tự tương ứng là:
A. Fe3C, CO, BaCO3. B. CuS, H2S, H2SO4.
C. CuS, SO2, H2SO4. D. MgS, SO2, H2SO4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Biên Hòa – Hà Nam, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- X không tan được vào H2O và dung dịch HCl nên là CuS.
27
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- X phản ứng với O2 tạo ra Y nên Y là SO2.


Theo thứ tự này chỉ có C là thỏa mãn.
Câu 102. Trong hỗn hợp X gồm Fe2O3; ZnO; Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và
phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được lượng kết tủa gồm:
A. Fe(OH)2; Cu(OH)2. B. Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2; Cu(OH)2; Zn(OH)2. D. Fe(OH)3; Zn(OH)2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên ĐHSP Hà Nội, năm 2016)

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Rắn không tan Z chính là Cu. Do có Cu dư nên dung dịch Y chứa Fe2+ chứ không phải là Fe3+. Nên loại
B và D.
- Y tác dụng với NaOH loãng dư nên không thể có Zn(OH)2. Nên loại C.
Chỉ có đáp án A là thỏa mãn.
Câu 103. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, thu được dung dịch X. Sau đó ngâm Cu dư vào dung dịch X,
thu được dung dịch Y. Dung dịch X, Y gồm:
A. X: Fe(NO3)3; Y: Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
B. X: Fe(NO3)2; Y: Fe(NO3)2; Cu(NO3)2 và AgNO3 dư.
C. X: Fe(NO3)2 và AgNO3 dư; Y: Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
D. X: Fe(NO3)3 và AgNO3 dư ; Y: Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Fe tác dụng với AgNO3 dư thu được dung dịch chứa Fe3+ và Ag+ dư. Nên loại B và C.
- X tác dụng với Cu dư thu được dung dịch chứa Fe2+ và Cu2+.
Chỉ có đáp án D là thỏa mãn.
Câu 104. Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn
Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là
A. Al(OH)3. B. Fe(OH)3. C. BaCO3. D. K2CO3.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X chứa các ion K+, Ba2+, Fe2+,
Fe3+, AlO−2 . Chỉ có ion AlO−2 là tạo tủa với CO2. Nên kết tủa sẽ là Al(OH)3.

Câu 105. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4
loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết
tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO
dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Trong G chứa
A. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO. B. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3.
C. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu. D. MgO, BaSO4, Fe, Cu.
28
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Dung dịch X chứa các ion: Al3+, Mg2+, Fe2+, Cu2+; Zn2+. . Khi X tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được kết
tủa Y gồm BaSO4, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Mg(OH)2.
- Nung Y được rắn Z, sau đó tác dụng với CO dư sẽ thu được MgO, Fe, Cu, BaSO4

Câu 106. Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y
vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng,
dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm:
A. Fe2O3, CuO, Ag. B. Fe2O3, Al2O3. C. Fe2O3, CuO. D. Fe2O3, CuO, Ag2O.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Hỗn hợp Y tác dụng với HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch
NaOH loãng, dư. Thu được hiđroxit của Cu, Fe.
- Nên khi nung ngoài không khí thu được Fe2O3 và CuO.
Câu 107. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y
và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa gồm:
A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2. B. Fe(OH)2; Cu(OH)2 và Zn(OH)2.
C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Khi X tác dụng với HCl (dư) thu được dung dịch Y chứa Zn2+, Fe2+, Cu2+.
- Khi Y tác dụng với NaOH (loãng, dư) thu được Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

Câu 108. Hoà tan hoàn toàn FeS2 vào cốc chứa dung dịch HNO3 loãng được dung dịch X và khí NO thoát
ra. Thêm bột Cu dư và axit sunfuric vào dung dịch X, được dung dịch Y có màu xanh, nhưng không có khí
thoát ra. Các chất tan có trong dung dịch Y là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; H2SO4. B. CuSO4; FeSO4; H2SO4.
C. CuSO4; Fe2(SO4)3; H2SO4. D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)3; H2SO4.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Chi tiết “dung dịch Y có màu xanh” chứng tỏ có Cu2+. Khi cho Cu dư và axit sunfuric vào dung dịch Y
mà không có khí thoát ra chứng tỏ dung dịch Y không có anion NO3− mà chỉ có SO42− ⎯⎯⎯
suy ra
→ loại A và D.

- Do có Cu dư nên dung dịch Y chứa Fe2+ chứ không phải là Fe3+. Loại C.

Câu 109. Nung nóng hỗn hợp Fe và S trong bình kín có chứa O2. Sau phản ứng hoàn toàn thu được rắn X
và khí Y. Hòa tan X trong HCl dư thu được hỗn hợp khí Z. Khí trong Y và Z lần lượt là:
A. O2 và H2, H2S. B. SO2 và H2.
C. SO2 và H2, H2S. D. SO2, O2 và H2, H2S.

Hướng dẫn giải


29
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn C.
- Nung nóng hỗn hợp Fe và S trong bình kín có chứa O2. Khả năng rắn X chứa Fe dư, FeS2, FeS (đề chưa
được chặt chẽ). Y chính là khí SO2.
- Khi X tác dụng với HCl dư thu được H2 và H2S.

Câu 110. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp CuO, Al2O3, CaO, MgO có số mol bằng nhau (nung nóng ở
nhiệt độ cao) thu được chất rắn A. Hòa tan A vào nước dư còn lại chất rắn X. X gồm
A. Cu, Mg. B. Cu, Al2O3, MgO.
C. Cu, MgO. D. Cu, Mg, Al2O3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Dẫn CO dư vào hỗn hợp các oxit thu được rắn A gồm Cu, Al2O3, CaO, MgO.
- Rắn A tác dụng với nước dư sẽ thu được môi trường bazơ nên sẽ hòa tan CaO, Al2O3.Vì mol các chất
bằng nhau nên kiềm tạo thành sẽ phản ứng hết với Al2O3. Nên rắn X lúc này chỉ còn Cu và MgO.
Câu 111. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, Cu tác dụng với dd HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần
không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa gồm
A. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2. B. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
C. Fe(OH)2 và Cu(OH)2. D. Fe(OH)3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- X hòa tan vào HCl dư thu được rắn không tan Z chính là Cu nên dung dịch Y sẽ chứa Fe2+, Zn2+, Cu2+ .
- Dung dịch Y tác dụng với NaOH dư nên Zn2+ kết tủa xong sẽ bị hòa tan, thu được tủa chỉ gồm Fe(OH)2
và Cu(OH)2.
Câu 112. Một miếng kim loại bằng bạc bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng lượng dư dung
dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất ra khỏi tấm kim loại bằng bạc
A. CuSO4. B. ZnSO4. C. Fe2(SO4)3. D. NiSO4.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Kim loại bạc bị bám một lớp kim loại sắt, nên quy tắc loại bỏ sắt ra khỏi bạc thì phải chuyển sắt thành
ion.

- Xét dãy điện hóa chỉ có: 2Fe3+ + Fe → 3Fe 2+ .

Vậy chọn đáp án C.

Câu 113. Có 2 kim loại X, Y thỏa mãn các tính chất sau:

Kim loại
Dung dịch
X Y

HCl tác dụng tác dụng

HNO3 đặc, nguội không tác dụng tác dụng


30
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

X, Y lần lượt là
A. Mg, Fe. B. Fe, Mg. C. Fe, Cr. D. Fe, Al.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- X tác dụng với HCl nhưng không tác dụng với HNO3 đặc, nguội. Từ các đáp án suy ra X là Fe.
- Y tác dụng với HCl và tác dụng với HNO3 đặc, nguội. Từ các đáp án suy ra Y là Mg. Vậy chọn đáp án B.
Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
Câu 114. Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH4)2CO3,
KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được
kết quả sau:
Thuốc thử Chất X Y Z T

Dung dịch Không có hiện Kết tủa trắng, có


Kết tủa trắng Khí mùi khai
Ca(OH)2 tượng khí mùi khai

Nhận xét nào sau đây đúng?


A. X là dung dịch NaNO3. B. Y là dung dịch KHCO3

C. T là dung dịch (NH4)2CO3 D. Z là dung dịch NH4NO3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- X là NaNO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 không thu được tủa. Sai
- Y là KHCO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 không thu được khí mùi khai. Sai
- T là đúng.
- Z có tủa trắng nhưng không có khí mùi khai. Sai
Câu 115. Cho rắn X gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch CuCl2. Sau khi phản ứng xong được hỗn hợp rắn Y
và dung dịch Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa T. Vậy rắn Y có thể
gồm:
A. Zn, Cu. B. Fe, Cu. C. Al, Zn, Fe, Cu. D. Zn, Fe, Cu.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Hỗn hợp các oxit cho vào nước dư, thu được rắn Y và dung dịch X chứa các ion K + , Ba 2+ , OH− , AlO−2 .

- Khi cho CO2 vào X chỉ có Ba2+ tạo kết tủa với CO2 tạo BaCO3 theo phản ứng:

Ba 2+ + 2OH− + CO2 → BaCO3 + H 2O

Vậy chọn đáp án D.


Câu 116. Cho hỗn hợp gồm K2O, BaO, Al2O3 và FeO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất
rắn Y. Sục khí CO2 vào dung dịch X, thu được kết tủa là
A. Fe(OH)2. B. FeCO3. C. Al(OH)3. D. BaCO3.
31
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Hỗn hợp các oxit cho vào nước dư, thu được rắn Y và dung dịch X chứa các ion K + , Ba 2+ , OH− , AlO−2 .

- Khi cho CO2 vào X chỉ có Ba2+ tạo kết tủa với CO2 tạo BaCO3 theo phản ứng:

Ba 2+ + 2OH− + CO2 → BaCO3 + H 2O

Vậy chọn đáp án D.

Câu 117. Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:


- TN1: A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không
màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- TN2: B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- TN3: A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra. Các
chất A, B và C lần lượt là
A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3. B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2.
C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)3. D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Dữ kiện TN1 suy ra được A hoặc B phải là dung dịch chứa Fe2+. Nhìn hết 1 lượt các đáp án loại được đáp
án A và đáp án C.
- Dữ kiện TN2 là kết luận được ngay đáp án D. Do:

Ba 2+ + CO32− ⎯⎯
→ BaCO3  và OH− + NH+4 ⎯⎯
→ NH3  + H2O

Câu 118. Cho Al vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 và HCl, thu dược hỗn hợp khí X gồm NO và H2, dung
dịch Y và chất rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào Y đun nhẹ, thu được kết tủa và có khí mùi khai.
Thành phần chất tan trong Y là
A. AlCl3, FeCl2 và NH4NO3. B. AlCl3, FeCl2 và NH4Cl.
C. AlCl3, FeCl2, NH4Cl và HCl. D. AlCl3, FeCl2, FeCl3, NH4Cl và HCl.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Có khí H2 thoát ra  Trong Y không còn ion NO3- và Fe3+ nữa.

− Cho dung dịch NaOH dư vào Y đun nhẹ, thu được kết tủa và có khí mùi khai  Trong Y có ion Fe2+,
NH4+. Vì Y chứa Fe2+  Al đã phản ứng hết.

− Thu được rắn Z (chứa Fe)  Trong Y không còn ion H+.

 Dung dịch Y chứa : AlCl3, FeCl2 và NH4Cl.

Câu 119. Hoà tan hai chất rắn X và Y vào nước thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch H 2SO4 loãng
vào dung dịch Z đến khi kết tủa thu được là lớn nhất thì thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là V ml. Tiếp
32
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

tục nhỏ dung dịch H2SO4 cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn thì thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng là 3,4V
ml. Hai chất X và Y lần lượt là
A. Ba(AlO2)2 và NaNO3. B. Ba(OH)2 và Ba(AlO2)2.
C. NaAlO2 và Na2SO4. D. NaOH và NaAlO2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

− Khi cho dư dung dịch H2SO4, kết tủa tan hết  X và Y không chứa ion Ba2+  loại A và B.

− Nếu X : NaAlO2 và Y : Na2SO4. Khi dùng V ml dung dịch H2SO4 kết tủa lớn nhất (lúc đó mol H+ = mol
NaAlO2), để hòa tan kết tủa thì cần vừa đủ 4V ml dung dịch H2SO4 (không đúng theo đề bài)  loại C

 X : NaOH và Y : NaAlO2.

Câu 120. Cho hỗn hợp các chất rắn có cùng số mol gồm BaCl2, NaHSO4, Fe(OH)2 vào lượng nước dư, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối
lượng không đổi, thu được rắn Z. Vậy Z gồm những chất nào ?
A. BaSO4 và Fe2O3. B. BaSO4 và FeO.
C. Fe(OH)2 và Fe(OH)3. D. Fe(OH)2 và BaSO4.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
Đặt Mol BaCl2 = mol NaHSO4 = mol Fe(OH)2 = 1 mol.

Ba2+ + SO42- → BaSO4 ; Fe(OH)2 + 2H+ → Fe2+ + 2H2O.

 Kết tủa Y gồm : 1 mol BaSO4 + 0,5 mol Fe(OH)2.

2Fe(OH)2 + ½ O2 ⎯⎯⎯ → Fe2O3 + 2H2O


o
t ,kk

 Rắn Z gồm : BaSO4 và Fe2O3.

Câu 121. (Thi thử - 2019): Cho lần lượt các dung dịch: H2SO4 loãng, dư; dung dịch NaOH dư; dung dịch
HCl dư; dung dịch BaCl2 dư; dung dịch NaHCO3 dư vào cốc đựng bột Mg (mỗi lần thêm chất tiếp theo đợi
cho phản ứng ở lần thêm trước kết thúc). Kết thúc quá trình thí nghiệm, lọc bỏ kết tủa, đun nóng phần dung
dịch nước lọc đến cô cạn thu được rắn X. Trong X chứa:
A. Na2CO3 và NaCl. B. NaCl, Na2SO4 và Na2CO3.
C. NaCl, MgCl2 và Na2CO3. D. Na2CO3, NaCl và BaCl2.

Hướng dẫn giải


Chọn A.

(1) H2SO4 loãng, dư + Mg → MgSO4 + H2


Sau phản ứng thu được : MgSO4 + H2SO4 dư

(2) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4


33
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Sau phản ứng thu được : Na2SO4 + NaOH dư + Mg(OH)2.

(3) HCl + NaOH → NaCl + H2O

2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O

Sau phản ứng thu được : Na2SO4 + NaCl + MgCl2 + HCl dư

(4) BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

Sau phản ứng thu được : NaCl + MgCl2 + HCl dư + BaCl2 dư + BaSO4.

(5) HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

Sau phản ứng thu được : NaCl + MgCl2 + BaCl2 dư + NaHCO3 dư + BaSO4.
Phần dung dịch nước lọc : NaCl + MgCl2 + BaCl2 dư + NaHCO3 dư.
Đun nóng phần dung dịch :

2NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 + CO2 + H2O


o
t
(6)

MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaCl

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl


Nước lọc đến cô cạn thu được rắn X gồm : Na2CO3 + NaCl.

Câu 122. (Thi thử - 2019): Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Na vào nước dư.
(2) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng dư.
(4) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Nung nóng Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.
Trong các thí nghiệm trên, chỉ xét thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử, chất thể hiện tính khử
trong các thí nghiệm đó là:
A. Na và Fe(OH)3. B. Na2CrO4 và Fe(NO3)2.
C. Na và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

− Các phản ứng oxi hóa khử là : (1), (3).

− Trong phản ứng (1) : Na là chất khử :

Na + H2O → NaOH + ½ H2. (số oxi hóa Na từ 0 tăng lên +1)

− Trong phản ứng (3) : Fe(NO3)2 là chất khử :

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O. (số oxi hóa Fe từ +2 tăng lên +3)

 Chất khử : Na và Fe(NO3)2.


34
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Câu 123. (Thi thử - 2019): Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư thu được
dung dịch X. Nếu cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được những kết tủa nào ?
A. Cu(OH)2 và Fe(OH)3. B. AgCl, Ag. C. Fe, AgCl. D. Ag, Fe(OH)3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

 Dung dịch X : CuCl2 + FeCl2 + HCl dư.

− Cho dung dịch X + dung dịch AgNO3 dư.

Ag+ + Cl- → AgCl

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

 Kết tủa gồm : AgCl, Ag.

Câu 124. (Thi thử - 2019): Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được dung dịch Y và phần rắn Z không tan. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thu được kết
tủa:
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2. D. Fe(OH)3 và Cu(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO và Cu vào dung dịch HCl dư

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

 rắn Z là Cu dư  không còn Fe3+  dung dịch Y : FeCl2 + CuCl2 + HCl dư.

− Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư.

 Kết tủa gồm : Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

Câu 125. (Thi thử - 2019 Sở GD&ĐT Gia Lai): Cho hỗn hợp X gồm bột Al, Fe vào dung dịch chứa
AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH loãng,
dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm 2 hiđroxit. Dung dịch Z chứa:
A. Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. Al(NO3)3, AgNO3, Fe(NO3)3. D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


35
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn D.

− Hỗn hợp gồm 2 kim loại là : Ag, Cu  dung dịch Z có thể chứa 3 muối.

− Dung dịch Z phản ứng NaOH loãng, dư thu được kết tủa gồm 2 hiđroxit : Fe(OH)2, Cu(OH)2.

 Dung dịch Z chứa : Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư.

Câu 126. (Thi thử 2019 – Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 02): Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3
1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T.
Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T; kết quả thu được như sau:
- Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4.
- Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch.
- Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau.
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl. B. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4.
C. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3. D. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

− Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4  X, Y là HNO3, NaOH.

− Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch  Z là H2SO4  T là HCl.

− Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau  Y là NaOH.

 Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là : NaOH, HNO3, H2SO4, HCl.

Câu 127. (chuyên Hoàng Văn Thụ 1 - 2019). Chất rắn màu lục, tan trong dung dịch HCl thu được dung
dịch X. Cho X tác dụng với hỗn hợp NaOH và Br2 thu được dung dịch Y có màu vàng. Cho H2SO4 tiếp vào
dung dịch Y thấy dung dịch chuyển sang màu da cam. Chất rắn đó là
A. Cr. B. Cr2O3. C. Cr(OH)2. D. CrO.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Theo đề bài X là Cr2O3

− Các phương trình hóa học xảy ra :

Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O.

2CrCl3 + 16NaOH + 3Br2 → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 6NaCl + 8H2O

2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O


Màu vàng da cam

Câu 128. (Vết dầu loang – NAP). Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư
thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Y (trong điều kiện không có
không khí) thu được kết tủa nào sau đây?
36
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

A. Fe(OH)3 và Fe(OH)2. B. Cu(OH)2 và Fe(OH)3.


C. Cu(OH)2 và Fe(OH)2. D. Cu(OH)2, Fe(OH)2 và Zn(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

− Hỗn hợp gồm Fe3O4, ZnO và Cu vào dung dịch HCl dư

ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

 rắn Z là Cu dư  không còn Fe3+  dung dịch Y chứa : FeCl2 + CuCl2 + HCl dư.

− Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư.

 Kết tủa thu được gồm : Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

Câu 129. Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và một kim loại hóa trị (II) N. Cho X vào nước thấy các kim
loại tan hoàn toàn và tạo thành dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết
tủa, sau đó kết tủa tan. Hai kim loại trên có thể là các kim loại nào trong các kim loại sau:
A. Na và Ca. B. K và Mg. C. Na và Zn. D. K và Al.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

− Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và một kim loại hóa trị (II) N  loại D.

− Cho X vào nước thấy các kim loại tan hoàn toàn và tạo thành dung dịch Y  loại B (vì Mg không tan
trong nước và không tan trong dung dịch kiềm mạnh).

− Thêm dung dịch HCl vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa  loại A (vì Y tạo dung dịch trong suốt khi
phản ứng dung dịch HCl)

 M, N là : Na và Zn.

Na + H2O → NaOH + ½ H2

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2.

 Dung dịch Y chứa : Na2ZnO2 + có thể có NaOH dư

(NaOH dư + HCl → NaCl + H2O)

Na2ZnO2 + 2HCl + H2O → 2NaCl + Zn(OH)2.

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O.

Câu 130. Hòa tan hỗn hợp gồm K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn
Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là:
A. K2CO3. B. Fe(OH)3. C. Al(OH)3. D. BaCO3.

Hướng dẫn giải


37
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn C.

− Hỗn hợp vào nước : K2O và BaO phản ứng với nước tạo KOH và Ba(OH)2.

− Al2O3 bị hòa tan trong dung dịch KOH và Ba(OH)2.

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

 dung dịch X gồm : AlO2- + K+ + Ba2+ (có thể còn OH- dư).

− Cho X phản ưng với CO2 dư :

(OH- + CO2 (lây dư) → HCO3-)

AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-.

 Kết tủa : chỉ có Al(OH)3.

Câu 131. (CD-11). Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn
Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch
NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm:
A. Fe2O3, CuO. B. Fe2O3, CuO, Ag.

C. Fe2O3, Al2O3. D. Fe2O3, CuO, Ag2O.

Hướng dẫn giải


Chọn A.

− Hỗn hợp X gồm : Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng, Kim loại Ag không phản ứng  Rắn
Y gồm : CuO, Ag, Fe3O4, Al2O3.

− Rắn Y + dung dịch HCl dư  thu được dung dịch chứa : CuCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3.

− Dung dịch thu được phản ứng với dung dịch NaOH loãng, dư thu được kết tủa gồm : Cu(OH)2, Fe(OH)2,
Fe(OH)3.

− Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z chứa : CuO, Fe2O3.

2Fe(OH)2 + ½ O2 ⎯⎯⎯ → Fe2O3 + 2H2O.


o
t ,kk

Câu 132. Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
- X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
- X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối
- Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc
nguội.
X, Y, Z, T theo thứ tự là:
A. Na; Fe; Al; Cu B. Al; Na; Fe; Cu C. Al; Na; Cu; Fe D. Na; Al; Fe; Cu

Hướng dẫn giải


Chọn B.

38
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

− X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy  X, Y là Na, Al.

− X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối  X là kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường
 X là Al  Y là Na.

− Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội
 Z là Fe (Vì X là Al)  T là Cu.

Câu 133. X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng.
X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng
không làm mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là
A. X là Na2CO3; Y là NaHCO3; Z là NaOH.
B. X là NaHCO3; Y là NaOH; Z là Na2CO3.
C. X là NaOH; Y là NaHCO3; Z là Na2CO3.
D. X là K2CO3; Y là KOH; Z là KHCO3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

− X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng  X,
Y, Z là hợp chất của natri  loại D.

− X tác dụng với Y tạo thành Z  loại A và B (vì X không phản ứng với Y).

 X là NaOH; Y là NaHCO3; Z là Na2CO3.

NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

2NaHCO3 ⎯⎯ → Na2CO3 + CO2 + H2O.


o
t

− Z là CO2 : chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng không làm mất màu dung dịch nước Br2.

Câu 134. Khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 dư thì thu được dung dịch X, đồng thời không
có kết tủa xuất hiện. Khi thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa Y có màu vàng.
Nếu thêm tiếp dung dịch HCl dư vào hệ phản ứng thì thấy kết tủa Y chuyển từ màu vàng thành màu trắng
(kết tủa T). Công thức hóa học của 2 loại kết tủa Y và T lần lượt là
A. Ag2O, AgCl. B. Ag3PO4, AgCl C. AgOH, AgCl. D. Ag3PO4, H3PO4.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Theo SGK hóa học 11 : Ag3PO4 tan được trong dung dịch HNO3 loãng  dung dịch AgNO3 không phản
ứng với dung dịch H3PO4 dư.

− Thêm dung dịch NaOH dư : H3PO4 phản ứng tạo Na3PO4, Na3PO4 phản ứng AgNO3 tạo Ag3PO4  màu
vàng. Thêm tiếp dung dịch HCl, Ag3PO4 phản ứng HCl tạo AgCl  trắng.

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O.

3AgNO3 + Na3PO4 → Ag3PO4 vàng (Y) + 3NaNO3

Ag3PO4 + 3HCl → 3AgCl trắng (T) + H3PO4.


39
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

 2 loại kết tủa Y và T lần lượt là : Ag3PO4, AgCl.

Câu 135. Cho 1 lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục luồng khí CO2 dư vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thì
thu được chất rắn Z. Thành phần hóa học của chất rắn Y và Z lần lượt là:
A. Y: BaSO4, Al(OH)3 và Z: BaCO3. B. Y: BaSO4 và Z: BaCO3, Al(OH)3.
C. Y: BaSO4, Al(OH)3 và Z: BaCO3, Al(OH)3. D. Y: BaSO4 và Z: Al(OH)3

Hướng dẫn giải


Chọn D.

− Cho 1 lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 :

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Al3+ + 4OH- → AlO2- + 2H2O

 Dung dịch X : AlO2-, Ba2+, OH- dư.

− Sục luồng khí CO2 dư vào dung dịch X :

OH- + CO2 dư → HCO3-

AlO2- + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + HCO3-

 Chất rắn Y và Z lần lượt là : BaSO4, Al(OH)3.

Câu 136. Nhiệt phân hoàn toàn 1 muối nitrat A thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Hòa tan hoàn toàn
X trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch sản phẩm chỉ chứa 1 muối Z. Mặt khác, dẫn toàn bộ khí
Y vào H2O dư thu được dung dịch trong suốt không màu T có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ. Công thức hóa
học của A và Z lần lượt là
A. Fe(NO3)2, FeCl2. B. KNO3, KCl.
C. Fe(NO3)2, FeCl3. D. AgNO3, AgCl.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

− Nhiệt phân hoàn toàn 1 muối nitrat A hỗn hợp khí Y  loại B. (Vì nhiệt phân KNO3 chỉ cho 1 khí là O2).

− Nhiệt phân AgNO3 tạo Ag không tan trong dung dịch HCl  loại D

− PTHH : 2Fe(NO3)2 ⎯⎯ → Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2.  X : Fe2O3  Z : FeCl3  loại A.


o
t

Câu 137. Cho 1 luồng khí H2 dư đi lần lượt qua các ống đốt nóng được mắc nối tiếp nhau, mỗi ống chứa 1
loại oxit (với số mol như nhau) như hình vẽ dưới đây:

H2 → CaO ZnO Al2O3 CuO Na2O

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thành phần chất tồn tại trong mỗi ống có thể là
A. CaO, ZnO, Al2O3, Cu, Na2O. B. CaO, ZnO, Al, Cu, Na2O.

40
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

C. CaO, Zn, Al, Cu, NaOH. D. CaO, Zn, Al2O3, Cu, NaOH.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

− Khí H2 chỉ khử được oxit của kim loại sau Al, ở nhiệt độ cao.

 Các oxit : ZnO, CuO đều bị khử bởi H2 tạo Zn, Cu và hơi H2O.

− Hơi H2O qua Na2O xảy ra phản ứng tạo NaOH.

Na2O + H2O → 2NaOH

Câu 138. Cho 1 hỗn hợp gồm Al, Zn và Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư không
thấy hiện tượng sủi bọt khí. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. X chỉ chứa 1 muối. B. X có thể chứa 2 muối.
C. Y chứa tối đa 2 kim loại. D. Y có thể chứa 3 kim loại.

Hướng dẫn giải


Chọn C.

− Cho rắn Y vào dung dịch HCl dư không thấy hiện tượng sủi bọt khí  Y chứa Ag (có thể chứa thêm Cu).

− Nếu Y chỉ có Ag  muối : Al3+, Zn2+, Fen+, có thể Ag+ dư.  loại A và B.

− Nếu Y chứa : Ag, Cu  muối : Al3+, Zn2+, Fe2+, có thể Cu2+ dư  loại D.

 Trong Y chứa tối đa 2 kim loại.

Câu 139. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chứa : KNO3, Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3 thu được hỗn hợp
chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Thêm tiếp NaOH dư vào
Y thu được chất rắn Z. Thành phần hóa học của Z là
A. Al(OH)3, Fe(OH)2, AgCl. B. Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)2, AgCl.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp : KNO3, Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và AgNO3.

 Rắn X chứa : KNO2, Al2O3, Fe2O3, Ag.

− Rắn X tác dụng với dung dịch HCl dư (Ag không phản ứng)  dung dịch Y chứa : K+, Al3+, Fe3+, HNO2,
H+, Cl-.

− Thêm tiếp NaOH dư vào Y (Al3+ phản ứng tạo NaAlO2 tan)  Rắn Z : Fe(OH)3

H+ + OH- → H2O

(HNO2 + OH- → NO2- + H2O)

Al3+ + 4OH- → AlO2- + 2H2O


41
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

Câu 140. Cho 1 hỗn hợp kim loại gồm Fe, Zn và Al vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Thêm từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào X thấy xuất
hiện kết tủa T, thành phần hóa học của T khi kết tủa đạt giá trị khối lượng cực đại là
A. BaSO4. B. BaSO4, Zn(OH)2.
C. BaSO4, Al(OH)3. D. BaSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

− Khi cho dư dung dịch Ba(OH)2 dư,  X chứa Ba(OH)2 dư, Ba(AlO2)2, BaZnO2 và chất rắn Y là Fe

− Vì trong X có Ba2+ nên cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 dư vào X nên kết tủa cực đại thu được gồm 3
kết tủa BaSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2.

OH- + H+ → H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3

ZnO22- + 2H+ → Zn(OH)2

Câu 141. Hòa tan hoàn hỗn hợp kim loại gồm Zn, Fe, Cr bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Thêm tiếp dung
dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch sản phẩm thấy thu được hỗn hợp chất kết tủa X. Thành phần hóa học của
X là
A. BaSO4, Fe(OH)2. B. BaSO4, Fe(OH)2, Cr(OH)2.
C. BaSO4, Fe(OH)2, Cr(OH)3. D. BaSO4, Zn(OH)2, Fe(OH)2, Cr(OH)3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Dung dịch thu được khi tác dụng với H2SO4 loãng dư bao gồm: Zn2+, Fe2+, Cr2+, H2SO4 loãng dư.

− Khi thêm Ba(OH)2 dư vào sản phẩm: Zn(OH)2 sẽ bị hòa tan.

(Lưu ý : Cr(OH)3 mới có tính lưỡng tính, Cr(OH)2 không tan trong dung dịch kiềm mạnh).

 Kết tủa X bao gồm : BaSO4, Fe(OH)2, Cr(OH)2.

Câu 142. Hòa tan hoàn hỗn hợp kim loại gồm Zn, Fe, Cr bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thêm tiếp
dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch sản phẩm thấy thu được hỗn hợp chất kết tủa X. Thành phần hóa học
của X là
A. BaSO4, Fe(OH)3. B. BaSO4, Fe(OH)2, Cr(OH)2.
C. BaSO4, Fe(OH)3, Cr(OH)3. D. BaSO4, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3.

Hướng dẫn giải


Chọn A.

− Khi cho hỗn hợp kim loại : Zn, Fe, Cr vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư.
42
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

 Dung dịch X thu được gồm Zn2+, Fe3+, Cr3+, H2SO4 dư

− Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư  Zn2+,Cr3+ tạo muối tan : ZnO22-, CrO2- (do Zn(OH)2 và Cr(OH)3 đều có
tính lưỡng tính). Còn SO42-, Fe3+ phản ứng tạo kết tủa.

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

Cr3+ + 4OH- → CrO2- + 2H2O.

Zn2+ + 4OH- → ZnO22- + 2H2O.

 Kết tủa thu được là BaSO4, Fe(OH)3.

Câu 143. Đốt cháy 1 lượng Fe trong O2 thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch
HCl rất dư thu được dung dịch Y. Nếu thêm dung dịch NaNO3 vào Y thấy có sự sủi bọt khí Z không màu,
hóa nâu trong không khí. Mặt khác, nếu thêm dung dịch AgNO3 dư vào Y thì xuất hiện kết tủa T. Z và T là
A. Z là NO, T là hỗn hợp AgCl và Ag. B. Z là NO, T là AgCl.
C. Z là NO2, T là AgCl. D. Z là N2O, T là hỗn hợp AgCl và Ag.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

− Khi thêm NaNO3 vào Y thu được khí Z không màu hóa nâu ngoài không khí  Z là NO

 Trong Y có chứa ion Fe2+ phản ứng với NO3-/H+.

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O.

− Y có chứa : H+ dư, Fe2+, Fe3+, Cl- khi cho tác dụng với dd AgNO3 dư

Cl- + Ag+ → AgCl

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O.

− TH1 : Nếu H+ thiếu so với Fe2+, thì Fe2+ còn dư phản ứng Ag+ tạo Ag  loại vì đề cho HCl rất dư.

− TH2 : Nếu H+ dư so với Fe2+, thì Fe2+ phản hết với NO3-/H+.

 kết tủa thu được là AgCl.

Câu 144. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua hỗn hợp rắn gồm MgO, Al2O3, ZnO, FeO nung nóng. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội dư thu
được dung dịch Y. Thành phần muối có trong dung dịch Y là :
A. MgSO4, Al2(SO4)3, ZnSO4, Fe2(SO4)3. B. MgSO4, ZnSO4.
C. MgSO4, Al2(SO4)3, ZnSO4. D. MgSO4.

Hướng dẫn giải


Chọn A.

− Khí H2 chỉ khử được oxit của kim loại sau Al ở nhiệt độ cao

 rắn X gồm : MgO, Al2O3, Zn, Fe.


43
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

− Cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội dư (Fe không phản ứng).

 dung dịch Y : MgSO4, Al2(SO4)3, ZnSO4.

Câu 145. X và Y là 2 dung dịch muối clorua của 2 kim loại riêng biệt. Khi thêm dung dịch HNO3 loãng
vào cả 2 dung dịch X và Y thì đều có hiện tượng sủi bọt khí. Mặt khác, khi sục khí Cl2 dư vào cả 2 dung
dịch X và Y, rồi sau đó thêm NaOH dư vào các dung dịch sản phẩm thì ở cốc chứa dung dịch X có hiện
tượng tạo kết tủa, còn cốc chứa dung dịch Y có hiện tượng tạo kết tủa rồi sau đó kết tủa tan. Thành phần
muối phù hợp có trong các dung dịch X và Y lần lượt là
A. FeCl2 và AlCl3. B. CrCl2 và AlCl3. C. CrCl3 và FeCl2. D. FeCl2 và CrCl2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

− X và Y tác dụng HNO3 đều có hiện tượng sủi bọt khí  muối X, Y có tính khử

 X và Y lần lượt là FeCl2 và CrCl2.

3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O.

3Cr2+ + NO3- + 4H+ → 3Cr3+ + NO + 2H2O.

− Sục khí Cl2 vào X, Y :

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

− Thêm NaOH dư vào các dung dịch sản phẩm :

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

CrCl3 + 4NaOH → NaCrO2 (tan) + 2H2O.

Câu 146. Hòa tan hoàn toàn 1 kim loại X bằng dung dịch HCl loãng vừa đủ rồi sau đó thêm vào dung dịch
sản phẩm NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y. Mặt khác, nếu oxi hóa hoàn
toàn X bằng khí Cl2 dư rồi cho sản phẩm rắn vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
lại không thu được kết tủa. Kim loại X và kết tủa Y lần lượt là
A. Cr và Cr(OH)2. B. Fe và Fe(OH)2. C. Al và Al(OH)3. D. Zn và Zn(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Sơ đồ tóm tắt đề bài:
+ HCl + NaOH dư
X→ muối clorua A → kết tủa Y
+ Cl2 + NaOH dư
X→ muối clorua B → không thu được kết tủa

- Phân tích: A và B phải là các muối clorua khác nhau → Chọn kim loại đa hóa trị.
Muối B phải tạo hidroxit lưỡng tính để tan trong lượng kiềm dư.
- Kết luận: X phải là Cr ứng với các PTHH:
+ Thí nghiệm 1:
44
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh
Cr + 2 HCl → CrCl2 + H2.
CrCl2 + 2NaOH → Cr(OH)2↓ + H2O.
+ Thí nghiệm 2:
to
2Cr + 3Cl2 → CrCl3.
CrCl3 + 4NaOH → NaCrO2 + 3NaCl + 2H2O.

Câu 147. X và Y là 2 dung dịch các muối hiđrocacbonat riêng biệt. Đun nóng dung dịch X trong 1 thời
gian, lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư hay dung dịch H2SO4 dư đều có sự tạo
thành kết tủa. Mặt khác, nếu đun nóng dung dịch Y trong 1 thời gian rồi lấy dung dịch sản phẩm tác dụng
với dung dịch NaOH dư hay dung dịch H2SO4 dư thì chỉ có 1 trường hợp tạo kết tủa. Thành phần muối phù
hợp có trong các dung dịch X và Y lần lượt là :
A. Mg(HCO3)2 và Ba(HCO3)2. B. NaHCO3 và Ca(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2 và NaHCO3. D. Ba(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Loại B và C vì NaHCO3 không có khả năng tạo kết tủa với dung dịch NaOH dư hoặc với dung dịch
H2SO4.
- Chọn D vì Ba(HCO3)2 vừa có khả năng tạo kết tủa với H2SO4 vừa có khả năng tạo kết tủa với NaOH.
- PTHH:
+ X là Ba(HCO3)2:
Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 + 2H2O.
+ Y là Mg(HCO3)2:
Mg(HCO3)2 + 2NaOH → MgCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O.
Mg(HCO3)2 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + 2H2O.

Câu 148. Ngâm 1 thanh Al vào dung dịch chứa các muối FeCl3 và CuCl2. Sau 1 thời gian, tiến hành lấy
thanh Al ra khỏi dung dịch rồi phân tích biết được trong dung dịch chứa 3 cation kim loại. Thêm tiếp dung
dịch AgNO3 dư vào dung dịch sản phẩm, kết luận nào sau đây về khả năng hình thành kết tủa là đúng?
A. Chỉ có sự tạo thành kết tủa AgCl. B. Chỉ có sự tạo thành kết tủa Ag.
C. Có sự tạo thành kết tủa của cả Ag và AgCl. D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Dựa vào vị trí sắp xếp các cặp oxi hóa – khử → xác định được các cation kim loại trong dung dịch sản
phẩm như sau:
→ Chiều lấy cation 1 2 3
Al3+ Fe2+ Cu2+ Fe3+

Al Fe Cu Fe2+

45
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- Dung dịch sản phẩm có chứa các ion: Al3+, Fe2+, Cu2+, Cl-.
- Khi thêm dung dịch AgNO3 dư vào:
Ag+ + Fe2+ → Ag↓ + Fe3+.
Ag+ + Cl- → AgCl↓.

Câu 149. Cho X là 1 hỗn hợp gồm 2 kim loại. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
+ Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaNO3 dư thấy không có hiện tượng.
+ Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HCl dư chỉ thấy tan 1 phần.
+ Phần 3: cho tác dụng với dung dịch HCl dư rồi sau đó thêm dung dịch NaNO3 dư vào thì toàn bộ kim
loại tan hoàn toàn.
Thành phần kim loại phù hợp có trong hỗn hợp X có thể là
A. Ca và Ag. B. Zn và Cu. C. Cu và Ag. D. Zn và Au.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Phần 1: Loại A vì Ca có khả năng tác dụng với H2O trong dung dịch NaNO3 giải phóng khí H2.
- Phần 2: Loại C vì cả Cu và Ag đều không tan trong dung dịch HCl.
- Phần 3: Dung dịch chứa đồng thời HCl và NaNO3 có thể xem như dung dịch HNO3 loãng. Loại D vì
Au không tác dụng.
- PTHH với hỗn hợp đúng gồm Zn và Cu:
+ Tác dụng dung dịch HCl:
Zn + 2H+ → Zn2+ + H2.
+ Tác dụng dung dịch hỗn hợp NaNO3
3Zn +8 H+ + 2NO3- → 3Zn2+ + 2NO + 4H2O (có thể tạo các sản phẩm khử khác).
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

Câu 150. Cho hỗn hợp X gồm Zn và Mg vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết
thúc thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Thêm NaOH dư vào dung dịch Z thu được hỗn
hợp kết tủa gồm 2 hidroxit kim loại. Dung dịch Z chứa
A. Zn(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2. B. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2.
C. Zn(NO3)2, Mg(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2,Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Dựa vào vị trí sắp xếp các cặp oxi hóa – khử → xác định được các cation kim loại trong dung dịch sản
phẩm như sau:
Có thể có hoặc không.
→ Chiều lấy cation 1 2
46
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Mg2+ Zn2+ Cu2+ Ag+

Mg Zn Cu Ag
2 1 ← chiều lấy kim loại
- Dung dịch sản phẩm có chứa Mg2+, Zn2+ và có thể có Cu2+ dư → loại A và D.
- Chọn C để thỏa mãn điều kiện tạo ra 2 hidroxit kim loại khi NaOH dư (vì Zn(OH)2 dư có tính lưỡng
tính nên tan trong kiềm dư).

Câu 151. Cho hỗn hợp X gồm 2 kim loại X và Y vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được hỗn hợp gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Thêm NaOH dư vào dung dịch Z thu được
kết tủa của 1 hiđroxit kim loại duy nhất. Công thức hóa học phù hợp của 2 kim loại X và Y không thể là
A. Zn và Al. B. Zn và Fe. C. Fe và Al. D. Mg và Fe.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Dựa vào đáp án rút ra X và Y đều là kim loại có tính khử mạnh hơn Cu và Ag. Giả sử X mạnh hơn Y.
- Dựa vào vị trí sắp xếp các cặp oxi hóa – khử → xác định được các cation kim loại trong dung dịch sản
phẩm như sau:
Có thể có hoặc không.
→ Chiều lấy cation 1 2
Xa+ Yb+ Cu2+ Ag+

X Y Cu Ag
2 1 ← chiều lấy kim loại
- Dung dịch sản phẩm có chứa Xa+, Yb+ và có thể có Cu2+ dư → Suy ra X và Y không thể là Mg và Fe
vì cả Mg2+ và Fe2+ đều có khả năng tạo kết tủa hidroxit với OH- tạo ra tối thiểu là 2 hidroxit.

Câu 152. Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na2CO3 (có cùng số mol) vào nước dư thu được dung dịch X và
chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là:
A. NaAlO2. B. NaOH và Ba(OH)2.
C. Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2. D. NaOH và NaAlO2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Đặt số mol mỗi chất là a mol.
- PTHH minh họa:
BaO + H2O → Ba2+ + 2OH-.
a → a → 2a
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓.
a a (phản ứng xảy ra vừa đủ).
47
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

2Al + 2OH- + 2H2O → 2AlO2- + 3H2.


a 2a (Al hết, OH- còn dư).
- Dung dịch sản phẩm có chứa Na+, AlO2- và OH- còn dư, ứng với đáp án D.

Câu 153. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y
và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa là:
A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2. B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Sơ đồ phản ứng:

Fe2+
2+
Fe2 O3 HCl dư { Zn 2+ NaOH dư
Cu → Fe(OH)2
ZnO → ↓{
+
H dư Cu(OH)2
Cu
{ { ↓Cu dư
- PTHH minh họa:
+ Giai đoạn I:
ZnO + 2H+ → Zn2+ + H2O.
Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O.
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+.
+ Giai đoạn II:
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2↓.
Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O.
(Zn(OH)2 tan hoàn toàn trong kiềm dư)
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓.
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓.

Câu 154. Cho sơ đồ phản ứng: Al2 (SO4 )3 → X → Y → Al

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và Al2O3.
C. Al(OH)3 và NaAlO2. D. Al2O3 và Al(OH)3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Dựa vào đáp án, chọn B vì phương pháp điều chế Al trong chương trình là điện phân nóng chảy Al2O3
theo PTHH:
48
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh
đpnc, criolit
2Al2O3 → 4Al + 3O2.
- Do đó, Y là phải là Al2O3 ứng với đáp án B.

Câu 155. Cho một oxit của Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Nhỏ
từ từ dung dịch KMnO4 vào dung dịch X thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Công thức của oxit đó là
A. Fe2O3. B. FeO hoặc Fe3O4. C. chỉ có Fe3O4. D. chỉ có FeO.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Dung dịch X có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 nên trong dung dịch X cần có sự tồn tại của
ion Fe2+ để thỏa mãn PTHH:
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O.
- Oxit sắt khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư tạo Fe2+ thì có thể là FeO hoặc Fe3O4, ứng với đáp
án B.
FeO + 2H+ → Fe2+ + H2O.
Fe3O4 + 8H+ → 2Fe3+ + Fe2+ + 4H2O.

Câu 156. Cho hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và Cu vào dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2.
Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X và dung dịch sản phẩm Y. Cho X vào dung dịch HCl dư
thấy X chỉ tan một phần. Mặt khác, nếu cho từ từ đến dư NaOH vào Y thì giá trị khối lượng kết tủa cực đại
ứng với sự có mặt của 2 hiđroxit kim loại. Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên?
A. X gồm Ag, Al, Cu. B. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng.
C. Dung dịch Y gồm Al(NO3)3, Ni(NO3)2. D. X gồm Ag, Cu và Ni.

Hướng dẫn giải


- Dựa vào vị trí sắp xếp các cặp oxi hóa – khử:
→ Chiều lấy cation
Al3+ Ni2+ H+ Cu2+ Ag+

Al Ni H2 Cu Ag
← chiều lấy kim loại
- Hỗn hợp chất rắn X có thể tan 1 phần trong dung dịch HCl dư, chứng tỏ trong X phải có kim loại đứng
trước H, có thể có các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Nếu X chứa Al dư thì chắc chắn toàn bộ ion Ag+ và Ni2+ dung dịch ban đầu đã bị
đẩy ra khỏi muối. Do đó, NHẬN XÉT A KHÔNG ĐÚNG.
+ Trường hợp 2: Nếu X có chứa Ni thì chứng tỏ toàn bộ ion Ag+ đã bị đẩy ra ngoài. Khi này hỗn hợp
rắn bao gồm Ag, Ni và Cu (do Cu không thể đẩy Ni2+ ra ngoài). Dung dịch Y khi tác dụng với NaOH vừa
đủ thu được kết tủa gồm 2 hidroxit kim loại → Ngoài Al3+ thì Ni2+ phải còn dư. → NHẬN XÉT B, C, D
ĐỀU ĐÚNG.

Câu 157. Cho hỗn hợp rắn gồm MgO, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X và còn lại phần rắn không tan. Các chất tan trong dung dịch X là:
49
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

A. MgCl2, FeCl3, FeCl2, HCl B. MgCl2, FeCl3, CuCl2, HCl


C. MgCl2, FeCl2, HCl D. MgCl2, FeCl2, CuCl2, HCl

Hướng dẫn giải


Chọn D.

- Còn phần chất rắn không tan chứng tỏ còn Cu dư sau phản ứng  X không chứa Fe3=
- PTHH minh họa:
MgO + 2H+ → Mg2+ + H2O.
Fe3O4 + 8H+ → 2Fe3+ + Fe2+ + 4H2O.
2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+.
- Vì sử dụng HCl dư nên dung dịch sản phẩm có chứa Mg2+, Fe2+, Cu2+ và H+ dư ứng với đáp án D.

Câu 158. Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chắc chắn có chứa
A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.
C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Dựa vào vị trí sắp xếp các cặp oxi hóa – khử → xác định được các cation kim loại trong dung dịch sản
phẩm như sau:
Có thể có hoặc không
→ Chiều lấy cation
Mg2+ Fe2+ Cu2+ Fe3+

Mg Fe Cu Fe2+

- Vì còn Cu dư sau phản ứng nên dung dịch chắc chắn có chứa Mg2+ và Fe2+ ứng với đáp án A.

Câu 159. Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác,
cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công
thức của X là
A. NaHSO4. B. KHS. C. NaHS. D. KHSO3.

Hướng dẫn giải


Chọn C.
- Dựa vào đáp án, X phải là muối axit.
- X tác dụng NaOH dư chỉ tạo dung dịch sản phẩm có 2 chất tan chứng tỏ phản ứng chỉ tạo ra 1 muối
trung hòa của 1 kim loại duy nhất (chất còn lại là NaOH dư) → Loại muối của K ứng với B và D.

50
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- mddX + mdd Ba(OH)2 = mdung dịch sản phẩm chứng tỏ phản ứng không sinh ra khí hoặc kết tủa nên loại đáp án
A.
- PTHH minh họa:
NaOH + NaHS → Na2S + H2O.
Ba(OH)2 + NaHS → BaS + Na2S + H2O.

Câu 160. Cho chất vô cơ X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch KOH, đun nóng, thu được khí X1 và
dung dịch X2. Khí X1 tác dụng với một lượng vừa đủ CuO nung nóng, thu được khí X3, H2O, Cu. Cô cạn
dung dịch X2 được chất rắn khan X4 (không chứa clo). Nung X4 thấy sinh ra khí X5 (M = 32 đvC). Nhiệt
phân X thu được khí X6 (M = 44 đvC) và nước. Các chất X1, X3, X4, X5, X6 lần lượt là:
A. NH3; NO; KNO3; O2; CO2. B. NH3; N2; KNO3; O2; N2O.
C. NH3; N2; KNO3; O2; CO2. D. NH3; NO; K2CO3; CO2; O2.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Dựa vào đáp án, X1 chính là NH3. Dựa vào M sản phẩm thì X5 là khí O2, X6 có thể là khí N2O hoặc
CO2. Nhiệt phân X4 thu được O2 kéo theo X và X4 là muối nitrat. Khi đó X6 là khí N2O.
→ Công thức hóa học phù hợp của X là NH4NO3.
- PTHH:
NH4NO3 + KOH → NH3 + KNO3 + H2O
(X) (X1) (X4)
to
2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O

(X1) (X3)
to
2KNO3 → 2KNO2 + O2.
(X4) (X5)
to
NH4NO3 → N2O + 2H2O
(X) (X6)

Câu 161. (TT Trần Phú – HP L1 2019). Hỗn hợp chất rắn X gồm: BaCO3, Fe(OH)2, Al(OH)3, CuO và
MgCO3. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước dư,
thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan và phần không tan E. Các chất trong E gồm

A. Fe2O3, Cu, MgO. B. Fe2O3, CuO, MgO.

C. FeO, CuO, MgO. D. Fe2O3, CuO, MgO, Al2O3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Sơ đồ phản ứng:

51
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh
BaCO3 BaO Ba(AlO)2
Fe(OH)2 o dd 2 chất tan {
t , có không khí, m=const
Fe O
2 3 H O dư Ba(OH)2 dư (Al2 O3 phải hết)
2
Al(OH)3 → Al2 O3 → Fe2 O3
CuO CuO hỗn hợp chất rắn { CuO
{ MgCO 3
{ MgO { MgO

Câu 162. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu
được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

A. MgO, Fe3O4, Cu. B. Mg, Al, Fe, Cu.

C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Fe, Cu.

Hướng dẫn giải

Chọn C.
- Sơ đồ phản ứng:
Al2 O3 Al2 O3
o MgO
MgO CO dư, t MgO NaOH dư
{ → { → chất rắn { Fe
Fe2 O3 Fe
Cu
CuO Cu
Câu 163. Cho hỗn hợp rắn gồm Na2O, BaO, NaHCO3, Al2O3 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư. Kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất
A. Na2CO3, NaCl và NaAlO2. B. BaCl2, NaAlO2, NaOH.
C. NaCl và NaAlO2. D. AlCl3, NaCl, BaCl2.

Hướng dẫn giải

Chọn C.
- Đặt số mol các chất đều là a mol.
- PTHH minh họa:
Na2O + H2O → 2Na+ + 2OH-.
a → 2a
BaO + H2O → Ba2+ + 2OH-.
a → a → 2a
Tổng số mol OH- thu được qua 2 phản ứng trên là 4a mol.
Ba2+ + HCO3- + OH- → BaCO3↓ + H2O.
a a a (sau p/ứ OH- còn dư 3a mol)
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O.
a a (sau p/ứ OH- còn dư 2a mol)
Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O.
a 2a (phản ứng vừa đủ)
52
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Vậy, sau khi các phản ứng kết thúc, dung dịch sản phẩm thu được có chứa Na+, AlO2- và Cl-, ứng với đáp
án C.

Câu 164. Một muối vô cơ khan X khi cho vào dung dịch HCl loãng, dư thu được khí Y (không màu, không
mùi, không cháy). Nung nóng X đến khối lượng không đổi, lấy phần rắn cho vào dung dịch HCl loãng, dư
thấy khí Y thoát ra. Muối X là
A. KNO3. B. NaHCO3. C. Ba(HCO3)2. D. (NH4)2CO3.

Hướng dẫn giải

Chọn B.
- X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được khí Y không mùi nên loại A.
- Nung nóng X đến khối lượng không đổi thu được chất rắn nên loại D.
- NaHCO3 và Ba(HCO3)2 khi nung ứng với phần chất rắn lần lượt là Na2CO3 và BaO. Khi cho phần chất
rắn vào dung dịch HCl loãng lại sinh được khí chứng tỏ X phải là NaHCO3.

Câu 165. Đốt cháy một kim loại M với một phi kim Y, thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch
HCl loãng, dư thu được dung dịch Z có khối lượng tăng chính bằng khối lượng của X. Kim loại M và phi
kim Y lần lượt là
A. Fe và S. B. Ag và O2. C. Cu và S. D. Fe và O2.

Hướng dẫn giải

Chọn D.
+Y +dung dịch HCl dư
- Sơ đồ phản ứng: M → X → mdd↑ = mX.
- Loại B vì Ag không tác dụng với O2. Loại C vì CuS không tan trong dung dịch HCl.
- Theo định luật BTKL, mdd↑ = mX khi và chỉ khi phản ứng giữa X và HCl không tạo ra kết tủa hoặc chất
khí → Loại A vì FeS tạo khí H2S.
→ Chọn X là oxit sắt ứng với kim loại M và Y lần lượt là Fe và O2.

Câu 166. (Chuyên Hùng Vương): Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỉ lệ
mol lần lượt là 5: 4: 2) vào nước dư, đun nóng. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y
chứa
A. Na2CO3. B. NaHCO3 và Ba(HCO3)2.
C. NaHCO3. D. NaHCO3 và (NH4)2CO3.

Hướng dẫn giải

Chọn A.
- Đặt số mol BaO, NH4HCO3, NaHCO3 lần lượt là 5a, 4a và 2a (đơn vị: mol)
- PTHH minh họa:
BaO + H2O → Ba2+ + 2OH-.
5a → 5a → 10a
HCO3- + OH- → CO32- + H2O.
53
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

6a 6a 6a (sau p/ứ OH- dư 4a mol)


Ba2+ + CO32- → BaCO3↓.
5a 5a 5a (sau p/ứ CO32- dư a mol)
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O.
4a 4a 4a (phản ứng vừa đủ)
Vậy, dung dịch sản phẩm thu được có chứa Na+ (2a mol) và CO32- (a mol) ứng với đáp án A.

Câu 167. (THPT Hàn Thuyên): Nhiệt phân hỗn hợp hai muối đến khối lượng không đổi thu chất rắn X.
Cho X vào dung dịch HCl dư thấy chất rắn tan một phần. Công thức hai muối đã cho là
A. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2. B. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
C. AgNO3, Cu(NO3)2. D. NaNO3, Mg(NO3)2.

Hướng dẫn giải

Chọn C.
- PTHH minh họa:
to
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2.
to
2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Câu 168. Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào
X, thu được dung dịch Y. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A.Dung dịch X có màu vàng.
B.dung dịch Y oxi hóa Fe2+ thành Fe3+.
C.Dung dịch Y có màu da cam.
D.Dung dịch X tác dụng được với nước Br2.

Hướng dẫn giải

Chọn D.
- PTHH:
+ Giai đoạn 1: CrO3 + 2OH- → CrO42- + H2O.
(màu vàng)
+ Giai đoạn 2: H+ + OH- → H2O.
2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O
(màu da cam)
- Dung dịch Y bao gồm Na+, H+, Cr2O72-, SO42-, có tính oxh mạnh nên có thể oxi hóa Fe2+ thành Fe3+ và
đồng thời không tác dụng được với nước brom → Khẳng định D sai nên trở đáp án.

Câu 169. Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:


54
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

-A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu
hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.

-B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.

-A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.

A, B, C lần lượt là
A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3. B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2.
C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)2. D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

Hướng dẫn giải

Chọn D.
- Loại 2 đáp án A và C vì sản phẩm khi cho A và B tác dụng với đều không có tính khử nên không thể
tạo khí NO.
- Loại đáp án B vì AgNO3 tác dụng Ba(OH)2 không thể tạo khí.
- Chọn đáp án D với PTHH minh họa như sau:
+ A tác dụng B rồi cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓.
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓.
3Fe(OH)2 + 10H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO↑ + 8H2O.
+ B tác dụng C:
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓.
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O.
+ A tác dụng C rồi cho Z vào dung dịch HCl dư:
Fe2+ + CO32- → FeCO3↓.
FeCO3 + 2H+ → Fe2+ + CO2↑ + H2O.

Câu 170. X, Y, Z là ba dung dịch muối. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1)Cho X tác dụng với Y, thu được kết tủa T.
(2)Cho X tác dụng với Z, thu được kết tủa T; đồng thời có khí không màu thoát ra.
(3)Y và Z không phản ứng với nhau.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

A.NaHSO4, Ba(OH)2, Ba(HCO3)2. B. NaHSO4, BaCl2, NaHCO3.


C. H2SO4, BaCl2, Ba(HCO3)2. D. Na2SO4, BaCl2, Ba(HCO3)2.

Hướng dẫn giải

Chọn C.
- Dựa vào tất cả đáp án, kết tủa T là BaSO4.
55
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- Cho X tác dụng với Z lại thu được BaSO4 và khí nên loại đáp án B (không tạo kết tủa) và đáp án D
(không tạo khí).
- Vì Y và Z không tác dụng với nhau nên chọn đáp án C.
- PTHH minh họa:
+ X tác dụng với Y: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓.
+ X tác dụng với Z: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓
H+ + HCO3- → CO2↑ + H2O.

Câu 171. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch muối X, thu được kết tủa Y. Y tan trong dung dịch
HNO3 loãng, thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu ngoài không khí. Muối X là
A. FeCl3. B. NaHCO3. C. FeCl2. D. Al2(SO4)3.

Hướng dẫn giải

Chọn C.
- Kết tủa Y tác dụng với HNO3 loãng thấy thoát ra khí NO chứng tỏ kết tủa Y có tính khử.

→ Chọn X là FeCl2 để kết tủa Y phù hợp là Fe(OH)2.

- PTHH minh họa:

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓.

3Fe(OH)2 + 10H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO↑ + 8H2O.

Câu 172. Cho một mẫu nhỏ của một loại quặng sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thấy thoát
ra khí màu nâu duy nhất, đồng thời lọc bỏ phần tạp chất, sau đó cho dung dịch BaCl 2 dư vào phần dung
dịch nước lọc, xuất hiện kết tủa trắng không tan trong môi trường axit mạnh. Mẫu quặng sắt đem dùng là
A. manhetit. B. xiđerit. C. hemantit. D. pirit.

Hướng dẫn giải

Chọn D.
- Loại đáp án B vì quặng xiderit (FeCO3) khi tác dụng với HNO3 đặc dư tạo 2 khí.
- Loại đáp án C vì quặng hemantit (Fe2O3) khi tác dụng với HNO3 đặc không thể tạo khí do nguyên tử
Fe trong quặng đã nhận mức oxh cao nhất.
- Chọn đáp án D vì quặng pyrit (FeS2) khi tác dụng với HNO3 đặc, nóng dư có tạo SO42- nên có khả năng
tạo kết tủa với BaSO4 bền trong axit mạnh.
- PTHH minh họa:
to
FeS2 + 18HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2↑ + 7H2O.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl.

Câu 173. Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy
nhất của N+5); đồng thời thu được dung dịch X và còn lại phần chưa tan Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4
loãng, thấy khí không màu thoát ra. Chất tan có trong dung dịch X là

A.Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.
56 B. Fe(NO3)2.
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

C. Fe(NO3)3 và HNO3. D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.

Hướng dẫn giải

Chọn B.
- Phản ứng của hỗn hợp Fe và Cu với dung dịch HNO3 kết thúc vẫn còn phần chất rắn chưa tan Y, Y lại
có khả năng tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 chứng tỏ trong Y phải chứa Fe dư.

→ Dung dịch X chỉ chứa muối Fe(NO3)2, hình thành do các PTHH sau đây:

Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O.

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+.

Câu 174. Cho chất X vào dung dịch H2SO4 dư, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng (dùng
rất dư) vào Y, thu được dung dịch Z. Cho nước Br2 vào Z, thu được muối T. Cho dung dịch H2SO4 vào
dung dịch muối T, thấy dung dịch chuyển sang màu da cam. Các chất X và T lần lượt là

A.Cr(OH)3 và Na2Cr2O7. B. Cr2O3 và Na2CrO4.


C. Cr2O3 và NaCrO2. D. Cr(OH)3 và NaCrO2.

Hướng dẫn giải

Chọn B.
- Dựa vào đáp án thì X có thể là Cr2O3 hoặc Cr(OH)3. Dung dịch muối T có màu vàng nên T là Na2CrO4.
Chọn đáp án B.
- Sơ đồ phản ứng:

3+ Na+
Cr2 O3 H2SO4 l dư Cr NaOH l dư CrO- nước Br2 H2 SO4
2
X [ → Y { H+ → { - → muối T (vàng) Na2CrO4→ Na2Cr2O7 (cam)
Cr(OH)3 2- OH
SO4
SO2-
4

- PTHH minh họa:

+ Cr2O3 tác dụng dd H2SO4 loãng dư: Cr2O3 + 6H+ → 2Cr3+ + 3H2O.

+ Y tác dụng với dd NaOH loãng dư: H+ + OH- → H2O.

Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3.

Cr(OH)3 + OH- → CrO2- + 2H2O.

+ Sự tạo thành muối Na2CrO4 (T): 2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O.
(màu vàng)
+ Sự chuyển màu của dd muối T: 2CrO42- + 2H+ → Cr2O72- + H2O.
(màu da cam)

Câu 175. Cho dung dịch X vào dung dịch Y, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được kết tủa (kết tủa này
không tan hoàn toàn trong dung dịch HCl loãng, dư). Hai chất tan X và Y lần lượt là
A. Ba(OH)2 và Al2(SO4)3. B. NaOH và Ba(HCO3)2.
C. Na2S và FeCl3. D. NH3 và AlCl3.
57
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Kết tủa gồm BaSO4 và Al(OH)3.
- Al(OH)3 tan hoàn toàn trong HCl loãng, dư và BaSO4 không tan trong HCl loãng, dư

Câu 176. Cho hỗn hợp X dạng bột gồm Fe, Ag và Cu vào lượng dư dung dịch chứa một muối nitrat Y,
khuấy kỹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và rắn T chỉ chứa Ag có khối lượng
đúng bằng lượng Ag có trong X. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Muối Y là Cu(NO3)2.

B. Dung dịch Z gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.

C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Z, thu được kết tủa.

D. Dung dịch Z gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3.

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Rắn T chỉ chứa Ag có khối lượng đúng bằng lượng Ag có trong X → Y là Fe(NO3)3. Dùng dư Y nên Z
có Fe(NO3)3 và sản phẩm phản ứng giữa Fe, Cu với Fe(NO3)3 là Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.

Câu 177. Cho dung dịch X (dùng dư) vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HCl
loãng dư, thu được dung dịch T có khối lượng tăng chính bằng lượng Z cho vào. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Hai chất X và Y lần lượt là
A. AgNO3 và FeCl2. B. Na2SO4 và BaCl2.
C. Na2CO3 và BaCl2. D. NaOH và FeCl3.

Hướng dẫn giải


Chọn D.
- Do hòa tan hết m gam Z trong dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch có khối lượng tăng m gam so
với dung dịch ban đầu  Không tạo kết tủa hoặc bay hơi

 Loại A do kết tủa AgCl không tan trong HCl loãng

Loại B do kết tủa BaSO4 không tan trong HCl loãng

Loại C do kết tủa BaCO3 + HCl → tạo CO2

Câu 178. Cho hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch CuSO4, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và
rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu
được hỗn hợp Z gồm hai oxit. Điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư, thấy khí không màu thoát ra.
B. Hỗn hợp rắn Z gồm MgO và Al2O3.
C. Dung dịch X gồm MgSO4, Al2(SO4)3 và CuSO4.
D. Cho Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội, thấy còn lại phần kim loại không tan.

Hướng
58dẫn giải
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

Chọn C.

- NaOH dư vào X → Al(OH)3 tan hết → Z không thể chứa Al2O3.

- Z gồm 2 oxit → Z gồm MgO và CuO → CuSO4 dư , rắn Y là Cu → Dung dịch X gồm MgSO4, Al2(SO4)3
và CuSO4.

Câu 179. Cho lần lượt các dung dịch: H2SO4 loãng, dư; dung dịch NaOH dư; dung dịch HCl dư; dung dịch
BaCl2 dư; dung dịch NaHCO3 dư vào cốc đựng bột Mg (mỗi lần thêm chất tiếp theo đợi cho phản ứng ở
lần thêm trước kết thúc). Kết thúc quá trình thí nghiệm, lọc bỏ kết tủa, đun nóng phần dung dịch nước lọc
đến cạn khô thu được rắn X. Trong X chứa:
A. Na2CO3 và NaCl. B. NaCl, Na2SO4 và Na2CO3.
C. NaCl, MgCl2 và Na2CO3. D. Na2CO3, NaCl và BaCl2.

Hướng dẫn giải


Chọn A.
- Do dùng dư các dung dịch: H2SO4 loãng; dung dịch NaOH; dung dịch HCl; dung dịch BaCl2; dung dịch
NaHCO3 theo thứ tự lần lượt nên sau khi kết thúc thí nghiệm trong nước lọc chỉ còn các ion Na+, Cl- và
HCO 3− → Đun nóng phần dung dịch nước lọc đến cạn khô thu được rắn X có Na2CO3 và NaCl.

Câu 180. Cho hỗn hợp BaO, FeO, Al2O3 vào nước thu được dung dịch X và rắn Y. Dẫn CO dư qua Y nung
nóng thành rắn Y1. Cho Y1 vào dung dịch NaOH thấy tan 1 phần. Vậy kết luận nào đúng (các phản ứng xảy
ra hoàn toàn)?
A. Dung dịch X chứa Ba(AlO2)2, rắn Y gồm FeO và Al2O3.
B. Dung dịch X chứa Ba(AlO2)2, Ba(OH)2, rắn Y gồm FeO và Al.
C. Dung dịch X chứa Ba(AlO2)2, rắn Y gồm FeO và Al.
D. Dung dịch X chứa Ba(AlO2)2, Ba(OH)2, rắn Y gồm FeO và Al2O3.

Hướng dẫn giải


Chọn A.

- PT: BaO + H2O → Ba(OH)2

Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O


- Rắn Y: FeO, có thể Al2O3 dư

- Do Y1 tan 1 phần trong NaOH dư → Y gồm FeO, Al2O3 → X gồm Ba(AlO2)2

Câu 181. (THPT Quảng Xương - L1 - 2018) Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl (dư) thu được
dung dịch X. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa chất tan là
A. FeCl3 và HCl. B. FeCl2. C. FeCl3. D. FeCl2 và HCl.

Hướng dẫn giải


Chọn B.

- PT: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O


59
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

- Dd X gồm: FeCl2 , FeCl3, HCl dư

Fe + 2FeCl3 →3 FeCl2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

→ Y chứa FeCl2

Câu 182. (THPT Quảng Xương - L1 - 2018) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và Al2O3 vào dung
dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa
Y có:
A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)2 và Al(OH)3.
C. Fe(OH)3 và Al(OH)3. D. Fe(OH)3.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

- Fe(NO3)2 + H2SO4 → Muối Fe3+ + sản phẩm khử + H2O (do có ion H+ và NO3- nên xảy ra PƯ oxi hóa
khử)

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O


- Dung dịch X gồm: Muối Fe3+ và Al2(SO4)3

- Al2(SO4)3 tan hoàn toàn trong KOH dư → Kết tủa Y là Fe(OH)3.

Câu 183. Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2, CuO và ZnO vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch
Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào Y thu được kết tủa là
A. Fe(OH)2, BaSO4 và Zn(OH)2. B. Fe(OH)2, BaSO4 và Cu(OH)2.
C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2 D. Fe(OH)3, BaSO4 và Cu(OH)2.

Hướng dẫn giải


Chọn D.

- PT: Fe(NO3)2 + H2SO4 → Muối Fe3+ + sản phẩm khử + H2O (do có ion H+ và NO3- nên xảy ra PƯ oxi hóa
khử)

- Muối Fe3+ + Ba(OH)2 → Fe(OH)3 (Loại các đáp án A, B, C).

Câu 184. Cho dung dịch hỗn hợp FeCl2 và CrCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa X.
Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Thành phần của Y
A. gồm FeO và Cr2O3 B. chỉ có Fe2O3
C. chỉ có Cr2O3 D. gồm Fe2O3 và Cr2O3

Hướng dẫn giải


Chọn B.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 +2NaCl

CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl / Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2 H2O

 CrCl3 + 4NaOHdư →3NaCl + NaCrO2 + 2H2O


60
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704
 Đề lưu hành nội bộ – Thầy Phan Quốc Khánh

 X chứa Fe(OH)2. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi:
𝑡0
4 Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O Y chỉ chứa Fe2O3  Chọn B.

Câu 185. Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z chứa
hai chất tan. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, đều thu được a gam kết tủa. Muối
X, Y lần lượt là.
A. NaHCO3 và NaHSO4 B. NaOH và KHCO3
C. Na2SO4 và NaHSO4. D. Na2CO3 và NaHCO3

Hướng dẫn giải


Chọn C.

- X và Y đều là muối  Loại B

- Vì m + m → 2m gam dung dịch  Không tạo kết tủa hoặc bay hơi  Loại A

- Đều thu được a gam kết tủa  Loại D vì BaCl2 không tác dụng với NaHCO3

- PT:Na2SO4 + BaCl2 —> BaSO4 + NaCl


NaHSO4 + BaCl2 —> BaSO4 + NaCl + HCl
Na2SO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + NaOH
NaHSO4 + Ba(OH)2 —> BaSO4 + NaOH + H2O

Câu 186. Hoà tan hoàn toàn FeS2 vào cốc chứa dd HNO3 loãng được dung dịch X và khí NO thoát ra.
Thêm bột Cu dư và axit sunfuric vào dung dịch X, được dung dịch Y có màu xanh, nhưng không có khí
thoát ra. Các chất tan có trong dung dịch Y là:
A. Cu(NO3)2 ; Fe(NO3)2 ; H2SO4 B. CuSO4 ; FeSO4 ; H2SO4
C. CuSO4 ; Fe2(SO4)3 ; H2SO4 D. Cu(NO3)2 ; Fe(NO3)3 ; H2SO4

Hướng dẫn giải


Chọn B.
- Do khi thêm Cu dư và axit sunfuric vào dung dịch X, được dung dịch Y có màu xanh, nhưng không có
khí thoát ra  dung dịch không chứa NO3-  Loại A, D.

- Do Cu dư nên không thể chứa Fe2(SO4)3 Loại C.

61
Phan Quốc Khánh  SĐT: 0796 310 704

You might also like