You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

HCM KIỂM TRA HKII – NĂM HỌC 2021-2022


TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH MÔN: HÓA HỌC 12
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút
(Mã đề thi này có 04 trang) Ngày: 07/05/2022
(Dành cho các lớp 12.1, 12.2, 12.3, 12.4 và 12CT)
Học sinh không sử dụng tài liệu.
Cho: H:1; He:4; Li:7; Na:23; K:39; Mg:24; Ca:40; Ba:137; B:10; Al:27; C:12; Si:28; Sn:119; Pb: 207; N:14;
P:31; O:16; S:32; F:19; Cl:35,5; Br:80; I:127; Fe: 56; Mn:55; Ni:59; Ag: 108; Cu:64; Zn:65; Cr: 52.
Học sinh chọn một đáp án phù hợp nhất

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề T121

Câu 1. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Cho Cu vào dung dịch FeSO4.
B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Câu 2. Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl 2 và CuCl2 . Khối lượng chất rắn sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5g. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu
được 13,6g muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A. 13,1g. B. 17,0g. C. 14,1g. D. 19,5g.
Câu 3. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg. B. Na. C. Ba. D. Cu.
Câu 4. Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn :X + Y  (có kết tủa xuất hiện) ; Y + Z  (có kết tủa xuất hiện) ; X
+ Z  (có kết tủa xuất hiện đồng thời có khí thoát ra). X, Y, Z lần lượt là
A. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. B. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
Câu 5. Quặng có hàm lượng sắt nhỏ nhất là
A. manhetit (Fe3O4). B. xiđerit (FeCO3).
C. pirit sắt (FeS2). D. hematit đỏ (Fe2O3).
Câu 6. Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. Fe. D. Fe3O4.
Câu 7. Không thể tạo ra kim loại Fe bằng cách cho
A. dd Fe(NO3)3 tác dụng với Cu. B. dd Fe(NO3)3 tác dụng với Mg.
C. dd Fe(NO3)2 tác dụng với Al. D. dd Fe(NO3)2 tác dụng với Zn.
Câu 8. Cation M3+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Trong bảng tuần hoàn M ở
A. nhóm IB. B. nhóm IIIB. C. nhóm IA. D. nhóm IIIA.
Câu 9. Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, khi cho
m gam Fe tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất) ở
đktc. Giá trị V là
A. 20,16. B. 10,08. C. 8,96. D. 13,44.
1/4 - Mã đề 121
Câu 10. Đun nóng 39,2 gam Fe với khí oxi, sau một thời gian thu được 48,8 gam hỗn hợp rắn A. Cho toàn
bộ A vào dung dịch HNO3 loãng dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất) ở đktc. Giá trị của V là
A. 13,44. B. 6,72. C. 10,08. D. 11,2.
Câu 11. Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu 2+ và 1 mol Ag+ đến khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa 3 ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị
nào của x thỏa mãn trường hợp trên ?
A. 2,0. B. 1,2. C. 1,8. D. 1,5.
Câu 12. Trong phản ứng nào sau đây thu được hợp chất sắt (III)?
A. Cho Fe vào dd HCl dư. B. Cho Fe vào dd HNO3 dư.
C. Cho FeO vào dd HCl dư. D. Cho Fe dư vào dd HNO3.
Câu 13. Cho các hỗn hợp sau có tỉ lệ mol bằng nhau: (1) BaO và Al 2O3; (2) K2O và Al2O3; (3) FeCl3 và Cu;
(4) Na và Zn; (5) Na2O và Zn; (6) Na và ZnO. Có bao nhiêu hỗn hợp tan hết trong nước?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 14. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm oxit sắt từ (Fe 3O4) và pirit sắt (FeS2) trong m gam
dung dịch HNO3 nồng độ 46,2%, thu được 1,568 lit NO 2 (đktc) duy nhất và dung dịch Y. Dung dịch Y tác
dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được
9,76 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 126,0. B. 94,5. C. 63,0. D. 46,2.
Câu 15. Hòa tan m gam Fe bằng HNO 3 loãng dư thu được 1,12 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.
Giá trị m là
A. 2,8. B. 11,2. C. 5,6. D. 8,4.
Câu 16. Chọn câu không đúng
A. Ứng dụng chính của nhôm là làm đồ trang sức.
B. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.
C. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
D. Nhôm bị phá hủy trong môi trường axit.
Câu 17. Để điều chế Al(OH)3 người ta cho
A. Al2O3 tác dụng với H2O dư. B. dd AlCl3 tác dụng với dd NH3 dư.
C. dd NaAlO2 tác dụng với dd HCl dư. D. dd AlCl3 tác dụng với dd NaOH dư.
Câu 18. Cho 31,2 g hỗn hợp bột Al và Al 2O3 tác dụng với dd NaOH dư thu được 13,44 lit H 2 (đktc). Phần
trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là?
A. 65,4%. B. 34,6%. C. 65,38%. D. 34,62%.
Câu 19. “Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
“Phèn chua” được nhắc tới trong câu hò đối – đáp ở trên là một hợp chất có công thức hoá học là?
A. NH4Al2(SO4)3.12H2O. B. KAl(SO4)2.12H2O.
C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm 0,6 mol Al và 0,3 mol Mg phản ứng hết với hỗn hợp Y (vừa đủ) gồm a mol Cl2 và
2/4 - Mã đề 121
0,4 mol O2 thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
A. 28,6. B. 57,2. C. 32,3. D. 64,6.
Câu 21. Có 4 dd muối riêng biệt CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dd KOH đến dư vào từng muối thì số
trường hợp thu được kết tủa là:
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 22. Hoà tan hoàn toàn m gam Mg trong dd chứa a mol HCl loãng, thu được dung dịch X và 2,24 lít khí
H2 (đktc). Thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào X, thu được 5,8 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,15.
Câu 23. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số
nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ?
A. Than đá. B. Xăng, dầu. C. Khí hidro. D. Khí butan (gaz).
Câu 24. Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe; (2) Fe, Cu; (3) Fe, Ag; cặp kim loại khi tác dụng với dung
dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối (không kể trường hợp tạo NH4NO3) là.
A. (2) và (3). B. (1) và (2).
C. (1) và (2) và (3). D. (1).
Câu 25. Nung nóng 9,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O 2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm
các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H 2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa
m gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 42,8. B. 46,8. C. 62,4. D. 43,2.
Câu 26. Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 32 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH
1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 100. B. 400. C. 500. D. 300.
Câu 27. Có ba dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất theo thứ tự A, B, C thoả mãn các thí nghiệm:
A + B → (có kết tủa xuất hiện);B + C → (có kết tủa xuất hiện);A + C → (có kết tủa xuất hiện đồng thời có khí
thoát ra)
Cho các dãy gồm 3 chất A, B, C (lần lượt) là
(1) H2SO4, BaCl2, Na2CO3. (2) (NH4)2CO3, Ba(NO3)2, H2SO4. (3) Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, H2SO4.
(4) HCl, AgNO3, Fe(NO3)2. (5) (NH4)2CO3, H2SO4, Ba(OH)2. (6) BaS, FeCl2, H2SO4 loãng.
Số lượng dãy chất thỏa mãn các thí nghiệm trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Cho 1050 ml NaOH 1M vào 100ml Al2(SO4)3 1M; số mol NaOH có trong dd sau khi phản ứng
hoàn toàn là
A. 0,25. B. 0,45. C. 0,75. D. 0,65.
Câu 29. Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp nhiều lần số người không hút thuốc lá. Chất
gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. nicotin. B. axit nicotinic. C. cafein. D. moocphin.
3/4 - Mã đề 121
Câu 30. Trường hợp ion nhôm bị khử thành nhôm là
A. Nhiệt phân Al2O3. B. Nhiệt luyện Al2O3.
C. Điện phân Al2O3 nóng chảy. D. Nhiệt phân Al(OH)3.
------ HẾT ------

4/4 - Mã đề 121

You might also like