You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
  

CASE 4: THE INVESTMENT DETECTIVE


Môn học: Phân tích tài chính theo tình huống

Giảng viên: PGS. TS Trần Hùng Sơn


Nhóm sinh viên: K194040551 - Trương Vĩ Nhơn
K194040534 - Lê Bá Duy
K194040559 - Lê Đức Thắng

TP Hồ Chí Minh, 27 tháng 4 năm 2022


1. Chúng ta có thể xếp hạng dự án dựa trên dòng tiền hay không?

Chúng ta có thể xếp hạng dự án dựa trên dòng tiền nếu không xét đến các yếu tố
về lãi suất chiết khấu, giá trị thời gian của tiền,… bằng cách thông qua số tiền mà
các dự án thu về sau khi trừ đi vốn đầu tư ban đầu để xếp hạng mức độ hấp dẫn của
các dự án so với số tiền đã bỏ ra. Tuy nhiên điều này là không thực tế do tiền có giá
trị thời gian và lãi suất chiết khấu luôn biến đổi sẽ đem lại sự chênh lệch giá trị đáng
kể trong khoảng thời gian khá dài (15 năm).

Do đó, không thể chỉ dựa trên nghiên cứu về dòng tiền để chọn ra dự án có lợi
nhất, do:
- Các dự án khác nhau có vòng đời khác nhau. Các dự án có rủi ro khác nhau
yêu cầu phần bù rủi ro khác nhau.
- Các đơn vị khác nhau có nguồn tài trợ cho các dự án thì khác nhau.
=> Suất chiết khấu cho các dự án khác nhau ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu
tư cũng như xếp hạng dự án.

Phương pháp này chỉ hiệu quả cho những người không biết hay không am hiểu
về các phương pháp phân tích định lượng hay kinh tế lượng vì phân tích định lượng
sẽ tính đến rủi ro giá trị thời gian của tiền và chi phí vốn.

2. Các tiêu chuẩn nào được sử dụng để xếp hạng các dự án? Ý nghĩa của
các tiêu chuẩn này?
Có 6 phương pháp tiêu chuẩn dùng để phân tích và xếp hạng các dự án bao gồm:
a) Net Present Value (NPV)
- NPV là giá trị hiện tại ròng, thể hiện toàn bộ dòng tiền của một dự án nào đó
trong tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại.
- Công thức:

- Khi NPV dương thì nó chỉ ra rằng thu nhập dự kiến của dự án lớn hơn chi
phí dự kiến và sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư;
- Khi NPV âm thì có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của dự án nhỏ hơn tỷ
lệ chiết khấu và có thể nhà đầu tư sẽ thua lỗ. Có một số trường hợp dự án có thể tạo
ra lợi nhuận kế toán (thu nhập ròng) tuy vậy dự án vẫn được đánh giá là không nên
đầu tư;
- Khi NPV = 0 thì dự án sẽ không lãi nhưng cũng không lỗ, tức là hòa vốn.
b) Equivalent Annual Annuity (EAA)
- EAA là dòng tiền tương đương hàng năm, thường được sử dụng trong việc
lập ngân sách vốn để so sánh hai dự án mang tính chất loại trừ nhau. EAA sẽ tính
toán dòng tiền không đổi hàng năm được tạo ra bởi một dự án trong suốt thời gian
tồn tại của nó.
- Công thức:

- Khi so sánh hai dự án, dự án nào có EAA cao hơn thì dự án đó đáng để đầu
tư hơn

c) Internal Rate of Return (IRR)


- IRR là tỉ lệ hoàn vốn nội bộ, dùng để đo lường, ước tỉnh khả năng sinh lời
của một dự án hay khoản đầu tư nào đó. IRR được sử dụng trong quá trình lập ngân
sách, đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh
- Công thức:

- Khi IRR lớn hơn hoặc bằng WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân) thì có
nghĩa là dự án được đánh giá tốt, có khả năng sinh lời cao và mang lại lợi nhuận cho
nhà đầu tư
- Khi IRR nhỏ hơn WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân) thì có nghĩa là dự
án có khả năng sinh lời thấp và nhà đầu tư có thể thua lỗ khi đầu tư vào dự án này

d) Modified Internal Rate of Return (MIRR)


- MIRR là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được sửa đổi, được sử dụng trong lập ngân
sách vốn để xếp hạng các dự án loại trừ nhau có quy mô ngang nhau
- Công thức:
- Khi MIRR lớn hơn hoặc bằng WACC thì có nghĩa là dự án được đánh giá
tốt, có khả năng sinh lời cao và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư
- Khi MIRR nhỏ hơn WACC thì có nghĩa là dự án có khả năng sinh lời thấp và
nhà đầu tư có thể thua lỗ khi đầu tư vào dự án này

e) Payback period
- Payback period là thời gian hoàn vốn, nghĩa là khoảng thời gian cần thiết để
dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu. Đây cũng là một tiêu
chí để các nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn giữa các dự án khác nhau.
- Công thức:

- Dự án nào có thời gian hoàn vốn cao hơn thời gian thu hồi vốn mà doanh
nghiệp dự định sẽ được đánh giá không tốt và bị bỏ qua.
- Dự án nào có thời gian hoàn vốn thấp hơn thời gian thu hồi vốn mà doanh
nghiệp dự định sẽ được đánh giá tốt và xứng đáng đầu tư.

f) Profitability Index (PI)


- PI là chỉ số lợi nhuận, tỉ lệ giữa giá trị hiện tại của các dòng thu nhập và giá
trị hiện tại của các dòng vốn đầu tư của dự án. Chỉ số này là một công thức hữu ích
để xếp hạng triển vọng tài chính của một dự án cùng với các khoản đầu tư khác
- Công thức:

- Nếu PI > 1 Lợi nhuận kỳ vọng của dự án dự kiến lớn hơn chi phí và có khả
năng sinh lời mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư
- Nếu PI = 1 thì có nghĩa là lợi nhuận kỳ vọng của dự án bằng với chi phí của
nó.
- Nếu PI <1 Chi phí dự án dự kiến lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng và sẽ không sinh
lời và gây thua lỗ cho nhà đầu tư

3. Đối với Dự án 7 và 8, dự án nào hấp dẫn hơn? Độ nhạy trong việc xếp
hạng dự án bị ảnh hưởng như thế nào khi sử dụng lãi suất chiết khấu cao? Tại
sao chỉ tiêu NPV và IRR không nhất quán với nhau?
a) So sánh dự án 7 và 8. Độ nhạy trong việc xếp hạng dự án bị ảnh hưởng
như thế nào khi sử dụng lãi suất chiết khấu cao?
Hiện tại thì dự án số 8 hấp dẫn hơn vì NPV lớn hơn, tuy nhiên, khi lãi suất chiết
khấu cao hơn thì NPV của dự án số 8 sẽ bé hơn và nhạy cảm hơn nhiều so với số 7.

Hàm giá trị của dự án 7 và 8 cắt nhau, do đó, việc xếp hạng sẽ thay đổi khi lãi
suất chiết khấu thay đổi từ bên này sang bên kia của điểm giao nhau. Lý do dẫn tới
hai hàm giá trị giao nhau là vì quỹ thời gian của hai dự án khác nhau: dự án 7 cung
cấp lượng lớn dòng tiền sớm và dần dần giảm qua các kỳ; dự án 8 đòi hỏi phải đầu
tư liên tục vào những kỳ đầu và các kỳ sau dòng tiền mới tăng lên. Với tỷ lệ chiết
khấu cao, dự án 8 có dòng tiền lớn trong tương lai quy về hiện tại có giá trị hiện tại
tương đối nhỏ hơn so với khi sử dụng lãi suất chiết khấu thấp. Dự án 7 ít bị ảnh
hưởng bởi tỷ lệ chiết khấu cao hơn vì phần lớn dòng tiền của dự án đã được hoàn lại
vào kỳ đầu của nó.

Đối với các dự án có dòng tiền đến chậm thì lãi suất chiết khấu cao sẽ tác động
đáng kể đến giá trị hiện tại của dự án do thời gian kéo dài

b) Tại sao chỉ tiêu NPV và IRR không nhất quán với nhau?
Khi thẩm định hai dự án loại trừ nhau nếu có sự khác biệt nhau về kích thước,
quy mô đầu tư, mẫu hình dòng tiền, đời sống dự án thì NPV và IRR hay xảy ra sự
mâu thuẫn.

NPV chọn các dự án với giả định mức lãi suất chiết khấu cố định cho khoản thời
gian đầu tư của dự án và cho phép dòng tiền được tái đầu tư với cùng một mức chiết
khấu đó.

NPV giả định tái đầu tư tại WACC, trong khi IRR giả định tái đầu tư tại IRR.
Đối với hầu hết các công ty, giả định tái đầu tư tại WACC là hợp lý hơn. Nếu dự án
có dòng tiền đảo chiều nhiều lần thì có thể xuất hiện 2 IRR.
Khi NPV và IRR mâu thuẫn với nhau, tiêu chuẩn NPV luôn được ưu tiên. Bởi vì:

- NPV là thước đo lợi nhuận tốt hơn.


- Đối với các dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỉ lệ chiết khấu khác
nhau, các dự án có dòng tiền không ổn định, thì NPV mới chính là sự lựa chọn đúng
đắn.
- NPV là phương pháp cho phép sử dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau mà
không dẫn đến sai lệch. Đồng thời cũng không cần phải so sánh NPV với chỉ số nào
khác, nếu như NPV lớn hơn 0 có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.

4. Hãy xếp hạng các dự án? Tại sao chỉ tiêu thời gian hoàn vốn và NPV
không nhất quán hoàn toàn với nhau? Tại sao chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bình
quân và chỉ tiêu NPV cũng không nhất quán hoàn toàn với nhau? Chỉ tiêu nào
là tốt nhất?
a) Xếp hạng các dự án
Dựa theo 6 tiêu chuẩn để phân tích và đánh giá các dự án, các dự án được xếp
loại như sau:

Project 1 2 3 4 5 6 7 8

NPV 73.09 -85.45 393.92 228.22 129.7 0 165.04 182.98

Rank 6 8 1 2 5 7 4 3

IRR 10.87% 6.31% 11.33% 12.33% 11.12% 10.00% 15.26% 11.41%

Rank 6 8 4 2 5 7 1 3

MIRR 10.49% 8.41% 11.33% 10.65% 10.46% 10.00% 11.76% 11.18%

Rank 5 8 2 4 6 7 1 3

Payback
6.06 2 14.2 6.05 7.15 0.9 1.8 6.04
Period

Rank 5 3 8 4 7 1 2 6

EAA $13.7 $-34 $52 $30 $17 $0 $44 $38


Rank 6 8 1 4 5 7 2 3

PI 1.04 0.96 1.2 1.11 1.06 1 1.08 1.09

Rank 6 8 1 2 5 7 4 3

b) Tại sao chỉ tiêu thời gian hoàn vốn và NPV không nhất quán hoàn toàn
với nhau?
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn và NPV không nhất quán hoàn toàn với nhau vì:
- NPV có tính đến yếu tố lạm phát, giá trị thời gian của tiền, chi phí vốn còn
thời gian hoàn vốn thì không tính đến
- NPV tính toán lợi ích, dòng tiền của dự án ở hiện tại và trong tương lai, phù
hợp với các dự án, quyết định đầu tư dài hạn, trong khi thời gian hoàn vốn chỉ tập
trung lợi ích, dòng tiền trong thời kì hoàn vốn, phù hợp với các dự án, quyết định
đầu tư ngắn hạn.
Vì vậy, khi có sự không nhất quán thì phương pháp NPV sẽ được ưu tiên hơn,
đặc biệt đối với các dự án dài hạn
c) Tại sao chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bình quân và chỉ tiêu NPV cũng không
nhất quán hoàn toàn với nhau? Chỉ tiêu nào là tốt nhất?
Tỉ suất lợi nhuận bình quân và NPV không nhất quán hoàn toàn với nhau vì:
- NPV tính toán lợi ích, dòng tiền của dự án trong hiện tại và tương lai, trong
khi PI tính toán lợi ích kiếm được với mỗi đồng đầu tư
- NPV tính toán số tuyệt đối về lợi ích của dự án, trong khi PI chỉ đưa ra con
số tương đối, không chính xác hoàn toàn vì phụ thuộc vào việc ước tính chi phí vốn
Trong 6 chỉ tiêu trên, chỉ tiêu NPV được xem là tốt nhất vì:
- NPV cho phép đánh giá tất cả các dòng tiền đầu tư được sử dụng, khả năng
sinh lời.
- NPV cho phép so sánh các dự án, các khoản đầu tư dễ dàng, chỉ cần đảm bảo
được tính trên cùng một thời điểm.
- NPV dễ tính toán và đưa ra con số chuẩn xác về lợi nhuận, dòng tiền của một
dự án hiện tại và tương lai
- NPV tính đến các yếu tố như giá trị thời gian của tiền, lạm phát, rủi ro,..
5. Có thể sử dụng chỉ tiêu NPV để so sánh các dự án có đời sống khác nhau
không? Cách thức giải quyết đối với các dự án có đời sống khác nhau?
NPV là chỉ tiêu tốt nhất để đánh giá các dự án, dù chúng có đời sống khác nhau
vì phương pháp NPV tính toán trực tiếp giá trị của dự án đóng góp với tài sản của
doanh nghiệp, của cổ đông.
Có 2 trường hợp chính khi so sánh 2 dự án có đời sống khác nhau:
- Dự án không bị thay thế:
- Dự án có thể được thay thế, lặp lại
Cách giải quyết:
- Đối với dự án không được thay thế: Điều chỉnh dòng tiền của dự án có vòng
đời ngắn hơn tới năm cuối cùng của dự án có vòng đời dài hơn, sau đó sử dụng các
phương pháp để đánh giá dự án.
- Đối với dự án được thay thế, lặp lại: tính tổng dòng tiền của các dự án sau đó
sử dụng các phương pháp để đánh giá dự án.

Tổng dòng
Project Năm Dự án 1 Dự án 2 Dự án 2 tiền của hai
được lặp lại dự án 2

Initial
(2,000) (2,000) (2,000)
investment

Year 1 280 345 345

2 280 345 345

3 280 345 345


4 280 345 345

5 280 345 345

6 280 345 345

7 280 1,060 (2,000) (940)

8 280 345 345

9 280 345 345

10 280 345 345

11 280 345 345

12 280 345 345


13 280 345 345

14 280 1,060 1,060

NPV $62.67 $46.51 $70.38

Từ bảng trên, ta có các kết quả:


- Đối với dự án không thay thế, NPV của dự án 1 là 62,67 cao hơn dự án 2 là
46,51. Nên nếu 2 dự án này loại trừ nhau, ta sẽ chọn dự án 1.
- Đối với trường hợp dự án 2 được lặp lại: thì NPV của dự án 2 là 70,38 lớn
hơn dự án 1 nên ta sẽ chọn dự án 2

You might also like