You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
  

CASE 2: NIKE, INC: COST OF CAPITAL


Môn học: Phân tích tài chính theo tình huống

Giảng viên: PGS. TS Trần Hùng Sơn


Nhóm sinh viên: K194040551 - Trương Vĩ Nhơn
K194040534 - Lê Bá Duy
K194040559 - Lê Đức Thắng

TP Hồ Chí Minh, 13 tháng 4 năm 2022


1. WACC là gì và tại sao nó lại quan trọng trong việc ước tính chi phí vốn của
công ty? Anh/chị có đồng tình với cách tính WACC của Joanna Cohen
không? Tại sao và tại sao không?
Chi phí sử dụng vốn:
- Là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại
vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường,
cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác.
- Là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết
định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp
khác
Chỉ số Wacc đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh
vực kinh doanh, đặc biệt là về ước tính chi phí vốn:
- Wacc được sử dụng để làm tỷ suất chiết khấu, phục vụ việc tính giá trị hiện tại
của các dòng tiền phát sinh. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá và lựa
chọn được dự án đầu tư phù hợp với mình.
- Wacc cũng được dùng nhằm mục đích đánh giá các cơ hội đầu tư sinh lời của
một công ty bởi nó đại diện cho chi phí cơ hội của doanh nghiệp.
- Ngoài ra Wacc được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng
tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự với mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết khấu sẽ đòi hỏi có một tỷ
lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó.
- Nhìn chung tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay bằng
nợ thì Wacc là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh
nghiệp. Qua việc tính toán chỉ số WACC, chúng ta sẽ biết được doanh nghiệp
phải tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp.
Nhóm không đồng tình với cách tính WACC của Cohen, cụ thể ở một số điểm như
sau:
- Cohen nên sử dụng giá thị trường (market value) thay vì giá trị sổ sách (book
value) để tính giá trị và xác định tỷ trọng nợ, vốn chủ sở hữu vì giá thị trường sẽ
thực tế hơn để xác định giá trị WACC (vốn dùng để phản ánh cho hiện tại hoặc
tương lai).
- Về chi phí sử dụng nợ, Cohen đã sử dụng dữ liệu những số liệu cũ để ước tính
chi phí sử dụng nợ của công ty, cụ thể là số dư nợ trung bình năm 2000 và 2001
thay vì giá trị beta gần nhất. Nó sẽ làm sai lệch hoặc không phản ánh rõ tình hình
chi phí sử dụng nợ ở hiện tại và tương lai của Nike.
- Với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, Cohen cũng sử dụng số liệu cũ, cụ thể là
giá trị trung bình của hệ số beta từ 1996 - 2001 để ước tính chi phí sử dụng vốn
chủ sở hữu. Nó sẽ làm sai lệch hoặc không phản ánh rõ tình hình chi phí sử dụng
vốn chủ sở hữu ở hiện tại và tương lai của Nike.
2. Nếu Anh/chị không đồng tình với phân tích của Cohen, anh/chị hãy tự tính
WACC cho Nike với những giả định của mình?
Với những giả định của mình, nhóm sẽ tính WACC cụ thể như sau:
a) Tính tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu theo giá thị trường
- Giá thị trường của VCSH = 42.09 x 271.5 = 11.427 triệu USD
- Giá thị trường của nợ vay = 5.4 + 855.3 + 435.9 = 1.297 triệu USD
- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: We = 11.427/ (11.427+ 1.297) = 89.81%
- Tỷ trọng nợ vay: Wd = 1.297/ (1.297 +11.427)= 10.19%
b) Tính chi phí nợ (cost of debt)
Ta có các thông tin về trái phiếu Nike như sau:
- Giá của trái phiếu: PV= $95,6 trả lãi 6 tháng, ngày phát hành 15/07/1996, ngày
đáo hạn 15/7/2021.
- Lãi suất trái phiếu: Coupon rate = 6.75%.
- Mệnh giá FV= $100.
- Ngoài ra, trái phiếu này phát hành từ năm 1996 – 2021 là trái phiếu 25 năm tuy
nhiên trái phiếu này đã phát hành 5 năm trước đó rồi và hiện tại là 2001 nên
N=40.
- Coupon = ($100 x 6.75%)/2 = $3.375 do mỗi năm trả lãi hai lần
Từ đó ta có:
1 − (1 + r)−n FV
PV = C + +
r (1 + r)n
1 − (1 + r)−40 100
95.6 = 3375 + +
r (1 + r)40
=> r (semi annually)= 3.58% => rd (annually) = 7.16%
Chi phí sử dụng nợ sau thuế= rd*(1-t) = 7.16% x (1- 38%) =4.44%
c) Tính chi phí vốn chủ sở hữu (Cost of equity)
Ta có:
- Lãi suất phi rủi ro trái phiếu dài hạn của Mỹ kỳ hạn 20 năm: Rf = 5.74%
- Phần bù rủi ro thị trường Rm-Rf = 5.9%
- Hệ số β = 0.69 (30.6.2001)
=> Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:
Re = Risk-Free Rate of Return + Beta × Market Risk Premium
= 5.74% + 0.69*5.9% = 9.811%
d) Tính chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
WACC = Wd*rd*(1-t) + We*re
= 10.19% x 4.44% + 89.81% x 9.811%
= 9.26%
3. Tính chi phí vốn chủ theo mô hình CAPM, mô hình chiết khấu cổ tức và tỷ
lệ vốn hóa thu nhập (earnings capitalization ratio). Ưu, nhược điểm của mỗi
phương pháp này?
Có 3 phương pháp ước tính chi phí vốn chủ sở hữu:
a. Mô hình CAPM: Re = 9.8% (câu 2)
Ưu và nhược điểm:
Đầu tiên mô hình này được sử dụng nhiều nhất vì nó quan tâm đến rủi ro và phần
bù rủi ro thị trường, trong khi các mô hình khác thì không, tuy nhiên có các vấn đề tiềm
ẩn
1) Nếu công ty hoạt động trong nhiều mảng kinh doanh khác nhau thì Re của từng
mảng riêng lẻ sẽ có giá trị hơn Re của toàn công ty trong việc ước tính, tương tự,
Rủi ro của từng ngành nhỏ sẽ quan trọng hơn rủi ro của thị trường trong việc tính
phần bù rủi ro
2) Khó ước tính Beta trong tương lai
3) Có nhiều tranh cãi khi sử dụng lãi suất nào để tính Rrf
4) Khó tính phần bù rủi ro của thị trường.
b. Mô hình chiết khấu cổ tức DDM: giả định rằng công ty sẽ chia cổ tức đều đặn.
Re = D1/P0 + g
D1 = D0 * (1 + g)
D0 = 0.48, g = 5,5%
P0 = 42.09
→ Re = 6.7%
Ưu và nhược điểm:
Mô hình này rất dễ để tính toán. Nhưng giá cổ phiếu linh hoạt nên Re sẽ biến động
theo ngày. Rất khó để xác định được tỷ lệ tăng trưởng g, nếu trong quá khứ, g ổn định
thì khi ước tính Re có thể sử dụng g quá khứ tuy nhiên nếu g biến động do những sự
kiện đột biện hoặc do chu kì kinh tế thì việc ước tính g tương lai sẽ không chính xác.
c. Mô hình tỷ lệ vốn hóa thu nhập (Earning Capitalization Model)
Re = E1/P0 = 216/42.09 = 5.31%
Trong đó E1: là EPS năm 2001
Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm: Dễ tính
- Nhược điểm: Giả định rằng công ty sẽ không phát triển nữa mà tiếp tục duy trì
EPS như nhau cho tất cả các năm, không quan tâm đến tương lai
→ không chính xác
4. Kimi Ford nên đưa ra lời khuyên gì cho việc đầu tư vào Nike?
Với WACC = 9.26 <12. Chúng tôi ước tính giá trị của doanh nghiệp rơi vào khoảng
55.68 - 61.25 (Upside khoảng 32 - 45%).
 Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu Nike

You might also like