You are on page 1of 27

Quản Lý Logistic

Nhóm 11
Bao gồm các thành viên: Nguyễn Quý Nhật,
Trần Minh Tuấn,
Đỗ Lê Công Tuấn,
Mai Thanh Tùng.
Procter & Gamble
Procter & Gamble (P&G) là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh
vực hàng tiêu dùng. Công ty này được thành lập vào năm 1837 bởi William
Procter và James Gamble tại Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ. P&G nổi tiếng với
việc sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, bao
gồm các sản phẩm như:

• Chăm sóc cá nhân


• Chăm sóc gia đình
• Sản phẩm làm đẹp
• Sản phẩm tiệt trùng
Sơ đồ phân phối P&G
P&G và Walmart đã tăng cường quản lý chuỗi cung ứng như thế
nào dựa trên CPFR

Giới thiệu – Các khái niệm.

Sự hợp tác giữa P&G và Walmart.

Chiến lược toàn cầu

Kết luận
Giới thiệu – các khái niệm
I) Giới thiệu:
- Hiện nay, vai trò của việc lập kế hoạch hợp tác, dự báo và bổ sung (CPFR)
trong quản lý chuỗi cung ứng đã thu hút được sự quan tâm đáng kể của các
nhà nghiên cứu và học giả trong những năm gần đây.
- Trong khi các ứng dụng lập kế hoạch và lập kế hoạch trước (APS) và SCM
mang lại khả năng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, CPFR đóng vai trò là yếu tố
hỗ trợ chính để thực hiện dự báo và bổ sung chuỗi cung ứng đồng bộ.
Giới thiệu – các khái niệm
II). CPFR là gì?
Lập kế hoạch hợp tác, dự báo và bổ sung (Collaborative Planning,
Forecasting, and Replenishment - CPFR) là một quá trình kết hợp
và tối ưu hóa các hoạt động lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng
giữa các đối tác thương mại, thường là nhà sản xuất và nhà phân
phối, dựa trên trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

EDI: là sự trao đổi giữa các máy tính với nhau các tài liệu, thông tin kinh doanh như đơn đặt hàng, cập nhật lô hàng, hóa đơn
và những thứ khác
Giới thiệu – các khái niệm
III). Lợi ích:

Bằng cách trao đổi và cung cấp thông tin với nhau, nó sẽ giúp doanh
nghiệp
• Cải thiện hiệu suất của chuỗi cung ứng
• Dự báo nhu cầu chính xác hơn
• Giao đúng sản phẩm vào đúng thời điểm, đúng địa điểm
• Giảm hàng tồn kho trên toàn chuỗi cung ứng
• Tránh tình trạng hết hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng
• Tối ưu hóa lập kế hoạch tồn kho và tiếp nhận hàng.
Giới thiệu – các khái niệm
IV). Vậy Nhà cung cấp và Nhà phân phối sẽ trao đổi những thông tin gì?
• Chia sẻ điểm bán hàng (POS)
• Hàng tồn kho
• Chương trình khuyến mãi
• Chiến lược và thông tin sản xuất
Việc này sẽ đảm bảo rằng các thành viên của chuỗi cung ứng sẽ có đủ
lượng nguyên liệu thô và thành phẩm khi họ cần.
Giới thiệu – các khái niệm

Mô hình CPFR
Giới thiệu – các khái niệm
Mô hình hợp tác CPFR của P&G và Walmart
Sự hợp tác giữa P&G và Walmart
I). Vấn đề mắc phải trước khi hợp tác:
-Tình hình kinh doanh năm 1988 giữa P&G và Wal-Mart rất kém, thiếu sự
liên kết với nhau. Mặc dù bản thân doanh nghiệp đã có giá trị 375 triệu USD
và đang tăng trưởng.
-Cụ thể như:
• P&G đã tự tổ chức thành 12 bộ phận bán hàng. Mỗi bộ phận bán hàng
sẽ gọi điện cho Wal-Mart một cách riêng biệt và độc lập. Những bộ
phận này chịu trách nhiệm về kết quả bán hàng của từng bộ phận và
chưa bao giờ cùng nhau đại diện cho P&G nói chung.
• Khi hết hàng thì Walmart phải tự liên hệ với P&G gây mất thời gian.
Sự hợp tác giữa P&G và Walmart
II). Hợp tác:

-P&G liên tục bổ sung tã trẻ em Pampers tại các cửa hàng Walmart. Bổ sung liên
tục bằng cách P&G liên tục giám sát hàng tồn kho của Walmart và tự động bổ
sung hàng tồn kho của mình khi mức đạt đến điểm đặt hàng lại, mà không cần
Walmart phải tự gửi đơn đặt hàng khi gần hết hàng.
Sự hợp tác giữa P&G và Walmart

RFID: có thể là loại thẻ đọc, với số serial từ nhà sản xuất phục vụ cho việc quản lí dữ liệu, hoặc là loại thẻ hỗ trợ đọc/ghi, với các dữ liệu đặc biệt để ghi
vào thẻ bởi người dùng hệ thống
Sự hợp tác giữa P&G và Walmart
III). Phân tích Kết quả:
Sau khi triển khai công nghệ CPFR và RFID, Procter & Gamble và Wal-
Mart đã thu được kết quả như sau:
• Đồng loạt giảm 70% mức tồn kho.
• Cải thiện mức độ dịch vụ từ 96% đến 99%.
• Khả năng giám sát hàng tồn kho tối đa.
• Lợi thế của P&G là có thông báo sớm hơn về nhu cầu sản phẩm.
• Lợi thế của Wal Mart là giảm thiểu chi phí tồn kho. Việc có đúng mặt
hàng trong kho khi khách hàng cần sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các
đối tác.
Chiến lược kinh doanh quốc
tế và dịch vụ toàn cầu của P&G
-Trong quá trình hoạt động kinh doanh và dịch vụ
toàn cầu, P&G đã có những chuyển biến linh hoạt
trong chiến lược kinh doanh quốc tế để thích nghi
với sự thay đổi vượt bậc của xã hội. Tùy thời điểm
và đặc thù mà công ty lựa chọn hình thức chiến
lược sao cho phù hợp nhất.
Chiến Lược Quốc Tế Hóa

-Năm 1930, P&G bắt đầu bán sản phẩm của mình
ra thị trường quốc tế, các công ty còn thành lập
tại các quốc gia khác nhau chủ yếu để mở rộng
thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tất cả doanh
thu bán hàng đều được chuyển về công ty mẹ.

-Ví dụ: Năm 1930 công ty con Hedley & Co. Ltd được thành lập tại Anh Anh,
công ty này chỉ bán dòng sản phẩm xà phòng Fairy.
Ví dụ
Trong chiến lược thâm nhập thị trường Ba Lan, P&G đã áp dụng chiến
lược quốc tế hóa. Giai đoạn đầu P&G kiểm soát được chất lượng sản
phẩm, ổn định được hình ảnh và giữ thương hiệu trên thị trường Ba Lan.
Tuy nhiên, nhanh chóng thất bại vì:
• P&G mãi tập trung vào việc marketing quãng bá sản phẩm mà không
tìm hiểu kỹ về văn hóa, về thị hiếu của người dân Ba Lan
(Người Ba Lan đã quen với suy nghĩ rằng hàng hóa quảng cáo là những
hàng hóa ế ẩm, kém chất lượng và không thể bán được trước đó)
• Thứ hai là do nhu cầu sử dụng sản phẩm không cao.
(ở thời điểm đó, người Ba Lan rất ít coi trọng việc vệ sinh cá nhân và họ
xem sản phẩm từ Mỹ quá đắc đỏ ở thời điểm bấy giờ).
Chiến lược đa nội địa

● Hiểu ra văn hóa kinh doanh ở mỗi


quốc gia đều khác nhau, P&G thực
hiện chiến lược đa nội địa.
● P&G mong muốn hiểu rõ hơn những
thị trường khác
Định hướng

● Chú ý tới nhu cầu của


người tiêu dùng tại các
thị trường của từng quốc
gia khác nhau trên thế
giới
Định hướng
Chiến lược quảng cáo:
● Sử dụng những hình ảnh của những môn
thể thao thông dụng nhất châu Âu để
quảng bá sản phẩm với mục đích là nhận
được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng ở
nước sở tại.
● Sử dụng những nhật vật quảng cáo là
người nổi tiếng
Ví dụ
P&G đã cố gắng phát triển sản phẩm dưới góc độ coi quốc gia là một thị trường riêng
biệt để đưa ra sản phẩm phù hợp cho từng quốc gia.
Ví dụ: - Hàm lượng chất tẩy trắng có trong Virzir ở Ý sẽ khác Tây Ban Nha, (cụ thể là ở
Ý chất làm mềm sẽ có nhiều hơn, còn ở Tây Ban Nha luôn cần phải có nhiều chất tẩy
trắng trong sản phẩm).
Ví dụ
- Hay ở các quốc gia có khí hậu nóng, tóc của người
dân ở vùng này thường có nhiều gàu P&G đã tung ra
sản phẩm Head & Shoulders để có thể đáp ứng nhu cầu
riêng biệt của người tiêu dùng ở từng quốc gia
=> Qua đó, P&G đã tạo ra sản phẩm phù hợp cho từng
quốc gia và họ nhận được rất nhiều sự phản hồi từ
người tiêu dùng ở các quốc gia với chi phí cho sản
phẩm rất thấp.
Nguyên nhân thất bại
Tuy nhiên, doanh thu của P&G vẫn còn sụt giảm
Vì:
● Quá tập trung vào các hoạt động đẩy mạnh Marketing, khuyến
mãi, giới thiệu, nghiên cứu sản phẩm.
● Suy thoái kinh tế vào thập kỷ 1990.
● Chú trọng phát triển nhiều sản phẩm mới mà không tập vào
chất lượng sản phẩm từ đó làm khả năng cạnh tranh giảm sút
đáng kể.
Chiến lược xuyên quốc gia
● P&G thực hiện việc quảng bá sản phẩm đi đôi với việc cải
tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia.
Ví dụ về kế hoạch sản xuất
P&G đã tập trung vào chuyên môn sản phẩm, họ
cải tiến những sản phẩm để mang lại hiệu quả về
kinh tế cũng như đáp ứng về nhu cầu người tiêu
dùng.
Một ví dụ điển hình là chất giặt tẩy Ariel: P&G đã
phát triển những công nghệ tiên tiến biến chất giặt
tẩy này dưới dạng gel, vừa tiết kiệm nước và năng
lượng trong quá trình sản xuất, vừa có chi phí bao
bì thấp hơn so với dạng hộp truyền thống. Bên
cạnh đó là những cái tiến về công nghệ giúp sản
phẩm vẫn đạt hiệu suất nhưng dung lượng giảm đi
đáng kể, lượng điện sử dụng của người tiêu dùng
giảm đi đáng kể khi với Ariel, khách hàng không
cần chỉnh nhiệt độ nước giặt lên 30o C nhưng vẫn
đạt kết quả như mong đợi
Kết luận
Đội ngũ làm việc của công ty đã chuyển từ một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động không
hiệu quả thành một hãng đứng đầu toàn cầu. Năm 2007, P&G trở thành công ty dầu
thơm lớn nhất thế giới với hơn 2,5 tỉ đô-la doanh thu – tăng 25 lần trong 15 năm. Tất cả
nhờ vào chiến lược xuyên quốc gia với:
• Chú trọng vào nền văn hóa khác biệt giữa các quốc gia, từ đó đáp ứng nhu cầu cho
phù hợp.
• Thấu hiểu thị trường và tâm lý người tiêu dùng trước khi tung ra sản phẩm mới.
• Quảng bá sản phẩm đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm
• Cải tiến không ngừng.
Chiến lược này vẫn còn tồn tại và phát triển đến bây giờ
Thank you!
<3

You might also like