You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Thành viên nhóm 5:


- Lý Chí Uy (trưởng nhóm
- Nguyễn Thị Hải Uyên
- Trần Nguyễn Thúy Vy
- Lại Huỳnh Lan Tiên
- Đoàn Thị Thu Thủy
- Trần Phước Khôi
- Lư Mẫn Vi

BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 8

Tp.HCM, tháng 11 năm 2023


Câu hỏi: Hãy xác định hệ thống phân phối của sản phẩm đã chọn.

Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống và cho đề xuất cả thiện (nếu có)

I. Giới thiệu về Golden Gate


1. Tổng quan về Golden Gate
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GLODEN GATE
- Trụ sở chính: Số 60, phố Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội
- Người sáng lập: Đào Thế Vinh
– Thành lập: Năm 2005

- Sản phẩm: Chuỗi nhà hàng tại Việt Nam, với 5 phong cách ẩm thực chính, bao gồm:
Lẩu, Nướng, Á, Âu và Quán cà phê.
- Golden Gate (Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Cổng Vàng) được thành lập từ
năm 2005 là đơn vị tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam, với 5
phong cách ẩm thực chính, bao gồm: Lẩu, Nướng, Á, Âu và quán cà phê.
- Những cái tên thuộc Golden Gate như Kichi-Kichi, Manwah, Hutong, Ashima, K-
Pub, GoGi, Sumo Yakiniku, iSushi, Crystal Jade Hongkong Kitchen, Cowboy
Jack's… đều là những thương hiệu mang tính quốc dân, người người nhà nhà đều biết
và từng thử qua.
- Chiến lược marketing khôn ngoan đã đem lại cho Golden Gate kết quả kinh doanh
rất ấn tượng. Trong giai đoạn 2012-2019, doanh thu của công ty đã tăng gấp 16 lần từ
hơn 300 tỷ lên 4.776 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6,4 lần lên 255 tỷ đồng.
- Dù có sự chững lại trong 2 năm Covid-19, nhưng Golden Gate đang cho thấy những
dấu hiệu phục hồi tích cực. Năm 2022, Golden Gate đặt mục tiêu tăng 107.3% doanh
thu thuần đạt 6.878 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 375 tỷ đồng
2. Golden Gate và những con số:

- Thành lập từ năm 2005, và tính đến nay đã có gần 16 năm hoạt động.
- Sở hữu hơn 22 thương hiệu.
- 400 nhà hàng đa phong cách.
- Phủ sóng 40 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.
- Phục vụ hơn 18 triệu lượt khách mỗi năm.
3. Lịch sử của công ty
Dấu ấn đầu tiên của Golden Gate là thương hiệu lẩu nấm Ashima. Thương hiệu được
thành lập năm 2005. Đây cũng là thương hiệu tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà
hàng tại Việt Nam. Năm 2008, Golden Gate nhận đầu tư từ Mekong Capital và tạo ra
hai thương hiệu Kichi Kichi và SumoBBQ. Đây là cú hích lớn giúp công ty phát triển
nhanh chóng và liên tục cho ra mắt các thương hiệu mới đón đầu xu hướng trải
nghiệm ẩm thực ở nhiều phân khúc.
- Ngược dòng thời gian lại tầm 10, 15 năm trước, những năm tháng đầu tiên của thế
kỷ 21, việc cụm từ “đi ăn nhà hàng” vẫn còn là điều rất xa xỉ đối với hầu hết người
dân Việt Nam. Không chỉ vậy, khi đó đất nước đang trong tình trạng lạm phát khiến
giá thực phẩm, giá thuê mặt bằng, chi phí duy trì tăng lên rất cao, khiến không chỉ
khiến lượng thực khách ngày càng ít hơn, mà còn tạo ra bài toán kinh tế khiến nhiều
chủ nhà hàng phải đau đầu nghĩ cách lôi kéo, hấp dẫn thực khách đến nhà hàng.
4. Tầm nhìn và Sứ mệnh
Sứ mệnh - Nhân viên hạnh phúc, khách hàng hài lòng

- Với sứ mệnh “Nhân viên hạnh phúc, khách hàng hài lòng”, công ty cho rằng, các
nhân viên của mình phải hạnh phúc mới có thể cung cấp dịch vụ hoàn hảo, lan tỏa
hạnh phúc của mình trong công
việc tới khách hàng và tạo sự hài
lòng của họ.

Tầm nhìn - Sự lựa chọn ẩm thực


số 1
- Golden Gate hướng đến mục tiêu
trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ ăn uống hàng đầu và là sự lựa chọn ẩm
thực số 1 tại Việt Nam. Cụ thể, Golden Gate mong muốn sở hữu các thương hiệu nhà
hàng, quán cà phê, trà sữa, bánh ngọt, kem và các dịch vụ ăn uống khác, đáp ứng nhu cầu
của khách hàng và mang lại lợi ích cho cổ đông. Thúc đẩy chất lượng cuộc sống bằng
cách trở thành nhóm thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
- Về định hướng kinh doanh trong năm 2023, Golden Gate dự kiến sẽ tiếp tục tập trung
vào việc phát triển và mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc; khai thác thế mạnh
của các thương hiệu mũi nhọn; phát triển các nhãn mới; phát triển các mảng kinh doanh
mới như lĩnh vực đồ ăn giao hàng; xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp và áp dụng
công nghệ nhằm tối ưu vận hành

Mục tiêu
- Mang đến cho khách hàng những giá trị vượt trên sự mong đợi”, công ty cũng xác định
rõ 3 mục têu cụ thể để hoàn thành được sứ mệnh đó:

 Đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất trong cùng một mô
hình sản phẩm.
 Khách hàng được sử dụng dịch vụ tốt nhất với giá cả tốt nhất cho cùng một
dòng sản phẩm.
 Khách hàng được trải nghiệm dịch vụ nhà hàng tốt nhất trên cùng một mô
hình tại thị trường.

II. KICHI – KICHI

1. Tổng quan
- Sau hơn 10 năm hoạt động, Golden Gate Group hiện đang sở hữu hơn 22 thương
hiệu chuỗi nhà hàng nổi tiếng như: lẩu băng chuyền Kichi – Kichi, nhà hàng bia
Vuvuzela, nhà hàng lẩu nấm Ashima, nhà hàng Buffet Nhật iSushi, nhà hàng Mỹ
Cowboy Jack’s… với hơn 400 nhà hàng có mặt trên khắp cả nước.
- Trong đó Kichi Kichi giống như là con gà đẻ trứng vàng của Golden Gate và
Chiến lược Marketing của Kichi Kichi là chìa khóa bền vững tạo nên sự thành
công ban đầu và giúp thương hiệu trở nên đáng gờm trong thị trường F&B Việt
Nam.
- Ra đời năm 2009, Kichi Kichi là một trong những chuỗi nhà hàng lẩu băng

chuyền đầu tiên tại Việt Nam


Slogan
“Chuyển động không ngừng”- “Non-stop moving” chính là sự kết hợp của phong
cách phục vụ của Kaiten đến từ đất nước Nhật Bản với cấu trúc tân tiến, hiện đại,
giúp tạo nên dấu ấn đặc trưng riêng biệt của Kichi Kichi
Kichi Kichi tạo dấu ấn riêng với cách phục vụ đồ ăn trên băng chuyền độc đáo. Các
đĩa thức ăn đặt trên băng chuyền tự động, lần lượt chạy qua vị trí ngồi của khách
hàng. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn đồ ăn theo sở thích. Mặc dù hiện nay có
rất nhiều chuỗi nhà hàng mang phong cách giống với Kichi Kichi - nhà hàng lẩu băng
chuyền. Nhưng có giống nhau như vậy đi nữa thì Kichi Kichi vẫn luôn là sự ưu tiên
lựa chọn hàng đầu trong lòng thực khách. Thương hiệu đã tạo ra một trào lưu mới về
cách ăn lẩu cho người Việt: cá nhân hơn và thỏa thích hơn.
- Sau cú hích thành công ban đầu, chiến lược Marketing của Kichi Kichi dần thay
đổi theo hướng bền vững hơn. Nhờ vậy, sau 13 năm ra mắt Kichi Kichi vẫn
không ngừng phát triển. Thương hiệu này dần trở thành top những thương hiệu
nhượng quyền có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay trên toàn quốc có hơn
100 chi nhánh nhượng quyền thuộc thương hiệu Kichi Kichi

III. Hệ thống phân phối (Kênh phân phối)

1. Khái niệm về phân phối


Phân phối là một trong bốn yếu tố cơ
bản của marketing mix, bao gồm sản
phẩm, giá, phân phối và xúc tiến. Hiểu
theo cách đơn giản Phân phối là quá
trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến
tay người tiêu dùng cuối cùng và đạt
được mục tiêu kinh doanh.

Một chiến lược phân phối phù hợp có thể mang


lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh,
bao gồm khả năng tiếp cận thị trường rộng hơn, tăng doanh số bán hàng, giảm chi phí
phân phối và tạo ra rào cản gia nhập ngành.

Hoạt động phân phối theo cách này có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao
gồm:

 Tăng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ

Ví dụ, Golden Gate đã mở rộng thị trường sang các tỉnh thành mới, như Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh. Điều này giúp Golden Gate tiếp cận nhiều khách hàng hơn ở các khu
vực này, từ đó tăng nhận thức về thương hiệu của công ty.

 Tăng doanh số bán hàng

Ví dụ, khách hàng ở Hà Nội muốn thưởng thức món nướng của Golden Gate có thể dễ
dàng tìm thấy một nhà hàng Golden Gate ở gần nhà. Điều này giúp Golden Gate tăng
doanh số bán hàng ở khu vực Hà Nội.

 Thúc đẩy sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng

Ví dụ, các nhà hàng của Golden Gate thường xuyên có các chương trình khuyến mãi,
giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. Điều này giúp Golden Gate tăng cường sự tương
tác với khách hàng

 Tạo ra một cộng đồng người tiêu dùng trung thành

Ví dụ, Golden Gate có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có thể tư vấn cho khách
hàng về các món ăn và thức uống phù hợp. Điều này giúp Golden Gate tạo ra một cộng
đồng người tiêu dùng trung thành.

2. Tầm quan trọng của phân phối trong marketing mix

2.1. Phân phối đóng vai trò quan trọng trong marketing mix, giúp doanh nghiệp:
 Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả
và kịp thời: Phân phối giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm
có sẵn ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua với
giá cả hợp lý.

Nếu nhà bạn ở thành phố hồ chí minh, bạn sẽ không khó để thưởng
thức các món ăn của golden gate bằng cách chạy xe ra cơ sở gần nhất
hiển thị trên gg map, hoặc đơn giản hơn là truy cập vào app giao hàng của công ty và
chọn món ăn yêu thích của bản thân

 Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường: Phân phối giúp doanh nghiệp mở
rộng thị trường, tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
 Tạo lợi thế cạnh tranh: Phân phối hiệu quả giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

2.2. Khái niệm kênh phân phối

Kênh phân phối là hệ thống các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình đưa sản phẩm từ
nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Các thành viên trong kênh phân phối bao gồm:

 Nhà sản xuất: Golden Gate là nhà sản xuất các món ăn và đồ uống.
 Trung gian phân phối: Golden Gate sử dụng kênh phân phối gián tiếp, với nhà bán
lẻ là các chuỗi nhà hàng của Golden Gate.

 Nhà bán lẻ: Các chuỗi nhà hàng của Golden Gate là nhà bán lẻ của Golden Gate.
Như Kichi-Kichi, gogi, hay sumo

 Người tiêu dùng cuối cùng: Khách hàng đến ăn uống tại các nhà hàng của Golden
Gate là người tiêu dùng cuối cùng của Golden Gate.

Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối là tập hợp các kênh phân phối của một doanh
nghiệp.

Có hai loại hệ thống phân phối chính:

 Hệ thống phân phối trực tiếp và Hệ thống phân phối gián tiếp:
 Golden Gate sử dụng kênh phân phối
gián tiếp, với nhà bán lẻ là các chuỗi
nhà hàng của Golden Gate. Các chuỗi
nhà hàng của Golden Gate được đặt ở
các vị trí chiến lược trên toàn quốc,
thuận tiện cho khách hàng tiếp cận.
Có một số lý do khiến Golden Gate lựa chọn kênh phân phối gián tiếp:

 Sản phẩm của Golden Gate là thực phẩm ăn uống, cần được chế biến và phục vụ
ngay lập tức. Kênh phân phối trực tiếp sẽ không phù hợp vì không thể đảm bảo
chất lượng sản phẩm khi vận chuyển.
 Kênh phân phối gián tiếp giúp Golden Gate tiết kiệm chi phí và nhân lực. Golden
Gate không cần phải tự vận chuyển và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
 Kênh phân phối gián tiếp giúp Golden Gate kiểm soát tốt hơn chất lượng dịch vụ.
Golden Gate có thể trực tiếp giám sát hoạt động của các chuỗi nhà hàng của mình
để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

 Tuy nhiên, Golden Gate cũng đã bắt đầu triển khai kênh phân phối trực tiếp để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện tại, Golden Gate đã có ứng dụng đặt bàn và
giao hàng tận nơi.

Ưu điểm:

 Tiết kiệm chi phí và nhân lực: Golden Gate không cần phải tự vận chuyển và phân
phối sản phẩm đến tay khách hàng. Thay vào đó các nhà hàng như kichi-kichi hay
gogi sẽ làm nhiệm vụ đó
 Khả năng tiếp cận thị trường rộng: Golden Gate có thể tiếp cận nhiều khách hàng
hơn thông qua các chuỗi nhà hàng của mình. Ko chỉ tiếp cận nhóm khách hàng
thích lẩu, golden gate còn có chuỗi nhà hàng gogi chuyên về đồ nướng. Không chỉ
về mảng đồ ăn, golden gate còn lấn sân sang kinh doanh đồ uống với nhà hàng bia
tươi hay trà sữa yu tang
 Khả năng kiểm soát chất lượng dịch vụ: Golden Gate có thể trực tiếp giám sát hoạt
động của các chuỗi nhà hàng của mình để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng.

Nhược điểm:

 Chi phí đầu tư ban đầu cao: Golden Gate cần đầu tư xây dựng và vận hành các
chuỗi nhà hàng. Trangg bị các kho lạnh để luôn đảm bảo chất lượng đồ ăn
 Thời gian và chi phí vận chuyển: Golden Gate cần vận chuyển sản phẩm từ nhà
máy đến các chuỗi nhà hàng.
 Tỷ lệ hao hụt sản phẩm: Có thể xảy ra hao hụt sản phẩm trong quá trình vận
chuyển và bảo quản.

Việc phát triển hệ thống phân phối hiệu quả sẽ giúp Golden Gate tăng cường khả
năng cạnh tranh và tiếp tục phát triển bền vững.

3. Chiến lược phân phối


3.1. Định nghĩa:

Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó các doanh nghiệp có thể đạt mục
tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu.
Các nguyên tắc bao gồm:

 Quyết định liên quan đến việc thiết lập các kênh phân phối.
 Lựa chọn các giải pháp
 Thiết lập mối quan hệ trong kênh, mang lưới phân phối, các vấn đề liên quan đến
phân phối vật chất.

Ví dụ: Với sứ mệnh mở rộng quy mô chuỗi nhà hàng thâu tóm thị trường ăn uống Việt
Nam, Golden Gate đã thiết lập các kênh phân phối hợp lí, lựa chọn các giải pháp thông
minh đưa sản phẩm đến tay khách hàng tiềm năng, những chuỗi nhà hàng Kichi Kichi
luôn lựa chọn những nơi có nhu cầu tiêu thụ cao, phân phối sản phẩm đến khách hàng
tiện lợi nhất có thể như trong Vincom Plaza, Megamall, Aeon Mall, …

3.2. Vai trò:


 Góp phần trong việc thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, làm cho sản phẩm
sẵn sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc, đúng nơi để đi vào tiêu dùng.
 Giúp doanh nghiệp liên kết hoạt động sản xuất của mình với khách hàng, trung
gian và triển khai tiếp các hoạt động khác của Marketing như: giới thiệu sản phẩm
mới, khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi, …
 Giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt cho thương hiệu và trở thành công cụ cạnh
tranh.
 Chiến lược phân phối cùng với các chiến lược khác của Marketing-Mix thực hiện
đồng bộ giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu Marketing đề ra.
4. Các dòng vận động trong kênh

Trong một kênh phân phối cần có các luồng lưu chuyển hoạt động đồng thời với
nhau, đó là:

- Dòng lưu chuyển thông tin: Thể hiện sự trao đổi thông tin từ mua bán sản phẩm
giữa các thành viên và cả thông tin phản hồi từ người tiêu dùng cuối cùng.
- Mô tả quá trình trao đổi thông tin giữa các
thành viên kênh trong quá trình phân phối.

Thông thường luồng thông tin lưu chuyển


trong kênh phân phối là luồng thông tin 2 chiều:
thông tin từ người cung ứng đến người sản xuất,
người tiêu dùng và thông tin phản hồi từ phía
người tiêu dùng ngược trở lại.

Các thông tin trao đổi trong kênh có thể là tình hình thị trường, khối lượng, chất lượng và
giá cả sản phẩm, thời gian, địa điểm và phương thức thanh toán.

Trong kênh phân phối của công ty Golden Gate có sự kết hợp lưu chuyển thông tin giữa
các thành viên trong kênh phân phối với nhà sản xuất. Các thông tin về chiến lược hoạt
động Marketing, đối thủ cạnh tranh, các thông tin về sản phẩm được lưu chuyển trực tiếp
từ nhà sản xuất đến các đối tác thành viên kênh, người tiêu dùng và ngược lại.

- Thông tin sẽ được chuyển đi đến các thành viên kênh. Công ty Golden Gate sẽ đưa
thông tin sản phẩm, dịch vụ, giá, thanh toán, chiết khấu,… đến các Giám Đốc
Điều hành các thương hiệu của Golden Gate như: Kichi Kichi, GoGi,… thông qua
cuộc họp thường niên của Công Ty Golden Gate để duyệt và đánh giá thông qua.
- Dòng lưu chuyển quyền sở hữu (dòng đàm phán): Quyền sở hữu sản phẩm được
chuyển từ nhà sản xuất qua các thành viên phân phối đến người mua cuối cùng.

Giải thích sơ đồ

1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Cung cấp nguyên liệu thô, thực phẩm, đồ uống,...
cho Golden Gate.
2. Golden Gate: Là doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà hàng Golden Gate.
3. Nhà hàng Kichi-Kichi: Là nơi chế biến và bán đồ ăn, thức uống cho khách hàng.
4. Khách hàng: Là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm và dịch vụ của Golden
Gate.

- Dòng lưu chuyển thanh toán: Thể hiện sự vận động của tiền mặt hay chi phiếu và
hối phiếu đi ngược từ người tiêu dùng qua trung gian đến nhà sản xuất.
- Khách hàng đến nhà hàng, sử dụng dịch vụ ăn uống, thỏa mãn nhu cầu của họ và
họ thực hiện thanh toán cho nhà hàng thông qua các phương thức thanh toán khác
nhau như: tiền mặt, sử dụng ví điện tử Momo, VNPay, ZaloPay… , hoặc thông
qua các app ngân hàng để thực hiện giao dịch thanh toán cho nhà hàng.
- Dòng tiền mà khách hàng thanh toán sẽ chuyển đến ngân hàng tại chi nhánh mà
khách đã sử dụng dịch vụ của Kichi Kichi sau đó chuyển đến Kichi Kichi (tổng
hợp) cuối cùng sẽ về công ty Golden Gate.

- Dòng lưu chuyển sản phẩm: Thể hiện sự vận động của sản phẩm trong không
gian thông qua các phương tiện vận tải.
- Dòng xúc tiến: Thể hiện những hoạt động thông tin và thúc đẩy việc bán hàng
giữa những thành viên trong kênh. Các hoạt động này cũng nhằm hướng đến
người tiêu dùng cuối cùng.

Mô hình dòng xúc tiến của Golden Gate


Công Ty Golden Gate đưa ra các chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng, hỗ trợ
Kichi Kichi khẳng định vị thế “ Lẩu băng chuyền quốc dân” trong lòng khách hàng.

Sử dụng các trang mạng xã hội để quảng cáo và tuyên truyền thương hiệu sản phẩm

- Chiến dịch “ Miền vui tiếp nối”

Không chỉ tập trung vào các món ăn ngon,


chuỗi nhà hàng Kichi Kichi thực hiện nhiều
chiến dịch truyền thông phù hợp với tâm lí
khách hàng. Tiêu biểu là chiến lược Marketing vào năm 2022 với thông điệp “ Chuyển
động không ngừng – Niềm vui tiếp nối” đã đưa vị thế “lẩu băng chuyền quốc dân” của
Kichi-Kichi lên một tầm cao mới.

Chiến lược 'nhân viên là khách hàng' của Golden Gate

Với sứ mệnh “nhân viên hạnh phúc khách hàng hài lòng”
Chủ tịch Golden Gate Đào Thế Vinh từng chia sẻ: "Nhiều khi
chúng ta bị mải mê vào những phương pháp mà quên đi góc
nhìn từ nhân viên trong khi họ cũng chính là khách hàng trong
công ty. Hãy quan tâm xem chúng ta có gì dành cho họ, từ đó các chương trình sẽ thiết
kế để cuốn hút họ tham gia. Đích cuối cùng, khi đã xây dựng được văn hóa, tổ chức sẽ
vận hành thuần thục”
5. Chức năng của kênh phân phối
5.1 Thông tin
- Thu thập và phân phối thông tin cần thiết về môi trường, về khách hàng hiện tại và
tiềm ẩn, về các đối thủ cạnh tranh,… giúp cho việc đưa ra quyết định thích hợp.
- Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ của mọi thương hiệu luôn có sự cạnh tranh gay
gắt và khách hàng luôn có sự đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ phù
hợp với bản thân. Không riêng gì các doanh nghiệp khác, Kichi Kichi cũng đang
đối mặt với thách thức là làm sao có thể giữ chân khách hàng của mình và đồng
thời cũng thu hút các khách hàng mới.
- Luôn tuân theo sứ mệnh đã
đề ra, Kichi Kichi đã thực
hiện phân khúc khách hàng
theo độ tuổi để có thể dễ
dàng đề ra các chiến lược
phù hợp với từng nhóm độ
tuổi khác nhau:
+ Thế hệ trẻ (9X trở lại đây): đây là
một thế hệ năng động, thích những
điều mới mẻ, luôn theo các trào lưu, xu
hướng trên thị trường.
+ Thế hệ trưởng thành (1970- 1989):
là những người trưởng thành, có thu
nhập ổn định, với tính cách trầm ổn, chính chắn và luôn quan tâm đến thực tế.
+ Thế hệ lớn tuổi (1970 trở về trước): đây là những người lớn tuổi, thích sự yên tĩnh,
cuộc sống an nhàn và ưu thích sự sang trọng.
- Qua việc phân khúc này Kichi
luôn muốn mang lại sự hài lòng
với tất cả mọi người.

thủ cạnh tranh là những người luôn đem


đến sự đe dọa đối với sự tồn tại của tổ
chức. Họ luôn tìm mọi cách cải thiện bản
thân để thu hút khách hàng. Những đối
thủ trên thị trường không chỉ mang lại sự cạnh tranh gay gắt mà còn có thể thúc
đẩy nhau trong sự phát triển. Việc phân loại đối thủ cạnh tranh sẽ giúp Kichi Kichi
có thể đề xuất các phương án giải quyết phù hợp. Những đối thủ chính như:
Yuhua- Taiwanese Buffet Hotpot, lẩu băng chuyền Osaka, King BBQ, Thai Siam
Hotpot Bufet- Buffet băng chuyền Thái,… đây là những đối thủ có cùng hình thức
hoạt động với Kichi Kichi. Chính vì có những đối thủ cạnh tranh này mà Kichi
Kichi cần làm tăng độ mới lạ để khiến khách hàng lực chọn mình chứ không phải
các đối thủ khác.
5.2 Cổ động kích thích tiêu thụ
- Triển khai các hoạt động nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đến với các khách hàng
và các trung gian.

Công ty mẹ của Kichi Kichi-


Golden gate rất chú trọng về việc
phát triển lĩnh vực truyền thông,
doanh nghiệp luôn chú trọng đến
chiến lược xúc tiến như việc thực
hiện chạy quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, tăng độ nhận diện thông qua các
Website, Facebook, Tikitok… để làm tăng thu hút đối với khách hàng, chủ yếu là các
nhóm khách hàng trẻ cũng là nhóm khách hàng có khả năng thành thạo công nghệ, luôn
theo xu hướng mạng xã hội. Không những vậy Kichi Kichi còn sử dụng KOLs hay
Influencers để tăng mức độ lan truyền và đạt hiệu quả cao trong việc quảng bá nhà hàng.

- Kichi Kichi đã và đang cung cấp sản


phẩm đúng với cái tên nhà hàng là
Buffet lẩu băng chuyền. Dù chỉ kinh
doanh duy nhất một sản phẩm là lẩu
nhưng khách hàng vẫn có thể có được
nhiều sự lựa chọn. Cụ thể là lựa chọn
nước lẩu mình muốn sử dụng thì nhà
hàng đưa ra 5 loại nước lẩu: lẩu nấm,
lẩu Tomyum, lẩu cua đồng, lẩu Tứ
Xuyên, lẩu Tomyum sữa; Cùng với đó
là 100 loại đồ ăn nhúng lẩu phong phú
và giàu dinh dưỡng, có đầy đủ các loại rau, nấm, hải sản, thịt heo, gà, bò và các
loại mì sợi, miến Hàn Quốc và các món ăn kèm.
- Bên cạnh đó Kichi Kichi thường xuyên sáng tạo thêm các sản phẩm hoàn toàn mới
theo mùa để thu hút khách hàng; Ví dụ như set Xiên phô mai Kitcheese, kem trái
cây theo mùa, Panna cotta cốt trái cây, Sushi các loại,…
5.3 Tiếp xúc, thiết lập quan hệ với các khách hàng
- Là những hoạt động tìm
kiếm, thiết lập các quan hệ,
duy trì quan hệ với khách
hàng hiện tại và tiềm ẩn.
- Kichi Kichi cũng thường
xuyên đưa ra các chương
trình khuyến mãi mang tính thời vụ như giảm giá, khuyến mãi vào các ngày lễ,
tặng đồ uống khi Check-in khai trương,… Và các chương trình khuyến mãi dài
hạn như giảm giá cho học sinh, sinh viên, Happy Monday, Voucher giảm giá cho
lần ăn tiếp theo để kích thích khả năng quay lại của khách hàng. Không những vậy
còn có thể săn các Voucher trên các trang mạng xã hội hay App The Golden
Spoon để có thể giảm giá khi sử dụng dụng vụ.
- Kichi Kichi cũng rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nội bộ. Đội ngũ nhân
viên cũng là một nét đẹp riêng của Kichi Kichi. Mọi chi nhánh của Kichi Kichi
đều có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhanh nhẹn có thể tư vấn, mang đến sự
phục vụ tốt nhất cho khách hàng và để lại ấn tượng tốt trong lòng họ, đồng thời tạo
mối quan hệ tốt đối với khách hàng.
5.4 Thích ứng và hoàn thiện sản phẩm
- Các thành viên kênh phân phối sẽ điều chỉnh, hoàn thiện và tăng tính thích ứng
của sản phẩm như: loại, đóng gói, cung cấp các dịch vụ bán hàng và hậu mãi.
- Làm việc về mảng dịch vụ
ăn uống, chúng ta cần lắng
nghe những ý kiến, góp ý
của khách hàng nhằm cải
thiện chất lượng món ăn,
chất lượng dịch vụ, ngoài
ra còn có thể gây thiện cảm
đối với khách hàng, từ đó
khách hàng sẽ có cái nhìn tốt hơn đối với nhà hàng.
- Nhân viên cần khéo léo xử lý những vấn đề mà khách hàng gặp phải, nhẹ nhàng
và bình tĩnh ứng biến trong mọi tình huống, đây là kỹ năng cần có mà mỗi nhân
viên cần phải học hỏi và trau dồi để nếu khi gặp lại lần nữa còn có thể xử lý kịp
thời, nhanh chóng, ngoài việc tăng kỹ năng cho bản thân thì còn có thể tạo được
thiện cảm cho khách hàng.
5.5 Thương lượng, đàm phán
- Nhằm đi đến những thỏa thuận về giá cả và các điều kiện giao hàng. Đây là giai
đoàn thực hiện sự chuyển nhượng sở hữu sản phẩm và dịch vụ.

- Giá được xem là một


chiến lược vô cùng
quan trọng trong chiến
lược Marketing. Ở
Kichi Kichi hiện nay có
mức giá cố định cho
từng khung giờ cụ thể là:
Buổi trưa (11h- 17h) từ
thứ 2 đến thứ 6 là 229k/người (chưa bao gồm VAT), còn vào buổi tối (17h- 22h)
từ thứ 2 đến thứ 6 bao gồm cả ngày cuối tuần và các ngày lễ giá sẽ là 279k/người
(chưa bao gồm VAT). Đây có thể xem là mức giá cơ bản cho khách hàng của
Kichi Kichi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Buffet. Kichi Kichi đã lựa chọn chiến
lược giá Value- Based Pricing là đưa ra giá dựa theo việc trải nghiệm của thực
khách. Có thể nói đây chính là một chiến lược về giá phù hợp cho những thương
hiệu nổi tiếng đã và đang có chỗ đứng trên thị trường trong khoảng thời gian dài
và tạo được sự uy tín trong việc đem tới cho khách hàng một trải nghiệm xứng
đáng với giá mà họ bỏ ra.
- Theo như tìm hiệu thì
hiện tại Kichi Kichi lựa
chọn 2 địa điểm chính để
sử dụng. Một là các cửa
hàng dưới mặt đất tọa lạc
tại các khu phố thương
mại, sầm uất, đông đúc
người qua lại. Hai là tại các Ki-ốt được đặt tại các trung tâm thương mại lớn, các
siêu thị lớn trong thành phố, hầu hết thì tại các thành phố lớn sẽ có nhiều chi
nhánh hơn bởi vì sức tiêu thụ của nó sẽ cao và lượng khách hàng sẽ lớn hơn.
5.6 Lưu thông
- Được thực hiện thông qua hoạt động vận chuyển, lưu kho sản phẩm.
- Với một thương hiệu có
quy mô lớn như Kichi
Kichi, việc đảm bảo quy
trình giống nhau ở tất cả
các chi nhánh là một bài
toán khó. Tuy nhiên
Kichi Kichi đã thành
công trong việc xây dựng nên một quy trình xử lý nhanh, gọn, lẹ và chính xác nhờ
vào sự vận hành của công nghệ mới trong hoạt động quản lý. Điều này sẽ giúp tiết
kiệm thời gian cho khách hàng và cả nhân viên.

- Kichi Kichi hiện giờ đang


áp dụng phương pháp SAP
S/HANA RETAIL nhằm
tối ưu việc quản lý các hoạt
động của chuỗi cửa hàng.
Phương pháp gồm toàn bộ
các hoạt động của CTY CP
Thương Mại và Dịch Vụ
Golden Gate cũng như nhà
hàng lẩu Buffet Kichi
Kichi vào một hệ thống
quy định đồng nhất giúp kiểm soát chi phí cũng như giúp cải thiện các quy trình
liên quan đến nhà bếp và bán hàng. Từ phương pháp này sẽ khiến cho tất cả các
cửa hàng Kichi Kichi có thể thống nhất với nhau về chất lượng sản phẩm, các dịch
vụ, quy trình phục vụ, tránh các tình trạng mỗi nơi mỗi khác, không hề đồng đều
giữa các chi nhánh, gây ảnh hưởng tới thương hiệu.

5.7 Tài trợ


- Huy động và sử dụng tiền bạc để trang trải chi phí hoạt động của kênh.
- Từ hồi đầu năm, khi dịch Covid-19 có dấu hiệu tái diễn, Golden Gate đã chủ động
ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, với các sáng kiến như G-
Delivery, G-Hero (phục vụ việc lên kế hoạch nguyên liệu và nhân sự theo ca),
Kiosk cho iPho (gọi món và thanh toán bằng công nghệ)... Bên cạnh đó, Tập đoàn
đã mở thêm 49 cửa hàng, cho ra mắt thương hiệu mới như iPho, Itacho Steak...
Nhờ đó, doanh thu nửa đầu năm 2021 của Golden Gate vẫn tăng 12% so với cùng
kỳ năm 2020.
- Doanh thu thuần năm 2021 đạt 3.320 tỷ, bằng 73% doanh thu thuần năm 2020
mặc dù các nhà hàng chỉ hoạt động 65% thời gian năm.

- Tăng trưởng: Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi quy định giãn cách xã hội, doanh
thu bắt đầu hồi phục và tăng trưởng, đặc biệt từ quý 4/2021 khi các nhà hàng bắt
đầu được mở bán trở lại. Lượt khách tới nhà hàng trong tháng 10/2021 tăng gấp 4
lần so với tháng trước đó, lượt khách tháng 12/2021 đạt hơn 1 triệu lượt, gấp đôi
so với tháng 10/2021.
- Mở mới nhà hàng năm 2021: 44 nhà hàng, đóng/chuyển đổi 37 nhà hàng.

5.8 San sẻ rủi ro


- Chia sẻ những rủi ro trong quá trình phân phối sản phẩm qua sự thay đổi thị hiếu
của người tiêu dùng, sản phẩm hư hỏng trong khâu vận chuyển và dự trữ,…

VI. Phân phối


1. Cấu trúc kênh phân phối

Cấu trúc kênh phân phối của công ty Golden Gates là cấu trúc phân phối dọc.

Tại sao là phân phối dọc vì cấu trúc phân phối này tồn tại dưới điều kiện là một thành
viên sở hữu các thành viên còn lại hoặc tồn tại dưới dạng liên kết với nhau bằng một
bảng hợp đồng.

Tập Đoàn ở đây :là các công ty con tiêu biểu như: Công tỷ cổ phần Golden Sakura,
Công ty TNHH Tân Phong-Lại Yến,….

Hợp đồng là liên kết với công ty khác (đặc biệt): là các công ty cổ phần Nội thất
Golden Gate, Công ty TNHH Cổng Vàng Vinh,…
Quản lý thì theo mình được hiểu là lợi dụng vị trí to lớn của mình nên có thể ép buộc
các thế lực nhỏ phải vụ phục mình.

Mục đích

 Hiệu quả hợp tác: Hệ thống phân phối dọc giúp tối ưu hóa tương tác giữa các tầng trong
chuỗi cung ứng, tạo ra sự hiệu quả hợp tác giữa các thành viên.
 Kiểm soát tốt hơn: Việc tập trung kiểm soát từ sản xuất đến phân phối giúp quản lý dễ
dàng hơn, giảm thiểu thất thoát và tăng cường chất lượng sản phẩm.
 Tối ưu hóa chi phí: Hệ thống này có thể giảm thiểu tình trạng thừa kế trong quá trình
sản xuất và phân phối, dẫn đến tiết kiệm chi phí.

Hệ thống tiếp thị dọc giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng hợp tác để tạo dựng mối
quan hệ bền vững.

Dưới đây là tầm quan trọng của VMS đối với Golden Gates

 Nâng cao hiệu quả: Bằng cách tập trung vào sự tương tác và tối ưu hóa các chạm điểm
với khách hàng, hệ thống marketing dọc đảm bảo rằng thông điệp tiếp thị được truyền tải
một cách rõ ràng và hiệu quả hơn, từ việc tiếp cận đúng đối tượng đến việc thúc đẩy mua

sắm.
 Giải quyết các xung đột: Với sự định rõ và phân chia rõ ràng về trách nhiệm và quyền
hạn, hệ thống này giúp giải quyết xung đột tiềm ẩn trong quá trình tiếp thị và phân phối,
từ đó tạo ra môi trường hợp tác bền vững.
 Phối hợp tốt hơn: Hệ thống tiếp thị dọc giúp tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên
trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến phân phối, từ quảng cáo đến bán hàng, tạo điều
kiện tối ưu cho việc phối hợp và tương tác hiệu quả hơn.
Lợi thế cạnh tranh:
Sự phối hợp chặt chẽ
và tương tác liên
quan trong hệ thống
marketing dọc tạo ra
một mô hình kinh doanh linh hoạt và nhanh chóng thích ứng với thị trường biến đổi, giúp
tăng cường lợi thế cạnh tranh và định vị thương hiệu một cách hiệu quả hơn.

Tổng 33 chi nhánh Kichi Kichi trên toàn quốc

VMS thúc đẩy hiển thị sản phẩm, tạo trải nghiệm mua sắm tốt hơn và tạo ấn tượng sâu
sắc với khách hàng.

2. Chiến lược phân phối của Golden Gate

Golden Gate đã áp dụng chính sách phân phối chọn lọc

*Phân phối chọn lọc:

Khái niệm: là chính sách lựa chọn những người phân phối theo khả năng bán hàng của
họ nhưng không có sự độc quyền về lãnh thổ. Chính sách này thường được dùng ở các
doanh nghiệp đã ổn định hay những doanh nghiệp mới đang tìm cách thu hút các trung
gian bằng cách hứa hẹn áp dụng chính sách phân phối chọn lọc.
 Golden Gate là một trong những nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam với hệ
thống phân phối chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, phân phối
của Golden Gate được thực hiện theo phương pháp chọn lọc, giúp đảm bảo chất
lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng.
 Golden Gate chọn lọc những sản phẩm đáng tin cậy từ các nhà cung cấp uy tín để
đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng là tốt nhất. Đồng thời,
Golden Gate cũng chọn lọc các địa điểm kinh doanh thuận tiện và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng tại các thành phố lớn. Vì vậy, Golden Gate đã trở thành một
trong những nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu mua sắm của
khách hàng tốt nhất.

 Việc Golden Gate lựa chọn phân phối chọn lọc mang lại nhiều lợi ích cho khách
hàng và doanh nghiệp:
2.1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Golden Gate lựa chọn chọn lọc những sản phẩm
chất lượng từ các thương hiệu uy tín để cung cấp cho khách hàng, giúp đảm bảo
rằng sản phẩm mà khách hàng mua luôn đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng.

2.2 Tạo niềm tin và uy tín: Khi Golden Gate đảm bảo cho khách hàng các sản
phẩm chất lượng và đáng tin cậy, khách hàng sẽ có niềm tin và tạo được uy tín

cho thương hiệu này.


2.3 Tăng doanh số bán hàng: Nhờ vào chính sách phân phối chọn lọc, Golden Gate
có thể tăng đáng kể doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Vì khách hàng sẽ cảm
thấy an tâm hơn khi mua hàng từ Golden Gate và sẽ quay lại mua hàng nhiều lần.
2.4 . Cải thiện hình ảnh và vị thế của thương hiệu: Golden Gate được biết đến như
một trong những nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam nhờ vào các sản phẩm chất
lượng và chính sách phân phối chọn lọc của mình. Điều này giúp tăng cường hình
ảnh và vị thế của thương hiệu trong mắt khách hàng.

3. Ưu nhược điểm giải pháp


Ưu điểm

- Mạng lưới phân phối rộng khắp là điều cần thiết cho sự thành công trong hoạt
động của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp thu hút một lượng lớn khách hàng
tiềm năng và đảm bảo hiệu quả tiếp thị.
-

- Kichi-Kichi có một hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam đặc biệt là 3 thành
phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Kichi-Kichi sẵn sàng đem
hương vị lẩu của mình đến tận tay khách hàng bất kể họ ở đâu
- Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích mở thêm cửa hàng trong mạng
lưới, hệ thống cửa hàng của Kichi-Kichi đã phủ sóng hầu hết mọi tỉnh thành trong
nước. Bình quân cứ mỗi tỉnh sẽ có từ 1 đến 2 cơ sở nhà hàng. Tuy nhiều chi nhánh
nhưng Kichi-Kichi vẫn giữ được chất lượng phục vụ và đồ ăn tốt nhất
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm đã giúp hệ thống phân phối phục vụ các
khách hàng từ cá nhân đến gia đình tốt hơn, đồng thời quảng bá tốt hình ảnh doanh
nghiệp. Trên các trang mạng xã hội như facebook hay TikTok, không khó để ta bắt
gặp được những TikToker hay Reviewer đến ăn và cho những lời khen có cánh
cho nhà hàng, hay trên chính trang Facebook của mình, Kichi-Kichi đã tung ra
-

- Những ưu đãi đầy giá trị nhằm đưa tên tuổi nhà hàng ngày càng vươn cao hơn nữa

Nhược điểm

- Sở hữu một hệ thống phân phối rộng lớn so với các đối thủ cạnh tranh có thể là
một trong những lợi thế lớn nhất. Tuy nhiên việc quản lý tốt tất cả các đại lý này,
đặc biệt là những khu vực tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa là một thách thức lớn với
Kichi-Kichi
Chất lượng sản phẩm không được kiểm soát chặt chẽ
- Là một nhà hàng, Kichi-Kichi phải đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng
đầu, Tuy dây chuyền chế biến, hệ thống vận chuyển tốt đều là những lợi thế vượt
trội nhưng không ít lần Kichi-Kichi vướn phải những drama liên quan đến vấn đề
chất lượng đồ ăn.
Theo phản ánh, vào chiều ngày 5/12, khách hàng có tài khoản mạng xã hội N.N cùng gia
đình mình đến ăn uống tại nhà hàng lẩu băng chuyền Kichi Kichi tại Aeon Maill Bình
Tân. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến khi mọi người phát hiện trong đĩa hải sản
do nhân viên nhà hàng phục vụ có sinh vật lạ đang ngo ngoe trong đĩa mực tươi trông
giống con giòi.
Khách hàng phản ánh đến nhà hàng thì nhân viên phục vụ của nhà hàng “Kichi Kichi”
vội vàng đem đĩa hải sản đi thẳng vào trong bếp, không một lời giải thích, không một câu
xin lỗi.
Sự việc đã làm cho khách hàng N.N hết sức lo lắng cho sức khoẻ của gia đình mình và
cực kỳ bức xúc trước thái độ phục vụ, cách xử lý tình huống của Kichi Kichi. Sau khi vụ
việc được phản ánh trên Fanfage “Thánh Rì Viu” của mạng xã hội Facebook, vụ việc
nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hàng loạt ý kiến comment của cộng
đồng mạng cũng bày tỏa sự bất bình trước vụ việc
trên
Vận chuyển sản phẩm khó khăn

Sở hữu một hệ thống nhà hàng trải dài từ Bắc vào Nam, việc vận chuyển nguyên liệu
không phải là vấn đề dễ giải quyến. Sự chậm trễ trong việc vận chuyển nguyên vật liệu sẽ
làm nhà hàng mất uy tín kéo theo chi phí vận chuyển tăng cao làm ảnh hưởng đến mức
sinh lợi nhuận

Đối thủ cạnh tranh quá lớn.

Theo thống kê của Công ty Dcorp R-Keeper Việt Nam 2020, hiện nay cả nước có đến
540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng
chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà
hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Được đánh giá có tiềm năng lớn, tốc độ
tăng trưởng nhanh, thị trường ngành F&B luôn có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
thương hiệu. Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp ngành F&B luôn sẵn sàng đầu tư
cho thương hiệu, sản phẩm, chất lượng phục vụ…

Giải pháp

- Đầu tư cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Đây là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và
giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình
luôn đạt tiêu chuẩn cao, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo ra
trải nghiệm khách hàng tốt, từ khâu tiếp đón, order, phục vụ đến thanh toán. Trải nghiệm
khách hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp ghi điểm với khách hàng và tạo ra sự khác biệt so
với các đối thủ cạnh tranh.
- Đẩy mạnh marketing và truyền thông: Marketing và truyền thông là công cụ giúp
doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần xây dựng
chiến lược marketing và truyền thông hiệu quả để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch
vụ của mình đến với khách hàng.
- Chuyển đổi số: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số để tối ưu hóa quy trình hoạt động,
nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh.

“Quy trình” của Golden Gate có sự hỗ trợ của công nghệ. Năm 2019 công ty đã chuyển
đổi số qua việc đưa ứng dụng The Golden Spoon thay thế cho thẻ cứng thành viên. Ngoài
tính năng tìm kiếm địa điểm nhà hàng, đặt chỗ, tích điểm, thanh toán, Golden Spoon đề
nghị khách hàng đánh giá mức độ hài lòng theo thang điểm từ 1-10. Chuyển đổi số giúp
Golden Gate hiểu khách hàng hơn để nâng cao chất lượng phục vụ.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện các giải pháp phù hợp, các doanh nghiệp F&B có
thể cạnh tranh hiệu quả trong thị trường và đạt được thành công.
Ngoài ra, Golden gate còn thực hiện các hoạt động thiện nguyện nhằm đẩy mạnh
truyền thông “Golden Gate chung tay cùng Dân trí xây phòng học ở Lai Châu” để
đánh vào tâm lý khách hàng.

Golden Gate Restaurant Group đã nhanh chóng tổ chức chiến dịch “Xuân sum vầy –
Xây nhân ái” với mục đích kêu gọi hơn 1000 nhân sự và 200.000 khách hàng trên toàn
Việt Nam chung tay xây trường cho các em nhỏ tại Nà Cóc, Tân Uyên, Lai Châu. Bộ lì xì
12 chiếc mừng Xuân Ất Mùi của Golden Gate được bán với giá chỉ 15.000vnđ trên hơn
100 nhà hàng và kênh bán hàng trực tuyến của hệ thống Golden Gate từ ngày 25/1/2015 –
10/2/2015.

Với mỗi bộ lì xì được bán ra, khách hàng và đội ngũ Golden Gate sẽ đóng góp 100% số
tiền, tương ứng với 15.000vnđ để xây trường cho các em nhỏ Nà Cóc. Số tiền đóng góp
sẽ được trao đến quỹ Nhân Ái, báo Khuyến học & Dân trí trong đêm Gala tổng kết năm
2014 của Golden Gate Restaurant Group vào ngày 10/2/2014 tại Hà Nội. “Với chương
trình này, chúng tôi cam kết ít nhất ủng hộ 100 triệu đồng để phối hợp với Quỹ Nhân ái
báo Dân trí thực hiện chương trình xây phòng học giúp các em học sinh ở Nà Cóc, Lai
Châu”, ông Đào Thế Vinh chia sẻ.
Qua đó đây là một hoạt động ý nghĩa và lấy được cảm tình của khách hàng khi thực hiện
chiến dịch này và được đông đảo giới trẻ tham gia. Đây là một chiến dịch marketing góp
phần làm nên thương hiệu của Golden gate

You might also like