You are on page 1of 54

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


---------------------------------------------

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI NÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC IDAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy


Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học :

THÁI NGUYÊN – 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC
THẢI NÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC IDAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp :
Khoa : Môi trường
Khóa học :
Giáo viên hướng dẫn :

THÁI NGUYÊN – 2022


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, thực hiện tốt nghiệp là thời
gian để mỗi sinh viên sau giai đoạn học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện
củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn không thể
thiếu được đối với mỗi sinh viên của trường đại học nói chung và trường Đại
học Nông Lâm Thái nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn đến cô giáo hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa
Môi trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa đã truyền đạt cho em những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong qúa trình học tập và rèn luyện tại trường, luôn luôn
tận tâm và nhiệt huyết truyền đạt, dìu dắt để em có nền tảng tri thức vững chắc.
Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung tâm đào tạo và phát triển Quốc
tế trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đi thực
tập tốt nghiệp tại đất nước Israel để em được trải nghiệm, học hỏi và tiếp thu những
công nghệ tiên tiến, những kỹ năng thực tiễn bổ ích, trau dồi kiến thức và phát triển
kinh nghiệm của bản thân.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè của em
đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập nghiên cứu hoàn
thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em
không thể tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày..... tháng.... năm 2022
Sinh viên

DANH MỤC BẢNG


Hình 4.1: Bản đồ Israel........................................................................................25

Hình 4.2: Khu vực Idan, Israel............................................................................27

Hình 4.3: Biểu đồ nhiệt độ Idan..........................................................................28

Bảng 4.1. Khí hậu trung bình các tháng trong năm từ năm 2010 đến 2014 tại
trạm quan trắc OpenStreetMa, khu vực Idan......................................................28

Bảng 4.2: Tình hình phát sinh chất thải nông nghiệp theo farm.........................31

Hình 4.4: Biểu đồ phần trăm phát sinh chất thải nông nghiệp của các farm.......33

Bảng 4.3: Khối lượng rác thải phân theo thành phần cây trồng..........................33

Bảng 4.6: Khối lượng rác phát sinh và thu gom của khu vực Idan trong trồng trọt
qua các năm quan trắc.........................................................................................35

Bảng 4.7: Khối lượng rác từ các trang thiết bị trong nông nghiệp......................36

Bảng 4.8: Khối lượng rác thải nông nghiệp nguy hại.........................................36

Hình 4.5 Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác thải.................................................37

Hình 4.6: Xe vận chuyển rác trong bãi tập kết rác..............................................38

Hình 4.7: Isarel sử dụng các loại thùng rác phân loại tại nguồn.........................38

Hình 4.8: Quy trình sinh năng lượng từ chất thải................................................39

Hình 4.9: Rác sau khi xử lý tại bãi tập kết và đưa đến nhà máy xử lý................40
DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Ý nghĩa


1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 KHCN Khoa học công nghệ
3 WHO Tổ chức y tế thế giới
4 RDF Năng lượng từ chất thải
5 RTSH Rác thải sinh hoạt
6 CTRĐT Chất thải rắn đô thị
7 BVMT Bảo vệ môi trường
8 VSMT Vệ sinh môi trường
9 CBS Cục thống kê trung ương Israel
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
10 OECD (Organization for Economic Cooperation and
Development)
11 TAMIR Hiệp hội các nhà sản xuất Israel
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................iii


DANH MỤC BẢNG............................................................................................iv
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................v
PHẦN I..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.......................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................3
PHẦN 2.................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...............................................................................4
2.1.1. Các khái niệm liên quan..............................................................................4
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải nông nghiệp........................6
2.1.2.1.Nguồn gốc phát sinh..................................................................................6
2.1.2.2. Phân loại...................................................................................................6
2.1.2.3. Tính chất...................................................................................................7
2.1.2.4 Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới môi trường và sức khỏe của
cộng đồng..............................................................................................................7
2.1.3 Cơ sở pháp lý................................................................................................8
2.2. Hiện trạng rác thải của Thế giới và Israel......................................................9
2.1.1. Hiện trạng rác thải trên Thế Giới................................................................9
2.2.2. Hiện trạng rác thải ở Israel........................................................................10
2.3. Biện pháp xử lý rác thải tại Israel.................................................................15
2.3.1. Xử lý rác thải theo công nghệ của TAMIR...............................................15
2.3.2. Phương pháp chôn lấp...............................................................................17
2.3.3. Phương pháp thiêu đốt...............................................................................18
2.3.4. Phương pháp ủ sinh học............................................................................18
2.3.5. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện........................................19
2.3.6. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex..................................20
2.3.7. Phương pháp xử lý bằng công nghệ Seraphin...........................................20
2.3.8. Xuất khẩu rác.............................................................................................21
PHẦN 3...............................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................22
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................23
3.4.1. Phương pháp kế thừa.................................................................................23
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát.................................................................23
PHẦN 4...............................................................................................................24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội...........................................................24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................24
4.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................24
4.1.1.2. Địa hình..................................................................................................27
4.1.1.3. Khí hậu...................................................................................................27
4.1.1.4. Thủy văn.................................................................................................29
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên.............................................................................30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................30
4.2. Hiện trạng phát sinh rác thải nông nghiệp....................................................31
4.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải trên địa bàn...............................................31
4.2.2. Khối lượng rác thải....................................................................................31
4.3. Xử lý rác thải tại khu vực Idan.....................................................................37
4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý rác thải nông
nghiệp trên khu vực khu vực Idan.......................................................................40
4.4.1. Một số tồn tại trong quản lý rác thải trên khu vực....................................40
4.4.2. Đề xuất giải phá cải thiện việc quản lý rác thải nông nghiệp....................40
4.4.2.1. Giải pháp về chính sách..........................................................................40
4.4.2.2. Giải pháp đầu tư.....................................................................................41
4.4.2.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục........................................................42
4.4.2.4. Giải pháp về công nghệ..........................................................................42
PHẦN 5...............................................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................43
5.1. Kết luận........................................................................................................43
5.2. Kiến nghị......................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................45
1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết
mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên tình trạng ô
nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh.
Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay
da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn
đề đều luôn có mặt trái của nó. Con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất.
Nguyên nhân nào làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và bị tàn phá. Thực
trạng của vấn đề này và một số giải phát dưới con mắt của triết học cho vấn đề
thực sự đang rất nóng này. Trên hành tinh Xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ
dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí
hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy
các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm
tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tớm…Chúng ta đang phải đối mặt
với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại
dương cùng với sự hoang mạc hóa.Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay
nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13.
000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt
Trái Đất tăng khoảng 0,6-0,7 độ C và dự báo sẽ tăng 1,4- 5,8 độ C trong 100
năm tới.Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội.
Một trong những hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là sự gia
tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và các hiện tượng thời tiết
cực đoan,suy giảm tầng ôzôn, thay đổi ngành nông nghiệp, và làm suy giảm
Oxy trong đại dương. Những dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm môi
trường toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên toàn thế giới.
2

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao,
chất lượng cuộc sống nâng lên rõ rệt nhưng đồng thời cùng với sự phát triển của
con người, kinh tế, xã hội,… là sự suy giảm về môi trường nghiêm trọng.
Israel được mệnh danh là quốc gia khởi nghiệp với nền kinh tế chủ đạo là
nông nghiệp, là quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong khoa
học tự nhiên, kỹ thuật, và khoa học y tế, chúng cũng là một trong các lĩnh vực
phát triển nhất tại Israel. Israel xếp hạng năm trong số các quốc gia sáng tạo nhất
theo Chỉ số sáng tạo Bloomberg 2015. Không những chỉ có về nông nghiệp
hiện đại, khoa học phát triển mà vấn đề môi trường ở Israel cũng được trú trọng
và tiên phong, đặc biệt là công nghệ tiết kiệm, tái sử dụng nước, xử lý và tuần
hoàn tái sử dụng nước từ nguồn nước thải công nghiệp, công nghệ tái chế rác và
xử lý rác cũng rất hiện đại và tiên tiến,…Những kinh nghiệm quý giá này đáng
để ta học tập, áp dụng. Trong công tác bảo vệ môi trường Israel phải nhắc tới
một mảng rất quan trọng đó là việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông
nghiệp. Rác thải nói chung hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết được đặt ra.
Việc xử lý rác thải ở Israel là một nền công nghệ hiện đại, phát triển đáng để các
quốc gia học tập. Chính vì xuất phát từ thực tế trên tôi đã tham gia chương trình
thực tập sinh tại Israel trong thời gian 11 tháng để tìm hiểu, học hỏi, tiếp thu và
thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý
rác thải nông nghiệp tại khu vực Idan, vùng Arava, Israel”. Từ đó học hỏi và
áp dụng mô hình này vào thực trạng môi trường Việt Nam nói chung và xử lý
rác thải nông nghiệp nói riêng để đạt được những thành tựu to lớn, áp dụng rộng
rãi, tiếp tục phát triển môi trường Việt Nam trong sạch và an toàn.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
nông nghiệp trên phạm vi khu vực Idan, vùng Arava, Israel và đề xuất các biện
pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền
3

vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trong các năm gần đây của
khu vực Idan.
- Tìm hiểu hiện trạng phát sinh rác thải nông nghiệp của khu vực Idan
- Tìm hiểu về công tác thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp của khu vực.
- Đánh giá chung và đề ra biện pháp quản lý rác thải nông nghiệp tốt hơn
cho khu vực.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cận
với thực tế và phương pháp quản lý môi trường ở Israel nói riêng và của nước
ngoài nói chung để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.
Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này. Vận dụng nâng cao
kiến thức vào đời sống và thực tiễn.
Kết quả của đềt tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá
ảnh hưởng của rác thải cũng như đề xuất các phương án, giải pháp phù hợp
trong bảo vệ môi trường.
* Trong thực tiễn:
Đánh giá được lượng rác thải nông nghiệp phát sinh, tình hình thu gom,
vận chuyển và xử lý rác trên phạm vi khu vực Idan.
Đề xuất những biện pháp có tính khả thi nhằm tăng cường lượng rác thải
nông nghiệp được thu gom, xử lý.
Kết quả nghiên cứu giúp cho cộng đồng người tại khu vực xây dựng được
mô hình công tác xử lý rác thải và các biện pháp phù hợp nhất với điều kiện của
khu vực
4

Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân bản địa cũng như
những công nhân làm việc và sinh sống tại đây về bảo vệ môi trường.

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị
vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là
một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các
hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2016)[5].
- Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh
hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn
phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông.
Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu khác (Nguyễn Xuân
Nguyên, 2015)[3].
5

- Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Rác thải nông nghiệp: là loại rác thải được thải ra từ hoạt động nông
nghiệp như các loại chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại túi
nilon hoặc gói thuốc sau khi được sử dụng… Với chất thải nông nghiệp nguy hại
là các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác, các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh
hay kim loại hoặc những gói thuốc thậm chí cả những lọ thuốc bảo vệ thực vật
vẫn chưa được sử dụng hết đã và đang được vứt bỏ không đúng cách đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng (Trương Thành Nam, 2014)[2].
- Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản
phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra những sản phẩm
mới.
- Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có
quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị
thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.
* Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác[4].
*Quản lý rác thải nông nghiệp: là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây
dựng cơ sở quản lý rác thải, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý rác thải nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường[4].
* Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu giữ tạm thời rác
thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận. *
Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở rác thải nơi phát sinh, thu gom, lưu
giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối
cùng.
* Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải.
6

2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải nông nghiệp
2.1.2.1.Nguồn gốc phát sinh
Khối lượng rác thải nông nghiệp hiện nay tại Đức ngày càng tăng do các
tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp, sự phát triển kinh tế - xã hội mà
nhu cầu sử dụng tiêu dùng trong các thành phố và các vùng nông thôn đã có
những thay đổi. Trong đó các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu gồm:
- Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ, khu vực, vùng…)
- Từ các nhà máy, packing (phụ phẩm, thải phẩm của hoạt động sản xuất
nông nghiệp,…)
- Từ nông nghiệp ngoài farm (Vỏ bao, chai thuốc BVTV, cây, sản phẩm
nông sản…)
-Từ thương mại, dịch vụ (các cửa hàng, chợ…)
- Từ các cơ quan, trường học (thông qua hoạt động tiêu dùng sản phẩm
nông nghiệp)
Qua đánh giá tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải giúp cho chúng ta có
những hiểu biết nhất định để từ đó có thể ứng dụng được các biện pháp khoa học
kỹ thuật giúp giảm thiểu các tác động xấu của chất thải nông nghiệp tới môi
trường sống.
2.1.2.2. Phân loại
- Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón
và hoá chất bảo vệ thực vật.
- Chất thải nguy hại nông nghiệp là các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn
mác, các chai nhựa, thủy tinh hay kim loại hoặc những gói thuốc hay cả những
lọ thuốc bảo vệ thực vật chưa sử dụng hết đã và đang được vứt bỏ không đúng
cách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. - Phân loại rác nông
nghiệp theo thành phần
7

2.1.2.3. Tính chất


Tính chất lý - hoá học của chất thải nông nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào
từng khu vực, vùng miền, các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Thông thường thành phần của chất thải bao gồm các hợp phần sau: Chất
thải thực phẩm, giấy, carton, chất dẻo, cao su, sản phẩm vườn, gỗ, thuỷ tinh,
nhựa, kim loại, bụi, tro, gạch...
2.1.2.4 Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới môi trường và sức khỏe của
cộng đồng
Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy
trong môi trường nước. Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các
nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ.
Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong
rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường xung
quanh. Các chất gây ô nhiễm môi tường tiềm tàng có trong nước rác gồm có:
COD,
N-NH3, BOD5, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng)…và lượng lớn các vi sinh
vật, ngoài ra còn có các kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường
nước nếu như không được xử lý.
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây, rau…) trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35℃ và độ ẩm từ 70-80%)
sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác
có tác động xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con
người.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Trong đất các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật phân hủy trong hai
điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản
8

phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản như nước,
CO2, CH4…Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm
sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm
hay không ô nhiễm nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch
của đất thì môi trường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này
cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất
chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với rác không
phân hủy được như cao su, nhựa…nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì
chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Thành phần trong chất thải rắn nông nghiệp rất phức tạp, trong đó có chứa
các mầm bệnh từ dịch bệnh nông sản, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, các
chất thải hữu cơ,… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản, lây lan
mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn,
kí sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như: bệnh sốt
rét, bệnh ngoài ra, thương hàn, tiêu chảy, giun sán…
- Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh
nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người vận chuyển rác, nhất là khi gặp phải
các chất thải nông nghiệp nguy hại như: Thuốc BVTV, trừ sâu…
- Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm
môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi nuôi dưỡng
các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không được thu gom
tốt cũng sẽ là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng
thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị.[4]
2.1.3 Cơ sở pháp lý
- Quy chế kiểm soát chất thải Nông nghiệp số 377/2013, ngày 9 tháng
12 năm 2013.
9

Sổ tay (NEH), Phần 651, Sổ tay hiện trường quản lý chất thải nông nghiệp
(AWMFH).
Quy chế Quản lý Chất thải Nông nghiệp (AWCR) tháng 7 năm 2015.
Dịch vụ Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên tháng 10 năm 2013.
2.2. Hiện trạng rác thải của Thế giới và Israel
2.1.1. Hiện trạng rác thải trên Thế Giới
- Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một
năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2tấn) và
sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia
Proprete, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới. Theo các chuyên viên nghiên
cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập
trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn rác công nghiêp không nguy hiểm và
150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước).
- Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu
tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước
tính, tỉ lệ rác đô thị ở Mỹ ở mức 700 kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc
gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275
triệu tấn.
- Ngày 6/6/2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về một cuộc
khủng hoảng rác thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ
về tài chính cũng như môi trường cho chính phủ các nước. Trong báo cáo "Đánh
giá toàn cầu về quản lý rác thải rắn," WB nhận định khối lượng rác thải ngày
càng lớn của cư dân đô thị đang là một thách thức lớn không kém gì tình trạng
biến đổi khí hậu, và chi phí xử lý rác thải sẽ là gánh nặng đối với các quốc gia
nghèo khó, đặc biệt là ở châu Phi. Các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025,
tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so
với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới
375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Theo WB, những
10

số liệu này cần được nhìn nhận như hồi chuông cảnh tỉnh về một cuộc khủng
hoảng rác thải trong tương lai, trong bối cảnh chất lượng cuộc sống đô thị đang
ngày một được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng. Các chuyên gia
của WB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đưa ra các kế hoạch
xử lý và tái chế rác thải nhằm hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời
tăng cường xử lý chất thải rắn, đặc biệt là ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa
nhanh và các quốc gia thu nhập thấp. [15]
- Tại Mumbai, thành phố 12 triệu dân ở Ấn Độ, các bãi chôn rác
thường xuyên quá tải, trong khi Jakarta (Indonesia) với 10,3 triệu dân lại đau
đầu với những dòng sông rác. Năm 2015, thủ đô Bangkok của Thái Lan (có 9,3
triệu người) bị bao phủ bởi sương khói trong nhiều tuần lễ khi các bãi chôn rác ở
thành phố này bắt lửa. [16]
- Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự
lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, lượng rác thải ngày
một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ
độc hại với môi trường và sức khỏe con người. Theo thống kê của Viện Nông
Nghiệp Môi trường Việt Nam, mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta phát
sinh trên 13 triệu rác thải sinh hoạt, 1,3 triệu mét khối nước thải và có tới 7500
tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật… Các loại chất thải này hầu như là thải trực
tiếp ra môi trường xung quanh và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, hàng năm
có khoảng 16700 trang trại chăn nuôi thải ra hàng chục triệu tấn các loại chất
thải vào môi trường đất, nước, không khí. Bên cạnh đó còn có 5000 nhà máy chế
biến nông, lâm nghiệp thải ra một lượng khí lỏng và chất thải rắn khổng lồ, điều
này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường mà còn tác động xấu
đến sức khỏe và môi trường sống của con người. [1]
2.2.2. Hiện trạng rác thải ở Israel
- Dân số ngày càng giàu có của Israel đã tạo ra lượng rác thải ngày càng
tăng, dẫn đến những thay đổi trong mọi thứ từ lượng rác trung bình đến lượng
11

rác tái chế. Thay vì hơn 95% chất thải rắn của Israel bị chôn vùi trong các bãi
chôn rác, bị đốt cháy trong các hố lộ thiên hoặc để lại trong các bãi rác thải
trong cả nước. Tái chế ở Israel tối thiểu đến mức khó mà đề cập đến. Điều này
không phải do như một số người tưởng tượng là do thiếu sự sẵn lòng của công
chúng tham gia vào việc tái chế. Trên thực tế, khi các dự án thí điểm đã được
thành lập như ở Tivon và Yavne, sự tham gia của công chúng đã thành công tràn
ngập, và một hệ thống mới để thu thập chai nước giải khát bằng nhựa ngày càng
hiệu quả ở các thị trấn lớn.
- Các bãi rác thải mở tạo ra nhiều hiểm hoạ môi trường. Ngoài các cân nhắc
về mặt thẩm mỹ, chúng còn đóng góp một lượng lớn chất độc và các hạt bụi cho
sự ô nhiễm không khí; chúng bao gồm một mối nguy hiểm sức khoẻ do con ruồi,
chuột và muỗi gây nên và chúng làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Cho đến tháng 6 năm 2001, có ít nhất một tá thuốc trừ sâu đang được sử
dụng ở Israel bị cấm ở hầu hết các nước phương tây. Do Israel xuất khẩu nhiều
loại trái cây, rau quả và pho mát nên các nỗ lực thực hiện để giữ mức thuốc trừ
sâu thấp nhất vì người trồng và người sản xuất biết rằng thực phẩm vượt quá các
tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu sẽ được trả lại. Điều này một cách nào đó
bảo vệ người tiêu dùng Israel khỏi dư lượng thuốc trừ sâu quá mức trong thực
phẩm, nhưng không phải trong mọi trường hợp. Bất cứ khi nào thực phẩm được
trả lại vì lý do này, chúng thường được chuyển hướng sang thị trường Do Thái
vì các tiêu chuẩn ít nghiêm ngặt hơn và vì không có hệ thống giám sát đầy đủ.
- Theo Cục Thống kê Trung ương Israel (CBS), việc sản xuất chất thải có
liên quan đến hoạt động kinh tế của một quốc gia theo đó nó phản ánh các mô
hình sản xuất và tiêu dùng; càng ngày càng phát triển đất nước thì càng có nhiều
rác thải sản xuất. Theo CBS, lượng chất thải sản xuất ở Israel đã tăng từ 3,94
triệu tấn năm 1996 lên 4,76 triệu tấn vào năm 2011. Trong năm 2010, lượng rác
thải sinh hoạt trên người ở Israel (1,67 kg/người) trung bình cao hơn ở hầu hết
12

các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nơi có mức
trung bình là 1,48 kg trên mỗi người một ngày. [6]
- Thuốc trừ sâu nông nghiệp là các chất độc hại. Dữ liệu sơ bộ chỉ ra rằng
vấn đề ô nhiễm thuốc trừ sâu lan rộng hơn suy nghĩ ban đầu, dư lượng thuốc trừ
sâu quá thường xuyên tìm đường vào thực phẩm, nước và đất với những mối
liên quan đáng sợ. Các trường hợp bị ngộ độc thuốc trừ sâu được ghi lại trong
các phòng cấp cứu của Israel mỗi năm và trong cả nước, dân số nông thôn và đô
thị đôi khi phải chịu mức độ cao của thuốc trừ sâu do quá lạm dụng, cất giữ
không đúng cách và đốt hoặc chôn lấp chất thải nông nghiệp. Hướng dẫn duy
nhất trên nhãn của sản phẩm (tư vấn bao lâu, khi nào và ở đâu để phun). Trong
khuôn khổ của một uỷ ban liên ngành về sử dụng thuốc trừ sâu, Bộ Môi trường
Israel hiện đang làm việc để cải thiện hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu. Một
bước tiến quan trọng trong công tác phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước là việc ban
hành các quy định, năm 1991 cấm sử dụng các chất sinh học và hoá học trên
không cho các mục đích nông nghiệp gần nguồn nước. Một quy định khác của
năm 1991 cấm việc đổ hay rửa thiết bị sử dụng thuốc trừ sâu vào nguồn nước
trực tiếp hoặc gián tiếp. Cộng đồng nông dân vẫn chưa có những quy định mới
nghiêm túc. Chỉ có một chương trình thực thi toàn diện cùng với việc giáo dục
lại sẽ thay đổi những thực tiễn sâu xa như rửa xịt nước trong các công trình gần
giếng nước. Trong khi đó, tiến bộ thực sự chỉ được lưu ý ở lưu vực thoát nước
Kinneret. [8]
- Dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm nông nghiệp dành cho xuất
khẩu thường xuyên do Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp Thiếu nhân lực
và ngân sách ngăn ngừa việc kiểm tra thường xuyên các sản phẩm được chỉ định
để tiêu thụ tại địa phương; kết quả là một phần của sản phẩm đạt đến thị trường
địa phương được biết là vượt quá mức cho phép đối với dư lượng thuốc trừ
sâu. Nhiều công nhân, nông nghiệp chỉ đơn giản không tuân thủ số lượng
khuyến cáo cũng không phải là ngày cuối cùng để sử dụng trước khi thu hoạch
13

được đặt ra trên nhãn. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu bắt
đầu với việc xử lý, sử dụng và lưu trữ không đúng cách và tiếp tục đến giai đoạn
cuối cùng của việc xử lý. Tất cả các địa điểm cất giữ thuốc trừ sâu ở nông thôn
đều được giám sát bởi các thanh tra viên của Phòng Theo dõi Chất độc. Chỉ
riêng năm 2015, các thanh tra viên đã đến thăm hàng trăm kho thuốc trừ sâu để
kiểm tra sự tuân thủ các hướng dẫn về môi trường. Nhưng ở đây, tiến bộ chỉ mới
bắt đầu. Nhận thức của người nông dân thấp đến mức một số nông dân được tìm
thấy để lưu giữ thuốc trừ sâu tại các trạm bơm nước. [8]
- Các thùng chứa thuốc trừ sâu rỗng trở thành một nguy cơ nghiêm
trọng. Các thùng chứa thuốc trừ sâu rỗng bị bỏ đi trên khắp đất nước trong các
cánh đồng, đường xá, gần giếng khoan, dọc bờ sông và kênh nước, gần các cửa
hàng tưới tiêu, sân bãi và các địa điểm xử lý chất thải đã được phê duyệt và
không được chấp thuận. Mặc dù các hướng dẫn về nhãn hiệu hiện đang cho
phép xử lý bao bì bằng cách chôn lấp hoặc thiêu hủy, sự hợp tác giữa các Bộ
Môi trường, Lao động và Nông nghiệp đang bắt đầu có hiệu quả. Tùy chọn chôn
lấp hoặc đốt đã dần dần biến mất khỏi nhãn chỉ dẫn và Bộ Lao động đã bắt đầu
sửa đổi để cấm các hướng dẫn nhãn đó. [8]
- Các nguồn rác thải nông nghiệp rất nhiều và đa dạng. Phân chuồng, gia
súc, xác và xả rác, rác sân vườn, chất dẻo và dư lượng cây trồng đều là chất thải
nông nghiệp. Mặc dù tất cả chúng đều là nguồn nước ngầm, không khí, cảnh
quan và thiên nhiên, chúng có thể được biến thành các sản phẩm có lợi cho môi
trường và tiết kiệm về mặt kinh tế do các hệ thống thu gom, vận chuyển, đầm và
xử lý chất thải khu vực được thiết lập. Trong thời gian tạm thời, việc thu thập,
vận chuyển và quy định chôn cất tại các địa điểm được chấp thuận sẽ được
khuyến khích. Một nỗ lực cũng đang được thực hiện để sửa đổi các quy định về
chất thải lò mổ hiện đang cho phép đốt cháy không được kiểm soát và chôn lấp.
Chất thải từ rác thải được sản xuất trong khu vực nông thôn, bao gồm chải,
lá, cỏ cắt và thân cây nhỏ, tạo ra cơ hội bổ sung. Nghiên cứu về sử dụng thay thế
14

như rơm cho chăn gia súc, phân và phân bón hiện đang trong chương trình nghị
sự. Hầu hết các hứa hẹn cho việc sử dụng ngay lập tức là che phủ bảo vệ rễ cây
mới trồng vì khả năng tiết kiệm nước của nó (khoảng 50%), tiết kiệm thêm vào
việc sử dụng thuốc diệt cỏ và canh tác đất, tăng trưởng mạnh mẽ, thay đổi nhiệt
độ vừa phải và phòng ngừa xói mòn.
- Các phương pháp trồng trọt trong nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp có
thể được chuyển đổi sang hoạt động thân thiện với môi trường thông qua các
thay đổi trong quy trình và thủ tục công việc. Thiết bị bơm cơ học của côn trùng,
các chất phân hủy nhanh, phân bón đặc biệt cho cây trồng và phân bón chậm,
các thùng chứa bằng nhựa để ngăn chặn sự xâm nhập phân và phân chuồng vào
nước ngầm, các trang trại để theo dõi đất và nước và phương pháp tiếp cận thân
thiện với môi trường đối với dịch hại và cỏ dại quản lý chỉ là một vài ví dụ. Bộ
phận này phối hợp với Dịch vụ Khuyến nông của Bộ Nông nghiệp làm việc để
nâng cao nhận thức cho nông dân về những khả năng này và khuyến khích
nghiên cứu và phát triển. Theo bản tin tháng 3 năm 2014 của Bộ Môi trường
Bảo vệ Môi trường Israel, "Báo cáo hàng năm về việc thực hiện luật pháp năm
2012 cho thấy số liệu thống kê khuyến khích. Dựa trên số liệu do TAMIR cung
cấp, cơ sở được công nhận duy nhất của Israel hiện nay, 62,2% trong tổng số
300.000 tấn chất thải đóng gói do các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu ký hợp
đồng với TAMIR đã được tái chế, vượt mục tiêu 40% cho năm 2012. "
607 nhà sản xuất và nhà nhập khẩu đã ký hợp đồng với TAMIR (đạt trên
800 vào tháng 1 năm 2014). 40 chính quyền địa phương với dân số khoảng 1,5
triệu người đã ký hợp đồng với TAMIR (đạt 115 trong tháng 1 năm 2014).
100% giấy báo và bìa carton được báo cáo đã được tái chế, tổng cộng
150.402 tấn. 24,2% bao bì nhựa được báo cáo đã được tái chế hoặc 27,428 tấn
trong tổng số 113.462 tấn. 40% bao bì bằng kim loại đã được báo cáo đã được
tái chế hoặc xuất khẩu; 4.317 tấn được tái chế và 2.750 tấn được xuất khẩu ra
khỏi 17.704 tấn. 61,5% bao bì gỗ được tái chế, hoặc 1.716 tấn trên 2.788 tấn.
15

Mục tiêu 40% đối với bao bì thủy tinh không được đáp ứng, do những khó
khăn không lường trước được đáp ứng mục tiêu Chỉ thị về Bao bì và Đóng gói
của EU. Có vẻ như có sự khác biệt đáng kể giữa thị trường thủy tinh ở Israel so
với Tây Âu, nơi có lượng lớn hơn các thùng chứa bằng thủy tinh được bán.
Đến năm 2003, Israel đã đóng cửa trên 550 bãi chôn lấp rác thải trái phép,
80% chất thải rắn được xử lý ở các bãi rác có phép, 20% lượng rác thải được tái
chế… Có 5 thành phần cho một giải pháp toàn diện quản lý chất thải rắn gồm cơ
sở hạ tầng, xe chuyên chở, địa điểm, phân loại; quy định ai lafm gì; tổ chức thu
và xử lý; tuyên truyền và giáo dục; bắt buộc thi hành tổ chức nghiêm. Các công
nghệ phục hồi tiên tiến của Veridis cung cấp nhựa tái chế có độ tinh khiết cao
hơn 99%. [8]
2.3. Biện pháp xử lý rác thải tại Israel
2.3.1. Xử lý rác thải theo công nghệ của TAMIR
- TAMIR được thành lập bởi Hiệp hội các nhà sản xuất Israel để tổ chức
và tài trợ cho hệ thống thu gom, tái chế và thu hồi riêng các chất thải đóng gói,
cho phép các nhà sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng đã đóng gói để
hoàn thành nghĩa vụ theo Luật rác thải của Israel. [6]
- Cơ quan TAMIR đã phát hành video virut đã xuất hiện như một phần của
chiến dịch giáo dục dài hạn bao gồm làm quen với quần áo màu cho các loại
chất thải khác nhau. Bên cạnh thùng rác thải hỗn hợp màu xanh lá cây, TAMIR
đặt thùng rác màu cam để tái chế bao bì, thùng xanh để tái chế giấy và bìa, màu
xám cho tái chế kim loại, và lồng xanh với các thiết bị cắt lá để tái chế chai
nhựa.
- TAMIR đã thành lập các thùng chứa màu tím dành riêng cho các bộ sưu
tập thủy tinh ở các vùng khác nhau của đất nước phù hợp với kế hoạch quốc gia
bao gồm lịch trình và các mục tiêu định lượng để thu thập. Kết quả sẽ mở đường
cho những sự điều chỉnh có thể trong mục tiêu cho bao bì thủy tinh.
16

- Veridis là một nhà lãnh đạo trong việc sản xuất nguồn năng lượng tái tạo
ở Israel, thiết lập các tiêu chí mới trong thị trường nguyên liệu thô. Nhà máy tái
chế của Veridis nằm trong số những nhà máy tân tiến nhất trên thế giới, xử lý tất
cả các loại rác thải. Sau quá trình tách và phân loại, các vật liệu được gửi để tái
chế hoặc trực tiếp để tái sử dụng. Các sản phẩm phục vụ như là nguyên liệu chất
lượng cho ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp, và bao gồm các nhiên liệu
thay thế làm giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí. [14]
 Giải pháp tái chế tiên tiến
+ Xử lý chất thải, phân loại, đóng gói và đưa trở lại để tái sử dụng
+ Sản xuất nguyên liệu tái chế chất lượng cao dùng trong nông nghiệp
+ Sản xuất nhiên liệu thay thế và nguyên liệu thô thay thế để sản xuất năng
lượng từ rác thải gia đình và nông nghiệp
+ Sản xuất phân hữu cơ cho nông nghiệp
 Nhựa
Chất lượng của nhựa cho phép các nhà sản xuất để phát triển các dây
chuyền sản xuất đặc biệt được dựa trên nguyên liệu tái chế, dẫn đến giảm đáng
kể chi phí đầu vào của họ. Nhà máy tái chế Marom của Veridis xử lý hàng ngàn
tấn rác thải nhựa mỗi năm và cung cấp đầu vào chất lượng hàng đầu cho ngành
công nghiệp nhựa hàng đầu ở Israel. Công ty tái chế chất thải điện tử đầu tiên
của Israel, MAI - Electronics Recycling, vượt mục tiêu tái chế rác thải điện tử
hợp pháp mới là 4.700 tấn cho năm 2014 là 300 tấn. [5]
 Chất thải cho năng lượng
Veridis chuyên về các giải pháp hiệu quả để thiết kế, xây dựng và vận hành
các nhà máy năng lượng tái tạo. Phấn đấu cung cấp nguyên liệu tái tạo cho
ngành năng lượng, đầu tư rất nhiều nguồn lực để phát triển công nghệ mới. Việc
sử dụng chất thải để sản xuất năng lượng từ: sinh khối, khí sinh học, sử dụng
nguyên liệu phục hồi và đồng phát. [13], [14]
 Công nghệ RDF
17

RDF là phương thức thu hồi nhiệt tiêu biểu. Công nghệ này đang biến rác
thải nông nghiệp nguy hại thành nhiên liệu hợp lý để sản xuất năng lượng thông
qua việc đốt chung. RDF cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả cho các
nhiên liệu gây ô nhiễm trong các cơ sở năng lượng khác nhau, bao gồm cả lò xi
măng nhà máy và các nhà máy điện đốt than. Công nghệ RDF tái sử dụng lượng
lớn chất thải và cung cấp giải pháp cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của
ngành. [7]
2.3.2. Phương pháp chôn lấp
- Veridis chuyên về thiết kế, xây dựng và quản lý bãi chôn lấp bằng cách sử
dụng công nghệ hàng đầu đảm bảo tính toàn vẹn theo thời gian. Tất cả các bãi
rác được thiết kế để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu áp đặt bởi các cơ quan và pháp
luật.
- Các chất thải không thể tái chế và chất thải không thể tái sử dụng được
gửi đi để chôn cất. Trước khi chôn lấp, chất thải phải trải qua một quá trình ổn
định và giảm thể tích phức tạp. Veridis sử dụng phương pháp tiên tiến tại bãi
chôn lấp để thu gom và xử lý nước rỉ để bảo vệ đất và nước ngầm. Đất dự trữ để
chôn lấp được quản lý cẩn thận và duy trì ở mức cao, để khai thác tối đa.
- Các tế bào thải ở các bãi chôn lấp có thể được sử dụng như các bioreactor
tự nhiên để tạo ra khí tự nhiên tự phát - một nguồn năng lượng tái tạo hiệu
quả. Veridis đang làm việc để mở rộng ứng dụng công nghệ khí sinh học chôn
lấp ở Israel. Theo đó, bãi chôn lấp của Veridis được thiết kế để sử dụng năng
lượng khí sinh học. Một hệ thống giếng khoan tinh vi cho phép bơm biogas từ
các tế bào. Sau khi làm sạch và xử lý, khí biogas được sử dụng để sản xuất điện
xanh. Điện sau đó được sử dụng bởi bãi chôn lấp, hoặc bán cho lưới điện quốc
gia.
- Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang
phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở
rác tới các bãi rác đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san
18

bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt
muỗi và rắc vôi bột… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở
lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác tiếp tục cho đến
khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt
cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác
nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở
các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước
khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải thiêu đốt, ủ sinh học làm Compost. Các phương pháp khác tiêu hủy tại
bãi chôn lấp thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi một phần
kinh phí đầu tư cho bãi rác. Phương pháp này có các ưu điểm là: Công nghệ đơn
giản, chi phí thấp, song nó cũng có một số nhược điểm như chiếm diện tích đất
tương đối lớn, việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy
cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí và gây cháy nổ .
2.3.3. Phương pháp thiêu đốt
- Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối
thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ
mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn
kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao
hơn khoảng 10 lần. Tuy nhiên, việc thu đốt rác bao gồm nhiều chất thải khác
nhau sẽ tạo ra khói độc, nếu không xử lý được loại khí này là rất nguy hiểm tới
sức khoẻ. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho
ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Hiện nay, Israel có xu hướng giảm đốt rác
thải vì hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết.
Việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác
thải bệnh viện hoặc rác thải công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không
thể xử lý triệt để được.
19

2.3.4. Phương pháp ủ sinh học


- Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học
tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Quá trình ủ được coi như quá trình lên
men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không
mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng
nhờ quá trình oxy hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và
các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi… Xử lý rác làm phân hữu
cơ là biện pháp rất có hiệu quả như: tạo độ tơi xốp, cung cấp chất dinh dưỡng
cho đất, rất tốt cho việc cải tạo đất.
2.3.5. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện.
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung
thu gom tại bãi rác. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng
tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thủy
tinh, nhựa…được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền
qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích
khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao. Các kiện rác đã nén ép này
được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp các vùng đất trũng sau khi
được phủ lên các lớp đất cát.
20

Hình 2.2: Xử lý rác bằng công nghệ ép kiện


2.3.6. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex.
Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ
xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích. Bản
chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng
áp lực lớn để ép nén và định hình các sản phẩm. Rác thải được thu gom chuyển
về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đi
qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn.
2.3.7. Phương pháp xử lý bằng công nghệ Seraphin.
Ngoài các phương pháp trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển
thành công công nghệ xử lý rác mang tên Seraphin. Có thể tóm tắt quá trình xử
lý rác thải bằng công nghệ Seraphin như sau:
- Rác từ khu dân cư được đưa tới nhà tập kết, nơi có hệ thống phun vi sinh
khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại.
- Băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói.
21

- Rác tiếp tục đi qua hệ thống phun tuyển từ (hút sắt thép và kim loại khác)
rồi lọt xuống sàng lồng. Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân
hủy, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt.
Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh vật đặc biệt được phun vào
rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân hủy nhanh và diệt một số tác
nhân độc hại.
- Rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có
chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi
khuẩn. - Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi buồng ủ, tới hệ thống nghiền
và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo
đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới
sàng tiếp tục được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Cứ 1 tấn rác đưa
vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải vô cơ không huỷ
được) và 250-300kg phân hữu cơ vi sinh. Như vậy, qua các công đoạn tách lọc -
tái chế, công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100%
trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân
dụng và vật liệu cho công nghiệp.
2.3.8. Xuất khẩu rác
Xuất khẩu rác là phương pháp tiện lợi nhất, vì vừa không mất chi phí cho
việc xử lý rác thải, vừa thu được lợi nhuận sau khi xuất khẩu. Israel thường xuất
khẩu các loại rác như: xe oto cũ hỏng, các thiết bị điện tử, điện lạnh,…
22

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại khu vực Idan, vùng
Arava, Israel.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trên địa bàn khu vực Idan, vùng Arava, Israel.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
- Địa điểm thực tập :
Khu vực Idan, vùng Arava, Israel.
- Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 08/2021 đến tháng 06 /2022.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập chung nghiên cứu các nội dung sau:
Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của khu vực Idan
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu, các nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác...
- Điều kiện kinh tế - xã hội: thực trạng phát triển kinh tế, dân số, lao
động, việc làm.
Nội dung 2: Thực trạng phát sinh rác thải nông nghiệp tại khu vực Idan
- Điều tra, đánh giá nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải nông
nghiệp.
- Tính toán được khối lượng rác thải nông nghiệp phát sinh.
Nội dung 3: Hiện trạng công tác vận chuyển, thu gom và xử lý rác thải
nông nghiệp
- Đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng xử lý rác thải nông nghiệp.
23

Nội dung 4: Đánh giá chung và đề xuất biện pháp


- Đánh giá tổng quan và nêu những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản
lý chất thải nông nghiệp.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
- Thu thập thông tin và kế thừa có chọn lọc các số liệu về ĐKTN, KTXH
tại khu vực Idan, Israel.
- Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề thu gom, vận chuyển
và chôn lấp rác thải nông nghiệp tại khu vực Idan.
- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua sách báo, internet....
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
- Để xác định lượng rác thải nông nghiệp phát sinh từ các farm trong khu
vực, tôi đã tiến hành điều tra thực tế tại các farm và ở bãi tập kết rác của khu
vực để cân khối lượng, khảo sát việc phân loại rác thải nông nghiệp phát sinh.
Tôi tiến hành thu thập về:
+ Khối lượng rác thải nông nghiệp/tháng
+ Thành phần rác thải nông nghiệp
+ Tỷ lệ rác được thu gom/tháng
+ Tỷ lệ rác còn tồn dư/tháng
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo
- Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel
- Các số liệu thu thập từ quan sát thực tế, kế thừa, điều tra thu thập thông
tin được tổng kết dưới dạng bảng biểu, biểu đồ.
- Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đánh giá cụ thể từng đề mục.
24

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
 Israel với 2/3 diện tích là sa mạc và 1/3 diện tích còn lại là đồi núi khô
cằn, nằm ở phía bắc đường xích đạo khoảng 31 ° 30 'vĩ độ Bắc và 34 ° 45' kinh
đông. Nó có diện tích 424 km (263 mi) từ bắc xuống nam, và ở điểm rộng nhất
114 km (71 dặm), từ đông sang tây. Tuy nhiên, ở điểm hẹp nhất, chỉ còn 15 km
(9 dặm). Nó có biên giới đất liền 1.017 km (632 mi) và bờ biển 273 km (170
dặm). Nó được xếp hạng 153 trong Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ xa
xôi theo tổng diện tích. [11]
- Phía tây của Israel là biển Địa Trung Hải, chiếm phần lớn trong đường
bờ biển dài 273 km (170 dặm) của Israel và Dải Gaza. Israel có một đường bờ
biển nhỏ trên Biển Đỏ ở phía nam. Khu định cư ở cực nam của Israel là thành
phố Eilat trong khi phía bắc là thị trấn Metula. Các lãnh hải của Israel mở rộng
ra biển đến một khoảng cách mười hai hải lý được đo từ đường cơ sở thích hợp.
Số liệu thống kê do Cục Thống kê Israel đưa ra bao gồm Đông Jerusalem và
Cao nguyên Golan, nhưng không bao gồm Bờ Tây và Dải Gaza. [11]
- Dân số của Israel bao gồm những người định cư Do Thái ở Bờ Tây. Các
tuyến đường của hàng rào Ngân hàng Tây của Israel kết hợp một số phần của
Ngân hàng Phương Tây. Israel là quốc gia chủ yếu của người Do Thái với dân
số khoảng 7,5 triệu người, trong đó khoảng 5,7 triệu người Do thái. Nhóm dân
tộc thiểu số lớn nhất là phân đoạn được mệnh danh là công dân Ả Rập của
Israel, trong khi các nhóm tôn giáo thiểu số bao gồm người Hồi giáo, Kitô hữu,
Druze.
25

Hình 4.1: Bản đồ Israel

- Châu lục châu Á


- Khu vực Levant
- Tọa độ 31 ° N 35 ° Đồng bộ: 31 ° N 35 ° E
- Khu vực được xếp thứ 147
• Tổng cộng 20.770 km2 (8,020 sq mi)
• Đất 97,88%
• Nước 2,12%
- Bờ bờ biển 273 [11] km (170 dặm)
- Biên giới giáp:
26

+ Phía Tây Nam giáp Ai Cập: 208 km [11]


+ Phía Đông giáp Jordan: 307 km [11]
+ Phía Bắc giáp Lebanon: 81 km [11]
+ Phía Đông bắc giáp Syria: 83 km [11]
+ Ngân hàng Phương Tây: 330 km [11]
- Dải Gaza: 59 km [11]
- Đường bờ biển: 273 km [11]
- Điểm cao nhất Mount Meron
- Điểm thấp nhất Biển Chết
- Sông Jordan dài nhất
- Hồ lớn nhất Biển Galilee
- Khí hậu Địa Trung Hải
- Tài nguyên khoáng sản ngoài khơi, khoáng sản ở Biển Chết (potash,
magiê)
Vùng Arava nằm dọc theo biển Chết ở phía Bắc đến thành phố Eilat ở
bờ biển Đỏ, ở phía Nam, cách 180 km. Chiều rộng của vùng dao động từ 3 đến
10 km từ vùng núi Negev ở phía tây và dãy Edom của vương quốc Jordan.
Thung lũng Arava của Israel ở vùng đất khô cằn, nhiệt độ nóng, đôi khi lên đến
50 độ C nhưng người dân trong khu vực đang nỗ lực để biến nó thành Thung
Lũng Xanh bằng cách áp dụng công nghệ và bảo vệ môi trường. Thung lũng
Arava trải dài từ phía Nam của biển chết đến Vịnh Eilat, gần Biển Đỏ. Hầu hết
đất đai ở Thung lũng là khủng khiếp vì khí hậu quá nóng. Nhiệt độ mùa hè ở
Arava, những ngày lên đến 50 độ Celsius. Nhưng đây lại là một lợi thế khác của
Arava. [9]
 Idan - cộng đồng cực bắc của Arava, được thành lập cách đây 35 năm.
Ngày nay, có tới bảy mươi sáu gia đình, tất cả đều dựa vào nông nghiệp làm
nguồn thu nhập chính của họ. Mỗi trang trại trải dài trên diện tích khoảng 50
dunam (khoảng 12,5 mẫu Anh), do vậy, đất đã được chuẩn bị sẵn sàng đã giúp
27

cộng đồng tiếp nhận thêm 7 gia đình nữa. Idan là một khu vực ở miền nam
Israel. Nằm trong thung lũng Arava, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực
Trung Arava. Năm 2016, khu vực này có dân số là 376 người. [10]

Hình 4.2: Khu vực Idan, Israel


4.1.1.2. Địa hình
Địa hình chủ yếu ở khu vực Idan là thung lũng sa mạc . Nhiều lớp đá vôi và
sa thạch của dãy núi đóng vai trò như các tầng chứa nước qua đó nước chảy từ
phía tây sang phía đông. Các hang động trong khu vực đã được sử dụng hàng
nghìn năm như là nơi trú ẩn, kho lưu trữ, chuồng trại và là nơi tụ họp công cộng.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Idan là một sa mạc. Trong năm, hầu như không có mưa. Nhiệt
độ trung bình hàng năm là 23,3°C. Tổng lượng mưa cả năm ở đây là 61 mm.
Nhiệt làn sóng thường xuyên. Năm 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử Israel
nói chung và của khu vực Idan nói riêng với mức nhiệt độ cao kỷ lục tại một số
nơi vào tháng Tám là 32°C đến 48°C. Nhiệt trở nên mạnh mẽ hơn từ tháng 6 khi
28

nhiệt độ cao hơn đáng kể so với mức trung bình. Tháng 10 và tháng 11 cũng
khô, và tháng 11 hầu như không có mưa. [9]

Hình 4.3: Biểu đồ nhiệt độ Idan


Ở nhiệt độ trung bình 30,5 ° C, tháng 8 là tháng nóng nhất trong năm. Vào
tháng Giêng, nhiệt độ trung bình là 14,5 ° C.Đây là nhiệt độ trung bình thấp nhất
trong cả năm.
Bảng 4.1. Khí hậu trung bình các tháng trong năm từ năm 2010 đến 2014
tại trạm quan trắc OpenStreetMa, khu vực Idan.
Đơn vị tính : °C, ℉ , mm
T.1
T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T10 1 T12
Nhiệt 14, 15,9 18,9 22,6 26,2 29,1 30.3 30,5 28,6 25,8 21,1 16
độ 5
Trung
Bình
29

T.1
T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T10 1 T12
(°C)
Nhiệt 9 9,9 12,4 15,9 18,8 21,6 23 23,5 22,2 19,1 14,7 10.4
độ nhỏ
nhất(°C)
Nhiệt 20, 21,9 25,4 29,3 33,7 36,6 37,6 37,6 35 32,5 27,5 21,6
độ lớn 1
nhất(°C)
Nhiệt 58, 60,6 66,0 72,7 79,2 84,4 86,5 86,9 83,5 78,4 70,0 60,8
độtrung 1
bình(°F)
Nhiệt độ 48, 49,8 54,3 60,6 65,8 70,9 73,4 74,3 72,0 66,4 58,5 50,7
nhỏ nhất 2
(°F)
(°F)
Nhiệt độ 68, 71,4 77,7 84,7 92,7 97,9 99,7 99,7 95,0 90,5 81,5 70,9
lớn nhất 2
(°F)
Lượng mưa 13 10 10 4 1 0 0 0 0 2 8 13
(mm)

(Nguồn trạm quan trắc OpenStreetMap)


Lượng mưa trung bình năm của khu vực Idan là 5,083 mm. Lượng mưa
thấp nhất vào tháng 6, 7, 8, 9 với trung bình là 0 mm. Hầu hết lượng mưa rơi
vào tháng mười hai và tháng Giêng là cao nhất là 13 mm.
4.1.1.4. Thủy văn
Sông duy nhất ở Israel là sông Jordan, 321km.
30

Chế độ thủy văn của các khu vực phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống nước
được chảy từ biển Đỏ về và phụ thuộc vào lượng nước thải tái chế, tái tuần toàn.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Năm 2016 có 580 dunam sa mạc đã được chuẩn bị để sử dụng nông nghiệp
trồng các loại nông sản như: ớt, cà chua, bí ngòi, ớt, dưa hấu, chà là,..tại khu vực
Idan, Israel.
* Tài nguyên nước mặt
- Nguồn nước mặt: có 3 hồ chứa nước để cung cấp nước cho hoạt động nông
nghiệp trong khu vựcIdan.
- Nguồn nước ngầm: chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ
lượng và chất lượng nước ngầm nhưng có hệ thống giếng khoan sâu trên núi để
dự trữ, tích nước mưa.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Điều kiện kinh tế
- Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 81% GDP.
Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và
hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israelvà các nước láng giềng.
Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi.
Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài
nguyên của Issrael nghèo. Gia công kim cương nhập khẩu là nguồn thu ngoại
tệ chủ yếu. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho
nguồn thu ngân sách; Xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD, nhập khẩu 30,6 tỷ USD; nợ
nước ngoài: 18,7 tỷ USD. Nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế
rất tiên tiến. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên
thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện,
giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng
đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh. Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim
31

cương, sản phẩm nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí. Đối tác xuất
khẩu là Hoa Kỳ, Hong Kong, Bỉ, Ấn Độ [12]
 Điều kiện văn hóa – xã hội
- Số người biết đọc, biết viết 95%, nam: 97%, nữ: 93%. Người dân được
bảo hiểm y tế do Nhà nước dài thọ. Cho cả y tế tư nhân hoạt động. Thiết bị và
chất lượng dịch vụ y tế hiện đại và cao.
- Tuổi thọ trung bình đạt 78,8 tuổi, nam: 76,57, nữ: 80,68 tuổi. Những
danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố cổ Jerusalem, núi
Hermon, Ta-xpha Hai-pha, biển chết, biển Tel-Aviv, Núi Be-a-ti-tu-dơ, Bet-
thơ-lem. [12]
4.2. Hiện trạng phát sinh rác thải nông nghiệp
4.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải trên địa bàn
Rác thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường nông thôn. Các loại rác thải
nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tại các farm trong khi khả năng đầu tư
cho xử lý, giảm thiểu ô nhiễm rất hạn chế. Nguồn phát sinh chất thải rắn nông
nghiệp chủ yếu từ:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các farm.
- Hoạt động xử lý sản phẩm nông nghiệp trong nhà máy, xưởng,..
4.2.2. Khối lượng rác thải
Bảng 4.2: Tình hình phát sinh chất thải nông nghiệp theo farm
Đơn vị: kg/tháng
Trồng Trang thiết Chất thải Tổng Tỷ lệ
Tên farm trọt, bị phục vụ NN nguy (%)
thu hoạch nông nghiệp hại
nông sản
Farm Kedma 4000 2200 70 6270 15

Farm Dudu 5100 2720 81 7901 19


32

Farm Galili 4160 2000 67 6227 15

Farm 82 2900 1760 54 4714 10

Farm 36 2900 1500 50 4450 11

Farm 42 3000 1380 50 4430 11


Farm 32 2810 1200 45 4055 10
Farm 86 2500 1100 40 3640 9
Tổng 27370 13860 457 41687 100

Bảng số liệu cho biết tình hình phát sinh rác thải nông nghiệp trung bình
tháng của các nguồn rác thải nông nghiệp. Nhìn chung, căn cứ vào diện tích
nông nghiệp của các farm mà sản sinh ra lượng rác thải khác nhau. Farm Dudu
là farm có diện tích nông nghiệp lớn nhất moshav Idan và lượng rác thải nông
nghiệp rác thải của farm cao nhất là 7901 kg/tháng, thứ hai là farm Kedma với
lượng rác thải là 6270 kg/tháng và lượng rác thải thấp nhất là farm 86 là 3640
kg/tháng.
33

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm phát sinh chất thải Nông


nghiệp theo tháng
Farm 86
9% Farm Kedma
15%

Farm 32
10%
Farm 42 Farm Dudu
11% 19%

Farm 36
11%
Farm Galili
Farm 82 15%
11%

Hình 4.4: Biểu đồ phần trăm phát sinh chất thải nông nghiệp của các farm
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm lượng rác thải nông nghiệp phát sinh của
các farm. Farm có lượng rác thải cao nhất là farm Dudu với 19%, farm kedma
và farm Galili với 15% và farm phát sinh chất thải thấp nhất là farm 86 với 9%.
Bảng 4.3: Khối lượng rác thải phân theo thành phần cây trồng
Đơn vị: kg/tháng
Thành phần cây trồng Khối lượng
Cây ớt 5000
Chà là 3700
Cà chua 3910
Dưa hấu 2870
Rau 2500
Dưa vàng 2700
Bí ngòi 2400
Cà tím 2500
Dưa chuột 1790
Tổng 27370
34

Qua bảng 4.3 cho thấy khối lượng rác thải nông nghiệp phân theo các loại
cây trồng chính của moshav Idan. Nhìn chung, diện tích trồng ớt là lớn nhất và
lượng rác thải cũng cao nhất là 5000 kg/tháng, thứ hai là cà chua với 3910
kg/tháng, lượng rác thải ít nhất là dưa chuột với 1790 kg/tháng.
Bảng 4.4: Khối lượng rác thải phân theo trang thiết bị phục vụ nông
nghiệp
Đơn vị: kg/tháng
Khối lượng
Trang thiết bị, vật liệu Tỷ lệ (%)
(kg/tháng)
Dây dứa buộc cây 40 11.04
Túi nilon, plastic, vải, hộp xốp, lưới 110 30.38
Ống nhựa, hộp nhựa, ống cao su 35 11.04
Dụng cụ như cuốc, xẻng, gỗ 20 6.3
Hộp giấy, bìa carton 80 22.09
Các loại dây sắt, thép, cọc sắt, thép 32 10.22
Tổng 317 100
(Nguồn kết quả điều tra, 2021)
Qua bảng 4.4 cho thấy lượng rác thải từ các trang thiết bị, vật liệu phục
vụ nông nghiệp thải ra môi trường chủ yếu từ túi nilon, plastic, lưới, hộp xốp,
vải chiếm 110 kg/tháng, các loại ống nhựa, cao su chiếm 35 kg/tháng, khối
lượng ít nhất là dụng cụ quốc xẻng gỗ chiếm 20kg/tháng.
Bảng 4.5: Khối lượng rác thải nguy hại
Đơn vị: kg/tháng
Rác thải nguy hại Khối Tỷ lệ
lượng (%)
Vỏ thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, phân bón, can chứa 60 76.9
phocmon tăng trưởng
Các loại chai lọ thủy tinh, bóng đèn thắp sáng ngoài 18 23.1
farm
Tổng 78 100
35

(Nguồn kết quả điều tra, 2021)


Qua bảng 4.5 cho thấy khối lượng rác thải nguy hại chủ yếu từ vỏ thuốc
BVTV, thuốc trừ sâu, phân bón trung bình là 91 kg/tháng và 35 kg/tháng là từ
các loại chai lọ thủy tinh, bóng đèn.
4.2.3. Phân loại và khối lượng thu gom rác thải nông nghiệp
 Rác thải trồng trọt, thu hoạch nông sản
Bảng 4.6: Khối lượng rác phát sinh và thu gom của khu vực Idan trong
trồng trọt qua các năm quan trắc
Ước tính khối Khối lượng thu
Năm lượng phát sinh gom thực tế Tỉ lệ thu
(kg/năm) (kg/năm) gom (%)
2017 274000 190000 69.34
2018 298200 230030 77.14
2019 300000 255000 85
2020 320020 300550 93.92
2021 328440 315055 95.92

Qua bảng 4.6 thấy rằng việc thu gom, quản lý rác thải trong trồng trọt đã
được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên lượng rác thải phát sinh ngày càng gia tăng
nhanh chóng từ con số 274000 (kg/năm) năm 2017 tới con số 328440 (kg/năm)
vào năm 2021 nhưng hệ số thu gom cũng chỉ đạt 95,92%. Như vậy vẫn còn một
số lượng rác chưa được thu gom và xử lý.
 Rác thải từ các trang thiết bị trong nông nghiệp
Bảng 4.7: Khối lượng rác từ các trang thiết bị trong nông nghiệp

Ước tính khối Khối lượng thu


Năm lượng phát sinh gom thực tế Tỉ lệ thu
36

(kg/năm) (kg/năm) gom (%)


2017 120000 100950 84.13
2018 129808 115000 88.59
2019 140020 133050 95.02
2020 145900 142700 97.81
2021 166320 164000 98.61

Qua bảng số liệu cho thấy lượng rác thải từ các trang thiết bị sử dụng phục
vụ sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm, từ 120000 (kg/năm) năm 2017 lên
166320 (kg/năm) năm 2021 và đồng thời lượng rác thải thu gom cũng tăng lên,
cho thấy công tác quản lý rác thải của khu vực đã chặt chẽ hơn, đến năm 2021 tỉ
lệ xử lý rác thải đạt 98,61%.
 Rác thải nông nghiệp nguy hại
Bảng 4.8: Khối lượng rác thải nông nghiệp nguy hại

Ước tính khối Khối lượng thu


Năm lượng phát sinh gom thực tế Tỉ lệ thu
(kg/năm) (kg/năm) gom (%)
2017 4830 4350 90.06
2018 4800 4400 91.67
2019 5040 4850 96.23
2020 5200 4980 95.77
2021 5484 5385 98.19

Qua bảng 4.8 cho thấy lượng rác thải nông nghiệp nguy hại tăng qua các
năm và công tác thu gom, xử lý cũng đạt hiệu quả qua các năm. Lượng rác thải
nguy hại nếu không được quản lý triệt để thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì
vậy, cần đẩy mạnh và trú trọng nhất là vấn đề rác thải nông nghiệp nguy hại.
37

4.3. Xử lý rác thải tại khu vực Idan


- Vận chuyển: Công tác thu gom rác thải được tiến hành ở từng farm trong
khu vực Idan. Rác được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và sau đó được
người trong farm vận chuyển đến bãi tập kết rác của khu vực.
- Phí rác thải nông nghiệp là 50 shekel/tấn rác thải.
- Phương tiện: Vận chuyển bằng tracter đối với rác thải nông nghiệp thông
thường. Đối với rác thải nguy hại có xe vận chuyển chuyên dụng.
Rác thải được phân loại và sau đó được tập trung tại 1 vị trí tại farm vào
cuối ngày làm việc và được vận chuyển đến bãi tập kết rác của khu vực vào
các cuối tháng.
Ca 1: Từ 7h đến 12h
Ca 2: Từ 13h đến 15h
Qui trình thu gom và vận chuyển rác thải nông nghiệp tại farm
Rác phát sinh Thu gom bằng Bãi tập kết Xe chở đi xử
xe đẩy tay rác khu vực lý

Hình 4.5 Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác thải


38

Hình 4.6: Xe vận chuyển rác trong bãi tập kết rác

Hình 4.7: Isarel sử dụng các loại thùng rác phân loại tại nguồn
39

Hình 4.8: Quy trình sinh năng lượng từ chất thải


- Đối với các loại rác thải khó xử lý thì sẽ được xử lý sơ bộ tại bãi tập kết,
xử lý của khu vực, sau đó được vận chuyển đến nhà máy chuyên xử lý hoặc xuất
khẩu rác.

Hình 4.9: Rác sau khi xử lý tại bãi tập kết và đưa đến nhà máy xử lý
4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý rác thải
nông nghiệp trên khu vực khu vực Idan
4.4.1. Một số tồn tại trong quản lý rác thải trên khu vực
Qua điều tra thực tế về công tác quản lý rác thải nông nghiệp ở các farm
trên khu vực, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý còn tồn tại
một số khó khăn, hạn chế như sau :
Rác thải chưa được phân loại triệt để, toàn diện ở tấc cả các farm nên gặp
khó khăn trong công tác xử lý.
Kinh phí đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải chưa
cao.
40

Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia giữ vệ sinh bảo vệ môi
trường chưa được thường xuyên và sâu rộng.
Ý thức của người lao động chưa cao, nhiều người tuy có hiểu biết về môi
trường nhưng lại thờ ơ không có ý thức bảo vệ môi trường, những hiện tượng
vứt rác ra ven đường, khu vực xung quanh farm còn phổ biến.
Việc xử lý rác thải vẫn còn nhiều khó khăn do công tác phân loại rác tại
nguồn chưa được tiến hành triệt để. Các rác thải vẫn còn đổ chung với nhau điều
này dẫn đến một số rác thải khó phân hủy bị ứ đọng lại làm giảm diện tích xử lý
rác của bãi rác và một số chất thải nguy hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường.
4.4.2. Đề xuất giải phá cải thiện việc quản lý rác thải nông nghiệp
4.4.2.1. Giải pháp về chính sách
- Để thực hiện thành công các mục tiêu quản lý rác thải bảo vệ môi trường
nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của người dân, người lao động tại khu
vực quanh khu vực, mặt khác cần có tổ chức giám sát thực hiện một cách chặt
chẽ việc thu gom rác thải. Đồng thời phải tuyên truyền giáo dục cộng đồng về ý
thức bảo vệ môi trường rác thải, nước thải và công nghiệp, đặc biệt là vấn đề rác
thải nông nghiệp.
- Giải pháp về chính sách giúp cho việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải
tăng thêm hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho
người dân sống tại khu vực, chính sách cấn phải bao quát được nhiều vấn đề từ
khâu phân loại rác tới khâu vận chuyển, xử lý.
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên và vật liệu trong hoạt động nông nghiệp.
- Giảm cả chất thải có khả năng phân huỷ và không phân huỷ.
- Giảm các mối nguy hại liên quan đến nông nghiệp và thiệt hại cho môi
trường.
- Bảo toàn cân bằng thiên nhiên nông nghiệp.
- Sử dụng hiệu quả đất đai và nguồn lực cho phát triển nông thôn.
41

- Bảo tồn đặc trưng nông thôn độc đáo của các cộng đồng nông nghiệp.
- Duy trì không gian mở nông thôn là "phổi xanh" vì lợi ích của cộng đồng
đô thị.
- Khuyến khích phát triển bền vững theo các khái niệm quốc gia và quốc tế
thỏa thuận.
- Phát triển bền vững cho nông nghiệp là việc sử dụng khôn ngoan các
nguồn tài nguyên không thể đảo ngược (đất đai, nước, năng lượng) và giảm
thiểu tác động bất lợi đến môi trường của các nguồn lực nhân tạo được sử dụng
trong sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu không phân huỷ).
Nó bao gồm việc giảm sử dụng, thay thế, và cải thiện các nguồn tài nguyên này
cũng như điều trị bổ sung nông nghiệp phụ, các sản phẩm như chất thải hữu cơ,
chất thải tràn và khí thải.
4.4.2.2. Giải pháp đầu tư
- Tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho công tác tuyên truyền về phân loại, thu
gom, vận chuyển, xử lý rác, đầu tư các trang thiết bị, vật tư cần thiết như dụng
cụ lao động, xe đẩy tay….
- Tiến hành điều tra đăng kí toàn bộ các farm, cơ quan tham gia đóng phí
vệ sinh môi trường , chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc
nhận thức của người dân sống tại khu vực.
- Đầu tư các kỹ thuật xử lý rác thải một cách có hiệu quả và ít ảnh hưởng
tới môi trường nhất và sử dụng triệt để các rác thải có thể tái chế.
4.4.2.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục
- Cần tiến hành nhanh chóng những hoạt động về giáo dục để tuyên truyền
cho việc nâng cao ý thức của người lao động, nhân dân trong việc bảo vệ môi
trường cũng như việc phân loại thu gom chất thải ngay tại. Để việc tuyên truyền
giáo dục đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải xây dựng những hình thức tuyên
truyên hấp dẫn phù hợp với từng điều kiện kinh tế, xã hội, con người nơi sinh
sống.
42

4.4.2.4. Giải pháp về công nghệ


- Hiện nay có rất nhiều công nghệ cho việc xử lý rác thải nông nghiệp nói
riêng và chất thải nói chung nhưng để lựa chọn được công nghệ tối ưu nhất
trong việc xử lý rác cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể cửa từng khu vực việc
lựa chọn sao cho ít tốn kém hợp vệ sinh và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp
43

PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực tế công tác phân loại, thu
gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại khu vực Idan thu được kết quả sau:
- Nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp trên khu vực Idan chủ yếu là từ
hoạt động trồng trọt, nguyên-vật liệu, trang thiết bị và các chất thải nguy hại
ngoài farm.
- Tổng lượng phát sinh rác thải qua điều tra 8 farm tại tại khu vực Idan năm
2021 là 41687 kg/tháng (500244 kg/năm). Trong đó:
+ Rác thải trồng trọt là 328440 kg/năm.
+ Rác thải từ trang, thiết bị, nguyên, vật liệu là 166320 kg/năm.
+ Rác thải nguy hại là 5484 kg/năm.
- Tổng lượng rác thải được thu gom, xử lý là 484440 kg/năm đạt 96,84%
hiệu quả xử lý.
- Tổng lượng rác thải còn tồn dư chưa được thu gom là 15.804 kg/năm.
Phương pháp xử lý:
+ Rác trong trồng trọt sử dụng phương pháp thiêu đốt, ủ sinh học.
+ Các trang thiết bị phục vụ nông nghiệp sử dụng phương pháp thiêu đốt,
công nghệ ép kiện, một phần được tái chế hoặc được vận chuyển đến các nhà
máy xử lý rác trên thành phố chern
+ Rác thải nguy hại được vận chuyển đến các nhà máy chuyên xử lý chất
thải nguy hại.
5.2. Kiến nghị
- Để làm tốt công tác quản lý rác thải nông nghiệp trên khu vực Idan cần có
các cơ chế, chính sách và biện pháp hợp lý, huy động nguồn lực lớn cả về tài
chính và sự tham gia của toàn thể cộng đồng.
44

Đề nghị tăng cường hơn nữa sự quan tâm đầu tư cho công tác quản lý và
BVMT trên khu vực Moshaw Idan, xây dựng bãi chôn lấp rác, các nhà máy xử
lý rác bằng công nghệ RDF… hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình kỹ thuật
xử lý rác thải để xử lý triệt để lượng rác thải này.
Có cơ chế chính sách phù hợp đối với công tác quản lý rác thải nông
nghiệp, hỗ chợ phương tiện, các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải của khu vực.
Thực hiện tốt việc phân loại rác ngay tại nguồn, thu gom và đổ thải rác
đúng nơi quy định.
Tổ chức phổ biến kiến thức về môi trường cho các farm đồng thời cần có
chế tài xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân xả rác bừa bãi không đúng nơi quy
định nhằm nâng cao ý thức của người dân. Tăng cường xã hội hóa công tác bảo
vệ môi trường trên khu vực.
Để giải quyết những vấn đề trên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
tổ chức chính quyền tai khu vực cũng như sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng
và ý thức của mỗi cá nhân để làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp và hướng tới
sự phát triển bền vững.
45

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường & Ngân hàng Thế Giới (2010). Báo cáo diễn
biến Môi trường Việt Nam năm 2010, Chất thải rắn.
2. Trương Thành Nam (2007), Bài giảng Kinh tế chất thải, Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Thái Nguyên.
3. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn - Nxb
Khoa học kỹ thuật.
4. Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
thải và phế liệu.
5. Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2001), Quản lý Chất thải rắn - Nxb Xây dựng.
II. Tiếng Anh
6. Bộ Ngoại giao Israel - D'vora Ben-Shaul đến Israel từ Mỹ vào năm 1959
7. Mr.Danny Popper “Agriculture Innovation (2016-2017)”
8. Raskin & Ensley (2000), Phytoremediation of Toxic Metals: Using Plants to
Clean Up the Environment. Jon Wiley & Sons, Inc., New
III. Internet
9. Arava, Israel https://en.wikipedia.org/wiki/Aravab
10. Idan, Israel https://en.wikipedia.org/wiki/Idan_Israel
11. Israel https://en.wikipedia.org/wiki/Geography_of_Israel
12. http://vietnamexport.com/cong-nghe-tai-sinh-nuoc-thai-va-chat-thai-ran-cua-
israel/vn252969.html
13. https://www.baomoi.com/xem-nguoi-israel-bien-rac-thai-thanh-nang-luong/
c/21927916.epi
14. http://veridis.co.il
15. http://moitruong.com.vn
16. http://nhipcaudautu.vn
46

You might also like