You are on page 1of 93

THÀNH VIÊN NHÓM

1
MỤC LỤC
A. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT..........................................................5
I. Phân tích các chỉ số vĩ mô..........................................................................................................5
1. GDP........................................................................................................................................5
2. CPI_Lạm phát.........................................................................................................................8
3. Việc làm và thất nghiệp.......................................................................................................10
4. Tỷ giá hối đoái......................................................................................................................13
5. Lãi suất.................................................................................................................................15
6. Nợ xấu, nợ công...................................................................................................................16
7. FDI, ODA, ICOR.....................................................................................................................18
8. Thu chi ngân sách nhà nước................................................................................................24
9. Xuất nhập khẩu, BOP...........................................................................................................27
II. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ, PHÁP LUẬT....................................................................................28
1. Chính sách mới về kinh tế, tài chính....................................................................................28
2. Chính sách tài khóa..............................................................................................................29
3. Chính sách tiền tệ................................................................................................................31
B. PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MÔ HÌNH MP......................................................................................33
I. Rào cản gia nhập ngành...........................................................................................................33
1. Chính sách của chính phủ:...................................................................................................33
II. Khả năng ép giá từ khách hàng................................................................................................34
1. Phân khúc khách hàng của ngành........................................................................................34
2. Đặc điểm của khách hàng....................................................................................................35
3. Áp lực của khách hàng tạo ra cho ngành.............................................................................35
III. Áp lực từ nhà cung cấp........................................................................................................36
1. Nhà cung cấp hiện nay:........................................................................................................36
2. Tác động từ nhà cung cấp:...................................................................................................36
IV. Tác động của các sản phẩm thay thế...................................................................................37
V. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong ngành.....................................................................38
1. Khả năng tăng trưởng của ngành.........................................................................................38
2. Các đối thủ cạnh tranh trong nghành..................................................................................38
3. Mức độ quyết tâm đạt thành công của doanh nghiệp trong nghành..................................39
C. PHÂN TÍCH CÔNG TY....................................................................................................................41
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY................................................................................................................41
1. Tổng quan công ty...............................................................................................................41
2. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................................42
3. Giới thiệu về hoạt động công ty...........................................................................................42

2
4. Cơ cấu bộ máy quản trị........................................................................................................44
5. Chuỗi giá trị..........................................................................................................................47
6. Phân khúc kinh doanh..........................................................................................................49
7. Chiến lược phát triển của công ty........................................................................................49
II. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM.............................................................................................................50
1. Tính đặc thù của sản phẩm (dịch vụ)...................................................................................50
2. Khả năng cạnh tranh............................................................................................................51
3. Thị trường tiềm năng trong tương lai..................................................................................51
III. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KINH DOANH CÔNG TY....................................................................52
1. Hoạt động Marketing...........................................................................................................52
2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển....................................................................................54
3. Văn hóa doanh nghiệp.........................................................................................................57
4. Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của bộ máy quản trị................................................58
5. Đánh giá mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp cao đối với công ty........................60
6. Phân tích rủi ro....................................................................................................................62
7. Phân tích triển vọng công ty................................................................................................62
IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY..........................................................................................65
1. Phân tích kết quả kinh doanh..............................................................................................65
Cơ cấu lợi nhuận..........................................................................................................................65
2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.................................................................................72
3. Phân tích vốn lưu động và vốn lưu động ròng.....................................................................75
4. Phân tích lưu chuyển tiền tệ................................................................................................76
5. Phân tích các chỉ số tài chính...............................................................................................78
Các hệ số khả năng thanh toán....................................................................................................78
V. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY..................................................................................................................83
1. Định giá theo phương pháp DCF..........................................................................................83
2. Định giá theo phương pháp P/E ngành................................................................................85
VI. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT..........................................................................................................86
1. Thông tin giao dịch...............................................................................................................86
2. Nhận định thị trường...........................................................................................................87
3. Phân tích đồ thị....................................................................................................................88

3
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thu – chi ngân sách nhà nước năm 2020................................................................................25


Bảng 2. Ưu nhược điểm của các kênh đầu tư......................................................................................37
Bảng 3. Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Poster........................................................................41
Bảng 4. Kết quả kinh doanh của PNJ so với kế hoạch năm 2019.........................................................58
Bảng 5. : Tình hình thay đổi tỷ lệ sở hữu năm 2019 của HĐQT............................................................60
Bảng 6. Cơ cấu lợi nhuận giai đoạn từ 2015 - 2019............................................................................65
Bảng 7. Phân tích kết quả kinh doanh chiều ngang.............................................................................67
Bảng 8. Phân tích kết quả kinh doanh theo chiều dọc.........................................................................70
Bảng 9. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn....................................................................................72
Bảng 10. Phân tích biến động vốn lưu động ròng và nguồn tài trợ.....................................................75
Bảng 11. Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính...............................................................................................81
Bảng 12. Tổng quan tài chính..............................................................................................................83
Bảng 13. Định giá DCF..........................................................................................................................83
Bảng 14. Đính giá DCF..........................................................................................................................84
Bảng 15. So sánh với các DN trong nghành.........................................................................................84
Bảng 16. P/E ngành..............................................................................................................................85
Bảng 17. Thông tin giao dịch................................................................................................................86
Bảng 18. Các chỉ số của PNJ.................................................................................................................87

4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trường GDP 9 tháng qua các năm 2011-2020...................................................6
Biểu đồ 2. Tốc độ tăng GDP và cơ cấu GDP tháng 9 năm 2020..............................................................6
Biểu đồ 3. Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam 3 quý năm 2020..........................................................7
Biểu đồ 4. Tăng trưởng GDP năm 2020.................................................................................................8
Biểu đồ 5. Tốc độ tăng trường CPI tháng 10 giai đoạn 2016-2920........................................................9
Biểu đồ 6. Lao động và việc làm tháng 9 năm 2020.............................................................................12
Biểu đồ 7. Diễn biến tỷ giá trung tâm VND/USD quý 1/2019...............................................................14
Biểu đồ 8. Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng tính đến 31/12/2019...............................................................17
Biểu đồ 9. 10 ngành nghề thu hút FDI nhất nhất 11 tháng đầu năm 2020..........................................20
Biểu đồ 10. 20 tỉnh thành thu hút FDI lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2020.....................................21
Biểu đồ 11. 10 địa phương có tiến độ giải ngân tốt nhất 30/0/2002...................................................22
Biểu đồ 12. Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA, vay nước ngoài được giao năm 2020.........................23
Biểu đồ 13. ICOR trung bình một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2011 - 2015.......................................24
Biểu đồ 14. Thu - chi ngân sách nhà nước 2014 - 2019.......................................................................25
Biểu đồ 15. Vị thế BOP của Việt Nam..................................................................................................27
Biểu đồ 16. Thu chi NSNN 9 tháng giai đoạn từ 2016-2020.................................................................30
Biểu đồ 17. Thị phần bán lẻ vàng trang sức tại Việt Nam năm 2018...................................................39
Biểu đồ 18. Thị phần và số cửa hàng của PN giai đoạn từ 2009 - 2016..............................................39
Biểu đồ 19. Kết quả kinh doanh của PNJ.............................................................................................40
Biểu đồ 20 Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Poster...................................................................41
Biểu đồ 21. Cơ cấu doanh thu của PNJ................................................................................................48
Biểu đồ 22. Tổng số cửa hàng của PNJ từ 2016 đến T9/2020..............................................................48
Biểu đồ 23. Cơ cấu tài sản từ 31/12/2015 đến 31/12/2019................................................................73
Biểu đồ 24. Cơ cấu nguồn vốn từ 31/12/2015 đến 31/12/2019..........................................................74
Biểu đồ 25. Biến động cơ cấu nguồn tài trợ từ 2015 - 2019................................................................76
Biểu đồ 26. Lưu chuyển tiền tệ của PNJ từ 2016 - 2019......................................................................76
Biểu đồ 27. Hệ số thanh toán hiện thời...............................................................................................78
Biểu đồ 28. Hệ số thanh toán nhanh...................................................................................................78
Biểu đồ 29. Hệ số đảm bảo chi trả lãi vay............................................................................................79
Biểu đồ 30. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động.............................................................................................80
Biểu đồ 31. Chỉ tiêu sinh lời vốn..........................................................................................................82

A. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

I. Phân tích các chỉ số vĩ mô

1. GDP
GDP (Gross Domestic Product: Tồng sản phẩm quốc nội) là tổng giá trị tiền tệ hoặc
giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất trong
biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể. Là một thước đo tổng

5
thể về sản xuất trong nước, nó hoạt động như một thẻ điểm toàn diện về sức khỏe
kinh tế của một quốc gia nhất định.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế toàn cầu, các tổ chức kinh tế quốc tế đều nhận định tăng trưởng kinh tế toàn
cầu suy thoái sâu trong năm 2020. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng dương khi GDP của 9 tháng năm 2020 tăng 2.12%, trong đó quý I tăng 3.68%;
quý II tăng 0.39% và quý III tăng 2.62%. Tuy là mức tăng trưởng thấp nhất của 9
tháng trong giai đoạn 2011-2020 (Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam), nhưng
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương.
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trường GDP 9 tháng qua các năm 2011-2020

Tốc độ tăng trường GDP 9 tháng các năm 2011-2020


8.00%

7.00% 7.04%
6.53% 6.69%
6.41%
6.03%
6.00% 5.99%
5.53%
5.00% 5.10% 5.14%

4.00%

3.00%

2.00% 2.12%

1.00%

0.00%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Tổng
cục Thống kê,
2020)

Biểu đồ 2. Tốc độ tăng GDP và cơ cấu GDP tháng 9 năm 2020

(Nguồn Tổng
Cục Thống Kê)
Nhờ phòng
chống dịch
hiệu quả, Việt
Nam đã sớm
khởi động lại

6
nền kinh tế từ đầu tháng 5, tạo ra nền tảng cơ bản để hồi phục nền kinh tế ở mức độ
nhất định trong 6 tháng tới, nhờ vậy mức tăng trưởng vẫn giữ được chỉ số dương.
Trong đó: Lâm nghiệp và thủy sản tăng 1.84%, đóng góp 13.62% vào mức tăng
trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.08%, đóng góp 58.35%; khu
vực dịch vụ tăng 1.37%, đóng góp 28.03%.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 14.05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33.16%; khu vực dịch
vụ chiếm 42.73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10.06% (cơ cấu tương
ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13.21%; 33.97%; 42.75%; 10.07%). Về sử dụng GDP 9
tháng năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0.86% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy
tài sản tăng 3.39%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0.9%; nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ giảm 1.25%.
Mặc dù dịch bệnh gây khó khăn trong thương mại toàn cầu, nhưng cán cân
thương mại tháng 9 tiếp tục thặng dư 2.96 tỷ USD, đưa giá trị xuất siêu chín tháng
đạt kỷ lục gần 17 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm 2019.
Biểu đồ 3. Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam 3 quý năm 2020

Trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam 3 quý năm 2020
90
79.81
80
69.01
70 63.39
59.63 59.37 57.41
60
50
40
30
20
10
0
Quý 1 Quý 2 Quý 3

Xuất khẩu Nhận khẩu

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP quý 4-2020 tăng 4.48% so với cùng kỳ năm
trước. Có được mức tăng trưởng khởi sắc này do chúng ta đã kiểm soát chặt chẽ dịch
COVID-19, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 1-8-2020 tạo động
lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 4.69%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.60%, khu vực dịch vụ tăng
4.29%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1.07% so với cùng kỳ năm trước.

7
Trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế cho thấy sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh,
phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh. Trong đó, quý 1 tăng 3.68%, quý 2 tăng 0.39%,
quý 3 tăng 2.69%, quý 4 tăng 4.48%.
Việc khống chế thành công dịch bệnh và lấy lại đà tăng trưởng kinh tế cho thấy tính
đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự
quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng, sự nỗ
lực, cố gắng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện mục tiêu vừa
phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội.
Trong mức tăng GDP chung toàn nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2.68%, đóng góp 13.5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3.98%,
đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2.34%, đóng góp 33.5% vào tốc độ tăng GDP của
cả nước.
Biểu đồ 4. Tăng trưởng GDP năm 2020

(Nguồn: Bộ Kế hoạch - đầu tư - Đồ họa: N.K)

2. CPI_Lạm phát
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index, viết tắt: CPI) là một chỉ số cơ bản đo
lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm
phát hay không. CPI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức
độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
hàng ngày của người dân. Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng
và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định,
được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính CPI.

8
Biểu đồ 5. Tốc độ tăng trường CPI tháng 10 giai đoạn 2016-2920

Tốc độ tăng trường CPI tháng 10 giai đoạn 2016 - 2020


4.50%
4.00%
3.50% 3.54%

3.00%
2.79%
2.50%
2.25%
2.00%
1.50%
1.00%
0.83%
0.50% 0.59%
0.41% 0.33%
0.00% 0.09%

CPI so với tháng trước CPI so với tháng 12 năm trước

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2020)

Tốc độ tăng CPI tháng Mười so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần
lượt là: tăng 0.83%; tăng 0.41%; tăng 0.33%; tăng 0.59%; tăng 0.09%. Tốc độ tăng CPI
tháng Mười so với tháng 12 năm trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là:
tăng 4%; tăng 2.25%; tăng 3.54%; tăng 2.79%; tăng 0.09%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2020 cùng mức tăng 0,09% so với tháng trước và so
với tháng 12 năm trước – đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020, chủ yếu
do giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị
trường  và ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung. Chỉ số giá tiêu
dùng bình quân  10 tháng  năm 2020 tăng 3.71% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng 0.09% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2020 so với tháng
trước có 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó: Nhóm giáo dục
tăng nhiều nhất với 1.35% (dịch vụ giáo dục tăng 1.52% làm CPI chung tăng 0.08%)
do trong tháng có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng
học phí cho năm học mới 2020-2021. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.29%,
chủ yếu do giá gas tăng 1.77% (làm CPI chung tăng 0,03%), giá nhóm vật liệu, bảo
dưỡng và nhóm dịch vụ sửa chữa nhà ở lần lượt tăng 0.15% và 0.2%. Nhóm đồ uống
và thuốc lá tăng 0.08%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0.06% do nhu cầu
mua sắm khi thời tiết chuyển mùa; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.01%; nhóm
hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0.09%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm
gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0.18%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
giảm 0.13% (lương thực tăng 0.16%do giá gạo tăng 0.21% nhằm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng nội địa và chuẩn bị hàng xuất khẩu cuối năm tăng; thực phẩm giảm 0.28%);

9
nhóm giao thông giảm 0.08% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu
vào thời điểm 26/9/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 0.18% (tác động làm CPI
chung giảm 0,01%), bên cạnh đó giá vé tàu hỏa giảm 0.95% vào dịp cuối hè và giá ô
tô giảm 0.17% do nhiều gói ưu đãi, giảm giá xe hấp dẫn được các đại lý ô tô đưa ra
để kích cầu tiêu dùng; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.03%. Riêng nhóm thiết bị
và đồ dùng gia đình không thay đổi.
CPI tháng 10/2020 tăng 0.09% so với tháng 12/2019 và tăng 2.47% so với cùng kỳ
năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2020 tăng 3.71% so với bình quân cùng kỳ
năm 2019.Bình quân năm 2020 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3.23% so với năm
2019.
Lạm phát cơ bản tháng 10/2020 tăng 0.07% so với tháng trước và tăng 1.88% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2020 tăng 2.52% so với
bình quân cùng kỳ năm 2019.

3. Việc làm và thất nghiệp

1.1 Thực trạng


Đại dịch COVID đã làm ảnh hưởng nặng đến tình hình kinh tế - lao động cả thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Tình trạng “đứt gãy” chuỗi cung ứng nguyên vật
liệu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hoặc đình trệ cũng khiến hàng loạt nhà máy, xí
nghiệp trong nước phải tạm dừng hoạt động. Giãn cách xã hội làm cho không chỉ
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà cả ngành giáo dục, du lịch, nhà hàng, khách
sạn... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Lao động những ngành này vì vậy đối mặt với rất
nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên là 54.2 triệu người, giảm gần 1.3 triệu người so với cùng kỳ
năm 2019; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ước đạt 73.8%, giảm 2.8% so với cùng kỳ
năm trước; số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53 triệu người, giảm 1.3
triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Sự suy giảm diễn ra mạnh ở đối tượng làm công hưởng lương khi tình trạng sa thải,
ngưng việc ở các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng, tập trung ở một số ngành nghề
như: May mặc, da giầy, túi xách; thương mại điện tử, du lịch; khách sạn nhà hàng;
vận chuyển, giao nhận...
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị cao nhất
trong 10 năm trở lại đây; tỷ lệ thiếu việc làm tăng, thu nhập của người làm công
hưởng lương trong quý II giảm.
Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng
bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

10
Mặc dù tình hình kinh tế cũng như lao động - việc làm gặp khó khăn nhưng với sự chỉ
đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc, triển khai mạnh mẽ của các cấp chính
quyền và sự đồng thuận từ Nhân dân, vấn đề giải quyết việc làm đã có những tín
hiệu khả quan hơn. Quý III-2020 so với quý trước, nền kinh tế đang cho thấy sự phục
hồi trở lại. Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động tại Việt Nam
trong quý III năm 2020 cũng được cải thiện so với quý trước nhưng các chỉ số về lao
động, việc làm và thu nhập của người lao động quý III và 9 tháng vẫn giảm so với
cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 9-2020, cả nước có 31.8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ
luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó:
 Lao động bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ) là 68.9%
 Lao động phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên là gần 40%
 Lao động buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
khoảng 14%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc quý III-2020 tăng 1.5 triệu người so với quý
trước và tăng chủ yếu ở nhóm lao động phi chính thức. Số người thiếu việc làm tăng
560.4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý III năm 2020 là 2.50%, trong đó, khu
vực thành thị là 4.0%, giảm 0.46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0.89 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ này của nhóm lao động thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là
61.7%, cao hơn 23.2 điểm phần trăm so với nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật
(38.5%). Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động không có trình độ dễ
bị tổn thương hơn nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Kết quả Điều tra lao động việc làm quý III năm 2020 cho thấy người lao động vẫn tiếp
tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, đây là những đối tượng quan trọng góp
phần vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Hình 1. Lao động và việc làm tháng 9 năm 2020

11
Biểu đồ 6. Lao động và việc làm tháng 9 năm 2020

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

3.1 Nguyên Nhân


Ngoài những lý do khách quan, chủ quan thường thấy khác, đại dịch Covid-19 là
nguyên nhân chủ yếu khiến số người bị mất việc, ngưng việc lớn như hiện nay.
Ngoài ra, nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế:
Tuy phát triển nhanh nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Lao động
có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và hội nhập. Ở các
công ty, nhà xưởng cơ khí, những vị trí đòi hỏi kỹ thuật cao vẫn thường do lao động
nước ngoài đảm nhận. Không chỉ vậy, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu
cầu của thị trường vẫn còn rất lớn. Hằng năm có hàng hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp
ra trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khan hiếm lao động ở
nhiều vị trí.
Ngân hàng Thế giới đánh giá trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực Việt Nam chưa
cao. Vì thế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Đây là một trong
những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Và Việt Nam chưa tạo được vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, dựa trên thế mạnh là
các sản phẩm nông nghiệp có quy mô lớn, giá trị kinh tế cao. Trên thực tế, Việt Nam

12
có khả năng tạo dựng chuỗi giá trị sản xuất liên kết nông nghiệp – công nghiệp chế
biến - thương mại dịch vụ, dựa trên cơ sở các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế
cao, mang tính đặc trưng, có lợi thế gắn với từng địa phương, thu hút được các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, đồng bộ từ
khâu đầu vào - sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Nhưng thời gian qua, chúng ta chưa tổ
chức được nên chỉ tồn tại ở xuất khẩu nông sản thô, giá trị thu được không cao.
Nhìn chung, về chất lượng tăng trưởng kinh tế năng suất lao động của toàn nền kinh
tế theo giá hiện hành năm 2020 ước đạt 117.9 triệu đồng/lao động, tương đương
5,081 USD/lao động, tăng 290 USD (tương đương tăng 5.4%) so với năm 2019. Điều
này cho thấy năng suất lao động của người Việt đang được cải thiện theo hướng tích
cực, tay nghề lao động được nâng lên.
Trong năm 2020, cả nước có 134.9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm
2.3% so với năm trước nhưng có số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt
16.6 tỉ đồng, tăng 32.3%.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh.So với
quý 4-2020, có 42.8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên trong quý 1-
2021, 19% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 38.2% số doanh nghiệp cho rằng
tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 543.9 tỉ USD, tăng 5.1%
so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281.5 tỉ USD, tăng
6.5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262.4 tỉ USD, tăng 3.6%. Năm 2020, Việt Nam xuất
siêu 19.1 tỉ USD.

4. Tỷ giá hối đoái


Tỷ giá danh nghĩa khá ổn định trong Quý 1/2019. Sau tuyên bố đình chiến thương
mại Mỹ - Trung và Fed quyết định không nâng lãi suất, giá bán USD của các ngân
hàng gần như ổn định. Tỷ giá trung tâm của NHNN tiếp tục đà tăng nhẹ từ đầu Quý
4/2018 cho đến hết Quý 1/2019. Cụt thể tỷ giá ngày 31/03/2019 đạt 22,976
VND/USD, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2018.
Tỷ giá giao dịch VND/USD của NHTM trong Quý 1/2019 neo sát mức trần 3% (so với
tỷ giá trung tâm) mà NHNN đặt ra, tuy có một số biến động nhẹ trước Tết. Theo đó,
tỷ giá giao dịch tại các NHTM vào thời điểm 31/03/2019 ở mức 23,250 VND/USD,
tăng không đáng kể so Quý 4/2018 tại 23,245 VND/USD và cao hơn 1.8% so với cùng
kỳ 2018. Trước Tết, thị trường chứng kiến hoạt động chuyển đổi mạnh từ ngoại tệ
sang VND. Nhu cầu VND những ngày cao điểm thanh toán, chi trả đã đẩy tỷ giá

13
VND/USD giảm xuống 23,196 VND/USD (ngày 28/01/2019), tỷ giá trung tâm cũng
được điều chỉnh xuống mức thấp trong Quý tại 22,858 VND/USD.
Biểu đồ 7. Diễn biến tỷ giá trung tâm VND/USD quý 1/2019

4.1 Tác động


Thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dữ trữ ngoại hối tăng cao đã góp phần tích cực
duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Dữ trữ ngoại hối tăng cao còn nâng cao uy tín, vị thế
của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
toàn cầu như Moodys, Fitch Ratings liên tục nâng xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam
lần đầu tiên sau 9 năm, chính là những minh chứng rõ nét cho thấy uy tín của Việt
Nam đang ngày càng được nâng cao hơn trên trường quốc tế.
Tỷ giá ổn định không gây ảnh hưởng nhiều cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên sự biến động của thị trường quốc tế cũng khó đo lường và khó dự đoán, có
thể xem xét các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả như giao dịch kỳ hạn,
hoán đổi với kỳ hạn dài.

4.2 Dự báo
Nhóm phân tích dự doán SSI, dù nguồn cung ngoại tệ các tháng tới có thể bớt thuận
lợi hơn nhưng tỷ giá USD/VND vẫn sẽ duy trì ổn định nhờ vào 3 lý do:
 Diễn biến tích cự của đàm phán thương mại Mỹ - Trung hỗ trợ sự ổn định của
đồng CNY, giảm sức ép với VND.
 Chênh lệch lãi suất VND – USD vẫn duy trì ở mức khá cao
 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã được củng cố và đang ở mức tốt nhất từ
trước tới nay sẽ gia tăng nguồn lực để NHNN bình ổn thị trường khi có biến
động.
Do đó, nhóm phân tích cho rằng mặt bằng tỷ giá sẽ vẫn duy trì ổn định quanh mức
23.200 đ/USD như hiện nay.
14
5. Lãi suất
Tháng 8/2019, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt  giảm lãi suất lần đầu tiên kể
từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008-2009, với mức giảm
0.25%. Sau đó, FED còn hạ lãi suất thêm 2 lần nữa, vào tháng 9 và tháng 10. Thời
điểm cuối năm, lãi suất xuống mức 1.5 – 1.75%/năm. Trước đó, trong năm 2018, FED
đã có tới 4 lần tăng lãi suất để thu hẹp cung tiền nhằm tránh cho nền kinh tế tăng
trưởng quá nóng và có thể dẫn tới bong bóng giá trị của các loại tài sản như bất động
sản hay chứng khoán. Ngày 3/3/2020, FED đã cắt giảm lãi suất trong động thái khẩn
cấp nhằm bảo vệ nền kinh tế lớn nhất thế giới trước tác động tiêu cực từ sự lây lan
của dịch bệnh Covid-19 và tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp, thanh khoản hệ
thống ngân hàng dồi dào, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp.

Trong tháng 9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định cắt giảm lãi suất
điều hành 0.25%/năm với các mức lãi suất điều hành gồm: lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, lãi
suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở. Đây là lần đầu tiên sau 2
năm kể từ năm 2017, NHNN quyết định giảm lãi suất điều hành.

Đối với thị trường tiền tệ liên ngân hàng, lãi suất VND trong phiên sáng ngày
4/3/2020 đã giảm nhẹ khoảng 10-20 điểm phần trăm, về mức 2-2.2%/năm đối với kỳ
hạn qua đêm - 1 tuần trong bối cảnh thanh khoản thị trường vẫn dồi dào và kỳ vọng
của thị trường về việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể có động thái nới lỏng
chính sách tiền tệ sau khi Fed cắt giảm lãi suất.

Một số dự báo quốc tế cho rằng, năm 2021 FED sẽ tiếp tục giữ ổn định lãi suất chủ
đạo đồng USD, giá dầu mỏ và thị trường chứng khoán tiếp tục có những diễn biến
bất thường. Điều đó ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu cũng

như sự biến động của các ngoại tệ chủ chốt và Nhân dân tệ. Tình hình đó tác động
lớn đến điều hành lãi suất và tỷ giá của Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo, lãi suất và tỷ giá
của Việt Nam tiếp tục ổn định, riêng lãi suất huy động vốn và cho vay bằng nội tệ
trong năm 2020 sẽ giảm nhẹ. NHNN sẽ tiếp tục kiên trì điều hành ổn định lãi suất và
tỷ giá, có định hướng chuyển dần sang điều hành gián tiếp 2 công cụ này theo một lộ
trình phù hợp trong sự kết hợp chặt chẽ với các công cụ khác của chính sách tiền tệ.
Bên cạnh đó, NHNN Việt Nam sẽ tiếp tục chủ trương hướng vốn tín dụng của các

15
NHTM đến các lĩnh vực cần ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ như: nông nghiệp –
nông thôn, xuất khẩu,… tạo tiền đề cho tái cơ cấu TCTD thực hiện có hiệu quả và
đúng kế hoạch. Đồng thời giám sát đảm bảo lộ trình thực hiện nghiêm các quy
định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Nợ xấu, nợ công
Năm 2019, tổng nợ xấu của 22 ngân hàng được ghi nhận là 78,522 tỷ đồng, tăng 41%
so với đầu năm. Tuy nhiên, chỉ có 1 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3%.

16
Biểu đồ 8. Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng tính đến 31/12/2019

Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng tính đến 31/12/2019


25,000 4.00%
3.42%

3.50%
2.80%

20,000 19,451
3.00%
2.31%
2.31%
2.04%

2.50%
1.94%
1.94%
15,000

1.84%
1.83%
1.74%
1.71%
2.00%

1.44%
10,813

1.36%
1.33%
1.32%
1.29%
1.16%
1.16%
10,000 8,798

1.02%
1.50%

0.78%
0.68%
5,733 5,724

0.54%
4,857 1.00%
5,000
3,078 2,898
2,280 2,030
1,933 1,997 1,4490.50%
663 1,3121,300
282
1,309
5391,235 342 498
- 0.00%

Nợ xấu tính đến 31/12/2019 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ tính đến 31/12/2019

(Nguồn: VietstockFinance)
* Lợi nhuận ngân hàng năm 2019 lên tầm cao mới
Điều đáng mừng cho ngành ngân hàng năm 2019 là hầu hết đều báo lãi tăng trưởng
so với năm trước, ngoại trừ 3 ngân hàng báo lãi đi lùi là NCB (-37%), PGBank (-8%) và
KLB (-70%). Trong khi đó, gần một nửa số nhà băng báo lãi trước thuế tăng trưởng
50% trở lên so với năm trước như SGB (gấp 3.4 lần), VietABank (gấp 2 lần),
VietinBank (CTG, +75%), LPB (+68%)…
Nhìn vào con số tuyệt đối, Vietcombank (VCB) vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu của mình
khi báo lãi trước thuế hơn 23,000 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch năm. Techcombank
(TCB) vượt qua 2 ngân hàng “gốc” Nhà nước là VietinBank (11,780 tỷ đồng) và BIDV
(10,876 tỷ đồng) vươn lên vị trí thứ 2 với 12,838 tỷ đồng lãi trước thuế. Hai nhà băng
còn lại trong nhóm “đại gia” 10,000 tỷ là VPBank (10,334 tỷ đồng) và MB (10,036 tỷ
đồng). Các nhà băng này đều vượt kế hoạch lãi trước thuế đã đặt ra trong năm 2019.

*Nợ xấu ngân hàng đang tăng mạnh


Theo thống kê của Vietstock, trong 22 ngân hàng đã công bố thuyết minh báo cáo tài
chính, tính đến 31/12/2019, chỉ có 6/22 ngân hàng có nợ xấu giảm so với đầu năm là
ACB (-13%), VietinBank (-21%), MSB (-11%)… Các nhà băng còn lại đều có nợ xấu tăng

17
so với đầu năm, tuy nhiên, tỷ lệ tăng không cao hầu hết đều dưới 40%, trừ một số
nhà băng như SeABank (+80%), TPBank (+43%)…
Việc nợ xấu đang tăng trở lại tuy đã được cảnh báo từ kết quả 9 tháng đầu năm, thế
nhưng sau khi tăng tốc để thực hiện kế hoạch trong quý 4, lợi nhuận tăng thì nợ xấu
cũng tăng theo.
Cụ thể, tổng nợ xấu của 22 ngân hàng được ghi nhận là 78,522 tỷ đồng vào cuối năm
2019, tăng 41% so với đầu năm. Trong cơ cấu nợ xấu, nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm
mạnh 18% trong khi nợ dưới chuẩn (nhóm 3) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)
chỉ tăng nhẹ 3% và 6% so với năm trước.
Trong khi đó, tăng trưởng dư nợ cho vay của 22 nhà băng này chỉ tăng 15% so với
đầu năm, ghi nhận 5.3 triệu tỷ đồng. Và dĩ nhiên khi tăng trưởng nợ xấu tăng mạnh
hơn dư nợ cho vay sẽ kéo theo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tăng cao hơn so với đầu năm.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 sáng 02/01/2020, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết năm 2020, định hướng tổng
phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%. NHNN sẽ thực
hiện quyết liệt và hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử
lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm
đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ, ngân hàng.
Nợ xấu giảm được kỳ vọng sẽ tạo đà cho các nhà băng tăng tốc về đích Basel II cũng
như cải thiện doanh thu, lợi nhuận trong năm 2020. Năm 2019 tình hình nợ xấu vừa
khởi sắc thì mắc phải dịch Corona khiến cho tình hình nợ xấu 2020 dự báo có vẻ
không khả quan, thách thức lớn cho ngành ngân hàng và kỳ vọng trên bỗng nhiên tan
biến khi dịch COVID-19 bùng phát. Dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến
hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, nên đã ảnh hưởng đến dòng
tiền trả nợ của khách hàng, tiềm ẩn nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó còn
khiến nhu cầu tín dụng giảm, bởi hoạt động sản xuất kinh doanh bị chậm lại, khiến
khả năng tài chính của doanh nghiệp yếu đi, từ đó dẫn đến nợ xấu tăng.NHNN đã cho
phép các TCTD được tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản
nợ bị ảnh hưởng bởi dịch

7. FDI, ODA, ICOR

7.1 FDI
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tính đến
ngày 20/12/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28.5 tỷ USD, giảm 25% so với năm
2019. Vốn FDI thực hiện năm 2020 ước tính đạt gần 20 tỷ USD, giảm 2% so với năm
trước.

18
Trong đó có 2,523 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14.6 tỷ USD,
giảm 35% về số dự án và giảm 12.5% về số vốn đăng ký so với năm trước.
Có 1,140 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với
số vốn tăng thêm đạt 6.4 tỷ USD, tăng 10.6%. Có 6,141 lượt góp vốn mua cổ phần
của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 7.5 tỷ USD, giảm 51.7%.
Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1,695 lượt
góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là
3.2 tỷ USD và 4,446 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà
không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4.3 tỷ USD.
Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu trên tổng số 109 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam khi chiếm 30.6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam với số tiền gần 8.1 tỷ
USD. Hàn Quốc là nước đứng thứ 2, chiếm 14% tổng vốn đầu tư với tổng số vốn là
3.7 tỷ USD. Tiếp đó là Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.4 tỷ USD, theo sau
là Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,... Tính theo số lượng dự án mới, Hàn Quốc là nước
có nhiều dự án mới ở Việt Nam với 573 dự án, tiếp theo là Trung Quốc với 311 dự án,
Nhật Bản với 251 dự án,...

Vốn thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt 17.2 tỷ USD, bằng gần
98% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó có 2,313 dự án được cấp Giấy chứng nhận
cấp phép đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 13.6 tỷ USD.

Vốn điều chính có 1,051 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng
thêm đạt trên 6.3 tỷ USD - tăng 7.8% so với cùng kỳ năm 2019.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, đặc
biệt có công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư chiếm tới 48,2%
tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện tử chiếm 18,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký với số vốn hơn 4,9 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là hoạt động kinh
doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký khoảng 3,8 tỷ USD và 1,5
tỷ USD.

19
Biểu đồ 9. 10 ngành nghề thu hút FDI nhất nhất 11 tháng đầu năm 2020

10 ngành nghề thu hút FDI nhiều nhất trong 11 tháng đầu
năm 2020
Thông tin và truyền thông 242
Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 282
Du lịch lưu trú và ăn uống 324
Vận tải kho bãi 502
Xây dựng 557
Chuyên môn, khoa học công nghệ 1035
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe 1500
Kinh doanh bất động sản 3801
Sản xuất, phân phối điện, khí 4948
Công nghiệp chế biến, chế tạo 12734
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

FDI

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài)

Theo báo cáo thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam năm, hiện các doanh
nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đang dần dịch chuyển tới các tỉnh, thành phố không
phải là các địa phương có bề dày về phát triển các khu công nghiệp, chẳng hạn như
Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long ở phía Nam và Phú Thọ ở phía Bắc. Một số địa phương
từng "hụt hơi" hút vốn FDI đã có dấu hiệu trở lại như Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Hà
Nam, Quảng Ninh. Vốn FDI đổ vào một số tỉnh ở miền Bắc và miền Nam như Hà Nam,
Quảng Ninh, Bến Tre, Long An,... đang tăng lên mỗi ngày, chiếm gần 37% tổng vốn
FDI đăng ký mới trong 10 tháng, cao hơn so với mức hơn 12% năm 2018, và gần 10%
năm 2019.

20
Biểu đồ 10. 20 tỉnh thành thu hút FDI lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2020

4,500 800
4,000
4,000 719 700
3,500 3,254 600
3,000 2,925
500
2,500
409 2,149 400
2,000
300
1,500
1,187
887 200
1,000 709 621 619 593
101 119 99 100
500
58
26 27 13 0
- 1
Bạc Liêu TP. Hồ Hà Nội Bà Rịa - Bình Hải Bắc Ninh Long An Hà Nam Tây Ninh
Chí Minh Vũng Dương Phòng
Tàu

Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) Số dự án cấp mới

7.2 ODA (Official Development Assistance) – Hỗ trợ Phát triển Chính thức
Năm 2020 là năm cuối cùng để cả nước cùng nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ còn lại
của toàn bộ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được giao, bao
gồm việc tập trung đẩy mạnh việc giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước
ngoài năm 2020. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài có nhiều đặc thù, khác biệt so với
nguồn vốn khác của ngân sách nhà nước, thực tế triển khai trong các năm qua cho
thấy việc giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. Điều này dẫn đến tỷ lệ giải ngân cả nước của nguồn vốn này trong các
năm qua còn thấp khi 06 tháng đầu các năm qua và chỉ đạt khoảng 60-70% kế hoạch
hàng năm). Giải ngân từ đầu năm đến ngày 30/6/2020 ước đạt 1,973.129 tỷ đồng.

Trong khi đó, giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương trong
06 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 5,778.482 tỷ đồng (đạt 10.24% kế hoạch Thủ
tướng Chính phủ giao). Mặc dù mức giải ngân này cao gần gấp 3 lần so với cùng kỳ
năm 2019 (2,050 tỷ đồng) nhưng so với kế hoạch vốn nước ngoài được giao, tỷ lệ này
còn chưa cao.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch đầu tư nguồn vốn ODA, năm 2020 tiếp tục
thực hiện theo các mục tiêu, định hướng đầu tư đã ký kết với các nhà tài trợ, tập
trung nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, ứng phó

21
với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn khắc phục có hiệu
quả tình trạng hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và hạn hán, xâm nhập
mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2020 sẽ thực hiện rà soát chặt chẽ kế hoạch sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ nước ngoài. Đồng thời, thực hiện bố trí dự toán chi ngân sách nhà
nước từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự
án bảo đảm tiến độ theo hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ, khả năng đáp ứng nguồn
vốn đối ứng, tiến độ giải phóng mặt bằng, năng lực của chủ đầu tư quản lý chương
trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng
năm 2020 đã tăng hơn đáng kể so với 6 tháng đầu năm nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của các bộ, cơ quan Trung ương, các địa
phương. Năm 2020, dự kiến phương án phân bổ vốn vay nước ngoài nguồn vốn ngân
sách trung ương là 60,000 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 11, tất cả 18 dự án có sử dụng vốn vay nước ngoài của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn giải ngân được 763 tỷ đồng, đạt 41.7% dự toán.
Biểu đồ 11. 10 địa phương có tiến độ giải ngân tốt nhất 30/0/2002

10 địa phương có tiến độ giải ngân tốt nhất 30/9/2020


100.00%
90.00% 91.74%
80.00%
70.00% 68.10%
60.00%
50.00% 50.55% 47.08% Tiến độ giải ngân
44.54% 44.47%
40.00% 37.38%
30.00% 32.62% 29.84% 32.48%

20.00%
10.00%
0.00%
Bắc Lai Hải Cà Bình Tây Bình Bà Rịa - Kiên Sóc
Kạn Châu Phòng Mau Định Ninh Dương Vũng Giang Trăng
Tàu

22
Biểu đồ 12. Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA, vay nước ngoài được giao năm 2020

Địa phương Bộ, ngành


10000

9000 3250.02
3051.67
8000

7000

6000 5474.96
4897
5000
1316.14
4000
1399.48
3000 1071.43 2765

2000 1855.78
1595.28
365.05
1000
596.96

0
20/2 31/03 28/4 31/5 30/6 31/7

7.3 ICOR (Incremental Capital – Output Ratio) – Hệ số hiệu quả sử dụng vốn
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) là hệ số quan trọng trong đầu tư. Trong
kinh tế, hiệu quả là yếu tố hàng đầu để đánh giá, còn đối với đầu tư, hệ số ICOR
chính là thước đo về độ hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Phản ánh bao nhiêu
đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng sản phẩm trong nước
(GDP).

ICOR = V1/(G1 – G0)

 V1: Tổng vốn đầu tư của năm nghien cứu


 G1: Tổng sản phẩm trong nước của năm nghiên cứu
 G0: Tổng sản phẩm trong nước của năm trước nghiên cứu

Ở Việt Nam, hệ số ICOR đang dần được cải thiện, từ mức 6.42 năm 2016 giảm
xuống còn 6.11 năm 2017 và ước tính năm 2018 là 5.97. Bình quân giai đoạn 2016-
2018 hệ số ICOR ở mức 6.17, thấp hơn mức 6.25 của giai đoạn 2011-2015.

23
Biểu đồ 13. ICOR trung bình một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2011 - 2015

ICOR trung bình một số quốc gia Châu Á,


2011 - 2015
18 16.7
16
14
12
10
8
5.97 6.29
6 4.88 4.57
4 3.21 3.6
2.76
2
0
Cambodia China Indonesia Malaysia Myanmar Philipines Thailand Vietnam

(Nguồn: Tính toán của tác giải dựa trên IMF 2016)

Việt Nam đang ở cuối giai đoạn phát triển mới, với tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã
hội cho cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 lên tới gần 10,600,000 tỷ đồng, bằng khoảng
32-34% GDP. Phải huy động được nguồn vốn này, Việt Nam mới có thể đảm bảo tốc
độ tăng trưởng kinh tế 6.5-7% và thực hiện khâu đột phá về xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng
đô thị lớn. ICOR bình quân mục tiêu thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 4.9 – 5.2 lần là có
thể đạt được, chủ yếu nhờ tăng tỷ trọng vốn ngoài nhà nước và FDI, giảm tỷ trọng
vốn khu vực nhà nước và thực hiện tốt.

Hiệu quả đầu tư thể hiện bằng hệ số ICOR được cơ quan thống kê Việt Nam tính toán
cho toàn bộ nền kinh tế bao gồm đầu tư công, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước,
khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ số ICOR không tính
theo thành phần kinh tế, do vốn đầu tư công chủ yếu được đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
không mang lại lợi nhuận trực tiếp mà gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng.

8. Thu chi ngân sách nhà nước

24
Biểu đồ 14. Thu - chi ngân sách nhà nước 2014 - 2019

Thu - chi ngân sách nhà nước 2014 - 2019


Đơn vị: Tỷ đồng
2000000
1800000
1600000
1400000
1200000
1000000
800000
600000
400000
200000
0
2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có thể thấy, nhiều năm liền, chi NSNN thực tế đều cao hơn so với dự toán. Bội chi
NSNN ở mức cao trong nhiều năm và cao hơn so với dự toán ban đầu.
Cụ thể về thu NSNN, chưa đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián
thu. Tỷ trọng thu nội địa bình quân trong tổng thu NSNN tăng khá thấp. Cơ cấu lại
nguồn thu NSNN còn khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để khai thác và
sử dụng hiệu quả nguồn thu từ đất đai, tài nguyên khoáng sản, còn để thất thoát và
lãng phí nguồn lực này.
Về chi NSNN, còn tồn tại tình trạng chi tiêu lãng phí, vượt tiêu chuẩn, vượt định mức,
không đúng mục đích vẫn xảy ra; vai trò chủ đạo của NSTW chưa được bảo đảm. Việc
thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn chậm, phát sinh
tiêu cực, lãng phí, tham nhũng và nhiều hạn chế khác trong công tác quản lý, điều
hành ngân sách đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kế hoạch tài chính
quốc gia… Do đó cần tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng chi đầu
tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đồng thời cơ cấu lại chi trong từng lĩnh
vực, gắn với đổi mới sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới khu vực sự
nghiệp công.
Đơn vị: Tỷ đồng
Bảng 1. Thu – chi ngân sách nhà nước năm 2020

STT Chỉ tiêu Dự toán 2020 Ước tính 2020

25
A Thu NSNN và viện trợ 1,512,300 1,323,100
1 Thu từ thuế và phí 1,409,537 1,196,013
2 Thu về vốn 97,763 122,087
3 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 5,000
Tổng chi ngân sách nhà
B nước 1,747,100 1,686,210
Trong đó:
1 Chi đầu tư phát triển 470,600 495,362
2 Chi thường xuyên 1,239,100 1,190,848
3 Dự phòng 37,400

Nguồn: Bộ tài chính


Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, cùng với đó là tác động của biến đổi khí hậu,
thiên tai, bão lũ làm ảnh hưởng hầu hết đến các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội nước
ta và ảnh hưởng lớn đến công tác thực hiện nhiệm vụ NSNN.
Cụ thể, dự ước cả năm thu NSNN đạt 1,323.1 nghìn tỷ đồng, hụt 189.2 nghìn tỷ đồng
(giảm 12.5%) so với dự toán; ước thực hiện tổng chi NSNN năm 2020 là 1,686.2 nghìn
tỷ đồng, giảm 60.89 nghìn tỷ đồng (giảm 3.5%) so với dự toán.
Do các nguồn thu ngân sách giảm mạnh, nhưng nhiệm vụ chi ngân sách vẫn cần được
bảo đảm, dẫn đến việc cân đối ngân sách không đạt được dự toán Quốc hội giao. Do
đó, bội chi NSNN năm 2020 ước khoảng 4.99% GDP, tăng 1.55% so với dự toán.
Dự báo về tình hình thu ngân sách trong thời gian tới, các đơn vị chức năng của Tổng
cục Thuế nhận định, dịch Covid-19 và quy định về hạn chế tác hại của rượu, bia có
thể khiến NSNN hụt thu khoảng 30.000 tỷ đồng. Để phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu
NSNN ở mức cao nhất có thể, Tổng cục Thuế đã thực hiện nhiều giải pháp. Từ đó, thu
hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh
ngay sau khi dịch Covid-19 được khống chế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở
để tăng thu cho NSNN.

26
9. Xuất nhập khẩu, BOP
Giống như mọi quốc gia, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức kinh tế
đang gia tăng do đại dịch Covid-19 gây ra, và nhiều dự báo cho rằng có thể nghiêm
trọng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009.

Những số liệu được công bố gần đây cho thấy, những tác động tiêu cực của đại dịch
Covid-19 ngày càng rõ ràng hơn. Theo đó, xuất khẩu trong tháng 4 giảm mạnh, tới
13.9% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính là do sụt giảm 26% so với cùng kỳ của hàng
dệt may và giày dép. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, khi dữ liệu cho thấy một
số đơn đặt hàng từ Mỹ và EU - chiếm khoảng 60% xuất khẩu hàng may mặc của Việt
Nam - đã bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. Trong khi đó có những dữ liệu trái ngược về hàng
điện tử, như trong khi xuất khẩu điện thoại giảm tới 35% so với cùng kỳ thì các lô
hàng liên quan đến máy tính đã tăng 18% trong tháng 4. Điều này cho thấy nhu cầu
đối với các sản phẩm điện tử không phải điện thoại (ví dụ máy tính) vẫn tương đối ổn
định.
Biểu đồ 15. Vị thế BOP của Việt Nam

Nguồn: CEIC ,IMF ,HSBC


Tuy nhiên, tin tốt là: BOP của Việt Nam đang ở một vị thế tương đối mạnh, qua đó
giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống lại các rủi ro bên ngoài. Nhờ dòng vốn FDI
được duy trì, tài khoản vốn thặng dư đã giúp hỗ trợ để duy trì thặng dư BOP tổng
thể. Trong khi đó, thặng dư thương mại tăng nhanh và kiều hối tăng cũng đã giúp
chuyển tài khoản vãng lai từ thâm hụt sang thặng dư.

Từ năm 1996, Việt Nam đã duy trì thặng dư BOP trong hầu hết các năm. Đặc biệt là
năm 2019, Việt Nam đã có được thặng dư BOP cao kỷ lục là 23 tỷ USD, tương đương

27
khoảng 9% GDP. Nhìn vào sự gia tăng của BOP này, có thể thấy động lực dẫn dắt BOP
thặng dư đã phần nào thay đổi. Nếu như giai đoạn trước năm 2011, thặng dư cán
cân vốn lớn là đóng góp chính thì ở giai đoạn sau năm 2011, việc cán cân vãng lai
chuyển từ thâm hụt sang thặng dư là yếu tố đã giúp chuyển BOP sang vị thế có thặng
dư lớn.

Sau một vài năm vốn FDI giảm, Việt Nam chứng kiến sự hồi sinh của FDI kể từ năm
2013. Dòng vốn FDI vào các ngành xuất khẩu hiệu quả cũng giúp cán cân vãng lai của
Việt Nam chuyển sang một vị thế thuận lợi hơn, từ đó giúp thay đổi cục diện BOP của
Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, với việc đang trỗi dậy như một
trung tâm lắp ráp điện tử, Việt Nam đã chứng kiến thặng dư thương mại ngày càng
tăng. Xuất khẩu điện tử của Việt Nam đã tăng từ 3 tỷ USD (4% tổng kim ngạch xuất
khẩu) trong năm 2008 lên 87 tỷ USD (33% tổng kim ngạch xuất khẩu) trong năm
2019. Do đó, đã giúp mức thặng dư thương mại của Việt Nam ở mức cao kỷ lục là 11
tỷ USD, đẩy thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam lên tương đương 5% GDP trong
năm ngoái.

Những nỗ lực của Việt Nam hướng tới vị thế BOP thuận lợi hơn trong vài năm qua đã
chuyển thành sự tích lũy nhanh chóng dự trữ ngoại hối. Hiện dự trữ ngoại hối của
Việt Nam đã đạt khoảng 84 tỷ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu, tốt hơn rất
nhiều giai đoạn trước đây. Dự trữ ngoại hối cao đã góp phần nâng cao uy tín vị thế
của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời hỗ trợ đồng VND duy
trì trạng thái ổn định.

II. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ, PHÁP LUẬT

1. Chính sách mới về kinh tế, tài chính


Tình hình quốc tế, trong nước dự báo có những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách
thức đan xen, trong đó đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động tiêu cực trên nhiều mặt
đến kinh tế thế giới và nước ta.
Trong bối cảnh đó, mục tiêu tổng quát đề là tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu
vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển
kinh tế-xã hội trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo
đảm các cân đối lớn; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh
tranh, phát triển mạnh thị trường trong nước.Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án quan trọng và công trình trọng điểm quốc gia; phát huy vai trò của các

28
vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển nền
kinh tế số, xây dựng xã hội số.
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để khơi
thông các nguồn lực cho phát triển; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả
công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu
nại, tố cáo; làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh
các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên
trường quốc tế.
Nền kinh tế nước ra đã qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V trong
quý III. Tuy lũ lụt nghiêm trọng nhưng khả năng năm 2020 có thể đạt mức tăng
trưởng 2-3%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 có khởi sắc, tăng
gần 19% so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng trên 10% so
với cùng kỳ.Vấn đề nữa là dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện
tiếp tục khôi phục kinh tế. Đưa ra những gói hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
có thể dễ dàng hồi phục.
Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu khi CPI tháng 10 chỉ tăng tăng 0.09% so với
tháng trước và so với tháng 12 năm trước, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Bình
quân 10 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3.71% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu phục hồi khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, đạt 18.7 tỷ USD. Giải
ngân đầu tư công tiếp tục được cải thiện, tốc độ tăng vốn thực hiện từ ngân sách
Nhà nước tháng 10 và 10 tháng đầu năm đạt cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức
thực hiện 10 tháng đầu năm đạt 70% kế hoạch năm và tăng 34.5% so với cùng kỳ
năm trước.
IMF đánh giá Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN với
GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1.6% và 6.7%. Với mức tăng này,
quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340.6 tỷ USD, vượt Singapore
(337.5 tỷ USD), Malaysia (336.3 tỷ USD), đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á. Ngân
hàng Standard Chartered dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm
2020 và 7.8% vào năm 2021, hoạt động tiêu dùng gia tăng nhờ tâm lý thị trường
được cải thiện và lĩnh vực sản xuất tăng tốc sẽ là động lực tăng trưởng chính trong
quý IV/2020. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2.5-3% năm
2020.
2. Chính sách tài khóa
Dịch Covid bùng phát, chính phủ đã miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư
và thiết bị y tế phòng chống dịch và các vật tư, nguyên liệu đầu vào của các doanh
nghiệp da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, sản, thủy sản, cơ khí, công nghiệp phụ
trợ, công nghiệp ô tô, để giảm bớt gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp trong
nước. Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành một loạt các chính sách miễn, giảm, gia hạn
thuế và tiền thuê đất để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, rà soát để miễn, giảm

29
các khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của
dịch bệnh.
Bộ Tài chính đã ban hành 22 Thông tư điều chỉnh giảm mức thu phí, lệ phí, trong đó
đã giảm mạnh nhiều khoản phí, lệ phí, như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh
nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm 50% mức thu phí
cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng… Các gói hỗ trợ tài chính đã giảm bớt
khó khăn, giảm căng thẳng cân đối luồng tiền, chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn
cho doanh nghiệp, hộ sản xuất - kinh doanh. Hết tháng 9/2020, các chính sách trên
đã hỗ trợ khoảng 88.4 nghìn tỷ đồng, trong đó: Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền
thuê đất khoảng 71.8 nghìn tỷ đồng; Miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí khoảng
16.6 nghìn tỷ đồng.
Biểu đồ 16. Thu chi NSNN 9 tháng giai đoạn từ 2016-2020

Thu chi NSNN 9 tháng các năm 2016-2020


2000
1800
1600
1400
1200 1093.8 1113.7
1029.95
1000 904.6 962.5 989.3 975.3
870.5 843
800 718.3
600
400
200
0
2016 2017 2018 2019 2020

Thu Chi

Trên cơ sở đánh giá tác động nghiêm trọng của đại dịch đến các hoạt độ ng sản xuất -
kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, kết hợp với việc thực hiện các
chính sách miễn, giảm thuế và các khoản thu ngân sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp và người dân, Bộ Tài chính ước cả năm thu ngân sách nhà nước đạt
1,323.1 nghìn tỷ đồng, giảm 189.2 nghìn tỷ đồng (-12,5%) so dự toán, giảm 14.7% so
thực hiện năm 2019; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 20.7% GDP, riêng
huy độ ng từ thuế, phí đạt 17.2% GDP.

30
Tuy nhiên, để tránh thất thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã có những giải pháp
cấp thiết được đưa ra:
- Tăng cường điều tra giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ
ngân sách nhà nước; chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; làm
tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý thu hồi nợ thuế.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh
doanh, cắt giảm thời gian, chi phí cho người nộ p thuế, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia; đẩy mạnh triển khai xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và
doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác thu thuế.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, xử lý nợ đọng thuế, chống
thất thu ngân sách; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, đơn giản hóa
thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh về thủ tục hải quan, tạo
thuận lợi, giảm thời gian, chi phí giao dịch hành chính thuế cho doanh nghiệp trong
hoạt động xuất nhập khẩu.
Triển khai đồng bộ , có hiệu quả các giải pháp quản lý thu, kết hợp việc khai thác
nguồn thu, mở rộ ng cơ sở thuế (kể cả đối tượng và căn cứ tính thuế) với việc đẩy
mạnh chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế và xử lý
thu hồi nợ đọng thuế, phấn đấu giảm số thuế nợ đọng dưới 5% tổng số thu ngân
sách nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp;
quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, sân bay, cảng biển, trong đó tập
trung kiểm tra về trị giá, mã số, xuất xứ đối với những mặt hàng có thuế suất cao,
kim ngạch lớn...

3. Chính sách tiền tệ


Năm 2019 là năm mà tỷ giá và lãi suất ổn định nhất. Cán cân thanh toán tổng thể
dương. Dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam ổn
định, với tổng giải ngân vốn FDI và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài cả năm ước đạt 30 tỷ USD. Kết hợp với lượng kiều hối về ổn định, cán cân
thanh toán tổng thể thường xuyên thặng dư, đã tạo nguồn cung ngoại tệ dồi dào
giúp bình ổn tỷ giá. NHNN giữ ổn định tỷ giá mua vào và điều chỉnh tỷ giá tham chiếu
theo hướng tăng, tạo ra không gian thoải mái cho giao dịch ngoại hối. Tỷ giá mua vào
của NHNN thường xuyên cao hơn tỷ giá mua của NHTM, đã khuyến khích NHTM bán
ngoại tệ cho NHNN.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và thiên tai, Nhà nước đã linh
hoạt, chủ động đưa ra những chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh
hưởng. Sau 6 tháng đầu năm 2020, NHNN đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công
cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát lạm phát
theo mục tiêu. Với giải pháp này, NHNN mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà
nước và điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để trung hòa lượng tiền đưa ra
từ việc mua ngoại tệ, từ đó ổn định thị trường tiền tệ. Cùng với đó, NHNN đã điều
hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, ổn định các
mức lãi suất điều hành.

31
NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất
là lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh
nghiệp và người dân; nâng cao chất lượng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào
các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (như bất động sản, chứng khoán, dự án BOT, BT giao
thông,...). Đồng thời, TCTD cân đối tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý;
nghiên cứu dành nguồn vốn để phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng đáp ứng
nhu cầu phục vụ đời sống chính đáng của người dân; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục
cho vay giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi; xem xét cơ cấu lại
thời hạn trả nợ khi người dân gặp khó khăn chưa thể trả được nợ đúng hạn.
Tính đến thời điểm 18/6/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 6.05% so với cuối
năm 2018; thanh khoản của hệ thống TCTD được đảm bảo, thông suốt. Mặt bằng lãi
suất huy động và cho vay về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-
9%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đến 18/6, huy động
vốn của các TCTD tăng 6,09%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 6.22%. Tín
dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính
phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát. Tỷ giá trung
tâm quanh mức 23,060 VND/USD, tăng 1.03% so với cuối năm 2018; tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường liên ngân hàng những ngày đầu tháng 6 ở mức khoảng
23,408 VND/USD, tăng 0.90% so với cuối năm 2018; tỷ giá niêm yết của một số
NHTM ở mức 23,355/23,475 VND/USD, tăng 0.86%/0.99% so với cuối năm 2018.
Trong 6 tháng cuối năm,tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường trên thế giới,
trong nước đang đối phó với tình trạng tái dịch Covid, những diễn biến này tiếp tục
ảnh hưởng nặng nề đến điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều hành chính
sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói riêng.
Thống đốc yêu cầu với việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phải bám sát diễn
biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá tình hình và kịp thời tham mưu,
đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp, đảm bảo thanh
khoản thị trường, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định và tạo điều kiện giảm nhanh
hơn mặt bằng lãi suất. Theo dõi sát diễn biến thị trường để chủ động điều hành tỉ giá
linh hoạt, phù hợp và sẵn sàng can thiệp khi cần thiết nhằm ổn định thị trường ngoại
tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Theo sát biến động giá vàng thế giới và trong
nước để kịp thời thông tin, khuyến cáo người dân, ổn định tâm lý thị trường, không
để ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN về tiết giảm
chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay
thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng
hành cùng DN, người dân vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh
sau dịch. Chấp hành đúng quy định của NHNN về lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực
ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.
Về cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn hoạt động, tiếp tục triển khai
có hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê
duyệt; tập trung xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu và tập trung
32
nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu; hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Tiếp tục lành
mạnh hóa tài chính, tăng vốn điều lệ.

B. PHÂN TÍCH NGÀNH THEO MÔ HÌNH MP

I. Rào cản gia nhập ngành

1. Chính sách của chính phủ:


- Đối với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ:Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ
nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện vàphải được NHNN cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Đối với hoạt động kinh doanh mua,
bán vàng trang sức, mỹ nghệ là có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và có địa
điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán
vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Đối với thị trường vàng miếng: Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt
động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua,
bán vàng miếng. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên
liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. NHNN tổ chức và quản lý
sản xuất vàng miếng; tổ chức thực hiện xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng
nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị
trường trong nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
 Lợi thế kinh tế từ quy mô:
Theo thống kê của PNJ năm 2018, PNJ đang sở hữu xí nghiệp chuyên sản xuất nữ
trang lớn nhất Việt Nam trên mặt bằng 3.500 m2 bao gồm 6 tầng với hơn 1.000 công
nhân làm việc. Mỗi năm xí nghiệp cung cấp 4 triệu sản phẩm. Toàn bộ máy móc sản
xuất của PNJ đều sử dụng công nghệ từ Italia và Đức, hai cường quốc trong ngành
công nghiệp sản xuất nữ trang. Một sản phẩm mới thiết kế được duyệt, chuyển qua
xí nghiệp, chỉ trong một buổi sáng sẽ có ngay qui trình sản xuất, thời gian cho mỗi
công đoạn, chi phí hao hụt, chi phí nhân công và...tổng chi phí. Tính đến năm 2019,
PNJ có gần 400 cửa hàng tại 53/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Năng lực sản xuất
vượt trội đảm bảo cung ứng cho hệ thống cửa hàng thương hiệu PNJ trên toàn quốc
mà theo định hướng đến 2020 sẽ đạt quy mô 500 cửa hàng, đặc biệt là đủ công suất
phục vụ cho các mục tiêu tham vọng như việc đưa sản phẩm của PNJ vào 12.000 tiệm
vàng trên cả nước.
 Yêu cầu về vốn: Theo nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng, điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng
miếng là:

33
- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở
lên.
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên
trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trở lên.
 Chi phí chuyển đổi:
Vàng trang sức là kim loại quý nên ít bị mất giá theo thời gian, mặt khác vàng còn
làcông cụ đầu cơ đầu tư chêch lệch giá an toàn. Chi phí chuyển đổi không ổn định do
giá trịcác sản phẩm thay thế biến đổi nhanh và không bền vững. Tuy nhiên, do chất
lượng, uytín và sự ổn định về giá sản phẩm của công ty lớn nên khuynh hướng
chuyển đổi củakhách hàng tương đối thấp.
 Dị biệt hóa sản phẩm:
Với nét văn hóa ưa chuộng vàng làm của hồi môn và đầu cơ vàng miếng như ở Việt
Nam thì tiềm năng từ thị trường trang sức là rất lớn, có tính dị biệt hóa cao.
Với mục đích đầu tư, có một số sản phẩm thay thế như ngoại tệ, đầu tư vào thị
trường bất động sản, thị trường chứng khoán thay vì đầu tư vàng.Nhu cầu đầu cơ,
đầu tư giá chỉ xuất hiện trong bối cảnh kinh tế nhiều bất ổn, nhiều nhà đầu tư tìm
kênh trú ẩn nơi vàng. Do đó xu hướng kinh tế dần phục hồi thì nhu cầu mua vàng
miếng để đầu cơ đầu tư sẽ giảm.

II. Khả năng ép giá từ khách hàng

1. Phân khúc khách hàng của ngành


Khách hàng của PNJ là một tập hợp những cá nhân, tổ chức,.. có mối quan hệ với
công ty và đã mua các trang sức thành phẩm bằng vàng, bạc, đá quý của công ty. Mối
quan hệ của công ty với khách hàng là mối quan hệ hai chiều, tạo điều kiện cho nhau
cùng tồn tại và phát triển.
 Khách hàng cá nhân
 Khách hàng tổ chức
 Phân biệt khách hàng theo giá trị: Khách hàng bạc kim ( khách hàng có giá trị
nhất), khách hàng vàng (Khách hàng cần phát triển), khách hàng bạc (Khách
hàng cần dịch chuyển)

34
2. Đặc điểm của khách hàng
Khách hàng bạc kim: Là những khách hàng có tần xuất ghé thăm và mua sắm trang
sức ở cửa hàng hay mua qua web của PNJ nhiều nhất, họ quan tâm đến các chính
sách chăm sóc khách hàng của PNJ, các sản phẩm mới của công ty. Họ đòi hỏi một
mức dịch vụ cao và rất ít nhạy cảm về giá và những sản phẩm họ mua có giá trị lớn.
Khách hàng vàng: Đây là phân khúc khách hàng mua một số lượng hàng đáng kể từ
PNJ nhưng tần suất mua hàng không đều đặn, họ không trung thành như khách hàng
Bạch Kim, mức giá bán đóng một vai trò lớn trong quyết định mua hàng của họ.
Khách hàng bạc: Là những khách hàng mua hàng để làm quà tặng hay một số mục
đích khác, giá cả sản phẩm phải phù hợp với túi tiền của họ, lòng trung thành và lợi
nhuận không đáng kể. Họ mua hàng với tần suất mua rất thấp có thể chỉ ghé qua một
lần và sau đó không quay lại nữa. Họ có thể phàn nàn về dịch vụ của PNJ với người
khác. Họ có thể bỏ PNJ để đến với công ty khác nếu họ thấy có lợi hơn.
- PNJ Gold: Nhắm vào đối tượng khách hàng là nữ có độ tuổi từ 25 –45, có mức
thu nhập và chi tiêu từ trung bình khá trở lên.
- PNJ Silver: Nhắm vào nhóm khách hàng trẻ, độ tuổi từ 15 –25, yêu thích thời
trang và thích khẳng định mình.
- CAO Fine Jewellery: Nhắm vào những khách hàng có thu nhập cao, Việt kiều,
du khách nước ngoài… sẵn sàng chi trả cho những món trang sức đắt tiền.

3. Áp lực của khách hàng tạo ra cho ngành


Cùng với nền kinh tế phát triển không ngừng vì thế kéo theo nhu cầu làm đẹp cũng
đòi hỏi ở mức cao. Với sức cuốn hút riêng của mình, trang sức là một trong những
món phụ kiện cao cấp, thể hiện đẳng cấp, sự tự tin và tinh tế của người dùng. Ở Việt
Nam, chúng ta có thể thấy rất nhiều công ty vàng bạc đá quý lớn và uy tín, có chỗ
đứng trong và ngoài nước, được người tiêu dùng tin cậy và yêu thích như: DOJI, SJC,
SBJ, Bảo Tín Minh Châu,...
nên mức độ cạnh tranh ngành trên thị trường hiện nay khá cao do nhu cầu làm đẹp
càng ngày càng tăng. Theo đó xu hướng mua sắm ngày càng cao, người mua càng đòi
hỏi mẫu mã, chất lượng tốt và đẹp hơn, mang tính độc đáo,.. khiến các công ty không
ngừng cải tiến quy trình chất lượng, suy nghĩ và nâng cao sự sáng tạo để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
Vì các công ty luôn chạy đua đưa ra các chiến lược sản phẩm, marketing mới để thu
hút khách hàng, luôn phụ thuộc vào khách hàng và người mua có thể chuyển đổi
giữa các công ty cung cấp với chi phíthấp, do đó nó kích thích các công ty chống lại
nhau để dẫn đến giảm giá và cũng như không phải là một sản phẩm độc quyền vì thế

35
khả năng ép giá của khách hàng là khá cao, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống,
khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm.

III. Áp lực từ nhà cung cấp

1. Nhà cung cấp hiện nay:


Sản xuất, kinh doanh vàng hiện nay có hai hình thức chính là kinh doanh vàng miếng
và chế tác kinh doanh trang sức, mỹ nghệ. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất là
vàng nguyên liệu được cung cấp bởi hai nguồn chính là vàng miếng của Ngân hàng
nhà nước và nguồn thứ 2 là huy động từ người dân, vàng tái chế, trôi nổi trên thị
trường. Doanh nghiệp muốn kinh doanh vàng miếng phải có Giấy phép kinh doanh
mua, bán vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước. Nhà nước độc quyền 11 sản xuất vàng
miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng
miếng. Nguồn vàng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của
PNJ chủ yếu đến từ các đối tác bán sỉ, PNJ mỗi năm cần khoản 10 tấn vàng nguyên
liệu cho hoạt động sản xuất mà nguồn dự trữ trong dân lên đến 500 tấn vàng nên áp
lực từ nhà cung cấp hầu như thấp.

2. Tác động từ nhà cung cấp:


NHNN độc quyền trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Các doanh nghiệp kinh
doanh vàng miếng bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp, quy định, điều tiết của NHNN.
Vàng miếng do NHNN cung cấp không phải cạnh tranh với bất kì sản phẩm thay thế
nào. Vàng miếng là nguồn đầu vào quan trọng trong kinh doanh vàng của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng miếng của PNJ biên LNG thấp (trên
dưới 1% qua trao đổi với doanh nghiệp) và chịu ảnh hưởng từ sự biến động của giá
vàng cũng như quản lý chặt chẽ của nhà nước, nên hoạt động kinh doanh bị ảnh
hưởng tương đối nhiều. Do đó, kể từ năm 2015, công ty đã chuyển hướng tập trung
sang mảng kinh doanh trang sức mỹ nghệ với biên lợi nhuận cao đóng góp đến gần
80% vào tổng doanh thu của công ty đồng thời có biên LNG cao nhất (gần 20%).
Nguồn cung vàng của PNJ rất đa dạng và phong phú trong mảng hoạt động kinh
doanh trang sức mỹ nghệ tránh được các rủi ro về các vấn đề tập trung cao vào nhà
cung cấp.
Ngoài ra PNJ còn kinh doanh phụ kiện thời trang, hàng tiêu dùng cao cấp và dịch vụ
kiểm định vàng và đá quý nên khả năng ép giá của nhà cung cấp là khá hạn chế.

IV. Tác động của các sản phẩm thay thế


Thị trường vàng bạc đá quý Việt Nam hiện có tiềm năng tăng trưởng rất lớn bởi nhu
cầu mua sắm trang sức của phái nữ ngày một tăng cao. Do thói quen mang tính
truyền thống của người Việt Nam, sản phẩm trang sức bằng vàng, bạc khó có sản
phẩm thay thế trong dịp lễ, tết, cưới hỏi… Hầu hết các sản phẩm của PNJ là các sản
36
phẩm từ vàng, bạc, đá quý với đầy đủ các mẫu mã, vô cùng đa dạng. Chiếm ưu thế
trong ngách thị trường này nên nhìn chung về mảng vàng trang sức, PNJ chưa bị ảnh
hưởng nhiều bởi các sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, với sự phát triển của hàng hóa
thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các sản phẩm
thay thế tiềm ẩn.

Vàng cũng là tài sản được ưu tiên cho mục đích tích trữ, làm của để dành. Nếu mục
đích sử dụng vàng không để làm trang sức mà sử dụng với mục đích giữ tiền, tích lũy
của cải. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể sử dụng nhiều cách thức, phương tiện
khác như bất động sản, đất đai, những tài sản giấy (cổ phiếu, trái phiếu…), gửi tiết
kiệm ngân hàng,… Các hình thức này sẽ cạnh tranh trực tiếp với vàng.

Bảng 2. Ưu nhược điểm của các kênh đầu tư


Bảng 2. Ưu nhược điểm của các kênh đầu tư

Các kênh Ưu điểm Nhược điểm


Thị trường chứng khoán Kênh đầu tư linh hoạt Rủi ro đặc thù trong ngành
Lợi nhuận cao Rủi ro biến động lãi suất,
Tính thanh khoản tốt hàng hóa, tiền tệ,…
Có thể bắt đầu từ vốn nhỏ
Thị trường ngoại hối Tính minh bạch, không bị Rủi ro đối tác
thao túng Rủi ro đòn bẩy 
Khả năng kiếm lợi nhuận Rủi ro hoạt động
đa chiều

Thị trường bất động sản Mức sinh lời cao Tính thanh khoản tương
Phục vụ cho nhiều mục đối thấp
đích: ở, kinh doanh Chí phí giao dịch cao
Tự kinh doanh hoặc nhờ Thông tin thiếu minh bạch
bên thứ ba đó là các đơn
vị quản lý vận hành
Tiết kiệm ngân hàng Hình thức đa dạng Lĩa suất thấp và có tính
Ít rủi ro biến động theo thời gian
Lạm phát, đồng tiền mất
giá
Vàng Vốn đầu tư ít Tỷ suất lợi nhuận thấp
Thời gian đầu tư linh hoạt Giá biến độn bất thường

37
Dễ mua bán Phải nắm bắt được thị
Tính thanh khoản quốc tế trường vàng

Với sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế làm tăng sự cạnh tranh, giảm thị phần
của sản phẩm ngành, từ đó sẽ tác động làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty.

V. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong ngành

1. Khả năng tăng trưởng của ngành


Theo thông tin của Hội đồng Vàng thế giới, năm 2015 người Việt Nam sử dụng 31 tấn
nữ trang vàng. Riêng thành phố Hồ Chí Minh sản lượng nữ trang ước đạt 2,500 ngàn
sản phẩm/năm, doanh thu xuất khẩu mặt hàng này tuy còn khiêm tốn nhưng cũng
đạt từ 2-3 triệu USD/năm. Từ năm 2005 đến nay, nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt Nam
tăng lên nhanh chóng, nhu cầu vàng trung bình trong 3 năm gần đây của Việt Nam
hơn 70 tấn/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ vàng nữ trang ở Việt Nam ngày càng tăng
cao (trung bình từ 30 đến 35 tấn/năm). Năm 2007, nhu cầu vàng vào khoảng 75 - 80
tấn, có khoảng 42 tấn vàng miếng và 35 tấn vàng nữ trang. Chỉ tính riêng Công ty
Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có khối lượng vàng nữ trang bán ra đạt 41.129
món, tăng gấp 2.5 lần so với năm 2006, doanh số lên đến hàng tỉ đồng.
Cả nước có khoảng 10,000 cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý, tuy nhiên đối với
thị trường trang sức của Việt Nam hiện nay chưa có một thương hiệu lớn nào được
xem là có thể chiếm lĩnh chi phối thị trường. Các thương hiệu lớn như PNJ, SJC, Bảo
Tín Minh Châu cũng chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong tổng thị trường. Nên nhiều
chuyên gia kinh tế trong và ngoài ngành đều đánh giá đây là một thị trường đầy tiềm
năng. Dưới đây là đôi nét về hoạt động của 2 đại gia trong ngành trang sức Việt Nam
đã xây dựng khá tốt hệ thống bán hàng và nhận dạng thương hiệu.
2. Các đối thủ cạnh tranh trong nghành
Trong nghành vàng bạc đá quý Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty đang hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực này. Hầu hết các công ty lớn mạnh có tiệm lực tập
trung chủ yếu ở 2 trung tâm kinh tế lớp nhất nước là TP HCM và Hà Nội.
Trong đó phải kể đến các đại gia như Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu tại Hà Nội,
Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)…
Chiếm thị phần lớn của nghành.

38
Biểu đồ 17. Thị phần bán lẻ vàng trang sức tại Việt Nam năm 2018

Thị phần bán lẻ trang sức tại Việt Nam 2018


6%

14%

Cửa hàng truyền thống


Chuỗi khác
PNJ

80%

Biểu đồ 18. Thị phần và số cửa hàng của PN giai đoạn từ 2009 - 2016

Thị phần và số cửa hàng của PNJ


250 30%
219
27%
200 19025% 25%

16521%
148 20%
150 145
132
15%
14%
13% 13%
100 12% 12%
10%

50
5%

0 0
0 0%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số cửa hàng Thị phần

( Nguồn: Cafebiz )

3. Mức độ quyết tâm đạt thành công của doanh nghiệp trong nghành.
Sau những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố, phát huy mạnh mẽ nội lực, vượt qua
nhiều chướng ngại, khó khăn của một năm 2019 nhiều biến động, PNJ đã thiết lập
hàng loạt dấu ấn, đặc biệt là sự kiện chiếm lĩnh vị trí Nhà Bán Lẻ Trang Sức Xuất Sắc
Nhất Châu Á. Qua đó, PNJ đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín ngành kim

39
hoàn Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quốc tế, tiến một bước quan trọng trên tiến trình
gia tăng tầm ảnh hưởng sâu, rộng trên thị trường trang sức quốc tế.
Doanh nghiệp cũng đã chứng minh được sức cạnh tranh trên thị trường vàng và
trang sức Việt Nam trước sự gia nhập thêm nhiều doanh nghiệp mới đến từ cả trong
Biểu đồ 19. Kết quả kinh doanh của PNJ và ngoài nước. Đặc biệt, PNJ đã
cho thấy năng lực sáng tạo
tuyệt vời, vượt qua những khó
khăn bước đầu trong giai đoạn
golive ERP, quản trị tối ưu các
nguồn lực, tạo sức mạnh tổng
hợp và nền tảng vững chắc để
trở thành nhà bán lẻ chuyên
nghiệp.
Với nguồn sức mạnh tổng lực
đó, trong năm 2019, PNJ đã liên
tiếp gặt hái nhiều thành công,
tiếp tục khẳng định vị thế thống
lĩnh ngành kim hoàn Việt Nam.
Doanh thu duy trì tăng trưởng
với tốc độ bình quân (CAGR)
22%/năm cho giai đoạn 2016 –
2019, và tăng gấp đôi sau 3
năm. Riêng 2019, doanh thu thuần đạt 17.000 tỷ, tăng 17% so với 2018. Đồng thời,
biên lãi gộp được duy trì thành công ở mức 20,4%, tăng mạnh so với mức 19,1%
trong năm 2018, và lợi nhuận trước thuế chinh phục thành công cột mốc 1.500 tỷ.
Chuỗi cửa hàng bán lẻ không ngừng phát triển, đạt 346 cửa hàng phủ sóng 52/63
tỉnh thành.
(Nguồn: stockbook.vn )

40
Tổng kết
Bảng 3. Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Poster

Chỉ tiêu Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael


Poster
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại 4
Khả năng ép giá của khách hàng 2
Áp lực từ phía nhà cung ứng 3
Mối đê dọa từ các sản phẩm thay thế 1
Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm năng 1

Biểu đồ 20 Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Poster.

Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Poster


Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tai

2
Đối thủ tiềm năng Khách hàng
1

Sản phẩm thay thế Nhà cung ứng

C. PHÂN TÍCH CÔNG TY

I. GIỚI THIỆU CÔNG TY

1. Tổng quan công ty


- Tên của Campany : Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú
Nhuận                    
- Mã chứng khoán: PNJ                    
- Giấy ĐKKD: 0300521758      
- Mã số thuế: 0300521758                    
- Vốn điều lệ: 2,252,935,850,000 VNĐ                    
- Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT,
Tổng Giám đốc                    

41
- Ngành nghề kinh doanh chính: 
o Sản xuất và kinh doanh trang sức vàng bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, đồ
lưu niệm. Kinh doanh đồng hồ và mua vàng miếng                   
o Dịch vụ kim cương, đá quý, kim loại quý                   
o Kinh doanh bất động sản.                   
- TẦM NHÌN: Nhà bán lẻ trang sức và thời trang hàng đầu Châu Á , giữ vị trí
số 1 trong phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam.                    
-  SỨ MỆNH: PNJ mang đến niềm tự hào cho khách hàng bằng những sản phẩm
trang sức tinh tế, chất lượng vượt trội.
- GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Chính trực - Trách nhiệm - Chất lượng - Đổi mới - Gắn kết
- SLOGAN: Niềm tin và Phong cách  
2. Lịch sử hình thành và phát triển
 PNJ tiền thân là Cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Đá quý Quận Phú Nhuận,
được thành lập vào ngày 28/04/1988, trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận.
 Năm 1990, Cửa hàng được nâng cấp thành Công ty Mỹ nghệ Kiều hối Phú
Nhuận, trực thuộc Ban Tài chính Quản trị Thành ủy. Thương hiệu vàng miếng
Phượng Hoàng của PNJ cũng ra đời từ thời điểm này.
 Năm 1992, Công ty đổi tên thành Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.
 Tháng 01/2004, PNJ chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty
cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.
 Tháng 04/2008, PNJ và Ngân hàng TMCP Đông Á chính thức đưa vàng miếng
mang thương hiệu “Phượng hoàng PNJ - DongA Bank” lưu hành ra thị trường.
 Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên
400 tỷ đồng.
 Trải qua 32 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú
Nhuận (PNJ) đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những nhà sản
xuất và bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam với những nhãn hiệu nổi tiếng như
PNJ Silver, PNJ Gold, CAO FINE Jewelry và Jemma. Không những thế, PNJ còn
là đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu trang sức Việt Nam ra thị trường
quốc tế.

3. Giới thiệu về hoạt động công ty


 Dịch vụ kiểm định kim cương và đá quý
 Cho thuê nhà
 Sản xuất, kinh doanh trang sức thành phẩm bằng vàng; bạc; đá quý, vàng
miếng thành phẩm (không phân phối kim cương đã hoặc chưa được gia công
nhưng chưa được gắn hoặc nạm dát; đá quý (trừ kim cương), đá bán quý, đã
hoặc chưa được gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu chuỗi, chưa gắn
hoặc nạm dát; đá quý (trừ kim cương); đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc
tái tạo, đã hoặc chưa gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu thành chuỗi,
chưa gắn hoặc nạm dát; bạc (kể cả bạc được mạ vàng hoặc bạch kim) – chưa
42
gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột; vàng (kể cả vàng mạ
bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột; bạch
kim, chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột; chỉ bao gồm
bạc hoặc vàng, dát phủ bạch kim, chưa gia công quá mức bán thành phẩm
thuộc nhóm 71111).
 Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, PNJ đã đạt đươc nhiều thành
tựu đáng kể: thuộc Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương, Giải
thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương, Thương hiệu quốc gia, Top 100
Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, Môi trường làm việc tốt nhất châu Á,
“lập kỷ lục ” doanh nghiệp đầu tiên đầu tư công nghệ sản xuất trang sức hiện
đại nhất, quy mô lớn nhất Việt Nam phía Nam.
 Năm 2019, PNJ tiếp tục đạt được những thành công về nhiều mặt với việc đạt
và vượt tất cả các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu. Về doanh thu thuần, PNJ đạt
được mức 17,000 tỷ đồng, tăng trưởng 16.67% so với năm 2018, đây là mức
tăng cao nhất trong 5 năm qua. Về lợi nhuận sau thuế, PNJ đánh dấu lần đầu
tiên vượt mức 1.190 tỷ đồng, tăng 23.96% so với năm 2018. Về mạng lưới,
đến cuối năm 2019 PNJ đã có 369 cửa hàng phủ khắp toàn quốc. Không chỉ
đạt được những thành tựu xuất sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh, PNJ
cũng đạt được nhiều sự công nhận về vị thế của PNJ ở thị trường Việt Nam
cũng như ở tầm quốc tế trong nhiều lĩnh vực. Tất cả những thành quả đáng tự
hào trên cùng với sự công nhận của xã hội dành cho PNJ là một sự khẳng định
cho tính đúng đắn về chiến lược phát triển, về sự theo đuổi kiên định các giá
trị phát triển bền vững, về sự hài hòa giữa các thành viên (stake-holders) tạo
nên giá trị của PNJ ngày hôm nay.

43
4. Cơ cấu bộ máy quản trị

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

VĂN PHÒNG HỘI


ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM
ĐỐC

VĂN PHÒNG GIÁM ĐỐC


THƯ KÝ VẬN HÀNH

KHỐI TÀI CHÍNH


KHỐI KHỐI 44
– VẬN HÀNH
BÁN LẺ CUNG PHÒNG QUAN CÁC CHI
ỨNG HỆ ĐỐI NGOẠI NHÁNH
KHỐI KHỐI NGUỒN KHỐI KHỐI CHIẾN
MARKETING NHÂN LỰC CNTT LƯỢC

45
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BÀ CAO THỊ NGỌC DUNG ÔNG LÊ TRÍ THÔNG ÔNG LÊ HỮU HẠNH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT THÀNH VIÊN HĐQT
KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC

BÀ HUỲNH THỊ XUÂN LIÊN BÀ ĐẶNG THỊ LÀI ÔNG LÊ QUANG PHÚC
THÀNH VIÊN HĐQT ĐỘC LẬP THÀNH VIÊN HĐQT THÀNH VIÊN HĐQT ĐỘC LẬP

BÀ TIÊU YẾN TRINH BÀ TRẦN PHƯƠNG NGỌC THẢO ÔNG NGUYỄN TUẤN HẢI
THÀNH VIÊN HĐQT THÀNH VIÊN HĐQT THÀNH VIÊN HĐQT

BAN KIỂM SOÁT

46
ÔNG NGUYỄN THÀNH DƯ BÀ NGUYỄN NGỌC HUỆ ÔNG LÊ ANH ĐỨC
TRƯỞNG BKS THÀNH VIÊN BKS THÀNH VIÊN BKS

BAN ĐIỀU HÀNH

ÔNG LÊ TRÍ THÔNG BÀ ĐẶNG THỊ LÀI BÀ TRẦN THỊ THU HÀ


TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ VẬN HÀNH KIÊM GĐ KHỐI GĐ KHỐI BÁN LẺ
TÀI CHÍNH VẬN HÀNH

47
ÔNG PHAN NGUYỄN HOÀI ANH ÔNG ĐÀO TRUNG KIÊN ÔNG NGUYỄN ANH HÙNG
GĐ KHỐI MARKETING GĐ KHỐI CHIẾN LƯỢC GĐ KHỐI NGUỒN NHÂN LỰC

ÔNG NGUYỄN HOÀNG CHÂU ÔNG NGUYỄN NGỌC TRÂN


GĐ KHỐI CUNG ỨNG GĐ KHỐI CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN

5. Chuỗi giá trị


Với vị thế Nhà Bán Lẻ Trang Sức Xuất Sắc Nhất Châu Á và những hoạt động ký kết
hợp tác quốc tế, PNJ đã và đang mở ra cánh cửa cho một giai đoạn phát triển mới
của doanh nghiệp cũng như cho ngành kim hoàn Việt Nam, đồng thời đổi mới diện
mạo của một thống lĩnh ngành kim hoàn trong nước.

Lợi thế cạnh tranh lớn của PNJ đến từ thương hiệu, đặc biệt trong một thị trường
trang sức có độ phân mảnh cao và người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch sang

48
trang sức thời trang có thương hiệu. Đây là yếu tố quan trọng giúp PNJ có thể tiếp
tục mở rộng mạng lưới của mình và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ vàng trang sức. PNJ
ra 1 quyết định mang tính bước ngoặt khi đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng xí nghiệp
trang sức lớn nhất Việt Nam. Vì vậy khi đứng trước những thay đổi của ngành, một
số doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng sang mảng chế tác trang sức thì PNJ đã sở
hữu một xí nghiệp sản xuất nữ trang lớn với công nghệ hiện đại và đội ngũ thợ hoàn
kim lành nghề. Đây là những gì PNJ đã tích lũy trong nhiều năm mà các đối thủ khó
có thể đuổi kịp, doanh thu trang sức hàng năm tăng trung bình 18.5%/năm.

Những yêu cầu thực tế đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược mới, tầm nhìn
mới, cũng như triển khai mạnh mẽ quá trình “tái tạo” nhằm xây dựng năng lực và lộ
trình tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Hiện nay, PNJ đang thực hiện tái định vị
chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh việc tiến hóa mô hình kinh doanh từ mô hình “Sản
xuất và bán hàng" lên mô hình “Bán lẻ chuyên nghiệp và cung cấp giá trị" là mô hình
tăng trưởng cho PNJ trong dài hạn, đồng thời thúc đẩy các năng lực doanh nghiệp
tiếp tục phát triển để tạo đà tiến vững chắc. Những hành động này đã mang đến kết
quả tích cực.

49
Cơ cấu doanh thu của PNJ
Biểu đồ 21. Cơ cấu doanh thu của PNJ Bán sỉ Bán lẻ Vàng miếng Xuất khẩu

9T2020 57% 15.60% 25.00% 2.200%

6T2020 58% 16.60% 23.10% 2.300%

1Q2020 59% 15.20% 24.10% 1.500%

9T2019 55% 21.40% 22.00% 1.700%

6T2019 57% 20.60% 20.30% 2.100%

1Q2019 57% 19.10% 21.90% 1.800%

Đến cuối năm 2019, mạng lưới bán lẻ trang sức PNJ đạt 346 cửa hàng, tăng trưởng
58% so với 2016. Đồng thời, PNJ Next đã lần lượt xuất hiện tại TP.HCM, Đà Nẵng, Hà
Nội và mạng lưới PNJ Watch tăng lên 26 cửa hàng . Số lượng khách hàng sỉ đạt hơn
3,000 và sản phẩm được xuất khẩu qua 13 quốc gia, vùng lãnh thổ. Doanh thu thuần
năm 2017 đạt 17,000 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1,190 tỷ, tăng lần lượt 17% và
24% so với 2018, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên lãi ròng vượt nghìn tỷ. Quá trình
chuyển hóa này cũng đã góp phần quan trọng đưa PNJ trở thành nhà bán lẻ số 1
ngành kim hoàn châu Á.

Nguồn: PNJ

50
Biểu đồ 22. Tổng số cửa hàng của PNJ từ 2016 đến T9/2020

350

296
300 288
258
250

202
200

154
150

100
61 63 63
54
50 38

4 4 3 4 3
0
2016 2017 2018 2019 44075

PNJ Gold PNJ Silver CAO Fine

(Nguồn: PNJ)

Ngoài ra, PNJ cũng đang đẩy mạnh mảng bán hàng online cho thấy sự nhạy bén trong
việc nắm bắt xu thế mua sắm trong tương lai
Có thể nói, PNJ đã những đóng góp to lớn cho công cuộc vực dậy, làm sống dậy nghề
kim hoàn Việt Nam từ những năm 1988, trong thời buổi nghề kim hoàn có nguy cơ bị
mai một.

6. Phân khúc kinh doanh


Với giá trị cốt lõi “Chính trực – Trách nhiệm – Chất lượng – Đổi mới – Gắn kết” cùng
với tầm nhìn “Là công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu Châu Á, giữ vị trí số 1
trong các phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam”. Đồng thời, công ty mang trong
mình sứ mệnh “PNJ mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm
trang sức tinh tế, chất lượng vượt trội.”

PNJ với tư cách là một doanh nghiệp đi đầu trong ngành kim hoàn đã liên tiếp gặt hái
nhiều thành công, tiếp tục khẳng định vị thế của mình. Doanh thu tăng trưởng với
tốc độ bình quân 22%/năm cho giai đoạn 2016 – 2019, và tăng gấp đôi sau 3 năm.
Đồng thời, biên lãi gộp được duy trì thành công ở mức 20,4%, tăng mạnh so với mức
19.1% trong năm 2018. Chuỗi cửa hàng bán lẻ không ngừng phát triển, đạt 346 cửa
hàng phủ sóng 52/63 tỉnh, thành.

51
7. Chiến lược phát triển của công ty
Trong năm 2019 và các năm tiếp theo, HĐQT và đoàn thể cán bộ nhân viên PNJ luôn
tỉnh thức để sáng tạo không ngừng, vượt trên chuyển biến nhanh chóng của nền kinh
tế và trào lưu xã hội – công nghệ để đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh bền vững và
vị thế số 1 nhà bán lẻ trang sức châu Á, cũng như tiến xa hơn trên tiến trình thâm
nhập thị trường quốc tế. HĐQT của PNJ đã luôn hết sức nghiêm túc chuẩn bị kỹ càng,
đầu tư có trọng tâm, đảm bảo PNJ luôn có sự sẵn sàng tốt nhất cho tương lai với 4
trong tâm chiến lược cho giai đoạn 2019-2022:

 Tăng trưởng vững chắc với trọng tâm duy trì vị thế số một tại thị trường tier
1 và tăng tốc phát triển tại các thị trường tier 2 và tier 3.
 Không ngừng phát triển đồng bộ năng lực sản xuất, quảm trị chuỗi cung
ứng, quản trị chiến lược, marketing,… để tạo sức mạnh toàn diện của doanh
nghiệp.
 Tiếp tục công cuộc làm giàu tài nguyên nguồn nhân lực, tài nguyên thương
hiệu, tài nguyên khách hàng,… để gia tăng mạnh mẽ nguồn lực.
 Chuẩn bị nguồn nhân lực đủ kiến thức, kinh nghiệm phân tích, sử dụng dữ
liệu trong hoạt động kinh doanh để tiến nhanh, tiến mạnh vào kỉ nguyên
bán lẻ 4.0.

Bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng, phát tiển con người chính là những hoạt
động quan trọng để thay đổi bối cảnh theo hướng tích cực, tạo ra môi trường phát
triển thuận lợi cho doanh nghiệp, về động lực tăng trưởng lẫn dư địa thị trường và
sức cạnh tranh. Do đó, tạo lập giá trị để góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền
vững được PNJ hoạch định chiến lược lâu dài, tích hợp vào tiến trình chinh phục các
mục tiêu kinh tế.

Không dừng lại ở các hành động, dự án hoàn thiện hệ thống an sinh, cải thiện môi
trường sống, điều kiện kinh tế, điều kiện chăm sóc y tế, giáo dục, PNJ còn chủ động
đề xuất, liên kết các tổ chức, các hiệp hội để tạo nguồn lực tác động, hình thành môi
trường sống lý tưởng để mỗi cá nhân được phát triển tốt nhất trên mỗi khía cạnh đời
sống. Đồng thời, doanh nghiệp không ngừng liên kết các thành tố, tổ chức xã hội, tổ
chức nghề nghiệp để tạo sự cộng hưởng, hình thành môi trường thuận lợi cho các
nhà khởi nghiệp phát triển.

52
Hiện tại, PNJ đang đưa ra định hường “F5 – REFRESH: Nhấn Nút Tái Tạo – Bức Phá
Vươn Xa” với 2 trọng tâm:

 Phát huy mạnh mẽ các thế mạnh mà PNJ đã tích lũy và sáng tạo ra được
trong những năm qua – đẩy mạnh việc lan tỏa ra toàn hệ thống những thực
hành tốt, những sáng kiến hay… mà một số đơn vị riêng lẻ của PNJ đã triển
khai và mang lại những hiệu quả và thành công.
 Song song đó, chúng ta cũng nhìn lại một cách nghiêm túc và tiến hành cải
thiện quyết liệt để loại bỏ những điểm yếu, những rườm rà, bất cập… làm
chúng ta giảm hiệu quả, giảm tốc độ, tạo ra những gánh nặng và áp lực – làm
chúng ta mất sức mà không cần thiết.

II. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM

1. Tính đặc thù của sản phẩm (dịch vụ)


Trang sức kim cương của PNJ được thiết kế từ những viên kim cương chất lượng
vượt trội, tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe. Với PNJ, quá trình tuyển
lựa là khâu quan trọng để tạo nên uy tín và giữ trọn niềm tin của khách hàng dành
cho thương hiệu. Mỗi viên kim cương của PNJ đều có giấy kiểm định. Hiện nay, giấy
chứng nhận chuẩn quốc tế của kim cương có tính công bằng và khách quan được
đánh giá cao là từ GIA (Viện ngọc học Hoa Kỳ). Tại PNJ, giấy chứng nhận từ PNJ Lab -
Trung tâm kiểm định kim cương chuẩn quốc tế của PNJ, cũng mang độ tin cậy tương
tự vì ở đây tập trung những máy móc và chuyên gia hàng đầu, đáp ứng các tiêu
chuẩn của GIA nhằm đưa ra kết quả xác đáng.
Hơn thế, việc tiên phong định vị đúng sản phẩm của mình hướng tới đối tượng khách
hàng khá trẻ từ 25 – 45 với kiểu dáng đơn giản nhưng thanh lịch, sang trọng, công
nghệ sản xuất nữ trang rất chất lượng đã giúp PNJ đáp ứng được kì vọng về một xu
hướng trang sức hiện đại như hiện nay. Chính thành công trong việc nắm bắt thị hiếu
người tiêu dùng cũng đã giúp PNJ mở rộng liên tục từ mức 12% (năm 2012) đến nay
đã đạt 27% (năm 2017) thị phần trang sức thương hiệu cao nhất trong toàn ngành.
Với thế mạnh về thiết kế, công nghệ chế tác và đội ngũ thợ kim hoàn có tay nghề
cao, PNJ luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hoàn hảo, mang đến sự hài
lòng và uy tín đối với khách hàng. PNJ không ngừng học hỏi, đổi mới để mang đến
những sản phẩm độc đáo, đa dạng và phù hợp với mọi trang phục trong nhiều hoàn
cảnh khác nhau.
2. Khả năng cạnh tranh
Tính đến cuối năm 2017, PNJ sở hữu 269 cửa hàng, trở thành công ty có hệ thống
cửa hàng nữ trang quy mô lớn nhất Việt Nam và nằm trong tốp 3 nhà bán lẻ châu Á
do tạp chí chuyên ngành nữ trang thế giới Jewelry News Asia bình chọn. Năm 2017,
doanh thu của PNJ đạt 11.049 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 724 tỉ đồng, tương ứng
mức tăng lần lượt là 28% và 61%.
53
Đối thủ cạnh tranh của PNJ có thể nhắc đến là các chuỗi bán lẻ trang sức khác: DOJI,
SJC, Thế giới Kim Cương, … Trong đó, PNJ sở hữu hệ thống bán lẻ, chất lượng dịch vụ,
lưu lượng khách mang tính cạnh tranh hơn. Công ty này đã có cửa hàng phủ 48/63
tỉnh thành cả nước, sản phẩm nữ trang đủ loại vàng, bạc phục vụ dãy đối tượng rộng
từ những người trẻ đến những người trung niên.
Thị trường trang sức Việt Nam được đánh giá là phân mảnh cao với khoảng 73% thị
phần thuộc các cửa hàng nhỏ lẻ.Các thương hiệu lớn như PNJ, SJC, Công ty Vàng bạc
Đá quý Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji… cũng chỉ chiếm hơn 20% thị phần còn lại.
Do thị trường phân mảnh cao nên số liệu của các cửa hàng nhỏ lẻ trong nước khó xác
định. Điều này đã và đang làm khó cho các hoạt động kinh doanh của các thương
hiệu lớn vì cạnh tranh về giá bán rất lớn.
3. Thị trường tiềm năng trong tương lai
Từ năm 2018, PNJ đã sớm chuẩn bị nền tảng về con người cũng như công nghệ, đây
là năm mà Công ty phải dàn quân trên hai mặt trận: Duy trì vị thế dẫn đầu và tạo nền
tảng mới, xây dựng hệ thống ERP (hoạch định tài nguyên doanh nghiệp). Cũng trong
năm 2018, Công ty đã tiến hành tái định vị thương hiệu PNJSilver, từ đó tiếp cận
nhiều khách hàng khác nhau trên thị trường.Kết thúc năm 2018, PNJ ghi nhận doanh
thu thuần 14,573 tỷ đồng, tăng 33%; lợi nhuận sau thuế 960.16 tỷ đồng, tăng 32% so
với năm 2017. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2018 đạt 5,749 đồng. Biên lãi
gộp tính chung cả năm 2018 cũng ở mức kỷ lục với 19.1%.
Bước sang năm 2019, Công ty hiện có rất nhiều tiềm năng để bứt phá. Thị trường
trang sức toàn cầu tiếp tục tăng trưởng và dần chuyển sang phân khúc cao cấp, với
đầu tàu dẫn dắt đến từ châu Á và các nước đang phát triển nhanh, trong đó có Việt
Nam. Xu hướng này chỉ mới ở giai đoạn đầu, còn sẽ mở rộng trong tương lai khi tầng
lớp trung lưu và khá giả của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng.PNJ đặt chỉ tiêu phát
triển tối thiểu 40 cửa hàng mới ở các kênh cửa hàng độc lập, kênh trung tâm thương
mại hiện đại và siêu thị. Bên cạnh mô hình cửa hàng truyền thống, PNJ sẽ tiếp tục
tinh chỉnh và mở thêm một số cửa hàng mới theo mô hình PNJ Next.
Năm 2020, ngành trang sức điêu đứng vì dịch Covid, tuy nhiên PNJ ghi nhận doanh
thu khá khả quan, đạt 3,922 tỷ đồng trong quý III/2020, chỉ giảm 0.3% so với cùng kỳ
năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 202 tỷ đồng, giảm 2.8%. Tác động của dịch Covid-
19 đã kìm hãm tốc độ mở rộng cửa hàng của doanh nghiệp này. Lũy kế 9 tháng, PNJ
mở mới 23 và nâng cấp 8 cửa hàng PNJ Gold nhưng đóng tới 30 cửa hàng (13 cửa
hàng Silver và 17 cửa hàng Gold).
Những yếu tố chính sẽ thúc đẩy triển vọng phát triển của PNJ trong tương lai, cho
thấy triển vọng của PNJ khá tươi sáng hậu dịch Covid-19:
- Dân số Việt Nam với hơn 97 triệu người, trong đó 69.3% dân số thuộc nhóm
tuổi từ 15-64, nằm trong độ tuổi lao động và tiêu dùng, trong đó có 51% dân số là
nữ, là nhóm đối tượng có nhu cầu cao đối với tiêu dùng trang sức.

54
- Thu nhập của tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng với dự báo tốc độ tăng
trưởng kép bình quân giai đoạn 2018-2023 đạt 9.2% (theo hãng nghiên cứu
Mckinsey) góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với trang sức có thương hiệu.
- Thị phần của các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống vẫn chiếm phần lớn trên thị
trường, là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trang sức có thương hiệu khai phá.
Bên cạnh đó, thị trường còn xuất hiện những cơ hội gia tăng thị phần đối với các nhà
bán lẻ có thương hiệu lớn như PNJ đến từ các doanh nghiệp nhỏ lẻ/thương hiệu nhỏ
không thể chống cự được do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Song song, trong giai đoạn dịch Covid-19, PNJ cũng tận dụng cơ hội tiếp cận những
mặt bằng có vị trí thuận lợi với giá thuê hợp lý để phục vụ cho hoạt động mở cửa
hàng khi thị trường hồi phục trở lại.

III. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KINH DOANH CÔNG TY

1. Hoạt động Marketing


PNJ đang sở hữu xí nghiệp chuyên sản xuất nữ trang lớn nhất Việt Nam trên mặt
bằng 3,500 m2 bao gồm 6 tầng với hơn 1,000 công nhân làm việc. Mỗi năm xí nghiệp
cung cấp 4 triệu sản phẩm. Toàn bộ máy móc sản xuất của PNJ đều sử dụng công
nghệ từ Italia và Đức, hai cường quốc trong ngành công nghiệp sản xuất nữ trang.
Một sản phẩm mới thiết kế được duyệt, chuyển qua xí nghiệp, chỉ trong một buổi
sáng sẽ có ngay qui trình sản xuất, thời gian cho mỗi công đoạn, chi phí hao hụt, chi
phí nhân công và…tổng chi phí. Năng lực sản xuất vượt trội đảm bảo cung ứng cho hệ
thống cửa hàng thương hiệu PNJ trên toàn quốc mà theo định hướng đến 2020 sẽ
đạt quy mô 500 cửa hàng, đặc biệt là đủ công suất phục vụ cho các mục tiêu tham
vọng như việc đưa sản phẩm của PNJ vào 12,000 tiệm vàng trên cả nước.
Chiến lược Marketing:
Trong thời kỳ đầu phát triển, PNJ lựa chọn ngành hàng chính là vàng miếng, bởi lẽ xu
hướng tiêu dùng lúc bấy giờ của người dân là tích trữ vàng miếng. Đỉnh cao của PNJ
là giai đoạn 2009-2011, khi thị trường tài chính biến động mạnh, giá vàng thế giới
tăng vọt và kéo theo đó là giá vàng trong nước cũng lên cao chóng mặt, tạo sức hút
cho hoạt động đầu tư, lướt sóng vàng. Theo số liệu của PNJ, tổng doanh thu từ mức
4,200 tỷ năm 2008 đã tăng vọt lên trên 17,300 tỷ vào năm 2011, trong đó, doanh thu
vàng miếng chiếm tỷ trọng 50%. Tuy nhiên, vàng miếng lại không đem về nhiều lợi
nhuận do biên lợi nhuận rất mỏng, đồng thời phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ Nhà
nước và cũng trồi sụt thất thường theo xu hướng giá vàng của thế giới. Nghị định 24
về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã khiến nhiều người dân hoang mang về việc
sở hữu vàng miếng, khiến nhu cầu đầu tư kinh doanh vàng miếng giảm mạnh.
Nhận thấy những yếu tố này, PNJ đã chuyển trọng tâm sang kinh doanh vàng bạc
trang sức và hạ tỷ trọng kinh doanh vàng miếng. Chính sự chuyển đổi cũng như nhận
thấy được những khó khăn trước mắt cho nên chiến lược Marketing của PNJ đã ngay

55
lập tức chuyển nhóm ngành kinh doanh sang những mặt hàng khác. Việc PNJ đa dạng
mẫu hàng hóa cũng đến từ nhu cầu của khách hàng. Các dòng trang sức được đổi
mới mẫu mã liên tục và đối tượng khách hàng cũng được mở rộng: Độ tuổi của khách
hàng nữ mở rộng từ 18-25 sang 18-35 tuổi, bổ sung thêm bộ sưu tập dành riêng cho
trẻ em và chuẩn bị ra mắt các thiết kế dành riêng cho nam giới. Với việc nắm giữ
trong tay khoảng 75% số nghệ nhân kim hoàn, PNJ tự tin vào khả năng bắt xu hướng
tốt nhất. Chính sự thay đổi này đã khiến lợi nhuận của PNJ năm 2016 là 450 tỷ đồng,
gấp 3 lần năm 2015.
Thị trường hoạt động:
Những năm gần đây, người tiêu dùng đang có xu hướng chọn lựa các thương hiệu
nổi tiếng, thay vì mua trang sức đắt tiền tại các cửa hàng nhỏ lẻ. Chính vì vậy, độ phủ
càng lớn thì sức ảnh hưởng của thương hiệu tới người tiêu dùng cũng càng lớn theo.
Những cửa hàng của PNJ tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn nơi mà dân cư có
mức thu nhập ở mức trung bình khá, và ở đây người dân cũng có nhu cầu cao hơn
rất nhiều so với những tỉnh thành khác. Theo nhận định của Công ty chứng khoán
Rồng Việt, với tốc độ hiện nay, PNJ rất có thể sẽ hoàn thành mục tiêu mở 300 cửa
hàng vào năm 2018, thay vì năm 2022 như dự kiến ban đầu.
Thị phần và kênh phân phối của PNJ tăng đều theo từng năm, chiến lược Marketing
của PNJ đánh nhiều vào kênh phân phối để tăng được sức ảnh hưởng của thương
hiệu trang sức này trên thị trường.  Nhờ ưu thế “càng làm càng biết”, PNJ có thể mở
rộng ở mọi thị trường và rất khó để các doanh nghiệp vàng trang sức khác nhảy vào
cạnh tranh bán lẻ với PNJ. Đó là điểm khác biệt khi so sánh với Bảo Tín Minh Châu,
thương hiệu mạnh ở Hà Nội song gặp nhiều khó khăn khi mở rộng phạm vi hoạt động
ra xa hơn. Nếu muốn nói thương hiệu nào đang là “ông hoàng” tại Việt Nam thì PNJ
sẽ là cái tên nói đến đầu tiên.
Chiến lược tiếp thị và quảng cáo:
Truyền thông là một trong những thế mạnh trong chiến lược Marketing của PNJ khi
hãng tập trung vào những Campaign lớn đánh vào insight của khách hàng trên thị
trường. Có thể nói, PNJ luôn biết cách nghiên cứu sâu vào tâm lý của khách hàng. Cụ
thể là chiến dịch “Hạnh phúc vàng” hay “Món quà vô giá”…. những chiến dịch này
đem về những kết quả rất khả quan cho hãng trang sức số một tại Việt Nam, giúp
hãng gia tăng được thị phần và tỷ lệ “reach” rất lớn.
Với chiến dịch truyền thông “món quà vô giá”, tất cả các video được quay với chủ
nghĩa hiện thực và dòng câu chuyện sẽ cộng hưởng với người xem của PNJ, đồng
thời, truyền tải quan điểm của PNJ rằng phụ nữ là vô giá và xứng đáng nhận lấy
những điều tốt đẹp nhất. Với rất nhiều bình luận thể hiện sự đồng thuận từ người
xem và những bàn luận về câu chuyện trong đoạn clip, chúng tôi tiếp tục thu hút
người dùng trên Facebook đến với microsite. Tại đây, người dùng sẽ có cơ hội nhận
56
được voucher giảm giá nếu làm theo bước đơn giản sau. Người tham gia phải đăng
tải một từ hoặc một câu giải thích lý do vì sao “Em là món quà vô giá”. Trang
microsite đạt tổng cộng 221,595 lượt tham gia chỉ với 30% ngân sách truyền thông.
Video đã trở thành “hit” ngay lập tức trên trực tuyến với tổng số tổng số lượt xem
lên đến 2.596.525, 18.533 lượt chia sẻ, và có hơn 33.000 lượt tương tác và 1,5 triệu
lượt xem trên chỉ PNJ fanpage. Social media là công cụ để hãng tấn công tới khách
hàng, nhóm độ tuổi trẻ là những thị phần khách hàng mà chiến lược Marketing của
PNJ nhắm tới truyền thông.

2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển


Hơn 30 năm nỗ lực định vị thế ngành kim hoàn Việt Nam trên thị trường quốc tế
bằng chính những sản phẩm mạng đậm nét dân tộc, PNJ đã xây dựng một hình mẫu
doanh nghiệp toàn diện từ hình ảnh thương hiệu, hiệu quả kinh doanh, đóng góp
ngân sách, tham gia liên kết và tạo môi trường sáng tạo, khởi nghiệp,… Những cột
mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển của PNJ:
1988 - 1992: Hình thành và xác định chiến lược phát triển công ty
Ngày 28/04/1988, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời, trực thuộc
UBND Quận Phú Nhuận trong thời điểm ngành kim hoàn Việt Nam còn non trẻ,
chưa phát triển, thị trường còn nhiều hạn chế chính là những thách thức lớn đối với
PNJ.
Năm 1992, PNJ chính thức mang tên Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận sau
hai lần đổi tên từ Cửa hàng Kinh doanh Vàng Bạc Phú Nhuận và Công ty Vàng
Bạc Mỹ Nghệ Kiều Hối Phú Nhuận, đồng thời xác định chiến lược phát triển là
nhà sản xuất kinh doanh trang sức chuyên nghiệp. Tại thời điểm này, PNJ còn
mởrộng hoạt động bằng việc sáng lập Ngân hàng Đông Á với tỷ lệ vốn góp 40%.
1993 – 2000: Tăng mở rộng mạng lưới và ngành nghề
Năm 1994, PNJ thành lập Chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở rộng hệ
thống tại các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc về sau như Chi nhánh Đà Nẵng (năm
1998), Chi nhánh Cần Thơ (năm 1999), hệthống phân phối PNJ luôn được mở rộng
không ngừng.Giai đoạn này cũng mang đậm dấu ấn trong công tác xây dựng thương
hiệu chuyênnghiệp của PNJ, nữ trang PNJ bắt đầu xuất khẩu. Chỉ sau vài năm từ lúc
thành lập,trang sức thương hiệu PNJ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, được người
tiêudùng tin yêu và khẳng định uy tín của mình. Với các danh hiệu và giải thưởng
đạtđược: Chứng nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đón nhận
Huânchương Lao động Hạng 3, Huân chương Lao động Hạng 2, PNJ còn được tổ
chứcDNV cấp chứng nhận Hệ thống Quản trị Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
2001 – 2004: Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và thực hiện cổ phần hóa
Năm 2001, Nhãn hiệu PNJSilver chính thức ra đời đáp ứng nhu cầu làm đẹp cho

57
các bạn trẻ yêu thích trang sức song song với việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ
nhãnhàng trang sức vàng PNJ bằng nhiều chương trình tiếp thị gây tiếng vang với
sựbảo trợ của Hội đồng vàng thế giới.
Ngày 2/1/2004: PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế
Đảng thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Cung trong thời giannày,
PNJ đạt danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á – TháiBình Dương
và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất.
2005 – 2008: Tái tung thương hiệu và phát triển nhãn hàng cung cấp
Đây là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của PNJ trên mọi mặt. Đặc biệt là trong
công tác phát triển thương hiệu và sản phẩm mới, được đánh dấu bằng các sự
kiệnPNJSilver tái tung hình ảnh mới. Nhãn hiệu trang sức CAO Fine Jewellery
chínhthức ra đời. PNJ là nhà tài trợ trang sức và vương miện cho cuộc thi Hoa hậu
Hoànvu 2008 tổ chức tại Việt Nam.
Ngày 3/4/2008, PNJ chính thức công bố thay đổilogo mới nhân kỷ niệm 20 năm
thành lập và phát triển với hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại hơn, xứng tầm cho
chặng đường mới.PNJ trở thành một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo
công bố của UNDP và vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý do Chủ tịch nước trao
tặng Huânchương Độc lập Hạng ba.
2009 – 2013: Niêm yết cổ phiếu, tái cấu trúc, nổ lực phát triển bền vững
Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên
400 tỷ đồng. Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùngvới
việc bổ sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ
thống PNJ. Trở thành nhà tài trợ trang sức cho cuộc thi Hoa hậu trái đất năm2010
được tổ chức tại ViệtNam.
18/10/2012, PNJ đã khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ sau thời gian gần 18
tháng thi công. Với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng, có công suất sản xuất đạt trên
4triệu sản phẩm/năm và được đánh giá là một trong những xí nghiệp chế tác
nữtrang lớn nhất khu vực Châu Á. Bên cạnh đó PNJ tiếp tục đầu tư, nâng cấp quy mô
hệ thống phân phối, khánh thành các trụ sở và khai trương các Trung tâm kim hoàn
tại Kiên Giang, Bình Dương, Biên Hoà, Hà Nội, Đà Nẵng thành những Trung tâm kim
hoàn lớn nhất tại các khu vực này. Đặc biệt, PNJ đã chính thức khánh thành Trung
tâm trang sức, kim cương và đồng hồ lớn nhất trên toàn hệ thống tại 52A- 52B
Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh - đây cung là trụ sở và cửa
hàng kinh doanh vàng bạc đầu tiên của PNJ được thành lập cách đây gần 25 năm
đồng thời được xem là một trong những trung tâm trang sức, kim cương lớn nhất tại
thị trường Việt Nam.

58
Năm 2013 là năm đánh dấu những sư kiện quan trọng trong chiến lược phát triển
thương hiệu của PNJ.
Ngày 10/09/2013, PNJSilver đã chính thức tái định vị nhãn hàng, ra mắt bộ nhận diện
thương hiệu mới mở ra một “Thế giới Nàng tỏa sáng” với sắc tím thời trang cung
những đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu. Song song đó,
thương hiệu trang sức vàng PNJ công bố thông điệp mới “Tôn vinh giá trị đích thực”
với mục đích tôn vinh những giá trị “vàng”, những phẩm chất cao quý của người phụ
nữ trong xã hội hiện đại ngày nay trên nền tảng kế thừa hài hòa với các giá trị truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam.
Ngày 10/09/2013, PNJSilver đã chính thức tái định vị nhãn hàng, ra mắt bộ nhận diện
thương hiệu mới mở ra “Thế giới Nàng tỏa sáng” với sắc tím thời trang cũng như
những đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu.
Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt Trung tâm Kim Hoàn ở các tỉnh thành Việt Nam nâng
tổng số cửa hàng trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trên toàn quốc.
Năm 2016, PNJ ra mắt bộ sưu tập “Tôi yêu Việt Nam” mang đậm tinh thần dân tộc tại
Vietnam Fashion Week.
Năm 2017, PNJ vinh dự đồng hành cùng tuần lễ cấp cao APEC 2017, quảng bá hình
ảnh Việt Nam qua bộ huy hiệu APEC Vietnam 2017. Đến cuối năm 2017, PNJ đã có
269 cửa hàng phủ khắp 48/63 tỉnh thành, thành toàn quốc với việc mở thêm 54 điểm
bán mới – vượt mốc chỉ tiêu đạt ra từ đầu năm là 40.
Năm 2018: PNJ ghi nhận 55 cửa hàng tăng thêm so với cuối năm 2017, với tổng số
257 cửa hàng kinh doanh vàng trên cả nước. Doanh thu bán lẻ trang sức đạt khoảng
11,658 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước
Năm 2019: Trở thành Nhà bán lẻ xuất sắc nhất ngành kim hoàn châu Á - JNA, bắt tay
Walt Disney - mở rộng hợp tác quốc tế, khẳng định uy tín thương hiệu trên toàn cầu
Năm 2020, PNJ tiếp tục kiên định với 4 định hướng chiến lược của giai đoạn 2017 –
2022: Tăng trưởng vững chắc, Phát triển năng lực, Làm giàu tài nguyên, Chuẩn bị
tương lai
Kế hoạch hoạt động của PNJ:
Triển khai xây dựng định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh doanh hiện hữu
như: PNJP, CAF, PNJL, CECL và nghiên cứu các định hướng chiến lược cho các hoạt
động kinh doanh mới.
Định hướng và theo dõi thực thi các dự án chiến lược nền tảng của quá trình Digital
Transformation: tối ưu hóa hoạt động của ERP, tiếp tục dự án quản trị nguồn lực tiên
tiến- HCM, dự án Data Warehouse, dự án CRM…

59
Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển năng lực chiến lược: năng lực phân tích dữ liệu,
năng lực quản trị rủi ro, năng lực Bán lẻ và trải nghiệm khách hàng.
Xây dựng và chỉ đạo triển khai dự án Tái tạo văn hóa doanh nghiệp sâu rộng trong
toàn Tập Đoàn.

3. Văn hóa doanh nghiệp


PNJ đã xây dựng, phát triển và hun đúc cho mình một bản sắc văn hóa rất riêng: Văn
hóa Mái nhà chung PNJ. Đây là nền tảng vững chắc góp phần tạo nên sức mạnh, tinh
thần và giá trị của gia đình PNJ. Văn hóa Mái nhà chung được nuôi dưỡng và thể hiện
rõ nét thông qua các hoạt động hướng đến người lao động được tổ chức đều đặn và
thường xuyên như các hội thảo xây dựng đội ngũ, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các
diễn đàn thanh niên, hội diễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể thao, ngày hội gia đình
PNJ, các Câu lạc bộ chăm sóc sức khoẻ tại doanh nghiệp - Văn hóa PNJ luôn giáo dục
cán bộ, nhân viên của mình sống và làm việc có tinh thần trách nhiệm với chính
mình, với xã hội và với cộng đồng.
Hoạt động hằng năm “Ngày hội Văn hóa PNJ” là kết tinh của văn hóa, tinh thần và
sức mạnh PNJ, là sự kiện, mùa lễ hội đầy sắc thái mà các thành viên trong gia đình
PNJ luôn mong đợi hàng năm. Bản sắc PNJ được thể hiện rõ trong mỗi “chiến binh
PNJ” qua từng hoạt động, các cuộc thi đua, tiết mục biểu diễn, sắc áo vàng đồng
phục truyền thống... Đó chính là ý chí quyết tâm chinh phục những mục tiêu chung,
là tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng nghiệp, yêu công ty.
Thông qua các hoạt động đoàn thể PNJ luôn giáo dục cán bộ, nhân viên của mình
sống trong một nền văn hóa mà ở đó Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín được đề cao, có
tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng là những công dân tôn trọng pháp
luật. Với triết lý kinh doanh “ PNJ đặt lợi ích khách hàng, cộng đồng vào lợi ích của
doanh nghiệp”

4. Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của bộ máy quản trị
Năm 2019 tiếp tục là một năm thành công lớn của PNJ và cũng là một năm thử thách
bản lĩnh và ý chí của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban điều hành và toàn thể nhân viên
công ty.
HĐQT đã luôn sát cánh, ủng hộ cùng với Ban điều hành và tập thể công ty nỗ lực
vượt bậc để vượt chỉ tiêu lợi nhuận đã đặt ra cho năm 2019 trong điều kiện thị
trường ngành trang sức có rất nhiều biến động không thuận lợi từ giá vàng biến động
do chiến tranh thương mại. Vượt qua những khó khăn trở ngại đã được dự báo
trước trong giai đoạn đầu khi triển khai dự án, PNJ đã đưa vào vận hành thành công
hệ thống Quản lý nguồn lực Doanh Nghiệp ERP-SAP, đây là nền tảng quan trọng thiết

60
yếu và giúp PNJ vững chắc đi lên với quá trình Cải tiến vận hành liên tục và Chuyển
đổi Số hóa (Digital Transformation) trong tương lai.
Bên cạnh những thành tích kinh doanh xuất sắc, năm 2019 còn là một năm “bội thu”
các giải thưởng, đạt được sự công nhận trong nước và quốc tế - là bước đầu khẳng
định cho việc hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược của PNJ: Là công ty chế tác và bán lẻ
trang sức hàng đầu Châu Á, giữ vị trí số một trong các phân khúc trung và cao cấp tại
Việt Nam.
Bảng 4. Kết quả kinh doanh của PNJ so với kế hoạch năm 2019

TT Chỉ tiêu KH 2019 Thực hiện +/-(%) KH +/-(%) SS


2019 KH

1 Doanh thu thuần 18.207.610 16.993.987 -6,7% 16,6%

2 Lợi nhuận gộp 3.477.800 3.454.019 -0,7% 24,3%

3 Lợi nhuận trước 1.480.000 1.507.198 1,8% 25,0%


thuế
4 Lợi nhuận sau thuế 1.181.760 1.194.314 1,1% 24,4%

5 Tỷ suất LN gộp/DTT 19,10% 20,32% 6,4% 6,6%

6 LNST/DTT 6,49% 7,03% 8,3% 6,7%


7 Cổ tức (bằng tiền 18% 18% 0 0
mặt)

Tất cả các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng so với giai đoạn trước đó,
trong đó lợi nhuận vẫn duy trì mức tăng trưởng trên 20% mặc dù sức mua của thị
trường bán lẻ nói chung và thị trường trang sức nói riêng bị ảnh hưởng không thuận
lợi bởi giá vàng biến động do thương chiến Mỹ – Trung, cũng như tình hình địa chính
trị thế giới phức tạp.
Để giữ vững tăng trưởng như đã nêu trên bên cạnh sự nỗ lực liên tục và cam kết cao
của toàn thể người lao động và Ban Điều hành, còn có sự hoạt động tích cực của Hội
đồng quản trị trong việc hoạch định và theo dõi, giám sát việc thực thi các định
hướng chiến lược dựa trên mô hình Ngôi nhà thành công.

61
Đó là các định hướng Tăng trưởng vững chắc, Phát triển năng lực, Làm giàu tài
nguyên và Chuẩn bị tương lai – đã giúp PNJ đạt được một số kết quả rất đáng ghi
nhận như:
• Duy trì doanh thu tăng trưởng với tốc độ bình quân (CAGR) là 22%/năm cho giai
đoạn 2016 – 2019. Tổng doanh thu của PNJ đã lớn lên gấp đôi chỉ sau 3 năm.
• Lợi nhuận trước thuế năm 2019 – chinh phục cột mốc 1500 tỷ – vượt trên chỉ tiêu
đề ra.
• Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ trải rộng khắp cả nước với tổng cộng 346 cửa
hàng cuối 2019 tại 52/63 tỉnh, thành phố.
- Đạt được những kết quả trên là hàng loạt những giải pháp đồng bộ và nghiêm túc
nhằm phát triển các năng lực nền tảng của PNJ từ Nhân sự, Cung ứng, Bán lẻ,
Marketing tới Chiến lược và Công nghệ. PNJ cũng luôn chú trọng làm giàu thêm
nguồn tài nguyên với rất nhiều hoạt động như: gia tăng tính gắn kết của nhân viên,
gia tăng sự hài lòng khách hàng (CSI), duy trì và đẩy mạnh các mối quan hệ đối tác
trong và ngoài nước... Bên cạnh đó để chuẩn bị cho tương lai, PNJ đã tập trung
nguồn lực lớn trong việc thực hiện các hoạt động chuyển đổi số, xây dựng nền tảng
kho dữ liệu cũng như ứng dụng “dữ liệu lớn” vào công tác đưa ra quyết định. - Ngoài
các hoạt động nêu trên, PNJ cũng thực hiện hàng loạt các hoạt động đóng góp và thể
hiện trách nhiệm xã hội như: chương trình gắn kết sinh viên đại học, “Lan tỏa Niềm
tin vàng”, chương trình “Mái ấm Niềm tin”, chương trình “Xuân yêu thương”, hoạt
động hiến máu nhân đạo và Quỹ từ thiện PNJ.

5. Đánh giá mức độ trung thành của bộ máy quản trị cấp cao đối với công ty
HĐQT đã thực hiện tốt việc giám sát công tác quản lý, điều hành của Ban điều hành.
Bên cạnh việc thảo luận, trao đổi tại các cuộc họp định kỳ, khác của Ban điều hành,
HĐQT còn thường xuyên trao đổi qua điện thoại, thư điện tử cũng như các phương
tiện thông tin khác về tình hình chiến lược, kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh,
việc triển khai Nghị quyết ĐHĐCĐ và mục tiêu mà ĐHĐCĐ đã đề ra trong năm.

Về tổng thể, công tác giám sát đối với Ban điều hành và quản trị rủi ro nói chung
được duy trì có hệ thống và chặt chẽ, đảm bảo hoạt động của Công ty ổn định, an
toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật, thỏa mãn các vấn đề về hoạt động sản
xuất – kinh doanh, tài chính và tuân thủ.

Các cấp quản lý đã nỗ lực, sáng tạo và chủ động công việc nhằm đạt được những kế
hoạch do ĐHĐCĐ đề ra.

62
Bảng 5. : Tình hình thay đổi tỷ lệ sở hữu năm 2019 của HĐQT

HỘI ĐỒNG CỔ TRỊ


TT Họ và tên Chức vụ Số CP sở hữu đầu Số CP sở hữu cuối Lý do tăng/giảm
kỳ kỳ tỷ lệ sở hữu
Số CP Tỷ lệ Số CP Tỷ lệ
1 Cao Thị Chủ tịch 15.100.064 9,04% 20.326.418 9,02% PNJ phát hành CP
1 Ngọc Dung HĐQT từ NVCSH, phát
hành CP cho NLĐ
2 Lê Trí Phó Chủ 200.000 0,11% 426.666 0,18% PNJ phát hành CP
2 Thông tịch HĐQT cho NLĐ
kiêm TGĐ
3 Phạm Vũ Thành viên 195.000 0,11% 199.000 0,08% PNJ phát hành CP
3 Thanh HĐQT từ NVCSH, phát
Giang hành CP cho NLĐ,
Bán
4 Lê Hữu Thành viên 1.732.700 1,03% 2.416.266 1,07% PNJ phát hành cp
4 Hạnh HĐQT từ NVCSH, phát
hành CP cho NLĐ
5 Phạm Thị Thành viên 968.928 0,58% 1.291.903 0,57% PNJ phát hành cp
5 Mỹ Hạnh HĐQT từ NVCSH, phát
hành CP cho NLĐ,
Bán
6 Đặng Thị Thành viên 884.657 0,52% 1.285.542 0,57% PNJ phát hành CP
6 Lài HĐQT kiêm từ NVCSH, phát
GĐK hành CP cho NLĐ
7 Lê Quang Thành viên 30.000 0,01% 52.000 0,02% PNJ phát hành CP
7 Phúc HĐQT từ NVCSH
7 Huỳnh Thị Thành viên 0 0% 12.000 0,005 PNJ phát hành CP
8 Xuân Liên HĐQT % cho NLĐ

PNJ thay đổi vốn điều lệ 2 lần trong năm 2019:

 Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu:

- Thời gian thực hiện: Ngày 19/06/2019


63
- Tỷ lệ thực hiện: 3:1 (cổ đông sở hữu 03 cổ phiếu sẽ nhận được thêm
01 cổ phiếu mới)

- Vốn điều lệ trước khi thay đổi: 1.670.029.820.000 đồng

- Vốn điều lệ sau khi thay đổi: 2.226.679.600.000 đồng

 Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động
(ESOP):

- Thời gian thực hiện: Ngày 16/12/2019

- Vốn điều lệ trước khi thay đổi: 2.226.679.600.000 đồng

- Vốn điều lệ sau khi thay đổi: 2.252.935.850.000 đồng

6. Phân tích rủi ro


Rủi ro nguyên liệu đầu vào: Các sản phẩm của PNJ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là
vàng và bạc nên sự biến động của giá vàng thế giới sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên liệu
đầu vao của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty cũng đã có những biện pháp phòng
tránh ảnh hưởng của biến động giá vàng thế giới bằng cách tăng tỷ trọng vàng
nguyên liệu huy động từ người dân thay vì nhập vàng từ nước ngoài. Giá Chất lượng
Cao Thấp Thấp Cao Doanh nghiệp nhỏ
Rủi ro cạnh tranh: đây là rủi ro đáng kể nhất mà PNJ đang phải đối mặt khi có nhiều
đối thủ cạnh tranh với chất lượng và giá cả tương đương. Một trong số đó phải kể
đến Bến Thành Jewellery với thương hiệu Precita của họ. Theo kế hoạch, BTJ sẽ mở
106 cửa hàng cho đến năm 2020 và cổ đông lớn nhất của họ, nắm giữ khoảng 60%
vốn, là Mekong Capital – quỹ đầu tư đóng vai trò rất lớn cho sự đi lên của PNJ.
Rủi ro hoạt động: việc tăng tỷ trọng của phân mảng kinh doanh trang sức vàng và bạc
mang lại biên lợi nhuận cao hơn cho PNJ nhưng đây cũng là mảng king doanh có thời
gian quay vòng vốn lâu hơn, đòi hỏi nhu cầu vốn ngắn hạn lớn. Tuy nhiên, rủi ro này
đối với PNJ hiện nay là không lớn, nhất là khi công ty phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho
đối tác chiến lược nên có nguồn vốn bổ sung kịp thời

7. Phân tích triển vọng công ty


PNJ là doanh nghiệp thuộc ngành chế tác và bán lẻ trang sức tại Việt Nam. Lĩnh vực
chính của công ty là sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, quà tặng
doanh nghiệp, phụ kiện thời trang… và kinh doanh bất động sản.

64
Năm 2010, PNJ được Plimsoll xếp thứ 16 trong Top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế
giới. Hiện tại, công ty có gần 6000 nhân viên với hệ thống bán sỉ, và hơn 300 cửa
hàng bán lẻ trải rộng trên toàn quốc. Công suất sản xuất của công ty đạt 4 triệu sản
phẩm/năm. PNJ được đánh giá là một trong những xí nghiệp chế tác trang sức lớn
nhất khu vực Châu Á với đội ngũ hơn 1.200 nhân viên.
Với sứ mệnh “Là công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu châu Á, giữ vị trí số 1
trong các phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam”, PNJ đã và đang phát triển và
khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Tập đoàn PNJ đặt trụ sở chính tại địa chỉ: số 170E Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận
Phú Nhuận, TP.HCM. PNJ hiện có 7 công ty thành viên bao gồm:
o Công ty TNHH MTV Kỷ Nguyên Khách hàng (Customer Era Company
Limited – PNJ Watch)
o Công ty Cổ phần Năng lượng Đại Việt
o Công ty CP Hải sản S.G (S.G Fisco)
o Công ty TNHH MTV Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ (PNJP – PNJ ART)
o Công ty TNHH MTV Giám định PNJ
o Công ty TNHH MTV Thời trang CAO
o Công ty TNHH Bình Khí đốt Hong Vi Na
- Với những giá trị cốt lõi mà PNJ đã theo đuổi, PNJ đã sở hữu được nguồn nhân
lực có tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả lao động cao và hơn cả là mối
gắn kết nhân viên với tổ chức. Cơ sở vật chất được trang bị hiện đại bảo đảm
nhân viên được làm việc trong điều kiện tốt nhất. Ngoài ra công ty còn trang bị
thêm phòng tập GYM và Yoga giúp người lao động tái tạo sức lao động sau một
ngày làm việc.
- Tập thể PNJ đã cùng nhau chung tay xây dựng văn hoá cảm thông, chia sẻ bằng
những hoạt động hỗ trợ cộng đồng, thành lập quỹ từ thiện PNJ, chương trình
“mái ấm PNJ” mang đến một cuộc sống tốt đẹp cho người dân nghèo, ươm mầm
phát triển tài năng.
- Để tiếp tục khẳng định vị thế PNJ tại Việt Nam và thế giới, chúng tôi đang mở
rộng hệ thống phát triển kinh doanh và cần bổ sung những ứng viên tài năng vào
đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp của mình.
Triển vọng của PNJ trong tương lai
PNJ không gặp phải áp lực cạnh tranh lớn trong mảng bán lẻ trang sức có thương
hiệu tại Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Tuy vậy, công ty vẫn còn
dư địa để tăng số lượng cửa hàng cũng như tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Việc áp
dụng hệ thống ERP mới, ra mắt các bộ sưu tập mới với mức độ thường xuyên hơn và
sự chuyển đổi sang hệ thống dữ liệu lớn và truyền thông số là những bước tiến được

65
đón nhận. Với triển vọng tăng trưởng tương lai rất tốt trong 5 năm tới, mức định giá
của cổ phiếu cao hơn khu vực là chắc chắn.
Câu chuyện tăng trưởng vẫn tiềm năng trong vài năm tới nhờ PNJ có thể tiếp tục mở
rộng và xây dựng chuỗi bán lẻ trên toàn quốc với khoảng 600 – 700 cửa hàng.
Tại cuộc họp thường niên 4/2019. PNJ lựa chọn hình ảnh tàu cao tốc - "Năm 2019 là
năm PNJ sẽ chuyển từ ô tô sang tàu cao tốc", ông Lê Trí Thông - Tổng Giám đốc Công
ty cho biết. Bởi, mặc dù các công ty bán lẻ hàng đầu đang tiệm cận với việc bão hòa
thị trường, riêng PNJ thì dư địa phát triển vẫn rất lớn. Công ty đã thực hiện những
bước đi chuẩn bị từ xa như phát triển lĩnh vực mới, chuẩn bị đường ray mới… nhằm
thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
Phân tích sâu vấn đề, ông Thông nhận định thị trường trang sức thực tế rất khác so
với bán lẻ, trong đó phân khúc trung và cao cấp chiếm 30% nên dư địa phát triển của
PNJ còn lớn. Từ năm 2018, PNJ đã sớm chuẩn bị nền tảng về con người cũng như
công nghệ, đây là năm mà Công ty phải dàn quân trên hai mặt trận: (1) Duy trì vị thế
dẫn đầu và (2) tạo nền tảng mới, xây dựng hệ thống ERP (hoạch định tài nguyên
doanh nghiệp).
Thị trường trang sức toàn cầu tiếp tục tăng trưởng và dần chuyển sang phân khúc
cao cấp, với đầu tàu dẫn dắt đến từ châu Á và các nước đang phát triển nhanh, trong
đó có Việt Nam. Xu hướng này chỉ mới ở giai đoạn đầu, còn sẽ mở rộng trong tương
lai khi tầng lớp trung lưu và khá giả của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng.
 Nắm bắt cơ hội, năm 2019 PNJ sẽ tiếp tục giới thiệu các dòng sản phẩm mới
có giá trị cao với chất liệu và kỹ thuật chế tác cao cấp hơn, nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường tier 1. Đồng thời, mạng lưới bán lẻ PNJ sẽ tiếp tục mở rộng tại
thị trường tier 2 với mục tiêu mang các dòng sản phẩm trung, cao cấp đến với
nhiều khách hàng tiềm năng, mạng lưới cũng không ngừng tăng độ phủ sóng
trên toàn quốc. PNJ đặt chỉ tiêu phát triển tối thiểu 40 cửa hàng mới ở các
kênh cửa hàng độc lập, kênh trung tâm thương mại hiện đại và siêu thị. Bên
cạnh mô hình cửa hàng truyền thống, PNJ sẽ tiếp tục tinh chỉnh và mở thêm
một số cửa hàng mới theo mô hình PNJ Next.
 PNJ cũng cần cô đọng thị trường, tiếp tục xây dựng vị trí tại thị trường số 1,
trong bối cảnh sân chơi của ngành này ngày càng mở rộng, ngày càng có thêm
nhiều đối thủ trong và ngoài nước.
Trong 5 năm tới (2018-2022), số hóa sẽ dẫn dắt cuộc cách mạng bán lẻ của PNJ và
củng cố triển vọng dài hạn. PNJ sẽ gia tăng đầu tư vào công nghệ (ước tính vốn đầu
tư 8-10 triệu USD trong 2 năm 2018-2019), bao gồm hệ thống ERP mới và cải thiện
khả năng phân tích dữ liệu. Thay vì chỉ dựa vào các chỉ báo nhân khẩu học như giới
tính, thu nhập và độ tuổi, PNJ sẽ đi sâu hơn vào phân tích hành vi của người mua
nhằm đưa ra những sản phẩm là dịch vụ riêng biệt dành cho mỗi người. Ngoài thúc
66
đẩy doanh số, điều này cũng giúp PNJ tối ưu hóa lượng hàng tồn kho và cơ cấu sản
phẩm, qua đó cải thiện biên lợi nhuận.
PNJ mở rộng nền tảng thương mại điện tử nhằm bán cả trang sức và phụ kiện thời
trang khác. Ban lãnh đạo nhắm đến mục tiêu doanh thu online sẽ tăng 5 lần trong
năm 2018 từ mức 30 tỉ đồng trong năm 2017 và đạt ít nhất 1.000 tỉ đồng vào năm
2021. Ngoài trang sức, PNJ cũng sẽ bán đồng hồ và các phụ kiện thời trang khác. Một
kênh bán hàng tích hợp, đa kênh sẽ giúp PNJ tận dụng sự phát triển của thương mại
điện tử tại Việt Nam, trong khi tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm.

IV. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY

1. Phân tích kết quả kinh doanh

Cơ cấu lợi nhuận


Bảng 6. Cơ cấu lợi nhuận giai đoạn từ 2015 - 2019

Các Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
bộ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ
phậ tiền trọ tiền trọ tiền trọ trọng trọng
n cơ ng ng ng
cấu
lợi
nhu
ận
LN 628,8 226 724,3 109 979,0 99 1,263,1 99.7 1,623,0 100.0
HĐK 89 % 89 % 49 % 46 2% 75 6%
D
chín
h
LN - - - - 7,300 1% 1,583 0.12 -1,491 -
HĐT 348,4 125 103,0 16 % 0.09%
C 28 % 99 %
trư
ớc
lãi
vay
LN -2,608 -1% 43,44 7% 6,010 1% 1,903 0.15 496 0.03%
khác 8 %
EBIT 277,8 100 664,7 100 9865 100 1,266,6 100 1,622,0 100%
53 % 38 % 53 % 32 % 80

67
Từ năm 2015 đến 2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp
luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và xu
hướng tăng lên từng năm.
Năm 2015, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là 628,889 triệu đồng, chiếm 226%
trong cơ cấu EBIT. Năm 2019, giá trị lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là 1, 623,
075 triệu đồng, chiếm 100.06% trong cơ cấu EBIT, giảm 115. 94% so với 2017.
Cũng trong giai đoạn này, lợi nhuận từ hoạt động tài chính (không tính lãi vay) có xu
hướng tăng đáng kể về cả giá trị lẫn tỉ trọng đến năm 2017 thì lại giảm xuống trong
khoảng thời gian đến năm 2019 .
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (không tính lãi vay) vào năm 2015, 2016 thì lỗ nặng
tuy nhiên từ năm 2017 trở đi đến năm 2019 càng tăng dần và không chênh lệch quá
nhiều.
Khoản lợi nhuận khác thì chỉ có năm 2015 là lỗ 1%, còn lại thì vẫn ở mức không tăng
quá nhiều.
Với số liệu báo cáo trên, năm 2017 có cơ cấu lợi nhuận tốt nhất, các hoạt động của
doanh nghiệp đều có lãi và tốt nhất.
Sự thay đổi trong cơ cấu EBIT cho thấy, trong giai đoạn từ 2015 -2019, vẫn chú ý đến
hoạt động kinh doanh chính tuy nhiên càng qua từng năm thì công ty càng chú trọng
các lợi nhuận còn lại hơn đế cơ cấu lợi nhuận được ổn định.
Tuy nhiên, với sự gia tăng tỉ trọng mạnh mẽ trong cơ cấu EBIT của lợi nhuận từ hoạt
động tài chính đồng thời cũng biểu thị sự gia tăng về rủi ro tài chính cho công ty.

68
Phân tích theo chiều ngang

Bảng 7. Phân tích kết quả kinh doanh chiều ngang

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Mức tăng giảm % tăng giảm

2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

1. Doanh thu thuần 7,708,352 8,564,590 10,976,836 14,571,135 17,000,681 856,238 2,412,246 3,594,299 2,429,546 11% 28% 33% 17%

2. Giá vốn hàng bán 6,537,985 7,153,297 9,064,872 11,792,052 13,539,967 615,312 1,911,575 2,727,180 1,747,915 9% 27% 30% 15%

3. Lợi nhuận gộp 1,170,367 1,411,293 1,911,963 2,779,083 3,460,713 240,926 500,670 867,120 681,630 21% 35% 45% 25%

4. Chi phí bán hàng 423,930 553,623 774,978 1,170,069 1,361,807 129,693 221,355 395,091 191,738 31% 40% 51% 16%

5. Chi phí quản lý 117,548 133,281 187,936 345,868 475,831 15,733 54,655 157,932 129,963 13% 41% 84% 38%

6. LN HĐKD chính 628,889 724,389 979,049 1,263,146 1,623,075 95,500 254,660 284,097 359,929 15% 35% 29% 28%

7. Doanh thu HĐTC 1,327 5,265 8,794 6,846 16,820 3,938 3,529 -1,948 9,974 297% 67% -22% 146%

8. CPTC trước lãi vay 349,755 108,364 1,494 5,263 18,311 -241,391 -106,870 3,769 13,048 -69% -99% 252% 248%

9. LN HĐTC (không tính lãi vay) -348,428 -103,099 7,300 1,583 -1,491 245,329 110,399 -5,717 -3,074 70% 107% -78% -194%

10. Lợi nhuận khác -2,608 43,448 6,010 1,903 496 46,056 -37,438 -4,107 -1,407 1766% -86% -68% -74%

11. Tổng EBIT 277,853 664,738 986553 1,266,632 1,622,080 386,885 321,815 280,079 355,448 139% 48% 28% 28%

12. Chi phí lãi vay 81,048 73,196 54,981 61,109 115,367 -7,852 -18,215 6,128 54,258 -10% -25% 11% 89%

13. Tổng EBT 196,805 591,542 931,572 1,205,523 1,506,713 394,737 340,030 273,951 301,190 201% 57% 29% 25%

14. Thuế TNDN 45013 141,054 206,716 245,600 312,789 96,041 65,662 38,884 67,189 213% 47% 19% 27%

15. EAT 197,323 450,488 724,856 959,923 1,193,924 253,165 274,368 235,067 234,001 128% 61% 32% 24%

69
 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm:

Doanh thu thuần năm sau so với năm trước thì liên tục tăng dần chỉ có năm 2019 so
với năm 2018 thì tăng 17% trong khi đó năm 2018 so với năm 2017 tăng 33%. Doanh
thu thuần cao nhất trong 5 năm là năm 2018: 3,594,299 triệu đồng.
 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng qua các năm:

EBIT năm 2015 là 277,853 triệu đồng, năm 2016 là 664,738 triệu đồng, EBIT năm
2016 so với 2015tăng 386,885 triệu đồng- tương đương với mức tăng 139% Trong
đó:
+ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2016 so với 2015 tăng 95.5 triệu
đồng, tương đương với mức tăng 15%
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (không tính lãi vay) năm 2016so với 2015 tăng
245,329 triệu đồng- tương đương với mức giảm 70%
+ Lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 46,056 triệu đồng năm 2016 so với năm 2015
với mức tăng 1766%
EBIT năm 2017 so với năm 2016 là tăng 321,815 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 48%. Trong
đó:
+ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2017 so với 2016 tăng 246,64 triệu
đồng-tương đương với mức tăng 35%
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (không tính lãi vay) năm 2017 so với 2016 tăng
110,399 triệu đồng, tương đương với mức tăng 107%
+ Lợi nhuận từ các hoạt động khác năm 2017 so với năm 2016 lỗ 37,438 triệu
đồng với tỷ lệ tương đương là 86%
Từ 2 số liệu trên ta có thể thấy sự thay đổi rõ rệt của năm 2016/2015 thay đổi 139%
so với 2017/2016 chỉ thay đổi 48% chứng tỏ EBIT của từ năm 2016 – 2019 ổn định
qua từng năm sau khi biến chuyển mạnh mẽ vào năm 2016. Điều này đến từ việc
giảm thiểu được tổn thất đến từ lợi nhuận từ hoạt động tài chính qua từng năm.
 Lợi nhuận trước thuế (EBT) có sự biến động:

Năm 2016 tăng 394737 triệu đồng so với năm 2015 với tỷ lệ 201%, năm 2017 tăng
340030 triệu đồng so với năm 2016 với tỷ lệ 57%, năm 2019 tăng 355,448 triệu đồng
so với năm 2018 với mức tỷ lệ 25%. Nguyên nhân làm cho việc EBT qua từng năm
2017/2016 và 2016/2015 thay đổi nhiều hơn EBIT là do thay đổi tỷ lệ chi phí lãi vay
lần lượt là 2017/2016: -25%, 2016/2015: -10%.

70
Lợi nhuận sau thuế (EAT) biến động bởi sự ảnh hưởng của sự biến động EBT và chi
phí thuế TNDN hiện hành:
Tăng mạnh trong năm 2016 so với 2015 với mức tăng là 128% nhưng đến năm 2017
so với 2016 chỉ còn 61% và giảm dần mức tăng đến năm 2019 so với 2018 là 24%
Nguyên nhân dẫn đến việc này là sự thay đổi thuế TNDN với tỷ lệ 2017/2016:47%,
2016/2015: 213%..

71
Phân tích theo chiều dọc
Bảng 8. Phân tích kết quả kinh doanh theo chiều dọc

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ trên doanh thu So sánh phần trăm doanh thu

2015 2016 2017 2018 2019 2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018

1. Doanh thu thuần 7,708,352 8,564,590 10,976,83 14,571,13 17,000,68                  


6 5 1
2. Giá vốn hàng bán 6,537,985 7,153,297 9,064,872 11,792,05 13,539,96 84.82% 83.52% 82.58% 80.93% 79.64% -1.295% -0.940% -1.654% -1.284%
2 7
3. Lợi nhuận gộp 1,170,367 1,411,293 1,911,963 2,779,083 3,460,713 15.18% 16.48% 17.42% 19.07% 20.36% 1.295% 0.940% 1.654% 1.284%

4. Chi phí bán hàng 423,930 553,623 774,978 1,170,069 1,361,807 5.50% 6.46% 7.06% 8.03% 8.01% 0.964% 0.596% 0.970% -0.020%

5. Chi phí quản lý 117,548 133,281 187,936 345,868 475,831 1.52% 1.56% 1.71% 2.37% 2.80% 0.031% 0.156% 0.662% 0.425%

6. LN HĐKD chính 628,889 724,389 979,049 1,263,146 1,623,075 8.16% 8.46% 8.92% 8.67% 9.55% 0.299% 0.461% -0.250% 0.878%

7. Doanh thu HĐTC 1,327 5,265 8,794 6,846 16,820 0.02% 0.06% 0.08% 0.05% 0.10% 0.044% 0.019% -0.033% 0.052%

8. CPTC trước lãi vay 349,755 108,364 1,494 5,263 18,311 4.54% 1.27% 0.01% 0.04% 0.11% -3.272% -1.252% 0.023% 0.072%

9. LN HĐTC (không tính lãi -348,428 -103,099 7,300 1,583 -1,491 -4.52% -1.20% 0.07% 0.01% -0.01% 3.316% 1.270% -0.056% -0.020%
vay)
10. Lợi nhuận khác -2,608 43,448 6,010 1,903 496 -0.03% 0.51% 0.05% 0.01% 0.00% 0.541% -0.453% -0.042% -0.010%

11. Tổng EBIT 277,853 664,738 986553 1,266,632 1,622,080 3.60% 7.76% 8.99% 8.69% 9.54% 4.157% 1.226% -0.295% 0.849%

12. Chi phí lãi vay 81,048 73,196 54,981 61,109 115,367 1.05% 0.85% 0.50% 0.42% 0.68% -0.197% -0.354% -0.081% 0.259%

13. Tổng EBT 196,805 591,542 931,572 1,205,523 1,506,713 2.55% 6.91% 8.49% 8.27% 8.86% 4.354% 1.580% -0.213% 0.589%

14. Thuế TNDN 518 141,054 206,716 245,600 312,789 0.01% 1.65% 1.88% 1.69% 1.84% 1.640% 0.236% -0.198% 0.154%

15. EAT 197,323 450,488 724,856 959,923 1,193,924 2.56% 5.26% 6.60% 6.59% 7.02% 2.700% 1.344% -0.016% 0.435%

72
Qua số liệu trên bảng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu năm
2015 là 3.6%, năm 2016 là 7.76%, năm 2017 là 8.69%, năm 2018 là 8.99%, năm 2019
là 9.54%. Như vậy trong 5 năm EBIT năm 2015 là thấp nhất với tỷ lệ 3.6% trong khi
đó từ năm 2016 đến năm 2019 luôn tăng dần trong khoảng 8%.
Năm 2015 tỷ lệ EBIT trên doanh thu là 3.6% là do tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh
doanh trên doanh thu đạt 8.16% nhưng do tỷ lệ lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi
nhuận khác trên doanh thu lần lượt là lỗ 4.52%, 0.03% khiến tỷ lệ EBIT trên doanh
thu thấp như vậy. Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong các năm
còn lại cũng tương đương như năm 2015 với tỷ lệ lần lượt là 8.46%, 8.92%, 8.67%,
9.55% tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận hoạt động tài chính trên doanh thu từ năm 2016 –
2019 lại thay đổi ở mức khà thâp với lần lượt là 1.2%, 0.07%, 0.01%, 0.01% dù tăng
hay giảm.
Năm 2019 tỷ lệ EBIT trên doanh thu cao nhất với tỷ lệ 9.545% do tỷ lệ lợi nhuận hoạt
động doanh thu chính hay tỷ lệ lợi nhuận tài chính và tỷ lệ lợi nhuận khác đều ở mức
chiếm tỷ trọng cao nhất là tỷ lệ lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu
với tỷ lệ là 9.55%.
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế của năm 2015 là 2.55%, 2016 là 6.91%, 2017 là 8.49%,
2018 là 8.27%, 2018 là 8.86%. Có thể thấy tỉ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
năm 2015 là thấp nhất một phần cũng do tỷ lê EBIT trên doanh thu năm 2015 thấp
với chỉ 3.6% những năm còn lại từ năm 2016 – 2019 vẫn giữ tỷ lệ cao mặc dù ảnh
hưởng bởi tỷ lệ của chi phí lãi vay trên doanh thu.
Qua nhận xét ta thấy tỉ lệ lợi nhuận EBIT năm 2016/2015 là 4.354% tăng cao hơn so
với những năm khác đến từ việc giảm được sự thua lỗ đến từ lợi nhuận hoạt động
kinh doanh tài chính các năm 2016 – 2019 chứng tỏ sự cải thiện kinh doanh.

2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn


Bảng 9. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tỷ lệ So sánh


Cuối Cuối Cuối
Cuối Cuối 2016/ 2017/ 2018/ 2019/
2015 2016 2017
2018 2019 2015 2016 2017 2018
TÀI SẢN                  
A. Tài sản ngắn hạn 76.12% 86.47% 85.23% 83.96% 85.24% 10.35% -1.24% -1.27% 1.28%
I. Tiền và các khoản 1.27% 4.33% 3.83% 3.21% 1.11% 3.06% -0.50% -0.62% -2.10%
tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn 0.002% 0.002% 3.50% - - 0.00% 3.50% -3.50% -
hạn
III. Các khoản phải thu 1.59% 1.75% 1.85% 2.41% 1.51% 0.16% 0.10% 0.56% -0.90%
ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho 71.75% 79.12% 74.42% 77.17% 81.72% 7.37% -4.70% 2.75% 4.55%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.51% 1.28% 1.63% 1.17% 0.91% -0.23% 0.35% -0.46% -0.26%
B. Tài sản dài hạn 23.86% 13.53% 14.77% 16.04% 14.76% -10.33% 1.24% 1.27% -1.28%

73
I. Các khoản phải thu dài 0.71% 0.74% 0.94% 0.89% 0.82% 0.02% 0.20% -0.04% -0.07%
hạn
II. Tài sản cố định 16.33% 11.59% 10.66% 11.17% 10.74% -4.75% -0.93% 0.51% -0.43%
III. Tài sản dở dang dài 0.21% 0.21% 0.21% 1.10% 0.33% 0.00% 0.001% 0.89% -0.77%
hạn
IV. Các khoản đầu tư tài 5.60% - - - - -5.60% - - -
chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác 1.02% 0.99% 2.96% 2.87% 2.87% -0.03% 1.97% -0.09% -0.01%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100% 100% 100% 100% 100% - - - -
NGUỒN VỐN                  
A. Nợ phải trả 55.81% 58.18% 33.75% 41.83% 46.79% 2.37% -24.44% 8.08% 4.97%
I. Nợ ngắn hạn 53.15% 56.35% 32.57% 41.59% 46.70% 3.19% -23.78% 9.02% 5.12%
1. Vay và nợ thuê tài 39.97% 40.38% 18.51% 24.21% 30.35% 0.41% -21.87% 5.70% 6.14%
chính ngắn hạn
2. Các khoản phải trả 13.18% 15.96% 14.05% 17.38% 16.35% 2.78% -1.91% 3.32% -1.02%
ngắn hạn
II. Nợ dài hạn 2.66% 1.84% 1.18% 0.24% 0.09% -0.82% -0.66% -0.94% -0.15%
B. Vốn chủ sở hữu 44.21% 41.82% 66.25% 58.17% 53.21% -2.39% 24.44% -8.08% -4.97%
1. Vốn góp của chủ sở 33.03% 27.39% 23.65% 25.94% 26.19% -5.64% -3.74% 2.29% 0.25%
hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần 0.00% 0.00% 19.18% 14.37% 11.25% - 19.18% -4.81% -3.12%
3. Cổ phiếu quỹ (*) - - - - -0.02% 0.00004 0.00004 0.00004 -0.02%
0.0002 0.0002% 0.0002% 0.0001% % % %
%
4. Quỹ đầu tư phát triển 7.38% 4.02% 4.81% 4.12% 3.64% -3.37% 0.80% -0.70% -0.48%
5. Lợi nhuận sau thuế 3.79% 10.41% 18.61% 13.74% 12.15% 6.62% 8.20% -4.87% -1.59%
chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN 100% 100% 100% 100% 100% - - - -
VỐN

74
Biểu đồ 23. Cơ cấu tài sản từ 31/12/2015 đến 31/12/2019

CƠ CẤU TÀI SẢN

10,000,000,000,000
9,000,000,000,000 8,602,964,421,816
8,000,000,000,000 7,333,364,485,251
7,000,000,000,000 6,437,895,556,604
6,000,000,000,000 5,405,256,600,641 Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
5,000,000,000,000 4,571,300,155,491
3,896,141,901,410 Tổng tài sản/nguồn vốn
4,000,000,000,000 3,587,986,910,163
3,102,579,808,767
2,975,891,424,955
3,000,000,000,000
2,265,184,856,056
2,000,000,000,000 1,269,599,936,565
1,032,638,955,963
1,000,000,000,000 710,104,580,011 675,158,254,081
485,407,101,396
-
31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Theo như bảng phân tích và biểu đồ như trên, giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 tài
sản của công ty đều tăng, cuối năm 2015 là 2,975 đồng, đến cuối năm 2019 đạt được
8,603 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn. Tỉ trọng tài
sản ngắn hạn từ 2015 đến 2016 tăng 10.35%, sau đó từ 2016 đến 2018 có giảm nhẹ,
nhưng đến năm 2019 tiếp tục tăng 1.28%. Trong giai đoạn này, công ty có xu hướng
đầu tư nhiều tài sản ngắn hạn hơn tài sản dài hạn.

Các khoản hàng tồn kho và tài sản cố định là mục chiếm dụng vốnnhiều nhất trong
tổng tài sản. Hàng tồn kho hầu như đều tăng qua các năm, đến cuối năm 2019 chiếm
81,72% trên tổng tài sản. Tỉ trọng tài sản cố định giảm dần qua các năm nhưng nhìn
chung tỉ trọng này là khá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì lĩnh vực kinh doanh vàng bạc
đá quý cần phải dự trữ lượng hàng tồn kho và tài sản cố định lớn để có thể duy trì
hoạt động kinh doanh thường xuyên.

75
Biểu đồ 24. Cơ cấu nguồn vốn từ 31/12/2015 đến 31/12/2019

CƠ CẤU NGUỒN VỐN


10,000,000,000,000
9,000,000,000,000 8,602,964,421,816
8,000,000,000,000
7,000,000,000,000 6,437,895,556,604
6,000,000,000,000 Nợ phải trả
5,000,000,000,000 4,571,300,155,491 4,577,265,811,347Vốn chủ sở hữu
4,025,698,610,469
3,745,073,427,904
4,000,000,000,000 3,587,986,910,163 Tổng tài sản/nguồn
2,975,891,424,955 3,028,602,914,462
2,692,822,128,700 vốn
3,000,000,000,000
2,087,660,199,499
1,660,638,093,551
2,000,000,000,000 1,542,697,241,029
1,500,326,710,664
1,315,253,331,404
1,000,000,000,000
-
31/12/201531/12/2016 31/12/201731/12/2018 31/12/2019

Trong cơ cấu nguồn vốn, ở những năm 2015 đến 2016, hoạt động phần lớn được cấu
thành từ các khoản nợ phải trả với tỉ lệ ở mức cao. Trong đó cũng chủ yếu từ đi vay
ngắn hạn để tăng nguồn vốn, khiến rủi ro về vấn đề tài chính của PNJ tăng cao. Giai
đoạn này công ty có xu hướng tăng tỉ trọng nợ phải trả, giảm tỉ trọng vốn chủ sở hữu
làm cho cơ cấu nguồn vốn trở nên kém an toàn và rủi ro thanh toán cao. Tuy nhiên ở
những năm 2017 đến 2019, cơ cấu nguồn vốn đã được cải thiện đáng kể, thay vào đó
là những sự chiếm dụng của các khoản phải trả. Điều này đã chứng minh cho sự phát
triển của PNJ trong giai đoạn 2017 đến 2019. Dù ở những năm đầu phát triển, cơ cấu
tài chính của PNJ bị mất cân đối nhưng ngày càng được cải thiện qua các năm, chứng
tỏ về sự phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn vốn chủ sở hữu của PNJ cuối năm 2017 tăng mạnh, tăng 24.44% so với năm
2016, đạt 3,029 tỷ đồng và đến cuối năm 2019 đạt 4,577 tỷ đồng. Trong khi đó nợ
của PNJ tăng chậm hơn so với vốn chủ sở hữu. Đối chiếu với tình hình tăng trưởng
cửa hàng và tăng trưởng tồn kho phục vụ cho phát triển mạng lưới kinh doanh mạnh
mẽ của PNJ thì tình hình nguồn vốn của PNJ rất đáng kinh ngạc với sự an toàn và rất
bền vững.

76
3. Phân tích vốn lưu động và vốn lưu động ròng
(ĐVT: tỷ đồng)
Bảng 10. Phân tích biến động vốn lưu động ròng và nguồn tài trợ

Chỉ tiêu Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối So sánh


2015 2016 2017 2018 2019 2016/2015 2017/2016 2018/201 2019/2018
7
Tài sản ngắn hạn 2,265 3,103 3,896 5,405 7,333 837 794 1,509 1,928
Các khoản phải trả 392 573 642 1,119 1,407 181 70 476 288
ngắn hạn
Vốn lưu động 1,873 2,530 3,254 4,286 5,926 657 724 1,033 1,640
Nguồn vốn dài hạn 1,394 1,566 3,083 3,761 4,585 172 1,516 678 825
Tài sản dài hạn 710 485 675 1,033 1,270 -225 190 357 237
Vốn lưu động ròng 684 1,081 2,407 2,728 3,316 397 1,326 321 588
Vốn lưu động 30.21 34.84% 61.79% 50.47% 45.21 4.63% 26.95% -11.32% -5.26%
ròng/Tài sản ngắn % %
hạn
Vốn lưu động 36.54 42.73% 73.99% 63.64% 55.94 6.19% 31.26% -10.35% -7.70%
ròng/Vốn lưu động % %

Theo bảng phân tích, tình hình nhu cầu vốn lưu động của PNJ qua mỗi năm đều gia
tăng, cuối năm 2015 đạt 1,873 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 là 5,926 tỷ đồng. Nhưng
nguồn tài trợ chủ yếu lại là nợ vay ngắn hạn nên khiến chi phí tài chính của công ty
qua hàng năm cũng tăng theo. Vốn lưu động ròng của PNJ qua các năm đều dương
và tăng dần, cuối năm 2015 là 684 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 tăng lên tới 3,316 tỷ
đồng.
Từ những phân tích trên, năm 2015 đến 2019 , tỷ lệ vốn lưu động/vốn lưu động ròng
và tỷ lệ vốn lưu động/ tài sản ngắn hạn đều tăng. Cơ cấu nguồn tài trợ rất an toàn,
giúp cho PNJ có thể phát triển vững vàng. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ vốn lưu động/vốn
lưu động ròng đạt 73,99%, tỷ lệ vốn lưu động/ tài sản ngắn hạn đạt 61,79%. Con số
này là rất cao, làm cho cơ cầu nguồn tài trợ càng an toàn, tuy nhiên tỷ lệ này làm
giảm khả năng sinh lời của công ty. Và đến giai đoạn năm 2018 đến 2019, con số này
cũng dần giảm đi, cơ cấu nguồn tài trợ được cải thiện và hợp lý hơn.

PNJ là một doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc. Công ty luôn có cơ cấu
nguồn tài trợ an toàn, vững chắc. Tuy nhiên, trong tương lai, cơ cấu nguồn tài trợ của
công ty nên được cải thiện để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao khả năng sinh lời.

77
Biểu đồ 25. Biến động cơ cấu nguồn tài trợ từ 2015 - 2019

BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN TÀI TRỢ

80% 73.99%
70% 63.64%
60% 61.79% 55.94%
50%
42.73% 50.47% Vốn lưu động ròng/Tài
36.54%
40% 45.21% sản ngắn hạn

30% 34.84% Vốn lưu động ròng/Vốn


30.21% lưu động
20%
10%
0%
31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

4. Phân tích lưu chuyển tiền tệ


Biểu đồ 26. Lưu chuyển tiền tệ của PNJ từ 2016 - 2019

( Nguồn: Azfin.vn )
4.1 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh qua có sự thay đổi qua các năm.

78
Giai đoạn 2015-2016, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giảm
101091235911 đồng ( giảm 137% ). Trong khi đó lưu chuyển tiền tệ trước hoạt
động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động tăng 122924938500 đồng ( tăng
19.2%).
Giai đoạn 2017-2018, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giảm
411623759700 đồng ( giảm 375%). Trong khi đó lưu chuyển tiền tệ hoạt động
kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động tăng 314609028300 đồng ( tăng 31.8%).
Giai đoạn 2018-2019, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giảm
358951790300 đồng ( giảm 119%). Trong khi đó lưu chuyển tiền tệ hoạt động
kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động tăng 375847114800 đồng ( tăng 29%).
Dòng tiền kinh doanh qua các năm đều âm, cùng với đó dòng tiền đầu tư
cũng âm do liên tục mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ, nên PNJ đã phải bù đắp
dòng tiền thông qua hoạt động vay nợ. Nguyên nhân hợp lý có thể đánh giá là do
PNJ sử dụng để trang trải dòng tiền, giảm bớt gánh nặng vay nợ.

4.2 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư


Qua các năm từ 2015-2019, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư thường
âm và ngày càng lớn hơn, nguyên nhân đến từ khoảng thời gian này công ty mở rộng
đầu tư, thể hiện năng lực sản xuất, năng lực kinh doanh và việc mua sắm xây dựng
tài sản cố định là các cửa hàng bán vàng trang sức.
Từ năm 2015-2016, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư tăng
199615658800 đồng ( tăng 456%)
Từ năm 2017-2018, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư tăng 95179466380
đồng ( tăng 36%)
Từ năm 2018-2019, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư giảm
52920488780 đồng ( giảm 23.9%)
Trong giai đoạn đó, năm 2016 con số âm là lớn nhất do việc DN chi một số tiền
lớn để mua lại các công cụ nợ của các đơn vị khác. Để chuẩn bị cho sự thay đổi của
đợt mới.

4.3 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.


Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính ngày càng dương lớn, đến từ
việc DN phát hành tăng vốn và vay thêm nợ ngắn hạn tài trợ cho sự thiếu hụt
dòng tiền từ HĐKD
Từ năm 2015-2016, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính tăng
28584591250 đồng ( tương đương 96%).

Từ năm 2017-2018, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính tăng
mạnh tăng 175661254400 đồng .
Từ năm 2018-2019, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt đồng tài chính tăng
2686130617900 đồng.

79
Giai đoạn từ năm 2017-2019 là giai đoạn tăng mạnh nhất do tiền thu từ
phát hành cổ phiếu, vốn góp của chủ sở hữu.
5. Phân tích các chỉ số tài chính

Các hệ số khả năng thanh toán

Biểu đồ 27. Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời

2.6

2.0

1.8
1.4 1.5

2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 28. Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh


0.3

0.2
0.1
0.1
0.1

2015 2016 2017 2018 2019

Hệ số thanh toán hiện thời của PNJ đều lớn hơn 1 từ năm 2015-2019, đây là chỉ số
tốt phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán
nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp, thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ được
thanh toán kịp thời. Hệ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp linh hoạt trong việc sử
dụng vốn, doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn
hạn.

Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn
thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số này nói lên tình trạng tài
chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh không. Qua bảng số liệu trên, hệ
số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1 và trung bình khoảng 0,16. Cho thấy các tài sản

80
ngắn hạn có tính thanh khoản cao tương đương 16% tài sản ngắn hạn. PNJ sẽ không
đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác
hơn, PNJ sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.
Ngoài ra, hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho
thấy tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho.

Biểu đồ 29. Hệ số đảm bảo chi trả lãi vay

Hệ số đảm bảo chi trả lãi vay

20.7
17.5

14.1

9.1

3.3

2015 2016 2017 2018 2019

Hệ số đảm bảo chi trả lãi vay của PNJ tăng từ năm 2015 đến năm 2018, tuy nhiên
giảm nhẹ ở năm 2019 còn 14.1 nhưng vẫn ở mức cao. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy
công ty không phải lo lắng về việc thanh toán nợ của công ty.

Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

81
Biểu đồ 30. Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động


180.0
160
160.0

140.0 136.8
125 124 128
120.0 Thời gian thu tiền bình quân
112.2 Thời gian tồn kho bình quân
100.0 102.8 102.5
Thời gian trả tiền bình quân
Chu kỳ vốn lưu động
80.0

60.0

40.0
23.7 22.6 23.8
20.0 16.8

- 1.3 1.2 1.2 1.1


2016 2017 2018 2019

Thời gian thu tiền bán hàng bình quân là thời gian trung bình kể từ khi doanh
nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho đến khi thu được tiền. Từ năm 2015-2019
thời gian thu tiền của PNJ được duy trì ở mức thấp, cho thấy PNJ đang quản lý các
khoản phải thu rất tốt, giúp doanh nghiệp sớm có tiền để đáp ứng nhu cầu thanh
toán tốt hơn, đồng thời góp phần giảm bớt nhu cầu vốn tài trợ cho khoản phải thu
khách hàng.

Từ năm 2015-2019 thời gian tồn kho bình quân của PNJ tăng lên và dao động trung
bình là 134 ngày làm tăng chu kỳ vốn lưu động. Ngoài ra PNJ đã kéo dài thời gian trả
tiền trung bình là 20 ngày nên góp phần làm giảm chu kì vốn lưu động.

Có thể thấy chu kì vốn lưu động tăng chủ yếu là do hàng tồn kho có số lượng lớn. Là
doanh nghiệp bán lẻ đang tăng trưởng, không khó hiểu khi hàng tồn kho của PNJ
cũng tăng thêm hơn 2.000 tỷ lên khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm 96% giá trị tài sản

82
ngắn hạn. Trong đó tồn kho tăng chủ yếu ở dạng thành phẩm để kịp cung ứng ra thị
trường.

Để tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp phải rút
ngắn chu lỳ vốn lưu động. Số ngày phải thu và số ngày phải trả của PNJ hiện nay là
không đáng kể, nên biện pháp mà công ty nên tập trung hiện nay là rút ngắn thời
gian tồn kho của công ty.
Bảng 11. Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính

2015 2016 2017 2018 2019


Tỷ lệ nợ dài hạn/ VCSH 6.0% 4.4% 1.8% 0.4% 0.2%
Tỷ lệ nợ dài hạn/ tổng tài sản 2.7% 1.8% 1.2% 0.2% 0.1%
Tỷ lệ nợ phải trả/ VCSH 126.3% 139.1% 50.9% 71.9% 87.9%
Tỷ lệ nợ phải trả/ tổng nguồn vốn 55.8% 58.2% 33.7% 41.8% 46.8%
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng 44.2% 41.8% 66.3% 58.2% 53.2%
nguồn vốn
Tỷ lệ TSDH/ tổng tài sản 23.9% 13.5% 14.8% 16.0% 14.8%
D/E 126.3% 139.1% 50.9% 71.9% 87.9%
Đòn bẩy tài chính 226.3% 239.1% 150.9% 171.9% 187.9%
Nợ /Tổng tài sản 55.8% 58.2% 33.7% 41.8% 46.8%

Có thể thấy, cơ cấu vốn của PNJ trong 2 năm 2015 và 2016 có tỷ lệ nợ lớn hơn vốn
chủ sở hữu, cho thấy trong 2 năm này doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn
hiện có. Các năm sau đó, tính đến năm 2019 thì vốn chủ sở hữu đã tăng lên, PNJ ổn
định được vốn hiện có và giảm tỷ lệ vay nợ. Điều này giúp PNJ giảm bớt rủi ro về
thanh toán lãi vay và những biến động về lãi suất của ngân hàng. Tuy nhiên việc hạn
chế sử dụng nợ vay cũng làm giúp doanh nghiệp không khai thác hết hiệu quả tiết
kiệm về thuế từ lãi vay.

Nợ chủ yếu của PNJ là nợ ngắn hạn vì chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu nợ của
PNJ, dùng để phục vụ cho vốn lưu động và hàng tồn kho có thanh khoản cao. Tỷ lệ nợ
của PNJ năm 2019 ở mức 46.8% so với vốn chủ sở hữu, đây là một mức khá thấp đối
với 1 doanh nghiệp đang tăng trưởng, mở rộng như PNJ.

Chỉ tiêu sinh lời vốn

83
Biểu đồ 31. Chỉ tiêu sinh lời vốn

40.0%

32.0%
30.0% 32.0%

28.1% 28.7%

20.0%

17.8% 17.3%
15.9%
13.7%
10.0%

0.0%
2016 2017 2018 2019

Trong năm 2017, tất cả các hệ số về khả năng sinh lời của Công ty đều được cải thiện
đáng kể, trong đó ROE giữ mức ổn định và ROA tăng từ 13.7% lên 17.8%. Kết quả này
đạt được đến từ kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng của công ty.

Nhưng đến năm 2018 và 2019, hầu hết các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của PNJ đều
giảm so với năm 2017. Trong đó, ROE giảm từ 32% vào năm 2017 xuống còn 28.7%
năm 2019 và ROA giảm từ 17.8% xuống còn 15.9%. Nguyên nhân do tốc độ gia tăng
của lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh
nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau thuế. ROA của PNJ tương
đối cao cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE của PNJ tương đối cao và duy trì mức trên
25% từ năm 2015 đến nay, cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. Phần lợi
nhuận dành cho cổ đông thường là phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp sau khi đã chi trả các chi phí huy động vốn như chi phí sử dụng nợ
và cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi. Vì suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp
lớn hơn chi phí sử dụng nợ nên ROE > ROA.

84
V. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

1. Định giá theo phương pháp DCF

Bảng 12. Tổng quan tài chính

Tổng quan tài chính (VNĐ) 12/2018 12/2019


Doanh thu thuần (tỷ) 12.573 17.001
Tăng trưởng DTT 32.8% 16.7%
Biên lợi nhuận gộp 19.1% 20.4%
Biên EBITDA 9.0% 9.8%
LN ròng (tỷ) 960 1,191
Tăng trưởng LN ròng 32.4% 24.1%
Tăng trưởng LN cốt lõi 33.1% 24.3%
EPS cơ bản 4.312 5.349
EPS điều chỉnh 3.885 4.891
BVPS 16.819 20.303
ROAE 28.7% 28.6%

( Nguồn: PNJ, VNDIRECT RESEARCH )


Bảng 13. Định giá DCF

Định giá
DCF 2 2 2 2 2 2 2 2 2
0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 2 2 2 2 2 2 2 2
0 1 2 3 4 5 6 7 8
LNTT
8 1 3 6 9 1 3 5 7
5 2 9 3 2 1 0 9 5
3 9 3 1 9 6 7 3 8
Thuế
3 4 4 5 5 6 6 6 7
5 1 6 0 6 0 4 9 3
2 0 1 8 6 3 1 8 0
Khấu hao
6 3 1 1 2 4 6 8 0
0 7 6 8 4 2
Chi phí
vốn 3 3 4 3 4 4 3 4 4
6 9 3 6 1 7 6 0 4
4 4 3 0 4 6 4 0 0
Thay đổi

85
vốn lưu động 3 1 1 2 2 1 2
9 8 1 6 2 8 0
7 1 3 9 3 0 2
7
Dòng tiền
tự do 9 2 5 6 8 0 . 6 7
6 1 3 0 5 0 2 8 9
7 4 3 3 6 5 2
8
Dòng tiền
tự do hiện tại 5 0 0 7 0 0 0 1 0
3 1 8 8 1 0 4 0 3
9 2 3 1 3

( Nguồn: VNDIRECT RESEARCH )

Bảng 14. Đính giá DCF

Phương Giá trị Đơn vị


pháp DCF
Giá trị hiện 9020 Tỷ đồng
tài của dòng tiền tự
do
Giá trị hiện 12913 Tỷ đồng
tại của năm cuối
mô hình
Giá trị doanh 21933 Tỷ đồng
nghiệp
Tiền và 95 Tỷ đồng
tương đương tiền
Toognr nợ -2615 Tỷ đồng
Giá trị vốn 19414 Tỷ đồng
CSH
SL cổ phiếu 227 Triệu
Giá cổ phiếu 79000 Đồng/cp

( Nguồn: VNDIRECT REASEARCH )

86
o So sánh với các DN trong nghành
Bảng 15. So sánh với các DN trong nghành

M P P R B
ã CK /E /B OAE eta
P 1 3 2 1
NJ 7.4x .6x 1.4% .3
D 6. 1 1 0
AD 8x .0x 4.8% .0
S N 1 N -
TH /A .3x /A 0.3
L N 0 N 0
MH /A .3x /A .5
A 2 5 1 1
ST 83.7x .0x .4% .1
T 8. 0 2 0
TH 9x .2x .0% .7
D 1 3 2 1
GW 5.2x .1x 2.0% .3

( Nguồn: VNDIRECT RESEARCH )

2. Định giá theo phương pháp P/E ngành


Đây là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ
phiếu (giá cổ phiếu trong chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập/ cổ phần; hay cho biết
nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Công thức tính: P/E= P/ EPS, trong đó:
P: Giá thị trường cổ phiếu
EPS: Earning per Share là thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Trong đó, P (Price) là giá cổ phiếu, EPS (Earnings per Share) là lãi cơ bản trên cổ
phiếu và P/E là hệ số giá/thu nhập của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Về mặt lý thuyết, P/E cho biết số tiền mà các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra trả cho một
đơn vị lợi nhuận đã được tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Hệ số cao có nghĩa là
nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng tạo lợi nhuận trong tương lai công ty sẽ cao hơn và
ngược lại. Tuy nhiên, hệ số quá cao không hẳn là tốt nếu xảy ra tình trạng đầu cơ
hoặc có quá nhiều nhà đầu tư tập trung vào một cổ phiếu (quá đắt). Bên cạnh đó, hệ
số quá cao còn đồng nghĩa với việc cổ phiếu đó chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp không gặp thuận lợi và kết quả đạt được không

87
như kỳ vọng thì khả năng sụt giảm giá của cổ phiếu càng mạnh; do đó khả năng thiệt
hại đối với nhà đầu tư càng lớn.
Đây là một trong những chỉ số phân tích quan trọng quyết định việc lựa chọn mã Cổ
phiếu. Hệ số thấp có các ý nghĩa sau:
Giá cổ phiếu đang ở mức thấp (và có khả năng tăng lên)
Lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) đang cao
Công ty có thể đang có vấn đề về tài chính, có nguy cơ vỡ nợ, phá sản

Bảng 16. P/E ngành

STT DN cùng Giá Số cổ phiếu lưu Lợi nhuận sau thuế Giá trị vốn hóa thị
ngành hành trường
1 TMP 35, 70,0 375,614,573,383 2,940,000,000,000
700 00,000
2 SSC 60, 13,2 71,116,198,047 657,616,946,750
300 71,785
3 VSC 27, 55,1 230,172,743,616 2,960,090,000,000
250 22,798
4 TAC 25, 33,8 124,968,218,639 1,585,400,000,000
900 76,148
5 VEA 45, 1,328,8 7,240,697,333,072 73,084,000,000,000
000 00,000
6 NSC 90, 17,5 174,546,400,788 1,423,535,796,000
000 47,516
7 REE 36, 310,0 1,715,667,316,253 14,789,430,000,000
300 50,928
8 CAV 56, 57,4 486,236,612,618 3,983,030,000,000
200 89,430
9 GAS 93, 1,913,9 11,660,500,005,10 160,580,410,000,000
700 50,000 6
10 SGC 105, 7,1 31,520,582,133 664,720,000,000
600 47,580
11 PNJ 86, 225,1 1,103,242,126,159 17,490,350,000,000
000 88,176
Tổng cộng 22,111,039,983,655 262,668,232,742,750
P/E ngành 11.88

Chỉ tiêu 2019


EPS 4

88
,900
P/E ngành 11.88
Giá trị thực 58
,210

VI. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

1. Thông tin giao dịch


Bảng 17. Thông tin giao dịch

Cập nhật lúc 15:15 Thứ 5, Giá tham 80.4 Giá cao nhất 81.2
31/ 12/ 2020 chiếu
81 Giá trần 86 Giá thấp nhất 80.4
0.6 (0.7%)
Giá sàn 74.8

Khối lượng: 681,980 Giá mở cửa 81 Đơn vị giá: 1.000


VNĐ

2. Nhận định thị trường


Đầu năm 2020, dịch Covid bùng phát làm cho thị trường chứng khoán thế giới điêu
đứng. Theo Reuters, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq
lần lượt mất 38%, 35% và 30%. Chỉ số FTSE của London và DAX của Đức sụt 35% và
40%, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 30%. Tổn thất của Trung Quốc được xếp vào
hàng "khiêm tốn" khi chứng khoán bốc hơi 16% vốn hóa.Bank of America ước tính kể
từ tháng 3, các ngân hàng trung ương đã chi 1.3 tỷ USD trong mỗi giờ đồng hồ để
mua tài sản. Trong năm nay có tổng cộng 190 lần lãi suất được cắt giảm trên toàn thế
giới, tương đương cứ 5 ngày giao dịch thì có 4 ngày lãi suất đi xuống.
Sau khi dịch bệnh trong nước được kiểm soát, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh và
mạnh, thuộc top đầu thế giới. Tính cả năm, VN-Index đã tăng khoảng 13% và gần như
sẽ lọt top 10 thị trường tăng tưởng tốt nhất thế giới. Dòng tiền đổ vào thị trường rất
mạnh, tăng từ mức 5,000-6,000 tỷ trước đó lên 15,000-17,000 tỷ đồng mỗi phiên gần
đây.
Sở dĩ chứng khoán Việt Nam ngược dòng tăng giá trước hết là do Việt Nam đã kiểm
soát tốt dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý TTCK, ngân hàng,... cũng đã ban
hành nhiều chính sách hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sự ổn
định kinh tế vĩ mô là yếu tố nền tảng cho một sự hồi phục và bứt phá nhanh chóng
của chứng khoán. Nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, với xuất khẩu khả quan,
thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát được kiểm soát, ... Hầu hết các tổ chức
quốc tế gần đây đều nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020
như World Bank, ADB, IMF... lên mức 2-3%. Chính phủ Việt Nam cũng có những biện
89
pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế một cách tích cực như: đẩy mạnh đầu tư công, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng hội nhập với nhiều hiệp định thương mại được triển
khai như EVFTA, RCEP.

Bảng 18. Các chỉ số của PNJ

EPS cơ bản (nghìn đồng): 4.55


EPS pha loãng (nghìn đồng): 4.55
P/E: 17.69
Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng): 21.56
Hệ số beta: 0.29
KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 816,461
KLCP đang niêm yết: 225,293,585
KLCP đang lưu hành: 22,442,803
Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 18,562

3. Phân tích đồ thị

( Nguồn FireAnt Web –


31/12/2020)

Chỉ số trung bình động ( Moving Average): là trung bình cộng của chuỗi giá trong
một khoảng thời gian nhất định. Đường MA chỉ ra xu hướng thị trường:
- Đồ thị giá nằm trên đường MA cho thấy thị trường đang trong chiều hướng
tăng giá.

90
- Đồ thị giá nằm dưới đường MA cho thấy thị trường đang trong chiều hướng
giảm giá.
 Giá đang nằm trên đường MA trên biểu đồ tháng của PNJ => Giá có xu hướng
tăng trong ít nhất 1-2 nữa.

Đường xu hướng ( Trendline): là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả
hướng đi hiện tại của giá.
- Đường xu hướng tăng ( Up Trendline): là một đường thẳng nối liền các đáy và
hướng lên trên.
- Đường xu hướng giảm ( Down Trendline): là một đường thẳng nối liền các
đỉnh và hướng xuống.
- Đường xu hướng ngang (Sideway/ Non trendline): là đường thẳng nằm ngang
nối liền các đỉnh hoặc các đáy lại với nhau.
 Giá đang tiệm cận đường Trendline và nếu giá vượt lên trên đường trendline thì
xác nhận đảo chiều. Do đó, có thể mua khi giá phá qua đường Trendline, vùng
giá dự kiến có khả năng mua sẽ trong khoảng 84.000-88.000 đồng/ cổ phiếu,
cắt lỗ khi thủng 77.280 đồng/ cổ phiếu.

Kháng cự (Resistance): là vùng giá mà nơi đó lượng cung tăng mạnh vượt qua lượng
cầu hiện tại, làm giá đang tăng đột ngột đảo chiều, thông thường là mức đỉnh trước đó
trong quá khứ.
Hiện tại, PNJ đang có 2 ngưỡng Kháng cự trong khoảng 87.870 -96.560 đồng/ cổ
phiếu, cũng là các đỉnh cũ trong biểu đồ giá của PNJ, do đó:
 Nếu đang nắm giữ cổ phiếu, cần lưu ý theo dõi vùng giá 87.870- 96.560 đồng/
cổ phiếu. Mua nhiều hơn khi giá vượt qua mức kháng cự, chốt lời tại mức
kháng cự tiếp theo, dừng lỗ khi giá giá đảo chiều xuống dưới mức kháng cự.
 Nếu chưa nắm giữ cổ phiếu thì vẫn đợi giá phá đường trendline như phân tích ở
trên để mua.

Fibonaci:
Một chỉ báo thường được các nhà giao dịch theo trường phái kỹ thuật sử dụng để xác
định các thời điểm mà tại đó giá sẽ có những thay đổi đáng kể về xu hướng hay sự đảo
chiều xu hướng thường xảy ra tại các đường Fibonacci Time Extension này.
Trong một khung thời gian giao dịch xác định, chọn một điểm đáy thị trường (Lows)
rồi kéo công cụ Fibonacci Time Extension từ điểm đó đến một điểm đỉnh thị trường
(Highs) hoặc ngược lại rồi thả công cụ sẽ hiện ra kết quả các đường Fibonacci Time
Extension ứng với các ngưỡng quan trọng, từ đó sẽ dự đoán được các vùng đảo chiều
(Reversal) tại khu vực các đường Fibonacci Time Extension đó.

91
Dựa vào Fibonacci để dự đoán điểm chốt lời, cũng là điểm đảo chiều của xu hướng
tăng dài hạn thì giá mục tiêu trong 1 năm tới là 122.680 đồng/ cổ phiếu, trong 2 năm
tới là 154.240 đồng/ cổ phiếu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nguyễn Bảo Ngọc (2010 ), Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay,
thực
trạngvàgiảipháp,http://lib.agu.edu.vn/images_old_lib/image_content_lib/hoatdon
gquanly.pdf [27/12/2020]
Hoàng Anh (2015), Xây dựng chiến lược của Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú
Nhuận, https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/xay-dung-chien-luoc-cua-cong-ty-co-
phan-vang-bac-da-quy-phu-nhuan-den-nam-2020-ho-tro-zalo-0587998338-
2061394.html[28/12/2020]
Định hướng hoạt động năm 2020, https://www.pnj.com.vn/images/quan-he-co-
dong/2020/12e-Dinh_huong_hoat_dong_2020_V2-Final.pdf?fbclid=IwAR0x5oc1Ya-
5SbMl06nWiaI8D6HO_XyXC0ycovOeSvvK26IrAJeZRpROlQ8 [29/12/2020]
Chiến lược Marketing của PNJ: “Đầu tàu” của ngành trang sức Việt Nam
https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-marketing-cua-pnj-dau-tau-cua-nganh-
trang-suc-viet-nam/ [29/12/2020]
Anh Minh (2020), Chính sách tiền tệ điều chỉnh sát diễn biến thực tế trong 6 tháng
cuối năm 2020. Tham khảo tại: http://baochinhphu.vn/Tai-chinh/Chinh-sach-tien-te-
dieu-chinh-sat-dien-bien-thuc-te-trong-6-thang-cuoi-nam-2020/403839.vgp
Đức Nghiêm (2019), Chính sách tiền tệ linh hoạt, duy trì ổn định thị trường, kiểm soát
lạm phát theo mục tiêu. Tham khảo tại: https://thoibaonganhang.vn/chinh-sach-tien-

92
te-linh-hoat-duy-tri-on-dinh-thi-truong-kiem-soat-lam-phat-theo-muc-tieu-
89499.html
Đức Tuân (2020), Thủ tướng yêu cầu tăng tốc trong 2 tháng cuối năm. Tham khảo tại:
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/thu-tuong-yeu-cau-tang-toc-trong-2-thang-
cuoi-nam-329435.html
Jason Fernando (2020), Gross Domestic Product (GDP). Tham khảo tại:
https://www.investopedia.com/terms/g/gdp.asp#:~:text=Gross%20domestic
%20product%20(GDP)%20is,in%20a%20specific%20time%20period.
M. Hà (2020), Một năm bằng thập kỷ, trong nỗi lo sợ lại lập kỷ lục hiếm có. Tham
khảo tại: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/chung-khoan-2020-mot-
nam-bang-thap-ky-trong-noi-lo-so-lai-lap-ky-luc-hiem-co-699959.html
Thanh Long (2020), Ngành trang sức điêu đứng vì Covid-19, cơ hội nào cho PNJ?
Tham khảo tại: https://vietnamfinance.vn/nganh-trang-suc-dieu-dung-vi-covid-19-co-
hoi-nao-cho-pnj-20180504224245826.htm
Tô Hà (2020), Tăng trưởng kinh tế quý III khởi sắc. Tham khảo tại:
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/tang-truong-kinh-te-quy-iii-khoi-sac-
618857/
Trần Huyền (2020), Thu ngân sách nhà nước năm 2020 ước giảm 189,2 nghìn tỷ
đồng so với dự toán. Tham khảo tại: http://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-
chinh/thu-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2020-uoc-giam-1892-nghin-ty-dong-so-voi-du-
toan-329406.html
Tri Túc (2019), ĐHĐCĐ PNJ: Tham vọng tăng trưởng nhanh “như tàu cao tốc” hướng
đến mốc lợi nhuận 1000 tỷ đồng. Tham khảo tại: https://www.pnj.com.vn/dhdcd-
pnj-tham-vong-tang-truong-nhanh-nhu-tau-cao-toc-huong-den-moc-loi-nhuan-1000-
ty-dong.html
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/bao-cao-tac-dong-cua-
dich-covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-tai-viet-nam-quy-iii-2020/ (Tổng cục
thống kê)
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/
WCMS_743099/lang--vi/index.htm (ILO)
https://luanvan2s.com/mo-hinh-5-ap-luc-canh-tranh-cua-michael-porter-
bid141.html

93

You might also like