You are on page 1of 1

Ủng hộ toàn cầu hóa về việc làm và thu nhập.

-Nhận xét chung về toàn cầu hóa đến thị trường lao động và việc làm thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng: Trong xu thế toàn cầu hóa, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kĩ thuật và sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, nhất là tác động vào các
nước đang phát triển, hai xu thế tưởng chừng như trái ngược nhau đang diễn ra đồng thời,
đó là vừa thúc đẩy sự di chuyển lao động, vừa hạn chế sự di chuyển này. Một mặt, nhu
cầu của thị trường lao động ở nhiều nước phát triển và các nước khan hiếm lao động đã
tạo ra một dòng chảy tới những nước này từ những nước đang phát triển và những nước
đang dư thừa lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp trên thế giới. Mặt khác, sự bành trướng của
các công ty xuyên quốc gia thông qua FDI và các nước đang phát triển đã trở thành yếu
tố có tác dụng giữ lao động tại chỗ, hạn chế dòng di chuyển lao động quốc tế, nhưng lại
thúc đẩy dòng lao động trong nước từ nông thôn lên thành thị, từ những khu vực kém
phát triển sang những địa phương phát triển hơn từ đó nâng cao trình độ lao động trong
nước và nâng cao thu nhập của lao động.
Phản đối toàn cầu hóa về đói nghèo.
-Khi hội nhập và toàn cầu hóa những nước phát triển sẽ tìm kiếm được nguồn nhân công
giá rẻ đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ, các nước đang phát triển sẽ có nguồn
vốn đầu tư nước ngoài và giải quyết được vấn đề lao động. Tuy các nước hợp tác trên
phương châm đôi bên cùng phát triển nhưng các nước phát triển vẫn được lợi nhiều hơn
khi toàn cầu hóa diễn ra, điều này khiến họ giàu lên nhanh chóng và tăng sự chênh lệch
giàu nghèo giữa thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng.
-Xét về mặt xã hội học, sự chênh lệch giàu nghèo trở thành vấn đề xã hội thực sự và làm
nảy sinh những vấn đề mang tính tâm lý tác động không tốt tới nhiều mặt của đời sống xã
hội. Điều này thể hiện qua việc xuất hiện và tồn tại tâm lý hằn học với sự giàu có, đố kỵ
với những nhà kinh doanh, ác cảm với những người thành đạt không theo quan niệm
truyền thống cũ. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta đổ lỗi cho kinh tế thị
trường, cho toàn cầu hóa hoặc tự do thương mại, coi đó như là mảnh đất màu mỡ cho
tham nhũng, buôn lậu, và các hành vi trục lợi hoặc tạo ra ưu thế và lợi ích cho người
giàu, hạn chế và làm thiệt hại đến quyền lợi của người nghèo và là nguyên nhân khiến
khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Tâm lý tiêu cực này nảy sinh trên cơ sở
nhận thức không đúng đắn về sự chênh lệch giàu nghèo.

You might also like