You are on page 1of 4

1.

Định nghĩa cán cân thương mại


Cán cân thương mại là một khái niệm trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, thường được sử
dụng để đo lường sự cân đối giữa giá trị của hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu và nhập
khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Cán
cân thương mại bao gồm giá trị tổng cộng của các hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia
xuất khẩu đi trừ đi giá trị tổng cộng của hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó nhập khẩu
về.
Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, thì quốc gia đó có cán cân thương mại
dương, tức là có thặng dư thương mại. Ngược lại, nếu giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị
xuất khẩu, thì quốc gia đó có cán cân thương mại âm, tức là có thâm hụt thương mại.
Cán cân thương mại không phản ánh toàn bộ tình hình tài chính và kinh tế của một quốc
gia, nhưng nó thường được sử dụng như một chỉ số để đánh giá mức độ cạnh tranh và
hiệu suất xuất khẩu của một quốc gia so với các quốc gia khác.

Cán cân thương mại sẽ được xác định theo số 0 như sau:

 Mức chênh lệch > 0: thể hiện cán cân thương mại có thặng dư

 Mức chênh lệch < 0: cán cân thương mại đang bị thâm hụt

 Mức chênh lệch = 0: lúc này cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng

2. Vai trò của cán cân thương mại:


Cán cân thương mại đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và xã hội của một quốc gia. Đặc biệt, với những quốc gia mà xuất khẩu đóng vai
trò quan trọng trong nguồn thu nhập, vai trò của cán cân thương mại trở nên càng nổi bật.
Dưới đây là những cách mà cán cân thương mại ảnh hưởng đến sự phát triển việc làm và
xã hội:
 Phân tích số liệu từ cán cân thương mại giúp các nhà lãnh đạo hiểu được sự biến
động trong xuất nhập khẩu, cũng như chênh lệch ở các thời điểm khác nhau.
Thông qua đó, họ có thể đề xuất các chính sách kinh tế phù hợp nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế bền vững và ổn định.
 Cán cân thương mại cung cấp thông tin về sự thay đổi trong tình hình hối đoái
giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, phản ánh sự cung cầu tiền tệ của một quốc gia.
 Cán cân thương mại cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của quốc gia trên thị
trường quốc tế. Sự lệch lạc trong cán cân thương mại có thể gợi lên vấn đề về sức
cạnh tranh của quốc gia đó trong các ngành công nghiệp khác nhau.
 Thông qua số liệu cán cân thương mại, chúng ta cũng có thể đánh giá mức độ đầu
tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia qua các giao dịch thanh toán quốc tế.
Tóm lại, cán cân thương mại không chỉ là một chỉ số kinh tế mà còn là một công cụ quan
trọng giúp các quốc gia hiểu rõ hơn về sự phát triển kinh tế và xã hội của mình, từ đó có
thể áp dụng các biện pháp chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
3. Cán cân thương mại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Cán cân thương mại là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia và bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là ba yếu tố chính ảnh hưởng đến cán
cân thương mại:
-Lạm phát:
Lạm phát có mức độ ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại. Khi một quốc gia đối mặt
với lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng và dẫn đến sự khan hiếm của chúng. Điều này làm
giảm tính cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường quốc tế, từ đó ảnh hưởng đến cán
cân thương mại.
-Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái phản ánh sự chênh lệch giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, ảnh hưởng đến cán
cân thương mại của một quốc gia. Tỷ giá tăng khiến hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn và hàng
hóa nhập khẩu đắt hơn, và ngược lại. Điều này có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất
nhập khẩu.
-Chính sách thương mại:
Chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách xuất khẩu, cũng đóng vai trò quan trọng
trong ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Các biện pháp như giảm thuế, trợ giá, và xây
dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, tăng
cạnh tranh và tăng cường cán cân thương mại. Ngược lại, chính sách hạn chế xuất nhập
khẩu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại.
Tóm lại, những yếu tố này cùng nhau tạo ra một hệ thống phức tạp của cán cân thương
mại và đòi hỏi sự quản lý và điều chỉnh từ các chính phủ và các cơ quan liên quan.
4. Tìm hiểu về công thức tính cũng như cách vẽ biểu đồ cán cân thương mại:
Cán cân thương mại hay còn là tỷ lệ xuất khẩu ròng của một quốc gia. Chúng ta sẽ tính
theo công thức như sau:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu - Tổng giá trị nhập khẩu

Trong đó:

 Nếu xuất khẩu > nhập khẩu: cán cân thương mại dương và có thặng dư thương
mại

 Nếu xuất khẩu < nhập khẩu: cán cân thương mại âm, âm hụt thương mại

 Nếu xuất khẩu = nhập nhập: cán cân thương mại cân bằng
Cán cân thương mại sẽ được thể hiện thông qua biểu đồ theo quý hoặc là năm. Từ thông
tin trên biểu đồ, người ta sẽ biết được giá trị xuất nhập khẩu so với các quốc gia khác.
Một số biểu đồ được sử dụng để thể hiện cán cân thương mại như biểu đồ cột, biểu đồ
tròn, biểu đồ đường. Ví dụ như số liệu cán cân thương mại nước ta năm 2004-2006 ( số
liệu mang tính tham khảo) như sau:

Kim ngạch xuất khẩu (triệu Kim ngạch nhập khẩu (triệu
USD) USD)

Năm 2004 4,300 1,900

Năm 2005 3,200 2,400


Năm 2006 4,200 2,900

Nguồn: https://www.vib.com.vn/vn/cam-nang/ngan-hang-so/tien-ich-va-trai-nghiem/can-
can-thuong-mai

You might also like