You are on page 1of 1

 

Trang chủ » Kiến thức pháp luật » Phân biệt hiện tượng
chệch hướng thương mại trade defection và tạo dựng
thương mại trade creation

KIẾN THỨC PHÁP LUẬT

Phân biệt hiện tượng chệch


hướng thương mại trade
defection và tạo dựng
thương mại trade creation
 Công ty Luật Dương Gia  27/02/2021

Cơ sở lí luận chung? Phân biệt hiện


tượng chệch hướng thương mại,
chuyển hướng thương mại và tạo
dựng thương mại? Liên hệ với khu
vực thương mại tự do ASEAN?

Có thể nói rằng quyết định thành lập


khu vực thương mại đã mang lại những
hiệu quả nhất định đối với các nước
trong khối. Cùng với việc thành lập khu
vực thương mại tự do là sự xuất hiện
của một số hiện tượng như chệch
hướng thương mại, chuyển hướng
thương mại và tạo dựng thương mại.
Mỗi hiện tượng lại có những tác động
khác nhau đối với nền quan hệ thương
mại giữa các nước trong khu vực. Do
vậy, để hiểu và phân biệt giữa các hiện
tượng trên trong khuôn khổ bài tập cuối
kì em xin lựa chọn đề tài: “Phân biệt
hiện tượng chệch hướng thương mại
(trade defection) và tạo dựng thương
mại (trade creation), (đối với mỗi một
hiện tượng lấy một ví dụ minh họa).
Liên hệ với khu vực thương mại tự do
Asean.”

Mục lục bài viết

1. Cơ sở lí luận chung
1.1. Khu vực thương mại tự do
2. Phân biệt hiện tượng chệch hướng
thương mại, chuyển hướng thương
mại và tạo dựng thương mại, (đối với
mỗi một hiện tượng lấy một ví dụ
minh họa).
2.1. Hiện tượng chệch hướng
thương mại (trade defection)
2.2. Hiện tượng chuyển hướng
thương mại (trade diversion)
2.3. Hiện tượng tạo dựng thương
mại (trade creation)
3. Liên hệ với khu vực thương mại tự
do ASEAN.

1. Cơ sở lí luận chung

1.1. Khu vực thương mại tự do

Khu vực thương mại tự do (FTA) hay


còn gọi là khu vực mậu dịch tự do,
được hình thành khi hai hay nhiều nước
thực hiện việc bãi bỏ tất cả thuế xuất
nhập khẩu và hạn chế phi thuế quan đối
với thương mại hàng hóa qua lại giữa
các nước này nhưng vẫn giữ nguyên
thuế quan đối với các nước khác.

2. Phân biệt hiện tượng chệch


hướng thương mại, chuyển
hướng thương mại và tạo dựng
thương mại, (đối với mỗi một hiện
tượng lấy một ví dụ minh họa).

2.1. Hiện tượng chệch hướng thương


mại (trade defection)

Chệch hướng thương mại là hiện tượng


hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài có
thể xâm nhập vào các quốc gia có thuế
quan cao thông qua quốc gia có thuế
quan thấp trong một khi vực thương mại
tự do, do các quốc gia thành viên của
khu vực thương mại xóa bỏ thuế xuất
nhập khẩu và các biện pháp phi thuế
quan đối với hàng hóa trao đổi giữa các
quốc gia này nhưng vẫn giữ nguyên
thuế qun đối với bên ngoài.

Hiện tượng chệch hướng thương mại là


hiện tượng xuất hiện khi một nhóm
nước hình thành thương mại tự do khi
đó nhập khẩu từ các nước ngoài khối có
thể xâm nhập vào nước có thuế quan
thấp thông quan các nước có thuế quan
thấp trong khu vực.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực


tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Bản chất của hiện tượng chệch hướng


thương mại là một hiện tượng có tính
chất tiêu cực, bản chất là một hình thức
trốn thuế của các nhà sản xuất ngoài
khu vực thương mại tự do né tránh thuế
quan để xâm nhập vào thị trường của
các nước có thuế quan cao mà không
phải chịu mức thuế đối của các quốc gia
đặt với khu vực ngoài khối. Khi hiện
tượng này xảy ra quốc gia trong khối
thương mại sẽ bị tổn thương và bị thất
thu đối với hàng hóa mà mình nhập
khẩu do các nhà sản suất nước ngoài
trốn thuế.

Ví dụ: 3 quốc gia Lào, Campuchia và


Việt Nam đều là các nước nhập khẩu
ôtô, trong khi đó Lào đánh thuế với mặt
hàng ôtô nhập khẩu từ bên ngoài vào
nước mình là 15%, Campuchia đánh
thuế với mặt hàng ôtô là 20% và Việt
Nam đánh thuế với mặt hàng ôtô là
30%. Khi 3 nước này thiết lập khu vực
thương mại tự do thì thuế quan đối với
mặt hàng ôtô qua lại giữa 3 nước này
được xóa bỏ. Tuy nhiên, mức thuế quan
nay vẫn được đặt ra với các nước khác
không nằm trong khu vực thương mại
tự do. Nhật Bản muốn xuất khẩu ôt ô
sang Việt Nam nhưng lại phải chịu mức
thuế cao là 30% do đó thay vì Nhật Bản
xuất khẩu trực tiếp hàng hóa sang Việt
Nam thì Nhật Bản xuất khẩu hàng hóa
vào thị trường của Lào rồi từ Lào sẽ
xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam để
hưởng mức thuế 0%. Như vậy, ô tô của
Nhật Bản đã có mặt trên thị trường Việt
Nam nhưng không phải chịu mức thuế
là 30% do Việt Nam đặt ra mà chỉ phải
chịu mức thuế 10%.

Xem thêm: ARF là gì? Mục đích và vai


trò của diễn đàn khu vực ASEAN

2.2. Hiện tượng chuyển hướng


thương mại (trade diversion)

Chuyển hướng thương mại là sự


chuyển hướng mối quan hệ thương mại
của một quốc gia sau khi quốc gia này
kí kết những hiệp định kinh tế song
phương hoặc gia nhập khối kinh tế hay
nói cách khác chuyển hướng thương
mại là sự chuyển kim ngạch thương mại
từ nước ngoài khối sang nước trong
khối của khu vực thương mại.

Thông thường khi một quốc gia áp dụng


cùng một mức thuế đối với tất cả các
quốc gia khác, nó có xu hướng nhập
khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất,
mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên,
một khi các hiệp định tương mại được kí
kết, hàng hóa của các quốc gia tham gia
hiệp định sẽ rẻ hơn so với hàng hóa của
các quốc gia bên ngoài do có sự khác
biệt về mức thuế. Chính điều này đã
gây ra sự chuyển hướng trong thương
mại, các quốc gia có xu hướng chuyển
việc nhập khẩu hàng hóa từ các nươc
bạn hàng quen thuộc sang nước nằm
trong hiệp định.

Khác với hiện tượng chệch hướng


thương mại, nếu hiện tượng chệc
hướng thương mại là hiện tượng mang
bản chất tiêu cực và gây thiệt hại cho
các nước trong khối thương mại tự do
thì hiện tượng chuyển hướng thương
mại là hiện tượng có bản chất tích cực
tác động tích cực của dòng chảy
thương mại giúp gia tăng thương mại
giữa các quốc gia nội khối thương mại,
phát triển quan hệ thương mại giữa các
nước trong khu vực và sự chuyển
hướng này gây tổn thương, thiệt hại cho
những nước không phải là thành viên
của hiệp định hay khu vực thương mại
tự do nào đó. Những nước này mặc dù
sản xuất hiệu quả hơn, giá rẻ hơn
nhưng vẫn bị mất thị trường do sự phân
biệt về thuế.

Ví dụ: Trước khi gia nhập EU, hầu hết


thịt cừu ở Anh được nhập khẩu từ New
Zealand, nước sản xuất thịt cừu rẻ nhất
thế giới. Nhưng sau khi gia nhập EU,
thuế nhập khẩu chung đối với các nước
ngoài khối đã làm cho việc nhập thịt cừu
từ New Zealand trở nên đắt đỏ hơn so
với việc nhập từ các nước thuộc EU. Từ
đó Pháp lại trở thành nước cung cấp thịt
cừu lớn nhất cho Anh. Như vậy thương
mại đã bị chuyển hướng từ New
Zealand sang Pháp.

2.3. Hiện tượng tạo dựng thương mại


(trade creation)

Tạo dựng thương mại là một kinh tế


thương mại liên quan đến kinh tế quốc
dân, trong đó thương mại được chuyển
hướng dòng chảy do sự hình thành một
khu vực thương mại tự do hay một kiên
minh thuế quan, làm phát triển kim
ngạch thương mại khi thiết lập khu vực
thương mại.

Khi một liên minh thuế quan được hình


thành, các quốc gia thành viên thiết lập
một khu vực thương mại tự do với nhau
và thuế quan bên ngoài chung với các
quốc gia không phải thành viên làm gia
tăng thương mại giữa các quốc gia
thành viên trong hàng hóa hay dịch vụ
của mỗi quốc gia vì được bảo hộ các
rào cản như thuế quan, hạn ngạch nhập
khẩu, các dào cản phi thuế quan và trợ
cấp đã bị loại bỏ.

Cũng giống như hiện tượng chuyển


hướng thương mại hiện tượng tạo dựng
thương mại cũng mang bản chất là một
hiện tượng có tính chất tích cực làm
tăng hợp tác ngoại giao giữa các nước
trong khu vực thương mại tự do nhưng
nó không phải là việc chuyển kim ngạch
thương mại từ nước này sang nước
khác mà nó làm tăng kim ngạch thương
mại khi khu vực thương mại được thiết
lập. Tuy nhiên, việc tạo dựng thương
mại là quan trọng đối với quốc gia gia
nhập khu vực khi đó tăng chuyên môn
có thể làm tổn thương các nghành công
nghiệp. So với hiện tượng chệch hướng
thương mại thì tạo dựng thương mại
khác ở bản chất của hiện tượng, chệch
hướng là một hiện tượng có bản chất
tiêu cực, làm ảnh hưởng không tốt với
quốc gia trong khối thì tạo dựng thương
mại mà hiện tượng có tính chất tích cực
làm tăng kim ngạch thương mại của các
nược trong khối thương mại tự do.

Ví dụ: 3 quốc gia Việt Nam, Trung Quốc


và Lào cùng sản xuất xe đạp có mẫu
mã, kích thước và chất lượng hàng hóa
như nhau. Việt Nam bán 100 usd/1
chiếc, Trung Quốc bán 80usd/1 chiếc,
Lào bán 150usd/1 chiếc. Khi đó người
tiêu dùng của Lào sẽ chọn xe đạp của
Trung Quốc. Trong môi trường bảo hộ
Lào đánh thuế với mặt hàng khi nhập
khẩu vào Lào là 30usd/1 chiếc, khi đó
xe đạp của Trung Quốc bán ở thị trường
Lào là 110usd/1 chiếc, xe đạp của Việt
Nam bán ở thị trường Lào là 130usd/1
chiếc khi đó người tiêu dùng Lào vẫn
chọn dùng xe đạp của Trung Quốc.
Trung Quốc và Lào thiết lập khu vực
thương mại tự do và mặt hàng xe đạp
của Trung Quốc vào Lào sẽ không phải
chịu thuế. Khi đó mặt hàng xe đạp của
Trung Quốc bán ở Lào với giá 80usd/1
chiếc và xe do Việt Nam sản xuất bán
tại thị trường Lào vẫn là 130usd/1 chiếc
khi đó người tiêu dùng của Lào vẫn
chọn tiêu dùng xe đạp của Trung Quốc.
Giữa Lào và Trung Quốc thiết lập một
khu vực ngoại giao, kim ngạch xuát
khẩu xe đạp của Trung Quốc vào thị
trường Lào được tăng lên do giá rẻ nên
được ngưới tiêu dùng Lào lựa chọn
nhiều.

Xem thêm: Bình luận ưu, nhược điểm


của các Hiệp định thương mại tự do
(FTA) và liên hệ với Khu vực thương
mại tự do ASEAN (AFTA)

3. Liên hệ với khu vực thương


mại tự do ASEAN.

Cũng giống như khu vực thương mại tự


do khác trên thế giới, trong khu vực
thương mại tự do của Asean hiện tượng
chệch hướng thương mại vẫn xuất hiện,
nó có tác động tiêu cực đến các nước
trong khối nên để xác định hàng hóa
được hưởng ưu đãi thương mại trong
khu vực nhằm hạn chế hiện tượng
“chệch hướng thương mại – trade
deflection” , quy tắc xuất xứ hàng hóa
trong khu vực thương mại tự do Asean
được xây dựng thành một trong các chế
định pháp lí chính. Hiệp định thương
mại hàng hóa Asean năm 2009 đã dành
riêng Chương 3 từ Điều 25 đến Điều 39
để quy định về quy tắc xuất xứ. Các
quốc gia thành vên có thể áp dụng trực
tiếp hoặc ban hành, sửa đổi bổ sung
các văn bản quốc gia để thực hiện các
quy định về quy tắc xuất xứa của ATIGA
năm 2009. Các nước trong khu vực
thương mại tự do luôn áp dụng các biện
pháp để làm hạn chế hiện tượng chệch
chệch hướng trong khu vực

Đối với việc “tạo dựng thương mại –


trade creation” và “chuyển hướng
thương mại – trade diversion” là những
mục tiêu đang được các nước trong khu
vực thương mại tự do Asean hướng tới,
tăng việc hợp tác giữa các nước trong
khu vực, tăng kim ngạch thương mại và
là cơ sơ cho nền kinh tế hàng hóa phát
triển.

Như vậy, qua phân tích trên ta đã có


những hiểu biết nhất định về các hiện
tượng xuất hiện khi tiết lập khu vực
thương mại tự do từ đó có những biện
pháp hạn chế đối với những hiện tượng
tiêu cực và thúc đẩy phát triển đối với
những hiện tượng có lợi cho các quốc
gia trong khu vực.

Xem thêm: Cơ chế giải quyết tranh


chấp kinh tế, thương mại của ASEAN

Nạp trả trước ưu đãi tới


10%
Tặng bạn chiết khấu 10% nạp trả trước độc
nhất chỉ có trên Viettel Money. Đăng kí ngay!

Vie=el Money

Mở

Được đăng bởi: Luật Dương Gia


Chuyên mục: Kiến thức pháp luật
Bài viết được thực hiện bởi:
Công ty Luật Dương Gia

 Chức vụ: Chủ sở hữu Website


 Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng
 Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
 Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
 Tổng số bài viết: 26.414 bài viết

GỌI LUẬT SƯ NGAY

BÁO GIÁ TRỌN GÓI VỤ VIỆC

ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DG LAW FIRM

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ 24/7

1900.6568

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU CẦU DỊCH VỤ TẠI HÀ NỘI

024.73.000.111

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU CẦU DỊCH VỤ TẠI TPHCM

028.73.079.979

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU CẦU DỊCH VỤ TẠI ĐÀ


NẴNG

0236.7300.899

WEBSITE CHÍNH THỨC CỦA LUẬT DƯƠNG GIA

https://luatduonggia.vn

Tags:

Cộng đồng kinh tế

CÙNG CHỦ ĐỀ

Cộng đồng kinh tế ASEAN là gì?


Mục tiêu và bản chất của AEC?

Cộng đồng kinh tế ASEAN là gì? Mục tiêu


và bản chất của AEC? Thuận lợi và thách
thức khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng
 tế asean?
kinh ? 
Gọi ngay Chỉ đường Đặt câu hỏi Trang chủ

You might also like